Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn
SAO
TRÊN RỪNG NGUYỄN ĐỨC SƠN
Nguyễn Phục nguyễn quang Huy
Hôm nay chúng ta cùng nói về một nhà thơ, ngông nghênh
của miền Nam trước năm 1975.
Bút hiệu đã lạ rồi, thơ còn lạ hơn; có thể vì lạ quá
nên ít ai biết về ông. Chỉ có những người mê đọc sách của 50 năm về trước, mới
nhớ đến Nguyễn Đức Sơn.
Vậy thì hãy nhẹ lòng, mỉm cười rộng lượng để vào thăm
những bài viết của Huy, và những bài viết khác của người Việt Úc châu online.
Một
ngày đau khổ chín trong tôi
Tôi
đến bên cây lẳng lặng ngồi
Tôi
thả trái sầu trên nước lắng
Mặt
hồ tan vỡ ánh sao rơi
Không biết nhà thơ đã thả trái sầu của mình, là một
cành hoa hay viên đá sỏi. Để mặt hồ phải tan vỡ và ánh sao phải rơi rơi. Nhưng
biết toàn cảnh của bài thơ là một khu rừng, có suối có sao.
Ờ thì ra Nguyễn Đức Sơn lấy bút hiệu là Sao trên rừng
đó thôi. Ông sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, gốc người Thừa Thiên. Là một trong 3
kỳ nhân của thời đại trước năm 1975 .
Em hình như đâu đó đã đi qua chốn này, thảng thốt đi
qua đời anh, vào chiều hôm đó. Chiều hôm đó làm sao nhỉ ?
Thôi
nhé ngàn năm em đi qua
Hồn
tôi cô tịch bóng trăng tà
Trời
sinh ra để chiều hôm đó
Tôi
thấy mây rừng bay rất xa
Lời thơ lạ quá, mông lung quá, chớm hoài nghi về sự hiện
hữu của chính mình. Thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Trời sinh ra
chỉ để thấy mây rừng bay rất xa thôi sao. Khoảnh khắc mây rừng bay xa đó, đã
nói cho anh biết như một lời tiên tri cho ngày mai.
Rồi
mai huyệt lạnh anh về
Ru
nhau gió thổi bốn bề biển xưa
Trăng
tà đổ bóng cây thưa
Mộng
trần gian đã hái vừa chưa em
Tôi hiểu đấy, nhưng rồi lại không hiểu gì cả. Rồi lại
hiểu ! Sao lời thơ tà huy quá, lập dị quá. Như không hiện hữu ở chốn hồng trần.
Ngông nghênh quá, thì đúng vậy mà Sao trên rừng Nguyễn
Đức Sơn được người đời gọi là 3 kỳ nhân của miền Nam Việt Nam. Hai người kia là
Bùi Giáng và Phạm Công Thiện.
Có
bay cao chín tầng trời
Chỉ
nghe thượng đế ngàn đời nín thinh
Có
dòm sâu tận cửa mình
Cũng
không thấy được cái hình thế gian.
Hình thế gian là gì, và cũng không ai thật sự hiểu
trên bờ hư không là ở đâu. Trên trời, dưới thế ? Óc tưởng tượng và cách dùng chữ
của ông thật khác người.
Nửa
đêm sao ở trên rừng
Đua
nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
Hồn
tôi cây cối liên hoan
Lớn
lên tôi chết trên bờ hư không
Rồi khi bắt được lòng trời ý đất, cho dù đổ vỡ có đến
ngàn lần, chỉ còn hồn này dưới bóng trăng tan, thì cũng không hề trách than
Khi
ý thức mặt đất này dang dở
Ta
vội chìm trong bóng nguyệt mang mang
Khi
chấp nhận một ngàn lần đổ vỡ
Ta
một hồn đắm đuối giữa tan hoang
Đã đắm đuối giữa tan hoang rồi Nguyễn Đức Sơn đành rời
trường đại học Văn khoa Sài Gòn, để đi dậy học tại Lâm Đồng. Dậy học, làm thơ,
rồi lang thang trong cánh rừng. Lang thang để làm gì? Chỉ mình Sao trên rừng biết
thôi.
Khi
thấm mệt tôi đi luồn ra núi
Cuối
chiều tà chỉ gặp cỏ hoang sơ
Bước
lủi thủi tôi đi vòng vô núi
Nghe
nắng tàn run rẩy bóng cây khô
Chân
rời rã tôi đi luồn ra núi
Hồn
rụng rơi trước mắt bãi hư vô
Chỉ là đi ra và đi vào trong núi thôi mà hồn đã rụng
rơi. Thiên nhiên hoang sơ tĩnh lặng. Sơn lẻ loi vào một chiều có mây bàng bạc,
có biển khơi.
Buổi
chiều còn một mình tôi
Đuổi
theo mây bạc giữa trời bao la
Thủy
triều chợt rút ra xa
Bóng
thanh xuân rụng ác tà sau lưng.
Đọc thơ tình quen rồi, một người bạn thơ nói với tôi
như thế. Thơ này kỳ quá, nhưng lạ thật, cũng ngồ ngộ cũng hay hay
Mù
sương âm vọng tiếng huyền
Có
con dơi lạ bay trên cõi đời
Sau
xưa mắt đã ngợp rồi
Tôi
nghe tôi chết giữa trời thinh không
Có phải là ngông không, có phải là lập dị không? Hay
trời sinh ra vốn có những người với lời thơ như thế. Thêm 4 câu một bài có tựa
là: một ngày nằm thở đủ kiểu trên biển. Cái tựa còn dài hơn những câu thơ:
Đầu
tiên tôi thở cái phào
Bao
nhiêu phiền não như trào ra theo
Nín
hơi tôi thở cái phèo
Bao
nhiêu mộng ảo bay vào hư không
Nhưng Sao trên rừng cũng có những câu thơ rất thực tế,
lời cũng lạ không kém. Nguyễn Đức Sơn có cô bạn gái tên Phượng, sau này là vợ của
ông. Một trưa đi thăm vườn cây ở Lái Thiêu, vì uống nước nhiều, người nữ muốn
đi "xì xì ". Nhưng chỉ có bụi cây thôi, chàng nhìn theo người yêu:
Em
chưa đái mà hồn anh đã ướt ...
Có trần tục quá không ? Văn chương đâu quá khắt khe
như vậy. Bài thơ chỉ có 4 câu, đã được đăng trên một tờ báo ở Sài Gòn trước
1975.
Thôi
nhé ngàn năm em đi qua
Hồn
tôi cô tịch bóng trăng tà
Trời
sinh ra để chiều hôm ấy
Tôi
thấy mây rừng bay rất xa
Dù sao thì giáo sư Nguyễn Đức Sơn cũng chỉ là một nhà
thơ ngông nghênh, một kỳ nhân cô tịch dưới bóng trăng tà!
Nguyễn
Phục nguyễn quang Huy
(Tháng 9 năm 2015)
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ