Nguyễn
Thanh - Nhà thơ Truy Phong hay T.P (1925-2005) là bút danh của Dương Tấn Huấn,
người tỉnh Vĩnh Long. Ông là nhà thơ kháng chiến hai thời kỳ, thuộc thế hệ các
văn nghệ sĩ : Kiên Giang (1920-2014), Sơn Nam (1926-2008), Nguyễn Bính
(1918-1966), Viễn Phương (1928-2005), … là tác giả bài thơ “Một thế kỷ – mấy vần
thơ”, đã làm dậy sóng văn đàn, đăng trên nhật báo Tiến Thủ (Sài Gòn) ngày
27.04.1956 do ký giả Việt Tha (Lê Văn Thử) làm chủ bút.
“Một
thế kỷ – mấy vần thơ” là một bài thơ mới dài như một trường ca, có đủ tính cách
biền ngẫu ở bài văn tế và tính mộc mạc của thơ nhiên nhưng sâu đậm, giản dị mà
không tầm thường ghi lại được một thời điểm lịch sử – Pháp rút quân khỏi Việt
Nam – bi hùng của dân tộc.
MỘT
THẾ - KỶ MẤY VẦN THƠ
* Tiễn chân quân viễn chinh Pháp
* Kỷ niệm 100 năm Việt Nam đau khổ
Ánh hồng
chói rạng chân trời mới
Ngọn lửa đao
binh tắt lịm rồi.
Có kẻ chiều
nay về cố quán,
Âm thầm,
không biết hận hay vui ?!
Chiều
nay,
Kèn kêu tức
tưởi nghẹn lời
Tiếng ngân
xúc động dạ người viễn chinh !
Chiều nay
trên nghĩa địa
Có một đoàn
tinh binh
Cờ rủ và
súng xếp
Cúi đầu và lặng
thinh.
Nghẹn ngào
giã biệt người thiên cổ
Đất lạ trời
xa sớm bỏ mình.
Thịt nát,
xương tan, hồn thảm bại
Nghìn năm ôm
hận cõi u minh !
Những ai làm
lính viễn chinh,
Chiều nay bước
xuống tàu binh trở về.
Tàu xúp - lê !
Tàu xúp - lê
!
Cửa Hàm Tử
lao xao sóng gợn
Bến Bạch Đằng
lởn vởn hồn quê …
Bước đi những
bước nặng nề
Ngày đi chẳng
biết, ngày về chẳng hay !
Một ngàn
chín trăm năm sáu (1956)
Một ngàn tám
trăm sáu hai (1862)
Giật mình bấm
đốt ngón tay,
Trăm năm một
giấc mộng dài hãi kinh !
Thành Đà Nẵng tan hoang vì đại bác
Xác anh hùng
Đinh Lý hóa tro bay !
Giữ Gia Định,
Duy Ninh liều mạng thác
Ôm quốc kỳ
tuẩn tiết giữa trùng vây !
Phan Thanh
Giản nuốt hờn pha thuốc độc
Bởi xâm lăng
bắt nhượng nước non nầy !
Và Thăng
Long máu hòa ba lớp đất
Thất
KinhThành, Hoàng Diệu ngã trên thây ! …
Hỡi ơi !
Xương máu dẫy đầy,
Chân anh dẫm
tới, đất nầy tóc tang !
Tay gươm, tay súng
Bước nghinh,
bước ngang
Anh bắn
!
Anh giết
!
Anh đâm
!
Anh dầm
!
Anh đày Bà
Rá, Côn Lôn,
Anh đọa Sơn
La, Lao Bảo …
Anh đoạt hết
cơm hết áo,
Anh giựt hết
bạc hết vàng …
Chặt đầu ông
lão treo hàng thịt,
Mổ mật thanh
niên giữa chiến tràng.
Cối quết trẻ
thơ văng nát óc,
Phanh thây sản
phụ đốt thành than ! …
Con lìa mẹ,
Vợ xa chồng,
Cây rụi
lá,
Nhà trống
không…
Người chìm
đáy biển
Người tấp ven
sông
Người ngã
trên núi
Người gục
trong rừng…
Đây Cà Mau,
đó Nam Quan,
Hung hăng
anh bóp trong bàn tay tanh !
Nước tôi đang
độ yên vui sống
Mít ngát
hương mùa, bưởi ngọt thanh
Lúa nặng
tình quê, khoai luyến đất,
Không thương
nhau, lại giết nhau đành !
Cắn răng tôi
chịu cực hình
Vuốt râu anh
hưởng công linh đồng bào.
Anh phân ly
Nam , Bắc
Anh chia rẻ
nghèo, giàu.
Nước non anh
quậy tan tành hết
Cho oán hờn nhau,
giết lẫn nhau,
Người chết
thì dại,
Người sống
thì ngu.
Dân ngu vì bị
làm ngu
Đặng dân làm
ngựa, làm trâu suốt đời !
Nhưng, thôi
!
Bao năm khói
lửa
Ta hiểu nhau
rồi !
Cái gì bạo
ngược là phi nghĩa
Là trái lòng
dân, nghịch ý trời.
Sắt thép tinh
ròng, binh tướng dữ
Không sao thắng
được trái tim người !
Anh về là phải,
anh ơi !
Về bây giờ, để
còn đời nhớ anh.
Những cái gì
tôi hận
Những cái gì tôi khinh,
Bây giờ anh
xuống tàu binh
Trăm năm chuyện
cũ, thôi mình bỏ qua !
Bao giờ tôi
chẳng nhớ
Nước Pháp rộng
bao la,
Thành
Paris rực-rỡ
Ánh văn minh
chói lòa…
“Cốt Đa-duya”
(Côte d’Azur ) người thanh và cảnh lịch
Bờ “Mạc-xây”
(Marseille) xinh đẹp nhất sơn hà.
Khí sông núi
đúc nên trang tuấn kiệt
Bậc anh hùng
cứu quốc “RỐP” (Job), “RĂNG-ĐA” (Jean D'arc)
Tôi nhớ lắm,
một ngày năm “tám chín” (1789)
Anh vùng lên
phá ngục “BÁT-TI ” (Bastille) nhà,
Anh giải-phóng
cho giống nòi được sống
Được vinh
quang trong “Đệ Tứ Cộng Hòa” !
Anh vui, anh
sướng,
Anh hát, anh
ca…
Tôi là người ở
phương xa
Ngày anh sáng
lạn (xán lạn) cũng hòa niềm vui !
Anh về nước
Pháp xa xôi
Chắc anh bao
giờ quên được,
Những là đường
đi nước bước
Những là tên
tuổi Việt Nam :
Suối Yên Thế
tuôn tràn hậm hực,
Đất Thái
Nguyên căm tức nổi vồng,
Tháp Mười hận nước mênh mông
U Minh mấy trận
bão lòng chưa nguôi ! …
Việt Nam, nước
của tôi :
Sông sâu, đồng
rộng,
Trái tốt, hoa
tươi…
Hà Nội kinh
thành trang chiến sử
Sài Côn đô thị
rạng anh tài.
Phú Xuân bừng
chói gương ưu quốc
Nghĩa nặng
tình thâm vạn thưở nay !
Việt Nam, nước
của tôi :
Già như trẻ
Gái như
trai
Chết thì chịu
chết
Không cúi lòn
ai !
Tham lam ai
muốn vô xâm chiếm,
Thì “giặc vào
đây, chết ở đây” !
Việt Nam, nước
của tôi :
Ruộng dâu hóa
bể
Lòng chẳng đổi
thay.
Dầu ai cắt đất
chia hai
Cho trong đau
khổ, cho ngoài thở than.
Dầu ai banh
ruột xé gan,
Cho tim xa
óc, cho nàng lìa tôi.
Đinh ninh anh
nhớ một lời :
“Ngày mai thống
nhất liền đôi bến bờ” !
Đã đến giờ
Chia tay
cách biệt
Anh lìa nước
Việt
Vừa tủi vừa
mừng.
Bên nhà vợ đợi
con trông,
Vắng anh,
tình mặn nghĩa nồng cũng phai.
Tàu xúp - lê
một !
Tàu xúp - lê hai !
Siết tay anh
nhé, anh về nước,
Biển lặng trời
êm nhớ lấy ngày.
Và chẳng bao
giờ quên nhắc nhở
Cho ai đừng
đến đọa đày ai !
Tự vấn lương
tâm rồi tự đáp :
- Đánh cho
ai, và chết cho ai ???
Bóng ngả trời
tây
Gió lồng biển
cả ,
Phút giây từ
giã
Trang sử
trăm năm !
Tàu anh rời
bến Việt Nam ,
Hãy xuôi một
ngả, một đường mà đi.
Xin tàu đừng
ghé Bắc Phi,
Sóng to gió
lớn, chắc gì đến nơi .
Đừng gây oan
trái, tàu ơi,
Hãy xuôi về
Pháp cho người hát ca !
Tàu xúp - lê hai !!
Tàu xúp - lê ba !!!
Anh về mạnh
giỏi
- Ô - rờ -
voa ! (Aurevoir)
TRUY PHONG
(1956)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ