Trang

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

QUẺ DỊCH: CÁCH BẤM ĐỘN (Bài 5) - Nguyên Lạc


                
                                        Tác giả Nguyên Lc  


               QUẺ DỊCH: CÁCH BẤM ĐỘN  
                                       (Bài 5
                                                          Nguyên Lạc

Bấm độn không có gì huyền bí, đặc biệt giành riêng cho các ông "cõi trên" tài giỏi như trong truyện giả tưởng Phong Thần của Trung Quốc viết, hoặc lời lẽ của các ông thầy bói (giả) tuyên truyền; các bạn tự mình có thể bấm độn được sau khi xem kỹ bài này!
Đây là ghi chú thêm cho bài Quẻ Dịch về Bấm Độn, tôi tham khảo từ: THS.BS Kiều Xuân Dũng cùng với sự tìm tòi thêm của mình, xin ghi ra đây.

CÁC ĐIỀU CẦN NHỚ
Trước hết, xin các bạn chú ý kHậu Thiên Bát Quái, thuộc lòng vị trí của các Quẻ (đơn) và nhớ kỹ số của Bát quái (được ghi ra ở dưới)

             (Hình 1 -  Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái)

Trong Tiên Thiên Bát Quái, quẻ Càn (trên cùng) là số 1 , quẻ Khôn (dưới cùng) là số 8. Từ quẻ Càn (1) đếm ngược chiều kim đồng hồ, ta có: quẻ Đoài số 2, quẻ Ly số 3 và quẻ Chấn số 4. Từ quẻ Càn (1) đếm thuận chiều kim đồng hồ, ta có:  quẻ Tốn số 5, quẻ Khảm số 6  và quẻ Cấn số 7.


Vậy ta nhớ số Bát Quái như sau: Càn là s 1, Đoài số 2,  Ly số 3,  Chấn số 4, Tốn số 5, Khảm số 6 , Cấn số 7,  Khôn là số 8.

Bát quái                                                      Sca Bát quái / Hành
: Càn (hay Kin): thiên là tri có đc cng mnh, là đàn ông.   1 / Kim
: Khôn:  đa là đt, có đc nhu thun, là đàn bà                         8 / Th
: Ly:  ha là la, sáng                                                                   3 / Ho
: Khm:  thy là nước, him tr                                                  6 / Thu
: Cn:  sơn là núi, yên tĩnh                                                           7 / Th
: Đoái (hay Đoài) vi trch là chm(đm), vui v.                         2 / Kim
: Tn:  phong là gió, vào                                                              5 / Mc
: Chn:  lôi là sm, đng                                                              4 / Mc

Các bạn nên nhớ 12 Chi : 

Tý (11 p.m. to 1 a.m.), Sửu (1 to 3 a.m.), Dần (3 to 5 a.m.),   
Mão (5 to 7 a.m.), Thìn (7 to 9 a.m.), T (9 to 11 a.m.), Ngọ (11 a.m. to 1 p.m.),  
Mùi (1 to 3 p.m.), Thân (3 to 5 p.m.), Dậu (5 to 7 p.m.), Tuất (7 to 9 p.m.),  
Hợi (9 to 11 p.m.).

PHÉP BẤM ĐỘN TRÊN BÀN TAY
Đây là phép bấm độn trên bàn tay để tìm hào và quẻ:

Người xưa khi cần kíp và không có phương tiện, thường dùng phép bấm độn để tìm hào và qu. Nhưng phép này kém ứng nghiệm hơn so với phép cỏ thi (thẻ tre) và gieo đồng tiền.

Đầu tiên đặt Hậu Thiên Bát Quái lên lòng bàn tay trái như hình v:

          
                       (Hình 2 - Bàn tay bấm độn)

Giả sử, vào ngày 16 tháng 7 âm lịch, giờ Dậu, ta lấy quẻ.

1. Cách bấm độn:

- Trước hết, ta tìm vị trí ở số 7 (tương ứng tháng 7) trên bàn tay trái. Vị trí đó là quẻ Khôn, lấy làm điểm khởi đầu. Ngày đầu của tháng là mồng 1. Đếm 1 (từ quẻ Khôn) cho tới số 16 theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ).Vị trí 16 nầy ứng với quẻ Ly. Ta có quẻ Ly là nội quái.
- Từ quẻ Ly ta đếm giờ khởi đầu là giờ Tý, rồi lần lượt tới  Sửu, DầnMão... cho tới  giờ Dậu (chiu kim đng h).Vị trí giờ Dậu này tương ứng với quẻ Khôn. Ta có quẻ Khôn là ngoại quái.
Chồng ngoại quái (Khôn: Địa) lên nội  quái (Ly: Hỏa) ta có quẻ Địa Hỏa Minh Di.
                          

         
                      (Hình 3 - quẻ Địa Hỏa Minh Di)
                 
2. Cách tìm hào động.

Cộng số thứ tự của nội quái, ngoại quái lại, trừ dần cho 6 (số hào), số dư còn lại là số thứ tự của hào động:
- nếu trừ 6 mà hết (= 0) như vậy hào động là hào 6,
- nếu số cộng mà nhỏ hơn 6 thì lấy ngay số đó làm hào động.
(Trừ dần cho 6 nghĩa là lần đầu ta trừ, số dư ra lớn hơn 6, thì ta phải trừ cho 6 thêm một lần nữa)
Ở đây số của quẻ Ly là 3, số của quẻ  Khôn là 8.
Vậy tổng cộng 8 + 3 = 11, rồi lấy  11- 6 = 5. Hào động là hào 5. Hào 5 (quẻ Địa Hoả Mình Di) là hào âm, sẽ biến thành dương.


                                            (Hình 4 - Biến quẻ)

Trong trường hợp này, quẻ chủ (chính) chỉ vào thời hiện tại là khó khăn: phải che bớt cái ánh sáng của mình đi, kiên nhẫn chờ thời, chỉ hoạt động văn tài viết lách,
Đó là quẻ xấu. Lời triệu (thoán t) là: " qua hà chiết cầu" nên chờ thời cơ tốt,
Quẻ tiếp là Thủy Hỏa Ký Tế lại là quẻ tốt, đó là việc đã xong, là quẻ tốt với lời triệu là: " kim bảng đề danh ".

***

Tóm lại phương pháp suy đoán dựa trên quẻ chỉ có tác dụng tham khảo về xu thế
và nói về những điểm chung nhất. Nó luôn căn dặn con người phải giữ lấy chính đạo, trung thực, dũng cảm và biết nắm bắt thời cơ (hợp Thời). Tuyệt đối không được mang màu sắc mê tín dị đoan. Suy đoán về Dịch không nên cụ thể vào một việc nào đó, mà phải chú ý vào tổng thể. Nếu ai suy đoán theo thần thánh mê tín, họ sẽ làm biến đổi tinh thần của Dịch và như vậy không còn  Dịch nữa.

(Còn tiếp phần 6)
                                                                                     Nguyên Lạc
..................
Tham Kho

Nguyn Hiến Lê, Ngô Tt T, Wu Wei, Richard Wilhelm, Kiu Xuân Dũng, Đông A Sáng, Internet, Facebook...
@. Nếu vi trục trặc in ấn, các hình Quẻ trông không rõ, xin các bạn tham khảo lại hình tại: "Danh sách 64 quẻ trong Kinh Dịch" ở bài 2.

10 nhận xét:

  1. Dể hiểu, nhưng có nơi tính trên bàn tay bát quái tháng tại Cấn là tháng Giêng, Chấn là 2+3, Tốn là 4...nhưng đây lại Cấn là tháng Chập và tháng Giêng . Vậy khi bấm sẽ lệch tháng. Thầy cho biết cách nào là chính xác.Xét theo lịch âm thì tháng 11+12 thuộc Khảm thì đúng hơn vì Khảm thuộc thủy, hướng bắc thuộc tiết mùa ĐÔng

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn Unknown phản hồi, tôi trân trọng sự tìm hiểu của bạn. Xin trả lời:
    - Theo tôi tham khảo và học hỏi nhiều sách trong cũng như ngoài nước thì như tôi đã nói trong bài viết: Cấn là tháng Chập và tháng Giêng , Chấn là tháng 2; còn bạn nói Cấn là tháng Giêng, Chấn là 2+3 ... Cái này tôi không dám khẳng định ai đúng ai sai. Tùy bạn
    - "Khảm thuộc thủy, hướng bắc ": Đúng, trong hình bàn tay - Hậu Thiên Bát Quái tôi đưa ra: Khảm hướng Bắc , Li hướng Nam, Đoài hướng Tây và Chấn hướng Đông. Bạn nhìn lại hình HTBQ. Nên nhớ là hình ngược với phương hướn thực tế ta nhìn.
    - Xin nói thêm vài hàng: Trong bài tôi đã nói "Người xưa khi cần kíp và không có phương tiện, thường dùng phép bấm độn để tìm hào và quẻ. Nhưng phép này kém ứng nghiệm hơn so với phép cỏ thi (thẻ tre) và gieo đồng tiền" Trong Dịch có luật Cảm Ứng: Phải thành khẩn thì Dịch mới ỨNG cho. Thành khẩn nhất là lấy Quẻ bằng cỏ thi hay thẻ tre, Ít hơn chút là lắy quẻ bằng 3 đồng tiền ... Bạn có thể xem lại ở bài 4. Nhớ là tự mình lập quẻ , tự mình giải đoán mới tốt, nhờ người, có tiền bạc dự vào sẽ không tốt như tôi đã noi. Xin đọc lại.
    Gởi bạn hình này

    Số Quái Tên Bản chất tự nhiên Ngũ hành Hướng theo Tiên Thiên/Hậu Thiên Bát Quái
    1 ||| (☰) Càn (乾 qián) Trời (天) dương kim nam/tây bắc
    2 ||: (☱) Đoài (兌 duì) Đầm (hồ) (澤) âm kim đông nam/tây
    3 |:| (☲) Ly (離 lý) Hỏa (lửa) (火) âm hỏa đông/nam
    4 |:: (☳) Chấn (震 zhèn) Sấm (雷) dương mộc đông bắc/đông
    5 :|| (☴) Tốn (巽 xùn) Gió (風) âm mộc tây nam/đông nam
    6 :|: (☵) Khảm (坎 kǎn) Nước (水) dương thủy tây/bắc
    7 ::| (☶) Cấn (艮 gèn) Núi (山) dương thổ tây bắc/đông bắc
    8 ::: (☷) Khôn (坤 kūn) Đất (地) âm thổ bắc/tây nam
    .
    Nguyên Lạc

    Trả lờiXóa
  3. bác ơi cho con hỏi hào 5 là âm biến thành dương là sao ạ mà theo vị trí TTBQ thì 5 là Tốn mà sao lại là Khảm ạ giải thích giúp con với. Con cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  4. Trả lời
    1. Hào động hay hào biến: ÂM (--) biến thành DƯƠNG (–) và ngược lại DƯƠNG (–) biến thành ÂM (--)
    Thí dụ :
    Trong bài viết trên
    Hào 5 (quẻ Địa Hoả Mình Di) là hào âm, sẽ biến thành dương. (Nhớ là số hào từ dưới đếm lên)
    2. "theo vị trí TTBQ thì 5 là Tốn mà sao lại là Khảm"
    - Ai gọi là Khảm? Xem lại phản hồi trên: 6 :|: (☵) Khảm

    Trả lờiXóa
  5. ngày là thượng, giờ là hạ. Xa là thượng gần là hạ, ngoài là thượng trong là hạ, bác coi lại xem bác có bị lộn quẻ thượng và hạ không?

    Trả lờiXóa
  6. Trả lời bạn Nặc danh:
    Tám quẻ nguyên thủy (bát quái ) gọi là đơn quái (quẻ đơn). Sáu mươi bốn quẻ mới được tạo ra từ việc chồng bát quái gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biệt với tám quẻ nguyên thủy, đơn quái (quẻ đơn).
    Nội Quái và Ngọai Quái:
    Mỗi quẻ trùng gồm hai quẻ đơn: Quẻ đơn ở dưới gọi là nội quái, quẻ đơn ở trên gọi là ngoại quái.
    (Trích Quẻ Dịch bài 2)
    Mời bạn đọc lại bài 2, cũng như các bài khác nếu có thời gian rồi cho tôi biết ý bạn, tôi sẽ học hỏi. Bạn có quyền cho rằng tôi sai, bạn thì đúng, tùy.

    Trả lờiXóa
  7. Dạ cháu chỉ thắc mắc là vì không biết như thế nào là chính xác vì có thầy dạy rằng khi độn để lập quẻ dịch, ngày là ngoại quái (thượng quái) còn giờ là hạ quái. Trong ví dụ và cách của bác lại ngược lại và sec cho ra quẻ khác và ý nghĩa cũng sẽ khác. Mong bác chỉ dẫn thêm

    Trả lờiXóa
  8. Ở đầu bài tôi có ghi:"về Bấm Độn, tôi tham khảo từ: THS.BS Kiều Xuân Dũng cùng với sự tìm tòi thêm của mình, xin ghi ra đây." Tôi học hỏi và tin theo Kiều Xuân Dũng. Bạn có thể tin theo thầy của bạn. Tôi cũng đang học hỏi giống bạn như tôi đã nói từ đầu, ở bài 1. Vậy nha

    Trả lờiXóa

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ