Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

TRẢ LỜI BÀI “THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyên Lạc


            
                               Tác giả Nguyên Lạc

       TRẢ LỜI BÀI “THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...
       CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                    Nguyên Lạc
DẪN NHẬP
Tôi xin dùng những lời của ông Đặng Xuân Xuyến (chữ nghiêng) sửa đổi vài chữ cho hợp (chữ đứng) để làm lời nói đầu và vài phần cuối bài:
"Tôi không có ý định "trả lời ông Đặng Xuân Xuyến vbài: "THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ... - Đặng Xuân Xuyến (https://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/thua-chuyen-cung-ban-oc-ve-bai-viet-cua.html) vì không muốn bị cuốn vào những tranh cãi làm phí phạm thời gian bởi mấy việc chẳng đâu vào đâu với ông, nhưng một số người bạn và các trang web thân hữu khuyên tôi nên trả lời nên tôi ngồi gõ đôi dòng.
Bài của ông Đặng Xuân Xuyến đã được đăng tải trên nhiều trang trong cũng như ngoài nước, nếu tôi không trả lời thì "bất kính", chứ thật ra tôi không có nhiều thời gian cho những chuyện như thế này, làm phiền độc giả. Nhưng chuyện chẳng đặng đừng.
Tôi lọc ra mấy điểm ông Đặng Xuân Xuyến nêu trong bài dài vài nghìn chữ: THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...”, rườm rà vì không chân thật, đầy âm mưu không hợp với hai chữ TRÍ THỨC, để thưa cùng bạn đọc.
 Tại sao không hợp với trí thức? Xin thưa: Ông Đặng Xuân Xuyến và ông Chậu Thạch, cũng là nhà binh thơ bạn ông, cùng một số fans đã hành xử vượt quá giới hạn cho phép của người TRÍ THỨC:  Không dùng "kính ngữ", mà   lại dùng "ngôn ngữ đường phố" tấn công cá nhân tôi trong tranh biện trên Facebook. Đây là những lời của các ông y mà tôi đã copy lưu tr:
-- "Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
-- "thằng đó đúng là ngu mà không chịu nhận ngu vì không biết nó ngu"(Đặng Xuân Xuyến)
Nên biết rằng: Ném một trái banh vào bức tường thì trái banh dội lại; ném sân si vào tường đời thì sân si cũng sẽ dội lại giống vậy, mạnh nhẹ tuy sức ném.
Quan niệm của tôi về cuộc sống riêng minh là: Không sợ người ta ghét, mà rất sợ người ta KHINH. Tại sao KHINH?: Không lương thiện với lòng.

TRẢ LỜI BÀI ÔNG ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tôi sẽ lần lượt trả lời các điểm trong bài của ông Đặng Xuân Xuyến đã nêu ra để phê phán bài viết tôi :
I.
Ông Đặng Xuân Xuyến nói:
[ ... Tôi nghĩ, hẳn khá nhiều người đều hiểu:
- Ơ là tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên trong những tình huống bất ngờ mà chủ thể chưa có thời gian cảm nhận để có phản ứng thích hợp.
Ví dụ: Ơ... sao ngu thế!
- ÔI là tiếng thốt ra biểu lộ xúc động mạnh mẽ trước nỗi đau đã thấm sâu hoặc trước điều không ngờ.
Ví dụ: Ôi! Hắn đểu thế!
Nếu thay chữ Ơi như bày vẽ của ông Nguyên Lạc:
“Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơi! Lấy chồng...”
thì câu thơ thành vô duyên, ngớ ngẩn khi nhân vật trong thơ đang xót xa vì tình yêu tan vỡ.][Đặng Xuân Xuyến ]

Nguyên Lạc trả lời:
-- Những lời nói này của ông Đặng Xuân Xuyến đúng, chỉ có cái là ông tự mâu thuẫn với chính mình và cũng nhập nhằng tránh né. Xin đọc lại đoạn ông khen chữ Ơ! trong bài bình thơ Phúc Toản : [ “Ơ”, biểu hiện của tâm trạng bất lực, rồi buông thõng bằng câu xác tín: “Lấy chồng…” của tâm trạng thất vọng, chán chường.]
Xin nhấn mạnh lại cái chữ Ơ! ông vừa nói là biểu hiện "của tâm trạng bất lực, tâm trạng thất vọng, chán chường", sao ở đây ông lại nói "biểu lộ sự ngạc nhiên trong những tình huống bất ngờ". Thất vọng, chán chường ̣(có nghĩa là buồn đau) đâu rồi? Ch nói đến "sự ngạc nhiên"? Đây là lời ông nói : "Ơ là tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên..."
-- Tôi đã giải thích rõ về chữ Ơ và ƠI/ÔI trong bài viết của tôi, đây tôi đành phải giải thích lại.
Trước hết xin ghi lại 4 câu thơ:
Thật rồivẫn ngỡ là mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng
Gừng cay, muối mặn xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng
                                        (Phúc Toản)

Thật rồi: Có nghĩa là hoàn toàn xác định người con gái đã lấy chồng. Do đó: Lấy chồng! Em lấy chồng! [ dấu chấm than (!), dấu xác nhận] có nghĩa là biết chắc chắn là người con gái đã ưng thuận lấy chồng, rồi Ơ! Lấy chồng... chỉ là sự ngạc nhiên, nó cũng giống như Ơ! Lấy chồng? - có dấu ? - (ngạc nhiên Em lấy chồng hả?) Tương tự như: Ơ! em bỏ tôi hả? Chữ Ơ! ở đây chỉ là ngạc nhiên, đâu có buồn, chưa buồn. Đúng như lời ông nói trên: "Ơ là tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên..." . Nếu ngay vị trí này, ta thay bằng chữ ÔI! hay ƠI! thì nó mới diễn tả đúng nỗi buồn thấm thía, nát lòng: Lấy chồng! (em đã lấy chồng!)  Em lấy chồng! (em đã lấy chồng!) Ôi/Ơi! Lấy chồng…(hỡi ôi/ơi! Em đã lấy chồng rồi) Rồi từ nỗi buồn thấm thía này mới dẫn đến các câu sau.
Ông Đặng Xuân Xuyến là nhà thơ, nhà binh thơ chắc chắn biết điều này . Nhưng ở đây có câu hỏi: Tại sao ông không nói ra? Vì lẽ gì? Nếu ông nói là không biết thì tôi không hỏi, còn nếu biết thì vì lẽ gì không nói ra? Tại sao phải "nhập nhằng"? Vậy mà ông còn chê ngược lại tôi làm "câu thơ thành vô duyên, ngớ ngẩn"

 II.
Ông Đặng Xuân Xuyến nói:
[Dân gian dùng vị mặn của muối, vị cay của gừng đưa vào ca dao, tục ngữ làm hình ảnh tượng trưng cho tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết, khó quên của tình yêu đôi lứa, của tình nghĩa vợ chồng đã gắn bó cùng nhau trải qua những đắng cay, được mất... của cuộc đời - một tượng hình rất dân dã, chân thực mà sâu sắc. Việc nhà thơ Phúc Toản dùng vị mặn của muối, vị cay của gừng vào thơ, để xót xa mối tình khắng khít, sâu đậm bị tan vỡ đâu có sai?! ]

Nguyên Lạc trả lời:
Ông Đặng Xuân Xuyến nói tương đối đúng:  "khó quên của tình yêu đôi lứa, của tình nghĩa vợ chồng đã gắn bó cùng nhau trải qua những đắng cay, được mất... của cuộc đời "
Nhưng hai người phải sống chung "thật sự" với nhau mới "trải qua những đắng cay, được mất... của cuộc đời". Nếu chỉ yêu nhau lén lút, không sống với nhau thì làm sao trải qua những đắng cay...? Ở đây cô gái vẫn sống với cha mẹ, rồi vu quy, đoạn nào nói hai người sống thật sự với nhau (ngoài vòng lễ giáo) đâu?, xin ông chỉ cho rồi hãy chê tôi:" Thật là buồn cười khi ông Nguyên Lạc ngô nghê cho rằng câu "gừng cay, muối mặn" chỉ được dùng khi trai gái đã thành vợ thành chồng"
Nói thêm vài hàng: Không biết ngoài bắc quê của ông thế nào, chứ dân quê trong nam tôi, nếu muốn sống nhau lén lút thì hai người trai gái phải dẫn nhau đi trốn khỏi làng quê họ ở. Giả dụ như sau đó cô gái tr về nhà với cha mẹ vì thấy chàng trai chẳng ra gì, hoặc cha mẹ tìm bắt lại, thì chàng trai cũng đâu có dám trở về quê mà đứng bên bờ sông nhìn theo "thuyền trôi về bến lạ". Do đó, trong ngữ cảnh của bài thơ, chàng trai và cô gái chưa từng sống gắn bó với nhau, chỉ yêu thương lén lút nên không thể có câu "gừng cay, muối mặn"

 III.
Hai chữ NỖI và NIỀM
1.
[...Hẳn ai cũng hiểu BÂNG KHUÂNG là cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, không rõ ràng khiến tâm trạng gần như ngẩn ngơ. Như thế, nếu thay chữ BÂNG KHUÂNG [...] thì câu thơ như sau
Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi mừng...”
sẽ không diễn tả được tâm trạng giằng co nửa cười nửa khóc của chàng trai trong ngày đại hỷ của cô gái, chẳng khác gì việc cố tình tạo hình cho nhân vật: giữa mùa hè mặc quần đùi, khoác áo bông, chạy lông nhông ngoài đường phố...] [Đặng Xuân Xuyến]
Ông nói câu trên rất chính xác, tôi bái phục! Xin phép dựa vào ý này của ông rồi mở rộng ra so sánh chút xem sao.
BÂNG KHUÂNG là cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, không rõ ràng khiến tâm trạng gần như ngẩn ngơ:
Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người,
Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi. (Kiều) (Stratu-từ điển Việt )
Chữ "bâng khuâng" cũng hàm chứa "nỗi buồn", xem như "nỗi buồn". Vậy thì nếu ta thay thế "bâng khuâng" bằng "nỗi buồn" thì nghĩa câu thơ cũng xem như giống nhau, phải không các bạn?
Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi mừng...” bây giờ thành: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng... "
Vì đã nói nghĩa hai câu giống nhau, nên câu mới to ra này :"Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng... " (do thay thế chữ)  đúng theo như ông Đặng Xuân Xuyến đ nói: "sẽ không diễn tả được tâm trạng giằng co nửa cười nửa khóc của chàng trai trong ngày đại hỷ của cô gái, chẳng khác gì việc cố tình tạo hình cho nhân vật: giữa mùa hè mặc quần đùi, khoác áo bông, chạy lông nhông ngoài đường phố...]
Đúng là "giữa mùa hè mặc quần đùi, khoác áo bông, chạy lông nhông ngoài đường phố..." Cám ơn ông đã nói giùm tôi.
Cái rắc rối là do hai chữ NỖI MỪNG: Phải không có nó, phải thay thế nó bằng chữ thích hợp thì mới không có vấn đề, còn có cụm từ “nỗi mừng” là bài thơ còn có vấn đề.
Cám ơn ông lần nữa đã đồng thuận với tôi và còn giải thích rõ thêm. Đây xin mời độc giả đọc đoạn trích từ bài viết của tôi:
[...Tóm lại, còn có cụm từ "nỗi mừng" là bài thơ còn có vấn đề, phải thay thế nó bằng cụm từ nào đó thích hợp với ý t bài thơ để dự phòng những rắc rối ngoài muốn xy ra như tôi đ nói trên...]
[... Theo tôi (xin nói chỉ là chủ quan) phải thay ch"nỗi mừng" bằng chữ nào khác phù hợp với tứ bài thơ để giải quyết các vấn đề nêu trên:
Thí dụ như dùng chữ bâng khuâng ta gii quyết được điệp từ và chuyện rắc rối lẫn lộn giữa buồn/mừng nêu trên. Lúc này câu thơ s như thế này:
Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi buồn...
Đây chỉ là thí dgợi ý,  quyền là ở tác giả bài thơ, ông là người "sáng tạo" ...][Nguyên Lạc]
2.
Có vài điều xin được hỏi ông Đặng Xuân Xuyến:
-- Trong câu thơ tôi đề nghị thay thế hai chữ "nỗi mừng" bằng chữ thí dụ như "bâng khuâng", câu thơ đề nghị khi được thay thế cuối câu là "nỗi buồn", sao khi ông trích dẫn lại "cố tình" ghi là NỖI MỪNG? Đây là câu thơ khi thay thế của tôi: "Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi buồn...". Còn ông ghi : “Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi mừng...”
Có ý gì không ông khi thay thế chữ "nỗi buồn" của tôi bằng chữ "nỗi mừng"?
-- Ông đã biết rõ s"bất cập" của chữ NỖI MỪNG và NỖI BUỒN ở trong câu giống như tôi nghĩ, vậy sao ông không nói ra? Vì lẽ gì? Giống như ở phần bàn về chữ Ơ! trên.
-- Ông có cần tôi nói thêm về việc ông chỉ ghi ra các câu comment của ông và cố tình không trích dẫn ra các câu của tôi không?

 IV.
Ông Đặng Xuân Xuyến nói:
 "Ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... "
"quy chụp tôi là kẻ nịnh nọt, mắc bệnh cuồng vĩ như ông đã từng chụp mũ ông Châu Thạch, ông Phạm Ngọc Thái trong 2 bài viết mà nhà thơ La Thụy đã vô tình chuyển qua email tới tôi."

Nguyên Lạc trả lời:
-- Tôi xin xác nhận tôi có phê phán ông Phạm Ngọc Thái mắc chứng bệnh vĩ cuồng (chứ không phải cuồng vĩ ) Tôi phê phán vì ông ta tự cho mình là NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI, THI BÁ, MỘT NHÀ KIỆT TÁC THƠ TÌNH, vân vân... và ông ta bình một bài thơ của nữ thi sĩ rất trẻ, một bài thơ rất bình thường với ngôn từ có vấn đề như: Quật mồ, cướp, tranh thủây là "văn" nói - đọc tới những chữ nầy sao tôi thấy “rợn tóc gáy”) vậy mà ông Phạm Ngọc Thái lại khen là tuỵêt vời và so sánh với BẢN TÌNH CA XÔ-NÁT (Sonata).
-- Tôi đã phê phán hai ông Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền: Hai ông này thì chắc không cần giải thích. Đây là lời của tôi:
"Đừng như hai ngài Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền, những người mắc bệnh VĨ CUỒNG (mégalomanie, megalomania) muốn làm mai một nó (Mai một tiếng Việt)" (CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT - “KẢI KẮQ (CẢI CÁCH) TIẾQ VIỆT” CỦA CỤ FÓ GS/TS (GIẤY) "BUỒI" HIỀN
-- Đoạn nào tôi "quy chụp Đặng Xuân Xuyến là kẻ nịnh nọt, mắc bệnh cuồng vĩ như ông đã từng chụp mũ ông Châu Thạch". Ông Châu Thạch thì tôi có phê phán về việc ông chia ra 2 loi thơ Đường: "Thơ Đường hiện đại" và "thơ Đường hậu hiện đại", vì làm gì có "thơ Đường hậu hiện đại": Thơ Đường là thơ Đường. Chính điều này ông ta đã thù tôi và cố tìm lý lẽ để tấn công tôi, chứ tôi không bao giờ quy chụp ông ấy mắc chứng vĩ cuồng . Ông Đặng Xuân Xuyến nên nói rõ lại.

 V.
Về câu trích của ông Đặng Xuân Xuyến:
"Trên trang nhà Đặng Xuân Xuyến, nhìn kỷ thấy trên ngực (cổ áo Veston cà - vạt) của nhà thơ Phúc Toản có logo "quốc huy sao vàng".
Tôi xác nhận là có nói, và đây là toàn câu trong bài viết của tôi: ( (https://nguyenlac.blog/2019/02/14/vai-suy-nghi-khi-doc-bai-binh-tho-thuyen-theo-ben-la-nguyen-la%CC%A3c/ )
[...Lâu lắm rồi, tôi thường gặp câu nầy:  "Dưới ánh sáng..."    "Nhờ ơn..." gì gì đó...tác giả mới viết được bài này... Và những lời "hít hà" khen các bài văn thơ của của những người ve cổ áo veston trước ngực logo "quốc huy sao vàng"  (cấp lãnh đạo). Ai mà dám nói thật, ai mà dám chê trong thời này? Vì sợ, vì muốn lấy lòng để được hưởng chút "ơn mưa móc". (Về vụ "sợ" hình như nhà văn Tô Hoài đã có lần thừa nhận, nếu tôi nhớ không lầm) Nhưng bây giờ là thời khác, không thể làm giống thế được, phải "lương thiện" với lòng, phải "chính danh" là trí thức là nhà bình luận . Nhà bình luận nên nhớ lại “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán đã nhắc ở trên.
Trên trang nhà Đặng Xuân Xuyến, nhìn kỷ thấy trên ngực (cổ áo Veston cà - vạt) của nhà thơ Phúc Toản có logo "quốc huy sao vàng"...] [Nguyên Lạc]

Tôi xin giải thích rõ về đoạn trích nầy:
- Đó là chuyện có thật, thời trước 1975 ở miền bắc XHCN và kéo dài khoảng hơn 10 năm sau khi miền bắc chiến thắng miền nam, cả nước "tiến lên" XHCN. Bây giờ không phải là thời đó nữa, nên không cần phải như trước.
- Việc nhà thơ Phúc Toản có logo "quốc huy sao vàng" trên ngực (cổ áo Veston cà - vạt)  là việc có thật trên trang của Đặng Xuân Xuyến, tôi chỉ nói sự thật (xin xem hình trong bài viết: (http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/01/vai-suy-nghi-khi-oc-thuyen-theo-ben-la.html)
còn chuyện suy diễn ra sao thì tùy, tôi không "cố tình quy chụp" ai c, cũng như không cố tính "mượn lời" người khác để tấn công cá nhân một cách vô c như bài viết “TƯNg TỬNG” 7 CHUYỆN ... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH của ông Đặng Xuân Xuyến nhằm vào tôi và bạn tôi, nhà binh thơ Phạm Đức Nhì. Mời các bạn xem tại đây:

LỜI KẾT
Xin được dùng lời của ông (có chỉnh sửa nhẹ) để kết thúc bài:
" Tối thiểu ông Đặng Xuân Xuyến phải làm được 2 điều:
- Hiểu mình nói gì, viết gì.
- Phải lương thiện với lòng
Nhưng tôi tin đó là 2 điều quá xa xỉ với ông Đặng Xuân Xuyến!
Đó là những gì tôi trả lời ông, hy vọng chuyện này dừng nơi đây. Tôi muốn dùng thời giờ cho việc văn chương thuần túy. Chào ông Đặng Xuân Xuyến.
Trân trọng
                                                                                   Nguyên Lạc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ