Anh Bảo Lâm tổng hợp các bài đã đăng trong "Kỷ Yếu Nguyễn
Hoàng" và trong đặc san "Quảng Trị - Nguyễn Hoàng Ngày Xưa Thân Ái", chuyển
đổi thành file word
TIẾN
TRÌNH THÀNH LẬP
TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HÒANG QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HÒANG QUẢNG TRỊ
Vào đầu thập niên 1930, tại tỉnh Quảng Trị, các quận
huyện như Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Triệu Phong và ngay thị xã đã thành lập
các trường tiểu học (Ecole Primaire)
dạy chữ quốc ngữ là chính, tiếng Pháp là sinh ngữ kèm theo từ lớp tư, ba, nhì,
nhất và đi thi Tiểu học (bằng Primaire).
Học hết cấp tiểu học muốn lên trung học (Đệ
thất, lục ngũ, tứ) phải vào Huế, hay ra Hà Nội học các ngành chuyên nghiệp.
Hết cấp trung học lại phải vào Sài Gòn hay ra Hà Nội học bậc đại học, trường hợp
này chỉ các gia đình khá giả cũng chỉ là thiểu số, còn tuyệt đại đa số dân
nghèo không đủ sức thì phải ra đời kiếm sống. Tiêu biểu cho thời kỳ này có bác
sĩ Phan Văn Hy người Nhan Biều, sinh năm 1890 là thành đạt cao nhất lúc bấy giờ.
Một số khác tiến thân vào Huế sau khi đỗ trung học ra làm các nghề về hành
chánh tại các cơ quan nhà nước Nam Triều, hay thông ngôn, thầy phán, hay vào Sư
phạm đi dạy học như: Lê Đình Khởi, Hoàng Văn Trâm, Phan Quang Đãi, Phạm Tri,
Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Văn Triển, Lê Đình Kham, Hồ Ứng Lẫn... (quý thầy thường
được gọi kèm “Trợ” chỉ ngạch Trợ giáo). Một số xuất ngoại du học tại Pháp và
thành đạt như:
• Bác Sĩ Lê Thị Hoàng, sinh 1910 tại Thạch Hãn, du học
từ 1928 đến 1937, Bác Sĩ Y Khoa.
• Kỹ Sư Lê Sĩ Ngạc, sinh 1911, Thạch Hãn, du học từ
1927 đến 1936, kỹ sư kiều lộ.
• Tiến Sĩ Phan Văn Thính, v.v.
1- Trường Tiểu học Trường Xuân:
Thành lập khoảng năm 1930, cạnh hội quán Trung Hoa, chợ
Quảng Trị, do các thầy: Cao Văn Khánh, Nguyễn Chương của trường Phú Xuân-Huế tổ
chức và điều hành.
2- Trường Tiểu học Quảng Đức:
Thành lập năm 1936 (sau thêm hai lớp trung học), trên
đường Trần Hưng Đạo, đối diện tư dinh cụ Thái Văn Toản, ông Trương Sĩ Lưu làm
hiệu trưởng.
3- Trường Tiểu học Kỉnh Chỉ:
Thành lập năm 1940, trên đường Quang Trung, trước nhà
thờ Thạch Hãn, do Bác Sĩ Phan Văn Hy sáng lập, Ông Thái Văn Phan làm hiệu trưởng
(Kỉnh Chỉ là bút hiệu của Phan Văn Hy trên thi đàn).
Trước năm 1945, tại tỉnh lỵ Quảng Trị có hai lớp trung
học dạy chương trình Pháp (lớp đệ thất và
đệ lục) là chi nhánh trường Providence Huế (thường gọi là trường Thiên Hựu) được đặt tên là trường Saint Marie
do ông Phạm Ngọc Mân thường gọi là Thầy Tú Mân (vì thầy đậu tú tài Pháp năm 1941) làm hiệu trưởng. Chưa trọn niên
khóa thì chiến tranh Pháp Việt bùng nổ, trường sơ tán về thôn Nại Cữu và sau đó
bị giải tán. Thầy Tú Mân đi hoạt động cách mạng chống Pháp rồi chống Cộng Sản
và bị Việt Minh bắt giam cùng các cụ Tuần Vũ Nguyễn Văn Thơ, cụ Phó bảng Lê
Nguyên Lượng, cụ Hoàng Trọng Thuần, cụ Nguyễn Văn Khánh từ 1945–1946. Sau khi
quân Pháp tái chiếm Quảng Trị vào khoảng đầu năm 1947, cơ sở trường bị Pháp chiếm
làm Quân Y Viện. Trong khoảng từ cuối năm 1946 đến 1951, Quảng Trị không có trường
lớp trung học nào cả.
Khoảng mùa hè năm 1947, sau khi cụ Trần Văn Lý (người
Hải Lăng) lên làm Chủ Tịch Ủy Ban Chấp hành Lâm thời Trung Kỳ thì thầy Tú Mân
được cử làm Tỉnh Trưởng đầu tiên của chính quyền quốc gia thiết lập tại Quảng
Trị, từ đó Quảng Trị có chính quyền Quốc gia liên tục cho đến 1975, và các cơ sở
giáo dục cũng được hình thành:
+ Trường Tiểu học Quảng Trị:
Được thành lập từ niên khóa 1948–1949, do thầy Cao Huy
Hy làm hiệu trưởng, cơ sở trường không có, nên phải mướn nhà dân chúng để điều
hành. Lớp Nhì do thầy Hồ Ứng Phùng và lớp Nhất do thầy Cao Huy Hy dạy, học tại
lầu hai nhà ông Tư Anh trên đường Trần Hưng Đạo. Lớp Nhất lúc bấy giờ có khoảng
trên 40 học sinh trong số đó có: Lê Hữu Thăng, Lữ Mộng Phương, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Dục, Nguyễn Văn Diệp (ca sĩ Duy Khánh). Trong số học sinh tiểu học
thi đỗ bằng primaire từ niên khóa này (1949) phải chờ đến khi trường trung học
được thành lập khai trường niên khóa 1951-1952 và niên khóa 1952-1953 mới được
thi tuyển vào lớp đệ thất. Cùng vào khoảng thời gian này có trường Tiểu học Tư
thục Terexa bên cạnh nhà thờ Thạch Hãn do các Sơ bên Thiên Chúa Giáo điều hành.
Năm 1950, Ông Hồ Văn Hải, nguyên Tham tán công chánh
và nghề thầu khoán, mở trường trung học tư thục gồm hai lớp Đệ thất và một lớp
Đệ lục.
Năm 1951, một nhóm thân hào, nhân sĩ, phụ huynh học
sinh ở thị xã Quảng Trị, như các ông Phạm Tri, Nguyễn Hữu Hiệt, Hoàng Trọng Thuần,
Hồ Duy Tình, Nguyễn Thuật, Phan Quang Đãi, Hồ Tiềm, Đặng Văn Tắc, Lữ Mộng Liên.
. . đứng ra thành lập ban vận động xây dựng trường trung học.
+ Niên khóa 1951-1952
Mùa Hè năm 1951, ban vận động đã xin được phép mở một
trường trung học tư thục bằng cách hợp thức hóa trường trung học Tư thục Quảng
Trị của ông Hồ Văn Hải. Trường được chính quyền tỉnh hỗ trợ bằng cách cấp cho
khu đất ở vườn hoa cũ, trên khu đất này có sẵn một dãy nhà tranh nguyên trước
là Dạ Lữ Điếm gồm 3 phòng. Phụ huynh đóng góp xây thêm một phòng học và một văn
phòng.
Trường mới mở, lúc đầu chỉ có hai phòng học làm bằng
tre, lợp tranh, tường trát vôi trắng, bàn ghế đơn sơ. Trường nằm cạnh bờ sông,
đối diện với đình làng Thạch Hãn, gần Vườn Bông (công viên) và Bến Hộ. Sân trường rộng rãi, từ cổng đi vào, phía
trái là lớp đệ thất, bên phải là lớp đệ lục. Trường do một Hội đồng Quản trị, đứng
đầu là cụ Hồ Duy Tình (lúc đó gọi là cụ Hội
Tình, tức là ủy viên trong Hội Đồng Tỉnh), ngoài ra còn có các Ông Hồ Văn Hải
(tức ông Tham Hải, làm việc tại ty Công
Chánh tỉnh) và một số thân hào nhân sĩ trong tỉnh. Ban giảng huấn gồm có 3
Giáo sư chính: Thái Mộng Hùng, Lê Bích và Lê Văn Quýt. Ngoài ra, trường có mời
thêm mấy vị công chức dạy giờ như các ông Phan Văn Phụ, Lê Đình Trình [Tòa án],
Lê Đình Ngân [Ty Thuế vụ], Lê Vinh [Ty Thủy lâm], Nguyễn Vọng, Lê Khắc Khánh
[Ty Thông tin]
Học sinh có 3 lớp Hai lớp Đệ Thất, gồm khoảng 100 trò
và một lớp Đệ Lục khoảng trên 30 trò.
* Thầy Thái Mộng Hùng dạy Anh văn và Quốc văn (Việt),
Lịch sử. Thầy Hùng có bằng tú tài toàn phần lúc đó được kể như là thành phần
thanh niên trí thức ưu tú của tỉnh Quảng Trị vào các năm 1950 - 1951 trở đi.
* Thầy Lê Văn Quýt (có bằng trung học - diplome) dạy
Toán, Lý Hóa và Pháp văn.
* Cụ Thái Tăng Liên (thân phụ của thầy Thái Mộng
Hùng), Thanh Tra tiểu học, dạy Hán văn;
* Linh Mục Nguyễn Văn Tư (Tuyên Úy Quân đội Quốc gia tại
Quảng Trị) dạy Luân lý (tức môn Công dân Giáo dục sau này);
* Thầy Trần Tiêu (Công chức, có bằng tú tài) dạy Pháp
văn. Trong chương trình có cả giờ vẽ và giờ âm nhạc, nghĩa là không thiếu một
môn học nào.
+ Niên khóa 1952-1953
Do sự vận động của hội Phụ huynh Học sinh và đề nghị của
tỉnh, trường Tư thục Quảng Trị được bộ Giáo dục công lập hóa thành trường Trung
học Quảng Trị, gồm 5 lớp: 2 lớp đệ thất, 2 lớp Đệ lục và 1 lớp Đệ ngũ. Chức vụ
Hiệu trưởng được giao cho ông Tôn Thất Dương Thanh, Trưởng ty Tiểu học vụ Quảng
Trị kiêm nhiệm.
+ Niên khóa 1953-1954
Thầy Tôn Thất Dương Kỳ được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng
thay thế ông Tôn Thất Dương Thanh. Chính trong niên khóa này, trường được chính
thức mang tên là trường Trung học Nguyễn Hoàng. Tên này do Hội đồng Giáo sư nhà
trường đề nghị và được Bộ Giáo dục công nhận theo nghị định số 95.GD/ND ngày 6
tháng 5 năm 1954, đồng thời với các trường Trung học Đào Duy Từ ở Đồng Hới,
Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, Trần Quý Cáp ở Hội An, Võ Tánh ở Nha Trang, Duy Tân ở
Phan Rang và Phan Bội Châu ở Phan Thiết. Niên khóa này cũng là niên khóa đầu
tiên nhà trường có học sinh dự thi Trung học đệ nhất cấp. Đặc biệt trong kỳ thi
này, thí sinh thi viết ở Quảng Trị và các thí sinh đậu phần thi viết được cấp
vé máy bay khứ hồi vào Huế thi vấn đáp (hồi đó còn chiến tranh, đường bộ Quảng
Trị-Huế không được an ninh). Số học sinh trúng tuyển năm đó khoảng trên 20.
+ Niên khóa 1955-1956
Thầy Chu Duy Khánh, một giáo sư lão thành, tốt nghiệp
Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng thay thế ông Tôn Thất
Dương Kỳ xin thuyên chuyển đi nơi khác. Trong niên khóa này trường được cấp
kinh phí để xây dựng một ngôi trường lầu gồm 8 phòng học ở khu vực sân vận động
thị xã, đối diện với trường Nữ Tiểu học Quảng Trị. Lúc này trường có 11 lớp với
trên 500 học sinh.
+ Niên khóa 1956-1957
Trường dọn về cơ sở mới. Cơ sở chính thức của trường
cho đến năm 1972.
+ Niên khóa 1957-1958
Thầy Thái Mộng Hùng được cử làm Hiệu trưởng thay thế
thầy Chu Duy Khánh về hưu trí.
+ Niên khóa 1958-1959
Trường Nữ Tiểu học Quảng Trị nhượng giao trường sở cho
trường Nguyễn Hoàng để dọn về cơ sở cũ của trường Nguyễn Hoàng cạnh bờ sông Thạch
Hãn. Nhờ vậy, khuôn viên nhà trường được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển sau này. Cũng trong niên khóa này, trường được mở 2 lớp đệ tam;
nhưng qua niên khóa sau, vì không đủ giáo sư nên số học sinh trên phải chuyển
vào Huế để học lớp Đệ nhị tại trường Quốc Học.
+ Niên khóa 1959-1960
Trường được mở 5 lớp đệ thất và 3 lớp Đệ tam, nâng tổng
số lớp lên 17. Cũng trong niên khóa này, bắt đầu có Tổng Giám thị do thâỳ Nguyễn
Ích Xuân đảm nhiệm.
+ Niên khóa 1961-1962
Vì thiếu giáo sư đệ nhị cấp nên số học sinh Đệ nhị sau
khi đỗ Tú tài I phải chuyển vào Huế để học Đệ nhất. Cũng từ niên khóa này, việc
thi tuyển vào trường Nguyễn Hoàng rất khó khăn do các học sinh từ các quận huyện
sau khi học hết chương trình tiểu học xin chuyển cấp vào trường Nguyễn Hoàng
quá đông có khi tuyển 500 em vào 10 lớp đệ thất trên 2000 học sinh dự tuyển.
+ Niên khóa 1962-1963
Trường bắt đầu mở lớp Đệ nhất và được công nhận là trường
Trung học Đệ nhị cấp.
+ Niên khóa 1963-1964
Thầy Tống Viết Mẫn, giáo sư trường Nguyễn Tri Phương -
Huế, được đề cử làm Tổng Giám thị thay thế thầy Nguyễn Ích Xuân thuyên chuyển
vào Đà Nẵng. Thầy Lê Vĩnh Kiến, giáo sư trường Quốc Học Huế được cử làm Giám học
.
+ Niên khóa 1965-1966
Thầy Vĩnh Quyền giáo sư trường Quốc Học được cử làm
Giám học thay thế thầy Lê Vĩnh Kiến. Thầy Hồ Ngọc Thanh, giáo sư trường Trung học
Gio Linh được cử làm Tổng Giám thị thay thế thầy Tống Viết Mẫn thuyên chuyển về
Huế.
+ Niên khóa 1967-1968
Thầy Nguyễn Thiện, Hiệu trưởng trường Trung học Đông
Hà được cử làm Giám học thay thế thầy Vĩnh Quyền được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng
trường Trung học Gia Hội, Huế.
+ Niên khóa 1968-1969
Trường đã có trên 50 lớp nên bộ Giáo dục đã cử thêm một
phụ tá Giám học là thầy Đỗ Trinh Huệ và một phụ tá Tổng Giám thị là thầy Lê
Phán.
Trước 1960 trong tỉnh có thêm các trường Trung học Tư thục như: Phước Môn (1954-1955), Thánh Tâm (1956), Bồ Đề (1956-1957). Trường Trung học Tư thục Nữ Phước Môn (tiền thân là trường Trung học Tư thục Phước Môn chuyển giao qua).
+ Niên khóa 1970-1971
Bộ Giáo Dục cho mở trường Nữ Trung học Quảng Trị, trường
sở đặt tại quận Mai Lĩnh, nhưng vì chưa có Hiệu trưởng nên số lớp Nữ trung học
này vẫn do trường Nguyễn Hoàng quản lý. Tổng số lớp lúc bấy giờ đã lên tới 60 lớp
với khoảng 3000 học sinh và hơn 100 giáo sư và nhân viên.
+ Cơ sở của trường gồm có:
• Văn phòng: Phòng Hiệu trưởng và bộ phận hành chánh, kế
toán.
• Phòng Giám học: Phụ tá Giám học và bộ phận Giáo vụ.
• Phòng Tổng Giám thị, phụ tá và nhân viên.
• Phòng Y tế học đường.
• Phòng Thí nghiệm, Thư viện
• Phòng Giáo sư
• Phòng học: 27 phòng cho từ 50-60 lớp với tổng số trên
3000 học sinh.
Đến những năm đầu thập niên 1960, Quảng Trị đã có thêm
các trường trung học công lập tại các quận huyện như: Cam Lộ, Gio Linh, Hải
Lăng, Đông Hà, Triệu Phong.
Năm 1972, chiến sự bùng nổ tại Quảng Trị, trường di tản
vào Đà Nẵng và tiếp tục hoạt động tại trại tạm cư Non Nước và Hòa Khánh với hơn
40 lớp. Một số giáo sư có tâm huyết với học sinh trong buổi loạn ly như thầy Lê
Hữu Nam, Trần Kiêm Đoàn, Lê Văn Mãn, Nguyễn Ngọc Bôi, Nguyễn Bảo, Lê Hữu Thăng,
Trương Sĩ Lộc. . . đã vận động hội Thiện Nguyện giúp đỡ tổ chức được 12 trường
tiểu học, một trường trung học mang tên Hiền Lương Nghĩa Thục có các lớp từ Đệ
lục đến Đệ nhất. Danh nghĩa là trường tư thục nhưng học sinh không đóng học phí
mà còn được cấp học bổng để khuyến khích hiếu học.
+ Niên khóa 1973-1974
Thầy Hoàng Văn Liệu được cử làm Hiệu trưởng thay thế
thầy Thái Mộng Hùng nhận nhiệm vụ Chánh Sự Vụ Sở Học chánh Quảng Trị. Cũng
trong niên khóa này, trường chuyển về khu thị tứ Diên Sanh, Quảng Trị. Một cơ sở
mới được xây dựng trên phần đất quận Hải lăng, gồm một dãy lầu hai tầng có 10
phòng học và các dãy trệt 20 phòng, cung ứng cho 65 lớp học với trên 3500 học
sinh, Hội đồng Giáo sư và Ban Giám hiệu.
Trường Hiền Lương Nghĩa Thục cũng theo đoàn người hồi
cư về cơ sở mới có 8 phòng học bên quốc lộ 1 gần Cầu Đá thuộc xã Hải Trường, quận
Hải Lăng, để giải quyết cấp bách cho các trường trung học tư thục trước đây đã
giải thể như Thánh Tâm, Bồ Đề, Nữ Phước Môn.
Ngoài các giáo sư chính, trường còn mời thêm quý vị
trí thức, nhân sĩ vào ban giáo sư như: Linh Mục Nguyễn Ngọc Hàm, Linh Mục Nguyễn
Văn Thanh, Lê Mậu Tâm, Dương Vạn, Nguyễn Nguyên. . . Lần hồi cùng đoàn người hồi
cư, các thầy cô lần lượt trở lại nhiệm sở.
Năm 1975 Trường Trung Học Nguyễn Hoàng không còn hiện
hữu nữa.
Kể từ lúc sơ khai với sự thành lập Trường Trung học Tư
thục Quảng Trị cho đến lúc bây giờ -1975, trường đã hoạt động liên tục và phát
triển trong 40 năm.
Sau năm 1976, Chính quyền mới đã cho xây dựng cơ sở một
dãy lầu hai tầng trên khuôn viên trường Nguyễn Hoàng cũ nhưng mang tên mới: “Trường Trung Học Phổ Thông Thị Xã Quảng Trị”.
Có nhiều nhân sĩ, báo chí đề đạt ý kiến xin phục hồi
danh xưng cho trường Nguyễn Hoàng, tên của một vị Tiên Vương có công mở mang bờ
cõi và từng dừng chân chọn vùng đất Ái Tử làm kinh đô trước khi Nam tiến nhưng
vì định kiến của chính quyền hiện hữu với triều Nguyễn nên nhiều lần đề nghị đều
không được cứu xét.
.........
.........
+ Phần tham khảo bổ sung:
A. Giáo Sư nguyên quán Quảng Trị và các môn dạy :
+ PHÁP VĂN: Thầy Thái Mộng Hùng, Cô Nguyễn Thị Thanh,
thầy Hoàng Văn Hoa, Lê Văn Quýt, Nguyễn Thiện.
+ VIỆT VĂN: Thầy Phan Văn Cẩn, Lý Văn Nghiên, Lê Đình
Trình, Cô Cao Thị Xuân Yến.
+ HÁN VĂN: Thầy Thái Tăng Liên, Nguyễn Vọng,
+ ANH VĂN: Thầy Hồ Sĩ Châm.
+ TOÁN: Thầy Trương Sĩ Lộc, Lê Hữu Thăng, Phan Khắc Đồ, Đoàn Trọng
Cang.
+ LÝ HÓA: Thầy Lê Hữu Nam
+ SỬ ĐỊA : Thầy Lê Văn Mãn
+ TRIẾT: Thầy Nguyễn Quang Thái, thầy Nguyễn Lữ Thế.
+ CÔNG DÂN: Linh Mục Nguyễn Văn Tư, Thái Tăng Quý.
B. Giáo sư nguyên là CHS Nguyễn Hoàng và các môn dạy :
+ VĂN: Thầy Lê Trọng An, Lê Thị Tránh, Hồ Ứng Luyện. Đỗ
Tư Nhơn, Hồ Thị Tú, Nguyễn Thi, Tường Vi, Trần Văn Lữ, Hồ Thế Vĩnh.
+ TRIẾT: Lê Mậu Tâm.
+ ANH VĂN: Hồ Sĩ Châm, Trịnh Huy Trường, Hoàng Ngân Hà,
Lê Thọ Giáo, Lê Văn Tôn, Trần Dạ Thảo.
+ PHÁP VĂN: Nguyễn Quang Kế.
+ LÝ HÓA: Lê Hữu Thăng, Hoàng Văn Liệu, Nguyễn Thanh
Ân, Lê Thị Em, Hoàng Mãi.
+ TOÁN: Nguyễn Ngọc Bôi, Lê Quang Sấm, Cao Thi Táo,
Nguyễn Hữu Thỉnh, Nguyễn Bảo, Đào Hữu Suyền, Đỗ Văn Phú.
+ VẠN VẬT: Phan Thị Lan, Lê Đình Chỉnh.
+ SỬ ĐỊA : Trần Phò, Lê Quang Tấn.
+ SINH HỌC: Cái Ngọc.
+ HỘI HỌA : Lê Liên.
3/ Những Giáo Sư đã từ trần:
Nguyễn Tấn Khoa (1967), Lê Đình Ngân (1969), Nguyễn
Văn Sang (1969), Bùi Thông Vệ (1970), Phạm Sửu (1972), Nguyễn Quang Kế (1972),
Phan Phụng Thạch (1973), Trần Văn Lữ (1973), Lê Văn Mãn (1978), Tôn Thất Dương
Thanh (1980), Trần Lộ (1980), Trần Công Hiệu (1985), Thái Tăng Liên (1987), Tôn
Thất Dương Kỳ (1987), Lê Mậu Tâm (1988), Nghiêm Sĩ Anh (1989), Lê Hữu Nam
(1989), Hồ Phước (1992), Kim Nhạn (1996), Lê Đình Trình (1998), Phan Văn Cẩn
(1999), Cung Thế Mỹ, Đoàn Thị Yến (2001), Trần Thương Bá (2002), Nguyễn Hữu Thỉnh
(2003), Hoàng Văn Quảng (2013), Trương Thúc Cổn (2017), Lê Đình Chỉnh (2018)
***
CHÚ THÍCH:
+
Anh Bảo Lâm chú thích bổ sung và nhờ anh chị em góp ý thêm cho hoàn chỉnh:
- Thầy
Lê Đình Khởi : thân phụ của CNH 52-56 Kim Quy+Thanh Long
- Thầy
Hoàng Văn Trâm: thân phụ của thầy Hoàng Văn Liệu - Gs và Hiệu Trưởng Nguyễn
Hoàng (1973 -1974)
- Thầy
Phan Quang Đải:
- Thầy
Phạm Tri: sau này làm Phó tỉnh trưởng Quảng Trị là thân phụ của cô Liễu - HT trường
Nữ Tiểu học, NH52-56 Phạm Như Hoàn...
- Thầy
Nguyễn Văn Sinh:
- Thầy
Nguyễn Văn Triển: thân phụ của ca sỹ Duy Khánh...
- Thầy
Lê Đình Kham:
- Thầy
Hồ Ứng Lẫn: thân phụ của thầy Hồ Ứng Phùng (dạy trường Tiểu học Quảng Trị giai
đoạn 1948-1953 có vợ là HT trường Nữ Tiểu học), cô Hồ Diệu Cảnh - Gv trường
Nam Tiểu học,...
Bài này đã được chỉnh sửa và bổ sung thêm khá nhiều và còn được tiêp tục edit nên khoa hãy đăng lên blog khi chưa hoàn chỉnh !
Trả lờiXóaTạm thời để cho thầy cô và anh chị em đồng môn NH xem. Khi có bài hoàn chỉnh sẽ đăng theo bản đó !
Trả lờiXóaAi còn nhớ tên bài hát Nguyễn Hoàng ơi ta nhớ mãi mái trường xưa ko
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTHƯƠNG VỀ QUÊ HƯƠNG QUẢNG TRỊ
Viết bài ca thay cho lời gởi về quê.
Năm tháng dài nghe nỗi buồn lê thê,
Ai ra đi mà chẳng mong ngày trở lại,
Xin đừng trách hờn ta còn đắm cơn mê.
NGUYỄN HOÀNG ơi, ta nhớ mãi mái trường xưa,
Con phố buồn tan học về chiều (trời) giăng mưa,
Đi bên em lòng dâng bao đầy ước hẹn,
Người tình ơi xin đợi mấy (mãi) cho vừa,
Qua bao năm quê hương lắm bể dâu,
Biết tìm đâu là những ngày vui thơ ấu,
Nghe đâu đây hương trái ngọt Gio linh,
Âm vang xa đưa từ phố thị Đông hà,
Trông non xanh xa kia ngỡ ba lòng Cam lộ,
Thương sao Trung lương và yêu dấu Triệu phong,
Nước lìa sông nước trôi chảy về biển đông,
Chim nhớ nguồn còn lạc bầy kêu thương,
Xin cho quê hương còn mãi vui bên dòng Thạch hãn,
Hát cho mẹ thôi buồn và đàn em mãi mãi vui chơi,
Quê hương ơi ta hứa rằng sẽ về thăm,
Cho dẫu rằng khói lửa hồng gian truân
Đi bên em lòng dâng bao đầy ước hẹn.
Người tình ơi!!!!!! Xin đợi mấy cho vừa !!!
Tôi tên là Nguyễn Thận là cựu học sinh lớp 11 Trường trung học Nguyễn Hoàng niên khóa 1973-1974 (học tại trại tạm cư Non Nước,Đà Nẳng).Xin đề nghị Add bổ sung vào mục các GS đã từ trần thầy Lê Văn Quýt đã qua đời vào năm 2012 hoặc 2013 tại xã Tân Hà,huyện Hàm Tân,tỉnh Bình Thuận.Tôi và bạn Ngô Khánh cựu hs NH (1969-1972) là người có đến thăm viếng và phúng điếu tại gia đình Thầy, nhưng lâu quá tôi không nhớ chính xác ngày tháng năm Thầy tạ thế.
Trả lờiXóaAdd có thể tìm hiểu thêm những người biết về thầy để kiểm chứng thông tin.
Xin chân thành cám ơn!
Thầy NGUYỄN DẠ THẢO, không phải Trần Dạ Thảo
Trả lờiXóa