Trang

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

PHẠM NGỌC THÁI VỚI CHÙM THƠ “NGƯỜI ĐÀN BÀ CỦA BIỂN”


        


THUNG LŨNG TÌNH YÊU

Anh đưa em vào “thung lũng của tình yêu”
Có bướm, có chim... vờn bay ríu rít
Em hát, em cười long lanh khóe mắt
Ngỡ như mình sống mãi tuổi đôi mươi.

Quê em sóng biển vỗ xanh trời
Thời con gái trôi... bể tình cay đắng...
Nay trở về cùng anh, đẹp lắm !
Anh dắt em qua thế giới thiên thai.

Nơi hoang sơ, thanh khiết nhất trên đời
Em hồn nhiên khoe sự nõn nà tạo hóa
Anh hồi lại thưở còn trai trẻ
Bên em say đắm mộng yêu đương.

Trời đất bao la, cuộc sống vô cùng
Ta không biết thế nào là "hữu hạn" ?...
Yêu đi em !... cho phỉ nguyền năm tháng
Tới ngày nhắm mắt... vẫn thương nhau...

Và hãy quên mọi nỗi khổ đau
Hết phiền muộn... để thấy mình đã sống
Các chủ nghĩa cũng chỉ là "giả tưởng"
Chỉ tình yêu ! Tòa thánh cõi nhân sinh...

Hôm nay sắc trời thật trong xanh
Rời thành phố, ta bay về với biển
Nơi có em xinh đang chờ hò hẹn
Đón anh vào “thung lũng của thương yêu”

Có bướm bay, chim hót... Buổi tình chiều...

                                                 16.4.2019

VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG - Đặng Xuân Xuyến


     
                   Tác giả Đặng Xuân Xuyến


         VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG
          (Thay cho lời nói đầu cuốn SÓNG GIÓ NỘI CUNG)

Lịch sử phong kiến Trung Quốc là lịch sử thay đổi liên tục các vương triều, các “thiên tử”. Mỗi triều đại, mỗi quân vương, nhìn chung chỉ tồn tại với quãng thời gian ngắn ngủi. Sở dĩ các vương triều chết yểu do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là do người kế vị sau đó, sau vị vua khai quốc một vài đời đã không xứng đáng là “con trời” để “thay trời hành đạo”, “chăn dắt muôn dân”. Họ là những kẻ hoặc ngu đần, bạc nhược hoặc bất tài, hoang dâm, hoặc kiêu căng, ưa xiểm nịnh, bụng dạ tiểu nhân... nên trong thời gian tại vị đã làm đảo điên xã hội, gây ra bao thảm cảnh mà “thần và người đều căm giận” nên đã bị “trăm họ” phế truất vai trò của họ ra khỏi chính trường.

BÔNG QUỲ - Tùy bút của Hoàng Long Hải


     


     BÔNG QUỲ
      Tùy bút của Hoàng Long Hải

       Cuối con đường đi về nhà ngoại tôi, gần ngã ba gặp đường Cửa Hậu, có một cây cầu đúc bằng xi-măng. Bên dưới cầu là một con hói khá lớn, nối từ bốn cái hồ chung quanh Thành Cổ Quảng Trị với sông Thạch Hãn. Mỗi năm, khi tới mùa lũ, theo thời tiết ở miền Trung thì “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ”, nước nguồn đổ về tràn lên hai bờ sông thì nước sông cũng theo con hói nầy mà vào các hồ chung quanh thành cổ. Nước hồ lên cao.

ĐỨNG TRƯỚC THÁNH GIÁ - Thơ Nhật Quang


    


ĐỨNG TRƯỚC THÁNH GIÁ

Chúa chết trên Thập giá
Tóc rối đội mũ gai
Còn tôi ngày hôm nay
Đầu mũ nhung, tóc sấy

Tay chân Chúa ngày ấy
Đinh đóng hằn vết thương
Còn tay tôi thơm hương
Vòng vàng đeo lóng lánh

Phố phường chiều vương nắng
Dòng người vội vã nhanh
Lụa hồng, tím, vàng, xanh
Khoe sắc màu rực rỡ

Cal-vê trời lộng gió
Chúa chết treo đồi cao
Chiều thê lương thuở đó
Áo Chúa mang màu nào?

Đứng trước tấm gương soi
Tôi không nhìn ra Chúa
Đứng trước Thánh giá Chúa
Tôi nhìn thấy rõ tôi.

                    Nhật Quang
           (Mùa Phục sinh 2019)
                   

TÂM TÌNH TỪNG ĐOẠN NỐI ĐUÔI NHAU - Thơ Hạ Thái Trần Quốc Phiệt


        
                      Nhà thơ Hạ Thái 


TÂM TÌNH TỪNG ĐOẠN NỐI ĐUÔI NHAU

Trong nỗi nhớ còn vương từng sợi tóc,
tà áo quen bỗng chốc vụt bay xa,
ta ngẩn ngơ trong bóng xế chiều tà,
giấu niềm đau vào tận cùng sâu thẳm…

Ta bây giờ ngồi đây mà xa lắm,
mảng hồn tan tựa từng tảng băng trôi.
và mai đây người sẽ xa rồi…
bao dấu tích một thời diệu vợi…

1
Trời giăng mây, tải hồn phiêu bạt
lành lạnh tà dương sương khói dày
tự ngẫm phận mình - chừ lẩn thẩn
như ngọn gió lùa cỏ lênh đênh.

Và em bây giờ thì lận đận
một lần tủi hận một bước chân
ta đi gối mỏi ngàn thăm thẳm
ôm trọn niềm đau canh cánh lòng.

Còn giữ trên người vết chém xưa,
mù sương hương phấn mãi dây dưa,
trăm năm dấu tích hằn vương bận
giặm mãi trong lòng những gió mưa.

Ghi lại đôi hàng khắc nỗi nhớ
sông núi đi vào sách vở xưa,
còn in dấu ấn loang màu mực
nét ngọc lời thơ đổ cuối mùa…

CẢM NHẬN VÀI BÀI THƠ CỦA “CHÚA THƠ LỤC BÁT” - Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc



BÀI ĐỌC TẬP THƠ BẤT TƯƠNG PHÙNG, KHÔNG TIN...

I. NHỮNG TRÍCH ĐOẠN
Tình cđọc được bài Đọc Tập Thơ Bất Tương Phùng, Không Tin Của Phạm Hiền Mây của nhà bình thơ Trần Trung Thuần thấy hay hay, xin được ghi ra đây vài trích đoạn "ấn tượng" của bài viết ĐỌC TẬP THƠ...[1]
[ ... Ý tôi muốn mở bài viết hôm nay về thơ Phạm Hiền Mây, qua tập Bất Tương Phùng Không Tin do nhà Nhân Ảnh ở San Jose, Mỹ, xuất bản năm 2018, tôi vừa nhận được đầu năm mới, 2019, từ một người gửi ở Tiểu Bang Nevada, cũng Mỹ. Phạm Hiền Mây thì ở Việt Nam, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Hiền Mây, nói theo lối của Xuân Diệu, mới đã: đây là Bà Chúa Thơ Lục Bát Nước Ta! Cả tập thơ Bất Tương Phùng Không Tin toàn thơ Lục Bát dày tới 250 trang, tổng thể là 100 bài rất dài hơi.
...
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, tôi có hai cái hạnh phúc: năm ngoái, 2018, nhận tập Lục Bát Tản Thần của Nguyễn Hàn Chung gửi cho từ Texas, Mỹ, năm nay, 2019, nhận tập Bất Tương Phùng Không Tin của Phạm Hiền Mây (do ai) gửi cho từ Nevada. Trước hết là tôi Biết Ơn bạn bè luôn luôn chúc tôi có hạnh phúc, sau là Biết Ơn hai tác giả đều "chuyên khoa" làm thơ Lục Bát, theo cách định nghĩa của Nguyễn Du.
Thơ Lục Bát của Nguyễn Hàn Chung là loại thơ có tư cách Nguyễn Hàn Chung: Nói thẳng, nói thật, nói tuột luốt cái tư duy có trong đầu mình, trong bụng mình, không đụng hàng ai hết...thỉnh thoảng có giống giống chút thôi bởi không dè...người ta (Nguyễn thị Hoàng Bắc, Sơn Núi, Bùi Giáng...) lại có tư duy như Nguyễn Hàn Chung, không khéo mà thành Công Duy...(như chữ Tư Sản đã thành Công Sản vậy). Thơ Nguyễn Hàn Chung: Vui và Tuyệt Cú Mèo (dùng chữ Tuyệt Tác thì lễ phép hơn nhỉ?).
Thơ Lục Bát Phạm Hiền Mây...có thể "trùng thanh" nhiều người (toàn bậc thượng thừa) như Hồ Dzếnh, Trân Huyền Trân, Nguyễn Du, Huy Cận, Cung Trầm Tưởng..., có thể "trùng ý" nhiều người (toàn thể ai...hay yêu và hay buồn). Cái tài của Phạm Hiền Mây là làm thơ Lục Bát hay quá và đều tay quá, không chỉ một tập thơ dày cộm này, Bất Tương Phùng Không Tin! Phạm Hiền Mây có một đứa con thật mà có tới ba đứa con tinh thần, và chắc không ngừng ở số ba!
...
Bây giờ tới chuyện Phạm Hiền Mây, không khen là tôi đắc tội (không phải Phạm Hiền Mây đẹp mà tôi ve vãn). Tôi tin nếu Xuân Diệu còn sống thì Xuân Diệu cũng bái phục Phạm Hiền Mây như Xuân Diệu từng làm điều đó với Hồ Xuân Hương, Bà Chúa Thơ Nôm. Dù tôi "phát biểu": Phạm Hiền Mây Là Bà Chúa Thơ Lục Bát, hơi hướng Xuân Diệu, nghĩ có sao đâu? Có thể có người bảo tôi "ninh tinh", thì cứ lý lụn đi nào, coi ai lụn bại, ai thành công. Nếu "kết lụn" thua nghiêng về tôi, tôi sẽ méc Má tôi: tại Má sinh con ở Nam Bộ...phận!
...
Tôi không có nhận xét nào thêm để dài dòng về một thi tài độc đáo là Nữ Thi Sĩ Phạm Hiền Mây. Chuyện của Phạm Hiền Mây qua thơ (Tôi chỉ biết thơ, thú thật hổng biết Thơ Ca hay Thi Ca nghĩa là làm sao?). Tôi coi Phạm Hiền Mây như một đóa hoa mai. Nhất sinh đê thủ, rồi. Tôi coi Phạm Hiền Mây là Bà Chúa, tôi nghĩ Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn không bắt lỗi tôi
Tôi không còn gì để nói thêm! ](Trần Trung Thuần)

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG “NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN” LÝ BẠCH VÀ VŨ TUẤN CHIÊU - Đỗ Chiêu Đức


            Đỗ Chiêu Đức
                               Tác giả Đỗ Chiêu Đức


GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG “NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN” LÝ BẠCH VÀ VŨ TUẤN CHIÊU - ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 Quân bất kiến 君不見;
  Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai 黃河之水天上來
  Bôn lưu đáo hải bất phục hồi 奔流到海不復回.”
  Làm chi cho mệt một đời !

     Đó là những câu kết của Cao Bá Quát trong bài hát nói “Uống Rượu Tiêu Sầu” mà ông đã mượn ý trong bài thơ nổi tiếng “Tương Tiến Tửu 將進酒 của thi tiên Lý Bạch. Để viết được những câu thơ bất hũ như trên, Lý Bạch cũng đã từng trải qua thời niên thiếu học tập vất vả và trãi qua nhiều gian nan trắc trở. Mời đọc quá trình học tập và rèn luyện của ông sau đây sẽ rõ :
     LÝ BẠCH (701-761) tự là Thái Bạch, tương truyền khi có thai ông, bà mẹ đã nằm mơ thấy sao Trường Canh rơi vào bụng mà sanh ra ông, cho nên mới lấy hiệu là Thái Bạch, vì sao Trường Canh còn có tên là Thái Bạch Kim Tinh.
     Lý Bạch con của Lý Khách 李客, một thương gia có hàm dưỡng văn hóa cao hơn những con buôn bình thường, nên dạy dỗ con cháu rất nghiêm khắc. Lý Bạch là con út thứ 12 của ông, từ nhỏ đã tỏ ra rất thông minh lanh lợi, lại siêng năng học hành, nên ông rất thương yêu và để tâm bồi dưỡng. Khi Lý Bạch mới 5 tuổi đầu đã được ông chỉ điểm cho đọc các từ phú của Tư Mã Tương Như đời Hán. Ông thường nhắn nhủ Lý Bạch là phải cố gắng làm rạng danh nhà họ Lý và phải rèn luyện sao cho có tài như là Tư mã Tương Như vậy. Lý Bạch luôn khắc ghi lời cha dạy bảo và lập chí quyết tâm học hành sao cho hơn cả Tư Mã Tương Như nữa thì mới cam lòng.

VÀI LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - Đặng Xuân Xuyến


                    

    VÀI LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ”

Khi đọc tôi cảm nhận bài thơ RÉT BÂN NHỚ MẸ của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành điện cho tôi. Mới nghe: - “Em nghe anh ơi.” thì anh đã xối xả:
- Anh chắp tay lạy mày! Mày là vĩ nhân. Mày là thiên tài. Xuân Diệu có sống lại cũng phải đứng từ xa vái mày vì mày giỏi quá, siêu quá. Hoài Thanh còn sống gặp mày cũng phải tế mày như tế sao vì mày trác tuyệt quá. Mày tuyệt vời. Mày là đỉnh cao của trí tuệ...
Tôi cười, ngắt lời anh:
- Vừa ăn ớt cay quá à? Chửi gì mà ngoa thế?
- Ớt cái gì. Ngoa cái gì. Bài thơ đấy mà cũng ngồi thổi lên tận mây xanh được. Ối giời! Câu thơ người ta sửa lại có hồn vía, cựa quậy như thế, âm dương cân đối hài hòa như thế mà lại chê ỉ chê ôi, chê cứ như đúng rồi. Mày hay chữ nhỉ? Mày... đúng là thiên tài! Anh lạy thiên tài! Anh vái thiên tài!
Chẳng để tôi phân trần, anh cụp máy. Rồi chừng mươi phút sau, anh điện lại, tôi chưa kịp nói: -“Em nghe anh ơi,..” thì anh đã xối xả:
- Dạo này lại hăng máu đi bình thơ nữa chứ. Thích thể hiện là người tài giỏi đến thế cơ à? Ở đời phải biết mình là ai? Mình đứng ở chỗ nào? Đừng nên chết vì ngộ nhận.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

NHỮNG VẦN THƠ Ở RỪNG - Thơ Hoàng Yên Lynh


       
                   Nhà thơ Hoàng Yên Lynh



XÓT XA
           
Ngóng mãi phương Đông ngóng phương Tây
Sáng chiều hiu quạnh chỉ mình ta
Lửa rừng ai đốt mà cay mắt
Đọng lại trong đời ta với ta.


ĐỜI TA
Từ dạo buông gươm tìm lên núi
Bên đời hiu quạnh một vầng trăng
Thôi chẳng chinh nhân thì tay cuốc
Sơn hà ta lại bước thênh thang.


CA DAO

Ca dao lặng lẽ bên đời
Chiều nay vọng tiếng ru hời cố quê
Nghiêng nghiêng bóng ngã triền đê
Dáng ai như dáng người quê lại về.
                  
                           Hoàng Yên Lynh

Ở TRỌ... - Thơ Trần Mai Ngân


   
                   Nhà thơ Trần Mai Ngân


Ở TRỌ...

Nỗi buồn thoang thoáng đâu đây
Mai tôi cũng chọn chỗ này sông kia
Nơi đâu cũng một lối về
Về nơi ngày trước chưa hề gặp nhau

Nỗi buồn thoang thoáng nghẹn ngào
Tiễn đưa xin chớ lệ trào hoen mi
Đến xin ở trọ rồi đi
Trăm năm thoáng chốc còn gì trên tay

Kiếp người đã nặng đôi vai
Bây giờ thong thả phôi phai buông rồi...

                                   Trần Mai Ngân
                                  Tháng Tư, 2019

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

KHÚC HẠ, GỌI HÈ, HỒN CHIỀU, THÁNG NĂM - Thơ Ái Nhân



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN



KHÚC HẠ

Chênh chao cái nắng trở mình
Lao xao khúc hạ rập rình bóng tre
Chuồn chuồn cánh mỏng như the
Áo em mây trắng tiếng ve thẫn thờ

Long lanh mắt nhớ phượng chờ
Gọi ta về thủa ấu thơ đến trường
Hân hoan môi thắm má hường
Áo em mưa ướt… mà thương đến giờ!

10 LƯU Ý KHI CHỌN ĐẤT ĐỂ ĐẶT HUYỆT MỘ - Đặng Xuân Xuyến


       


           10 LƯU Ý KHI CHỌN ĐẤT ĐỂ ĐẶT HUYỆT MỘ

(Trích trong TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; xuất bản năm 2007)

Hiện nay, sách về phong thủy và các bài viết hướng dẫn tìm thế đất tốt để đặt huyệt mộ khá nhiều nhưng các bài viết đó hay dùng các thuật ngữ của phong thủy, viết đã dài, lan man, lại không giải thích cụ thể, thậm chí dùng thuật ngữ còn sai.
Ví dụ: “Theo sách địa lý kim cổ ngôi huyệt đúng đất gọi là “huyệt trường”, phải có “tiền án”, “hậu trẫm” (thực ra là “tiền án hậu chẩm” (núi án phía trước, núi gối phía sau), tác giả đã dùng sai thuật ngữ) “tả long”, “hữu hổ”, tức là có những mô đất cao thấp tượng trưng cho án huyệt ao nước, tay long, tay hổ. Ngoài ra trước huyệt phải có “minh đường Thủy tụ” phía sau phải có “long mạch thu thúc”, phía ngoài phải có “bàng sa triều củng”, cốt phải có “tụ khí tàng phong”... Khiến người đọc thấy rối rắm, phức tạp, khó tiếp nhận thông tin cần thiết.
Vì thế, tôi tổng hợp và soạn 10 điểm lưu ý khi chọn đất để đặt huyệt mộ.
Nếu bạn không nhiều “tham vọng”, chỉ ước muốn “mồ yên mả đẹp” để con cháu được hưởng bình an, phú túc và phát phúc đều đều thì bài viết này có thể giúp bạn tự tìm thế đất tốt đặt huyệt mộ cho người quá cố, đáp ứng niềm mong mỏi của bạn.

LÀM THƠ - Đoàn Giang Đông


        
         Nhà thơ Đoàn Giang Đông


LÀM THƠ

Làm thơ là để vui đời
Là Gom nhung nhớ những lời Yêu thương
Chắt chiu từ những giọt sương
Bao nhiêu hoài niệm vấn vương trong lòng
Thời gian trôi giọt nắng hồng
Chiều qua rớt xuống trong lòng thi nhân
Những đêm gió mát trăng thanh
Hoa quỳnh nở muộn một mình cô đơn
Không còn toan tính thiệt hơn
Xua tan khó nhọc giận hờn tháng năm

Lời thơ tựa ánh trăng rằm
Khung trời kỷ niệm xa xăm gợi về...

         Bệnh Viện, ngày 10/4 /2019
                 Đoàn Giang Đông

ĐÒ NGANG 1-2 / Thơ Lê Kim Thượng


        
               Nhà thơ Lê Kim Thượng


ĐÒ NGANG 1-2

1.   

“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than...”
Đón đưa, một chiếc đò ngang
Nắng qua miền Hạ, mưa tàn cuối Đông
Hai nhà cách một dòng sông
Cùng chung nắng lửa, mưa dông, bến chờ
Chờ cho mỗi phút thành giờ
Đường quê vắng ngát đôi bờ cỏ non...
Em sang dáng nhỏ thon thon
Nắng Xuân trải nhẹ, gót son đỏ hồng
Vườn yêu nước Nhược, non Bồng
Yêu cho rộng biển, dài sông, tím chiều
Trong vòng tay ấm hương yêu
Trời Xuân buông gió, tóc chiều bay bay
Nắng qua kẽ lá lay lay
Rơi trên môi mắt, tình say êm đềm...
Em về... buồn lắm không em
Bước chân lối cỏ, dáng mềm trinh non
Cuốc kêu xa bạn mỏi mòn
Sương buồn đọng lại trên con mắt hồng...