Tác giả Nguyên Lạc
QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN
(Bài cuối)
Nguyên Lạc
LẬP VÀ GIẢI QUẺ CHO VIỆT VƯƠNG CÂU
TIỄN
Lời dẫn:
"Kinh
Dịch là thứ sách vì hạng
quân tử mà làm ra, không phải
là của hạng tiểu
nhân. Trương Hoành Cừ nói: “Kinh Dịch
chỉ mưu tính cho quân tử,
không mưu tính cho tiểu nhân”.
Kinh
Dịch là thứ sách do sự hư
không làm ra. Trước khi chưa có hào vạch,
Dịch thì là một
lẽ hồn nhiên, ở người
ta là tấm lòng im lặng. Đến
khi đã có hào vạch, mới
thấy hào ấy là thế nào,
hào kia là thế nào. nhưng mà vẫn theo những
cái rỗng, tĩnh ấy làm ra Tượng Số. Vì vậy
nó mới linh thiêng!.
Trong
Kinh Dịch, đại khái Dương thì
lành (tốt) mà Âm thì dữ
(xấu). Đôi khi cũng có Dương dữ mà
Âm lành! Tuy nhiên, vì có việc nên làm, cũng có
việc không nên làm.
Nên làm mà không làm, không nên làm mà cứ làm,
thì dù Dương cũng xấu. Trong Kinh Dịch,
hào Dương phần nhiều
lành, hào Âm phần nhiều
dữ! Tuy nhiên,
cũng cần phải xem ngôi vị của
chúng ra sao!
Trong Kinh Dịch, chỉ có “trinh cát”, chưa có chỗ nào không “trinh” mà “cát”; chỉ nói “lợi trinh”, chứ chưa từng nói “lợi bất trinh”. Như quẻ Kiền (Càn) tốt lắm, nhưng mà ở dưới lại nói “lợi trinh”. Nghĩa là ngay thẳng, trung chính thì lợi, không ngay thẳng, trung chính thì không lợi.
Trong Kinh Dịch, chỉ có “trinh cát”, chưa có chỗ nào không “trinh” mà “cát”; chỉ nói “lợi trinh”, chứ chưa từng nói “lợi bất trinh”. Như quẻ Kiền (Càn) tốt lắm, nhưng mà ở dưới lại nói “lợi trinh”. Nghĩa là ngay thẳng, trung chính thì lợi, không ngay thẳng, trung chính thì không lợi.
Coi
Dịch nên dựa chắc
vào Tượng mà coi. Xét Tượng Số (Thoán
tượng) đích đáng trước, sau đó mới
nói Lý (Thoán truyện, Thoán
từ). Nhờ vậy mới
khỏi sai lệch. Nếu
không, việc không có thực
chứng thì cái Lý suông dễ sai.
Kinh
Dịch nên đọc lúc lòng mình trống
rỗng, không nên giữ ý
kiến riêng. Cần
phải giữ cho lòng mình sáng
sủa, êm ả, yên lặng,
thì tự nhiên đạo lý lưu thông, mới
bao quát được rất nhiều
nghĩa lý.
Xem
Kinh Dịch phải bốn
ngày xem một quẻ: một
ngày xem lời Quẻ (Thoán
Tượng, Thoán từ) , hai ngày xem
sáu hào ( Hào từ) và một
ngày xem tổng quan (gồm
tất cả lại) mới tinh tường!
Kinh
Dịch đại khái muốn
cho người ta tu tỉnh!. Học
Kinh Dịch không phải
đợi khi gặp việc
mới xem, mới sợ!
Ngay những lúc an bình, cũng nên nghiền
ngẫm những đạo
lý của nó , so với
địa vị của
mình hiện tại , suy ra nên hành xử
thế nào cho thích đáng. Cho nên: “Lúc ở yên
thì xem Tượng mà ngẫm Lời
, lúc hành động thì xem sự biến
đổi mà ngẫm lời
chiêm đoán ”.(Kinh Dịch - Ngô Tất Tố)
Trên
đây là những lời người xưa đã dặn dò, chúng ta nên
thuộc nằm lòng khi nghiên cứu về Dịch.
NƯỚC VIỆT CỦA CÂU
TIỄN
Năm
Tân Mùi 770 Tr.cn, nhà Chu ngày càng suy yếu,
vua nhà Chu lúc bấy giờ là Chu Bình Vương dời đô
sang Lạc Ấp, nội bộ cung đình thường xảy ra tranh chấp thế lực, . Vì vậy mà các nước chư hầu không
chịu triều cống cho vua nhà Chu như thường lệ: 3 năm một lần triều cống lễ vật nhỏ, và 5 năm triều cống lễ vật lớn. Một số nước chư hầu còn cả gan lấn chiếm lãnh
địa của nhà Chu.
Trong khi đó về phần các
nước chư hầu thì ra sức củng cố thế lực, tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau rất ác
liệt, và trong đó có 5 nước lớn là
Tề, Tấn, Tần, Tống, Sở thôn tính nhiều nước nhỏ xung quanh và trở thành những nước mạnh nhất thời bấy giờ, mà sử thường gọi là thời kỳ “Ngũ bá”
trong suốt cả một thời gian dài. Về sau còn
thêm nước Ngô và nước Việt ở phía Nam sông Dương
Tử, tạo nên thất hùng
(7 nước hùng cường) một thời,.
Cuối thời Xuân Thu, vua nước Ngô
là Hạp Lư dùng một vong thần của nước
Sở là
Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư làm tướng quốc của nước Ngô,
vì có thù riêng với vua của nước Sở đã giết cha và anh trai của mình,
cho nên Ngũ Tử Tư ra sức giúp vua Ngô là Hạp Lư, đem quân
đánh nước Sở, giành được đại thắng, oai
danh lừng lẫy. Sau khi đánh
thắng nước Sở, Hạp Lư lại tiếp tục đem quân đi đánh nước Việt của Câu
Tiễn
(Câu
Tiễn làm vua từ năm 502 Tr.cn – 462 Tr.cn) Câu Tiễn thân
chinh đem quân ra chống đỡ, quân Ngô thua to,
vua Hạp Lư chết.
Tròn
đúng 10 năm sau, Phù Sai cảm động sự "trung nghĩa"của Câu Tiễn, như đã
nếm phân trị bệnh cho mình,
nên đã cho Câu Tiễn trở về làm vua nước Việt.
Nhớ hận thua trân
và bị nhục, Câu Tiễn về nước ngày đêm huấn luyện binh sỹ chờ ngày phục hận. Trong khi đó Phù
Sai suốt ngày chỉ lo ăn chơi hưởng lạc
xa xỉ như cho xây
dựng Cô Tô Đài.
Câu
Tiễn còn tìm kiếm rất nhiều mỹ nữ ở
trong nước để dâng
cho Phù Sai hưởng lạc. Trongsố các mỹ nữ đó, có Tây Thi (người đầu tiên
trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc)
và Trịnh Đán.
Sau 3 năm huấn luyện, hai mỹ nhân đó đủ sức làm
lung lay nước Ngô.
Từ khi có
được người đẹp Tây Thi, Phù Sai suốt ngày
mê mẩn người đẹp, chìm đắm trong tửu sắc,
không
còn chú ý đến việc triều chính nữa.
Câu
Tiễn thấy nước Ngô ngày càng lụn bại, nên
quyết định mang quân sang tiêu diệt nước Ngô.
Hai bên giao chiến, quân Phù Sai thua to. Sau Phù Sai đâm cổ tự tử, nước
Ngô bị nước Việt chiếm đóng.
Nước Việt của Câu
Tiễn càng ngày hùng mạnh tung hoành
khắp giải Giang – Hoài, các nước chư hầu đều thừa nhận nước Việt của Câu Tiễn là
bá chủ.
Sau khi công thành doanh toại,
Câu Tiễn bắt đầu kiêu ngạo, và
có ý diệt trừ các công thần. Phạm Lãi là người biết nhìn
xa trông rộng, biết được tâm địa hiểm độc của
Câu
Tiễn, vì vậy Phạm Lãi có khuyên Văn
Chủng nên cùng mình bỏ nước Việt,
nhưng Văn Chủng đã
không nghe theo lời của Phạm Lãi. Phạm Lãi
đã cáo quan và về sau đã trở thành một thương nhân
nổi tiếng trong thời Chiến Quốc. Rất nhiều tướng giỏi, công thần của nước Việt bị Câu Tiễn sát
hại, hoặc họ tìm cách trốn đi, cho nên
nước Việt ngày càng suy yếu, và
Câu Tiễn cũng không còn giữ dược địa vị bá
chủ chư hầu.
Ngoại sử: Thấy Câu Tiễn đối xử tàn bạo với dân
chúng, để khuyên ngăn, Văn Chủng giới thiệu
Câu
Tiễn một nhà bói Dịch nổi tiếng đến lập
quẻ cho nước Việt, tìm
cớ giải thích điều hay lẽ thiệt.
Nhưng Câu
Tiễn không nghe theo lời can gián. Cuối cùng
Văn Chủng đã được Câu Tiễn ban cho thanh gươm để tự tử.
Năm 462 Tr.cn, Câu Tiễn chết,
ngay sau đó nước Việt liền bị nước Sở tiêu diệt, và
trở thành quận Giang Đông của nước Sở.
(Việt Câu
Tiễn không là tổ tiên của Việt chúng
ta. - Hà văn Thùy)
LẬP QUẺ DỊCH
Đây
là kết quả lập và giải quẻ của
nhà
bói Dịch (tiến hành lập quẻ bằng 50 que cỏ thi) cho nước Việt của Câu Tiễn
Kết quả:
- Hào
sơ (1) tổng số 3 lần là:
8
-
Hào nhị (2) tổng số 3 lần là:
8
-
Hào tam (3) tổng số 3 lần là:
8
-
Hào tứ (4) tổng số 3 lần là:
7
-
Hao ngủ (5) tổng số 3 lần là:
7
-
Hào thượng (6) tổng số 3 lần là 7
Theo
các
bạn vẽ được các vạch như thế nào? Và quẻ (trùng)
đó là quẻ gì?
Căn
cứ vào
Bảng Bói ở bài 3, ta biết được: 8 là thiếu âm
(tĩnh)
và 7 là thiếu dương (tĩnh),
và sấp lần lượt từ dưới lên trên, từ 1 lên
6, ta được quẻ 12: THIÊN ĐỊA
BĨ
(Hình 1 quẻ
THIÊN ĐỊA
BĨ )
GIẢI QUẺ
Nhà
bói Dịch
giải đoán:
--
Đây là một quẻ xấu!
Tượng: Càn Dương (trời) ở trên, Khôn Âm (đất) ở dưới. Trời đất cách tuyệt, không giao với nhau, cho nên là bĩ. (Xét Quẻ phải xét từ Nội Quái lên Ngoại Quái: Đất đè trời! Nghịch lý - Nguyên Lạc)
Thoán từ: - Bĩ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.
Dịch nghĩa. - Bĩ đấy (?) chẳng phải người. Chẳng lợi cho sự chính bền của đấng quân tử, lớn đi nhỏ lại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trời đất giao nhau mà muôn vật sinh ở bên trong, rồi sau mới đủ ba Tài. Trời đất không giao nhau, thì không sinh ra muôn vật, ấy là không có đạo người, cho nên nói là “phỉ nhân” ( không phải đạo người). Trên dưới phải giao thông, cứng mềm phải hoà hợp: đó là đạo đấng quân tử. Cuộc bĩ thì trái hẳn thế, cho nên không lợi cho người quân tử. Trinh tức là chính đạo của đấng quân tử, bị bĩ tắc mà không thực hành được, lớn đi nhỏ lại, tức là Dương đi mà Âm lại. Đó là tượng “đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo người quân tử tiêu đi”, cho nên là bĩ.
LỜI KINH
Thoán từ viết: Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai, tắc thị thiên địa bất giao nhi vạn vật bất thông dã; thượng hạ bất giao nhi thiên hạ vô bang dã, nội Âm nhi ngoại Dương, nội nhu nhi ngoại cương, nội tiểu nhân nhi ngoại quân tử, tiểu nhân đạo trưởng! Quân tử đạo tiêu dã.
Dịch nghĩa: - Lời Thoán từ nói rằng: Bĩ đấy? Chẳng phải đạo người, chẳng lợi cho sự chính bền của đấng quân tử, lớn đi nhỏ lại, thì là trời đất không giao nhau mà muôn vật không thông vậy; trên dưới không giao nhau mà thiên hạ không có nước vậy; trong Âm mà ngoài Dương, trong mềm mà ngoài cứng, trong kẻ tiểu nhân mà ngoài đấng quân tử, ấy là đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo đấng quân tử tiêu đi vậy.
Truyện của Trình Di: - Khí của trời đất không giao nhau, thì muôn vật không có lẽ sinh thành; nghĩa của kẻ trên người dưới không giao nhau thì thiên hạ không có đạo an bang. Người trên thi hành chính sự để trị dân, dân nương theo mệnh lệnh, trên dưới giao nhau là để làm việc chính trị. Nay trên dưới không giao nhau, ấy là thiên hạ không có đạo an bang. Âm mềm ở trong, Dương cương ở ngoài, đấng quân tử đi ở phía ngoài, kẻ tiểu nhân lại ở phía trong, đó là lúc đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo đấng quân tử tiêu đi.
Quẻ Bĩ ngược với quẻ Thái (sẽ xét
ở dưới), quẻ Bĩ dương trên
âm dưới, dương bay đi, âm xuống dưới, âm
dương rời xa nhau là âm dương cách tuyệt. Giống như người sống còn ở dương gian, còn người chết về nơi
âm
phủ. Quẻ này đạo quân
tử tiêu vong còn đạo tiểu nhân
mạnh lên, đó là âm đang dần thắng.
Thường thì quẻ tĩnh ta thường xét
Tượng Quẻ , Thoán Tử, ít xét
tới Hào Từ; nhưng nếu có
xét, thì ta thấy cặp 2-5 tương ứng cũng không tốt. Hào
2 là âm nhu, yếu mềm của người dưới không dám khuyên ngăn người trên
nghiêm khắc, cứng rắn của Hảo 5 dương (xem lại sự tương ứng của các Hảo ở bài
2)
CHUYỂN ĐỔI QUẺ
I.
Lập quẻ cho đất nước mà gặp quẻ xấu, rất
buồn.
Nhưng
người xưa thường nói: "Hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai". Thới lai đó
chinh là Quẻ 11:
Địa Thiên THÁI
Thử xét
Quẻ THÁI này xem sao!
11.
ĐỊA THIÊN THÁI *
(Hình
2 quẻ ĐỊA THIÊN THÁI)
Tượng: Nó là quẻ Khôn
(Âm) ở trên.
Càn (Dương) ở dưới,
khí của
trời
đất
Âm Dương giao nhau mà dung hoà, thì muôn vật
sinh thành, cho nên mới là thông thái. Thái tức
là thông thái. (Xét Quẻ phải xét từ Nội Quái
lên Ngoại Quái: Trời phủ đất: Thuận lý - Nguyên Lạc)
Thoán từ: - Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.
Dịch nghĩa: - Quẻ Thái, nhỏ đi, lớn lại, lành tốt hanh thông.
Thoán từ: - Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.
Dịch nghĩa: - Quẻ Thái, nhỏ đi, lớn lại, lành tốt hanh thông.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di: - Nhỏ là Âm, lớn là Dương, “đi” là đi ra ngoài, “lại” là ở bên trong, khí Âm hạ xuống, khí Dương bốc lên, tức là giao nhau. Âm Dương lợi xướng thì muôn vật được sống thỏa , ấy là trời đất thông thái. Nói về việc người, thì lớn là đấng quân thượng, nhỏ là kẻ thần hạ. Vua thành thật dùng kẻ dưới, bề tôi hết lòng thành thật để thờ vua, chí của kẻ trên người dưới thông nhau, ấy là cuộc thái của triều đình. Dương là quân tử, Âm là tiểu nhân, quân tử lại ở bên trong, tiểu nhân đi ở bên ngoài; quân tử được ngôi, tiểu nhân ở dưới, ấy là cuộc thái của thiên hạ. Đó là đạo của cuộc thái, tốt mà lại hanh thông.
II.
Từ quẻ BĨ (xấu) muốn biến thành quẻ THÁI (tốt) thì
cả Nội Quái và Ngoại Quái của quẻ BĨ phải cùng
nhau biến:
- Khôn (Nội Quái) biến thành
Càn
- Càn (Ngoại Quái)
biến thành Khôn
Trên
và dưới bắt buộc phải biến nếu muốn thành Quẻ tốt.
Nói
rộng ra, đấng quân thượng (người cầm quyền:
trên)
và kẻ thần
hạ
(người dân: dưới) phải biến để được
cuộc thái
của thiên hạ , đất nước được thái
bình, an lành thịnh vượng. Chữ BIẾN bây giờ thường được gọi với ngôn ngữ hiện tại là
Cải Cách, Cách Mạng . Biển có
thể tự thân, tự mình (bên trong) hoặc do bên
ngoài tác động. Thường tự bên trong thì tốt hơn, it xảy ra việc tiêu cực.
Có
hai trường hợp trung gian có thể xảy ra:
- Nội Quái biến nhưng Ngoại Quái không biến
- Nội Quái không biến nhưng Ngoại Quái biến
Hãy
lần lượt xét:
1. Nội Quái
biến nhưng Ngoại Quái
không biến:
Nội Quái
Khôn âm khi biến sẽ thành Càn dương, lúc đó Quẻ Bĩ biến ra thành
quẻ
1: Thuần Càn.
1.
THUẦN CÀN *
Tượng của quẻ Càn là trời,
Thoán từ: càn nguyên, hanh, lợi, trinh
Dịch nghĩa: quẻ Càn đầu cả, hanh thông, lợi
tốt , chính bền.
GIẢI
NGHĨA: Văn Vương cho rằng, bói được quẻ này thì tốt. Hanh thông có lợi và tất
giữ cho được tới cùng, nhưng cần phải chính bền vững. Quẻ Càn có tượng của người
quân tử có năm đức tính lớn. Đó là: Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín.
Quẻ Càn
là quẻ tốt, tuy không bằng quẻ Thái
Như
ta đã biết ở bài 2: Cặp hào ứng 2‐5 quan trọng nhất, hai hào đều đắc trung cả, mà
hào 5 lại ở vào
địa vị cao nhất. Nếu
hào 5
là âm (nhu), hào 2 là dương (cương) thì tốt (Thí dụ quê
Thái) Nếu hai hào ứng mà thể giống nhau (cùng
dương hoặc cùng âm cả) thì có khi kỵ nhau chứ không
giúp nhau. Trong trường hợp quẻ Thuần Càn nảy, cả hai đều dương (cương), nên
sự va chạm tiêu cực sẽ xảy ra. Kẻ thần hạ: Nội Quái
(người dân: dưới) biến mà đấng quân
thượng:
Ngoại Quái (người cầm quyền: trên) không chịu biến thì
đương nhiên sự va chạm phải xảy ra thôi. Nội Quái,
là gốc, sẽ thắng ngọn Ngoại Quái, để tiến tới trùng quẻ Thái
đúng theo tinh thần của Dịch, không lâu thì mau thôi. Tuy nhiên những va chạm tiêu
cực sẽ xảy ra rất đáng tiếc.
2.
Nội Quái không biến nhưng Ngoại Quái biến
Ngoại Quái
Càn dương khi biến sẽ thành Khôn âm, lúc đó Quẻ Bĩ biến thành
quẻ 2:
Thuần Khôn.
2.THUẦN KHÔN *
2.THUẦN KHÔN *
Tượng của quẻ Khôn là đất. Có
trời có đất rồi vạn vật mới
sinh, trời là
vô hình, đất là hữu hình.
Thoán từ: - Khôn nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc, chủ lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng, an trinh, cát.
Thoán từ: - Khôn nguyên hanh, lợi tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng. Tiên mê, hậu đắc, chủ lợi. Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc táng bằng, an trinh, cát.
Dịch
nghĩa: -
Quẻ Khôn:
đầu
cả,
hanh thông, lợi
về nết
trinh của
ngựa
cái. Quân tử có
sự đi.
Trước mê, sau được. Chủ về lợi.
Phía tây nam được bạn, phía Đông Bắc
mất
bạn.
Yên phận
giữ nết
trinh thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Khôn là quẻ đối nhau với Càn, bốn đức tính giống nhau, mà về thể “trinh” thì khác nhau. Càn lấy chính bền còn Khôn thì mềm thuận là trinh. Ngựa cái là giống có đức mềm thuận mà sức đi khỏe, cho nên dùng tượng của nó, gọi là “nết trinh của ngựa cái”. Việc làm của đấng quân tử mềm thuận mà lợi và trinh, đó là hợp với đức tính của Khôn. Âm phải theo Dương, phải đợi xướng rồi mới họa theo. Âm đi trước Dương tức là mê lẫn, phải ở sau Dương mới đúng lẽ thường. Chủ về lợi, nghĩa là lợi cho muốn vật đều chủ ở Khôn. Vì cuộc sinh thành đều là công của đất cả. Đạo bầy tôi cũng vậy, vua sai tôi làm, vất vả làm là cái chức trách của kẻ làm tôi. Công của Khôn cũng lớn như Càn, chỉ có Khôn phải sau Càn, phụ thuộc vào Càn. Người quân tử thế thiên hành đạo, khi vào địa vị của quẻ Khôn thi phải tuỳ thuộc vào người trên mà làm việc, không nên khởi xướng để tránh lầm lẫn, như thế ắt thành công.Tây Nam là phương Âm, Đông Bắc là phương Dương. Âm phải theo Dương, lìa bỏ bầy loại của nó mới có thể làm nên công cuộc hoá dục, mà được cái tốt trong việc yên phận giữ nết trinh. Nghĩa là đúng với lẽ thường thì yên, yên với lẽ thường thì trinh, cho nên mới tốt.
Quẻ Thuần Khôn
này cũng là quẻ tốt như quẻ Thuần Càn. Cặp hào
ứng 2‐5 vì cùng âm (nhu), cũng có va chạm, nhưng vì
là nhu nên sự tiêu cực không mạnh lắm. Đấng quân
thượng:
Ngoại Quái (người cầm quyền: trên) dương cương
trong quẻ Bĩ tự biến thành âm nhu (trong quẻ Khôn),
biết thay đổi và lắng nghe kẻ dưới; dù
kẻ dưới có âm nhu thì rồi cả hai cùng thuận hòa,
dịch chuyển theo tinh thần của Dịch.
Xét
kỹ,
chúng ta thấy rõ ràng là hai trường hợp trung gian này
cũng tốt hơn rất nhiều so với tình trạng của quẻ Bĩ.
Nhưng
chúng ta ai ai cũng mong muốn được quẻ THÁI, an lành thịnh vượng! Muốn thế cả hai Nội Quái và Ngoại Quái,
người trên và kẻ dưới phải cùng nhau biến,
thay đổi (Cải Cách, Cách Mạng nếu ta gọi theo từ
hiện đại). Mong lắm thay!
LỜI KẾT
Qua sáu bài Quẻ Dịch, Nguyên Lạc tôi
đã chia sẻ với các bạn những gì mình đã học từ các
thầy, các bậc cao minh về Dịch, mong các
bạn tìm thấy được ít
nhiều điều hữu ích. Nếu không,
coi như " Mua vui cũng được một vài trống canh"
Chào
thân ái với lời chúc tốt đẹp nhất cho đất
nước và
các bạn!
Nguyên Lạc
...................
Tham
Khảo:
Nguyễn Hiến
Lê, Ngô Tất
Tố,
Richard Wilhelm, Kiều Xuân Dũng, Đông A Sáng,
Wu
Wei, Internet, Facebook...
* Nếu vi trục trặc in ấn, các hình Quẻ trông không rõ, xin
các bạn tham khảo lại hình tại: "Danh sách 64 quẻ trong Kinh Dịch" ở bài 2 hoặc bài 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ