Tác giả Đỗ Chiêu Đức
THÀNH
NGỮ ĐIỂN TÍCH 38: CỬU
Đỗ
Chiêu Đức
CỬU
NGŨ CHÍ TÔN
Theo quan niệm
bình dân, Trung Hoa xưa chia các chữ số thành hai loại : Số Lẻ là DƯƠNG; Số Chẵn
là ÂM. Trong các số DƯƠNG, số 9 (Cửu) là số cao nhất; số 5 (ngũ) là số ở giữa,
nên mới lấy số 9 và số 5 tượng trưng cho uy quyền của một đế vương, gọi là CỬU
NGŨ CHÍ TÔN 九五至尊.
Trên trướng gấm CHÍ TÔN vòi vọi,
Những khi nào gần gũi quân vương.
CỬU NGŨ 九五
chỉ vua, còn CỬU HUYỀN 九玄
thì chỉ Trời. Ta hay nghe câu "Chín phương Trời, mười phương Phật".
CHÍN PHƯƠNG TRỜI đó chính là Cửu Huyền đó; gồm có : Đông, tây, nam, bắc, đông bắc,
tây bắc, đông nam, tây nam và trung ương. Trong tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư
Trinh, lời diễn kệ của ông sãi mở đầu tác phẩm có câu :
Ước siêu tam muội, Ngõ thoát CỬU HUYỀN.
Còn...
Mười
Phương Phật thì gồm : Đông, tây, nam, bắc, đông bắc, tây bắc, đông nam, tây
nam, thượng phương và hạ phương. Cho nên
nhà chùa gọi tất cả những người đến cúng chùa là KHÁCH THẬP PHƯƠNG là vì thế.
Cho nên mỗi lần có dịp đến chùa ăn cơm chay, chúng tôi đều nói chơi với nhau rằng
: "Nhà chùa đã ăn của khách thập phương là mười phương rồi, chúng ta lại đến
ăn của chùa nữa, vậy là chúng ta đã ăn của
"phương thứ mười một" là "Thực thập nhất phương" rồi đó
!"
Ngoài ra, CỬU
HUYỀN 九玄 còn là CỬU HUYỀN THẤT TỔ
九玄七祖 chỉ "9 đời con
cháu" và "7 đời cha ông",
cụ thể như sau:
- CỬU HUYỀN
九玄 là :子 Tử (con)、孫
Tôn (cháu)、曾 Tằng (chắc)、玄 Huyền (chích)、來 Lai ( Cháu 4 đời)、昆 Côn (Cháu 5 đời)、仍 Nhưng
(Cháu 6 đời)、雲
Vân (Cháu 7 đời)、耳
Nhĩ (Cháu 8 đời).
- THẤT TỔ 七祖 là
:父 Phụ (Cha)、祖 Tổ (Ông nội)、曾 Tằng (Ông cố)、高 Cao (Ông sơ)、太 Thái ( Ông cố 4 đời)、玄 Huyền (Ông cố 5 đời)、顯 Hiển ( Ông cố 6 đời).
Một câu đối
hay mà tôi đọc được trên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ của một gia đình ở miệt
Phong Điền, thuộc xã Long Khánh nằm trong quận Cái Răng thuộc Thành Phố Cần Thơ
hiện nay :
敬七祖千年不盡;
Kính
Thất tổ thiên niên bất tận;
重九玄內外相同。
Trọng
Cửu huyền nội ngoại tương đồng.
Có nghĩa :
- Thờ kính Thất tổ ngàn năm vẫn không dứt;
- Tôn trọng Cửu huyền nội ngoại đều như
nhau !
Sau Cửu huyền, ta có CỬU LÃO 九老, hay còn gọi là Hương Sơn Cửu Lão 香山九老, là Chín ông già ở Hương Sơn. Theo sách Đường Thư : Đời Đường Võ Tông năm Hội Xương thứ 5 (845), thi nhân Bạch Cư Dị về hưu ở quê mình là Hương Sơn, cùng kết giao với 8 ông lão khác, tất cả đều trên 70 tuổi để cùng nhau ngâm nga xướng họa. Đó là : Hồ Cảo 胡杲、Cát Mân 吉旼、Trịnh Cứ 郑据、Lưu Chơn 刘真、Lư Thận 卢慎、Trương Hồn 张浑、Địch Kiêm Mô 狄兼谟、Lư Trinh卢贞 và Bạch Cư Dị 白居易 nữa là 9 người, gọi là HƯƠNG SƠN CỬU LÃO 香山九老. Vẽ nên bức tranh " Hương Sơn Cửu Lão Đồ 香山九老圖", và đề tài nầy rất thịnh hành trong các triều đại Tống, Minh, Thanh sau nầy. Trong bài thơ trường thiên Tư Dung Vãn của cụ Đào Duy Từ cũng có câu:
Rỡ
ràng son phấn điểm tô,
Bên
tranh CỬU LÃO, bên đồ bát tiên.
Còn CỬU LƯU 九流 là nói gọn lại của thành ngữ TAM GIÁO CỬU
LƯU 三教九流. Tam Giáo là ba tôn giáo
chính của xã hội Trung Hoa ngày xưa là : Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Cửu
Lưu là chín thành phần, chín thân phận con người trong xã hội cổ xưa là : Đế
vương, Đạo sĩ, Văn sĩ, Quan lại, Thương buôn, Y bốc, Tăng ni, Binh sĩ và Nông
dân. Trong bài "Văn Tế Lục Tỉnh Sĩ Dân Trận Vong 文祭六省仕民陣亡" cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng có nhắc đến
các thành phần trong xã hội nầy như :
Bọn
TAM GIÁO quen theo đường cũ, riêng than bất hạnh mang nghèo
Bầy
CỬU LƯU cứ nối nghề xưa, thầm tủi vô cô chịu cực.
CỬU NGUYÊN
九原 là Cửu Nguyên Cương 九原崗, là Gò đất Cửu Nguyên, một địa danh của tỉnh
Sơn Tây ngày nay. Ngày xưa nơi nầy dùng để chôn người chết qua nhiều đời, nên Cửu
Nguyên có nghĩa như là Cửu Tuyền, là Âm phủ, là Cỏi chết. Khi cả nhà đang làm lễ
tế Thúy Kiều ở ven sông Tiền Đường, thì sư Giác Duyên đến cho biết là Thúy Kiều
vẫn còn sống :" Người còn sao lại làm ma khóc người ?" làm cả nhà
không khỏi hoang mang :
Rõ ràng hoa rụng hương bay,
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn
thôi.
Minh dương đôi ngả chắc rồi,
Cõi trần mà lại thấy người CỬU
NGUYÊN !
Không dùng
từ CỬU NGUYÊN 九原, thì ta có thể
thay bằng từ CỬU TUYỀN 九泉
là Chín Suối hay HOÀNG TUYỀN 黃泉
là Suối Vàng đều có nghĩa là âm phủ là cỏi chết. Khi bán mình chuộc tội cho
cha, Thúy Kiều đã chối lại với Thúy Vân rằng :
Chị dầu thịt nát xương mòn,
Ngậm cười CHÍN SUỐI hãy còn thơm
lây.
Trên tam đảo, dưới CỬU TUYỀN,
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng.
Cuối cùng,
ta có từ CỬU TRÙNG 九重
là CỬU TRÙNG THIÊN 九重天,
là Chín Tầng Trời. Theo Thái Huyền Kinh thì Cửu Thiên gồm có : Một là Trung
thiên, Hai là Hâm thiên, Ba là Tùng thiên, Bốn là Canh thiên, Năm là Tối thiên,
Sáu là Quách Thiên, Bảy là Hàm thiên, Tám là Trầm Thiên và Chín là Thành thiên.
Theo Kinh Dịch thì : CÀN vi Thiên, vi Viên 乾為天,
為圜, nên chương Thiên Vấn của
Sở Từ có câu : Viên tắc cửu trùng, thục doanh độ chi ? 圜則九重,孰營杜之?Có nghĩa : "Bầu trời cao chín tầng,
ai xây đắp mà nên ?". Theo quan niệm
ngày xưa : Vua là Thiên Tử 天子
(con của trời), vì Trời có Chín Tầng nên ngai vua được đặt trên cái bệ cũng có
Chín Tầng. Vì thế, nên CỬU TRÙNG hay CHÍN TỪNG đều chỉ nhà vua của các triều đại
phong kiến ngày xưa. Như các câu thơ mở đầu trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng
Trần Côn là :
九 重 按
劍 起
當 席,
CỬU
TRÙNG án kiếm khởi đương tịch,
半 夜 飛
檄 傳
將 軍.
Bán
dạ phi hịch truyền tướng quân.
Mà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã dịch rất hay là :
CHÍN TẦNG gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất
chinh.
Hay như trong Sơ Kính Tân Trang của Phạm Thái :
CỬU TRÙNG cảm đến lòng thành,
Sai Kim Tinh xuống thác sinh cõi trần.
... hay như trong Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia
Thiều, khi tả nàng cung nữ mới được nhà vua sủng ái :
Đóa lê ngon mắt CỬU TRÙNG,
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu.
Nhưng thân
phận của người cung nữ khi đã phấn tàn hương nhạt, đã bị thất sủng không còn được
nhà vua để mắt thương yêu, buồn tủi chết già trong cung cấm, trong sự dửng dưng
lạnh nhạt chẳng chút đoái hoài của nhà vua trong khi tuổi xuân cứ tàn phai dần
theo năm tháng :
Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi,
Những hương sầu phấn tủi bao xong.
Phòng khi động đến CỬU TRÙNG,
Giữ sao cho được má hồng như xưa !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ