THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ
Trên trang
facebook cá nhân, ngày 28 tháng 10 năm 2018, tôi viết vài dòng kệ:
Ngẫu hứng bình thơ
thiên hạ
Tấm lòng thấu cảm bật
ra
Dở hay mặc người bình
bán
Cứ là hồn nhiên như
tiên
Là mấy dòng
khái quát về thầy phong thủy Bùi Đồng, người bình khá nhiều thơ của bạn bè trên
facebook dưới dạng những dòng comment.
Nhà bình thơ Bùi Đồng
Nhà bình thơ Bùi Đồng
Ông bình thơ
rất ngẫu hứng và lời bình của ông phiêu diêu, lãng tử. Chất ngẫu hứng trong lời
bình của ông đậm nét hương đồng gió nội, và cảm xúc thì tuôn trào theo mạch, tự
nhiên, không bị lý trí cầm cương, chỉ đạo nên chất lãng tử trong câu chữ của
ông mang nét dân dã, nhiều khi phảng phất chút yếu tố tâm linh huyền bí, nhưng
lại rất tự nhiên, không hề gượng ép. Ông bình thơ bằng những rung cảm bất chợt
xuất hiện từ những câu chữ của thơ, dẫn giải những rung cảm đó bằng ngôn ngữ đời
thường, không cố tạo dáng khoe mẽ bằng những câu từ ra vẻ bác học, hiện đại nên
người đọc tiếp nhận lời bình với tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái.
Khi đọc bài “Hơi thở của núi rừng trong bài thơ CHUNG”,
nhà thơ Yên Sơn đã gửi thư qua email (yenson68@gmail.com) tới tôi:
“Một bài bình thơ rất độc đáo. Độc
đáo ở chỗ thấy được cả những hoang sơ, hồn nhiên trong hơi thơ của nhà thơ;
không như những "nhà bình thơ thiên tài" ưa đem cái tôi của mình áp đặt
vào thơ người khác đến nỗi đọc xong chả hiểu là nhà phê bình văn học tài ba ấy
nói cái gì! Xin cám ơn anh Bùi Đồng.”
Ông bình thơ
cũng lạ lắm. Chả cần quan tâm tới tác giả bài thơ là ai? Cũng chả cần biết bài
thơ đó đã có ai bình chưa? Và bài bình đó hay dở thế nào? Thích bài thơ thì ông
bình, viết như vội chép để kịp ghi lại những cảm xúc bất chợt xuất hiện khi đọc
thơ. Thế thôi!
Hãy nghe ông
thổ lộ:
“Ta bỗng dưng không còn là mình nữa,
ta bị thơ ngấm đẫm, ta bị thơ chuốc say... để buồn không ra buồn, say chả ra
say của trạng thái ngộ tình.
Gió thốc ngược gối giường
trống vắng
…...
Đông mình em / cây đường
lập cập
Đông mình em / sương muối
buốt khuya
Đến đây người đọc lại bị dụ vào tử
huyệt lần nữa. Mặc dù biết thiếu phụ một mình rồi nhưng lặp từ: “đông mình em”
làm dâng lên sự cô đơn đến chua xót tàn khốc. Cái cây run lập cập kia, làn
sương muối đùng đục buốt giá ấy có khác nào tâm trạng người?
Bất giác ta nhớ bài ĐÊM ĐÔNG và lần nữa
buông tiếng thở dài đồng cảm.”
(Gọi Đêm Trở Gió - Bài thơ hiếm lạ của
Bùi Cửu Trường)
Có lẽ, vì
không phải là nhà phê bình văn học chuyên nghiệp, cũng không thích bị gán danh
là người viết phê bình văn học nên ông không quan tâm tới việc mài rũa câu từ,
trau chuốt văn phong cho nhuần nhuyễn, cho có dáng dấp của lối “văn chương bác học”, cũng không mấy câu
nệ chuyện khen chê của bạn đọc nên ông bình thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, say
như “lên đồng”.
Những bài
(đúng ra là những comment) bình thơ của ông rất ít khi bàn về nghệ thuật thi
pháp mà thường là những khám phá, những rung cảm của ông trước vẻ đẹp nằm sâu
trong ngữ nghĩa, ý tứ của bài thơ. Chẳng thế mà khi nhà thơ Phạm Đức Nhì nhận
xét tác giả Bùi Đồng “bình thơ mà không
bàn thi pháp”, ông đã nhã nhặn vài dòng comment: “Đọc thơ nó thú ở cái ý tứ, ngữ nghĩa trước đã và thích thì cứ tuôn cái
cảm giác ấy để chia sẻ với tác giả và bạn thơ thôi (tạm gọi là bình thơ). Phạm
Đức Nhì thì thưởng thơ bằng cách nhấm nháp, nhâm nhi, soi kỹ một cách có tình
và nghiêm khắc. Có nhiều phát hiện mới đáng để học qua bài viết của anh. Thôi
thì, cứ vậy đi, mỗi người đều thể hiện cái thấy, cái tình của mình, theo cách của
mình cũng đáng trân trọng lắm chứ.”
Ông cũng rất
thẳng thắn, không câu nệ khi viết comment dưới những bài thơ, những bài bình
thơ của bè bạn trên facsebook. Ví như, khi đọc nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường
bình bài thơ “Hương Quê”, mặc các nhà
thơ, nhà văn: Đồng Thị Chúc, Bùi Thị Sơn, Châu Thạch,... ưu ái comment khen tặng,
ông ‘phê’ thẳng tưng: - “Hương cốm duyềnh
lên? Từ duyềnh này chỉ sự dâng lên đột ngột của nước biển, mà hương cốm chỉ phảng
phất, ý tứ, mơn man tỏa lan thôi, sao thô bạo tràn sang nhà hàng xóm.... Tác giả
đã tầm thường hoá hương cốm mất rồi. Nếu không có lỗi này thì bài thơ hoàn hảo,
đáng nhớ.”, khiến nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường ái ngại, tế nhị gửi tôi
tin nhắn: - “Cháu xin lỗi bác Bùi Đồng hộ
cô vì DUYỀNH là chữ đầu tiên ĐẬP VÀO MẮT, làm cho bài thơ này khác lạ và tạo
nên cái tưng tửng khó chịu cho người đọc đấy... hihiiii…” Tôi đã trả lời
bà: - “Cô ơi, chú Bùi Đồng là người trực
tính nhưng rất tốt. Nhận xét đó tuy có phần chủ quan nhưng xuất phát từ chữ TÂM
cô ạ.”
Vâng. Ông là
thế. Thẳng thắn viết comment cảm hứng “tức
thì” dưới những status là thơ hoặc bình thơ của bè bạn. Ông viết những
comment đó chỉ để giải tỏa tâm trạng “bức
bách” trước sức hút từ câu, chữ của bài thơ, không phải để “phê bình” hoặc “lý luận” về thi pháp, tư tưởng... của bài thơ, của tác giả thơ nên
ông không mấy quan tâm tới phản ứng của người đọc.
Ông nương cảm
xúc theo ngữ, nghĩa của câu chữ để “luận”,
để “tán” cảm xúc đang hưng phấn,
nhưng có lẽ vì thích thì ghi lại mạch cảm xúc đang tuôn trào nên những comment
của ông thường ngắn gọn, súc tích và luôn tạo cảm giác “thòm thèm” nơi người đọc. Ví như khi ông viết comment dưới bài thơ
NHỚ của Hoàng Ngọc:
“Đêm chưa qua, mà ngày
chưa tới.
Trong cái chạng vạng như buổi hỗn
mang của càn khôn thiên địa. Thì nỗi nhớ mang tầm vũ trụ của một tinh vân với
tinh cầu cũng bao la lắm, như giọt nước mắt của ngọn bạch lạp cứ lắt lay và nhỏ
giọt rồi lắp đầy tâm khảm. Đọc lướt thì như vậy nhưng ngẫm kỹ lại thấy tầm vóc
của nỗi nhớ nỗi nhớ nối hai bờ quá khứ, hiện tại. “ngọn nến hồ tàn còn nhỏ lệ.
Thân tằm đến chết vẫn vương tơ”
Tự nhiên nhớ
đến vần thơ cổ cũng khẩu khí na ná như thế .
Trăng chẳng ngủ bao giờ, ở nơi đó có
khi nào con thao thức...như ta???
Ta lo lắm, nếu một ngày nào đó con
chót chạm vào giấc mơ thì với bản lĩnh, thần lực như con liệu có thể theo kịp
cái mênh mông, bao la như một hố đen cuốn hút để rồi biến mất trong cõi uyên
nguyên ngàn trùng ấy không?
Lo lắm, nỗi lo của từ mẫu, của sư phụ
mãi dõi theo người con của nhân duyên, thiên định.
Đọc bài thơ thấy rõ sự chông chênh hiếm
có của Hoàng Ngọc trong lúc đất trời chuyển mình khi âm chưa qua, dương chưa tới.
Thật khó ngờ!”
Không ít những
comment ngắn gọn, súc tích, phảng phất chút phiêu diêu giữa cõi thực với cõi hư
vô như thế. Và chính từ những comment “kiệm
lời” ấy, ông như đã thổi vào câu thơ, bài thơ thêm luồng sinh khí để câu
thơ, bài thơ thêm tươi tắn, hay hơn, đẹp hơn. Phải chăng ông đã đạt tới cảnh giới
ngay trong cả những comment?!
Không dùng
những câu chữ mỹ miều để phong tặng cho các tác giả thơ, cũng không cao giọng
chỉ trích người viết thế này, thế kia, ông công tâm ghi nhận những thành công của
họ, những sáng tạo của họ, tuy có kiệm lời nhưng lời văn nhã nhặn, chân thành,
đủ ý, đủ tình trong những đánh giá ấy đủ làm ấm lòng người đọc và ấm lòng cả
người sáng tác.
Xin trích dẫn
vài trường hợp để bạn đọc tham khảo:
- “Thật đắt,
thật người, với cái gió heo may se lạnh, chính gió cũng không tin mình nữa,
chính gió cũng khẽ khàng, rón rén vì sợ cái lạnh của nhiệt độ thấp và cả cái lạnh
tê tái của cõi lòng buốt giá. Gió là ta, hay ta là gió?
Để heo may rụt rè hoá
thành gió rét.
Hay thật. Câu thơ làm mọi người bất
ngờ phát hiện ra tác giả đã chín.
Thơ Đinh Sỹ Minh khác trước rất nhiều,
thay vì dàn trải, kể lể thì nay cô đọng, chắt chiu từ ngữ, tập trung vào cảm
xúc mà không bị gò lại bởi vần điệu, ước lệ nữa.
Đã thấy phong cách riêng của Đinh Sỹ
Minh rõ nét hơn.”
(Trích:
comment bài thơ LỬNG THU của Đinh Sỹ Minh)
- “Tất cả biến ảo vô hình. Khi nhìn ra chân lý
như ngọn đèn bùng lên lần cuối và tự an ủi cho một khoảng thời gian ngây ngô dại
khờ, ngọt ngào và đắng chát đan xen, thì:
Tháng ba sấm dậy
Tháng năm lúa sây bông
Tàn thu, lụi đông
Năm sót lại đen xì đêm
củ mật.
Chẳng có sự thay đổi, lột xác để trưởng
thành hơn mà không có đau đớn. Vẫn hơi thơ, mạch dứt khoát, cô đọng như một câu
thành ngữ và cách dùng từ dân dã đã làm người đọc thú vị và bị cuốn hút.
Tác giả đã chín rồi và cách quan sát,
hoài niệm, cách dùng hình ảnh thật chắc chắn làm cho bài thơ sống động và chạm
vào khoảng riêng tư của tình người làm họ trân trọng.”
(Trích: Vài
cảm nhận về bài thơ “Yêu Và Không Yêu”)
- “Đọc thơ Trần Thị Bảo Thư phải nhắm
từ từ, phải thật tĩnh mới ngấm được cái men lìm lịm chất đời.
Rượu tàn, tàn cả trăng
khuya
Tìm nhau gai xước đầm
đìa dấu môi
Đốt lên rưng rức khói đời
Tiễn nhau cũng chỉ một
thôi đoạn trường
Bài thơ đã được đẩy lên cao trào, thần
thơ xuất hiện, trăng tàn, rượu tàn, khói đời rưng rức, kệ gai xước, dấu môi cứ
đầm đìa... một loạt tính từ bạo dạn, nhuần nhuyễn kết hợp tài tình làm nên hồn
thơ mạnh mẽ. Đến đây bỗng thèm có một tri nhân để mà say như vậy.”
(Trích: Đọc “Vô Hình Bỉ Ngạn” của Trần
Thị Bảo Thư)
- “Bài thơ hay ở chỗ dùng từ, đọc lên
người đọc cũng chuếnh choáng, nhớn nhác theo: xáo xác, vét vớt, chênh chao, te
tẻ, nhớn nhác là những cặp từ được đặt đúng chỗ, hợp với tâm cảnh, hồn người
nên cứ thấy hay.
Điều đặc biệt là bài thơ không thể chỉnh
sửa, sắp xếp lại cấu trúc câu từ vì ý đủ, lời chỉnh, từ cô đọng. Đặc biệt hơn
là cả bài không có đại từ nhân xưng nên đọc lên ai cũng thấy mình trong đó và
đó chính là thủ pháp "hỏa mù" chả ai “bắt đền”, “kiện cáo”, “cấu véo”
được của tác giả...
Ồ! Mà lạ chưa: tâm động qua một cái
nhón chân thi vị.”
(Trích: Một
cái nhón chân... thật lạ)
-
“Quay về nhón hạt thóc
cười
Vểnh nghe trâu ợ ra lời
rạ rơm
(...) Tác giả thấy hạt thóc cười
(tách mầm) qua cái nhón tay vô thức mong manh mà được cả một nụ cười của ngũ
hành, vũ trụ: thành trụ hoại diệt! (thông qua cái nhón tay và hạt thóc tưởng
như vô hồn)
Văn Thuỳ là vậy, vừa giống thiền sư,
vừa giống bác nông dân mộc mạc, chân chất... lang thang, cần mẫn trên thửa ruộng
đời bề bộn.
Con trâu là đầu cơ nghiệp nhưng tác
giả nghe cả tiếng chóp chép nhai lại để: ợ ra lời rạ rơm!
Câu thơ xuất thần, hiếm gặp! Cái ợ
hơi với nhiều người đọc vội sẽ thấy thô thiển nhưng đọc kỹ sẽ thấy hồn quê,
hương đồng nội được hình thành từ rơm rạ, một vòng luân hồi: hạt thóc, nhành mạ,
cây lúa, rơm rạ, qua dạ dầy trâu lại trở lại ruộng đồng, cây lúa!”
(Trích: Cảm sự lạ... trong “Hồn Rơm” của
Văn Thùy)
Ông bình thơ
dưới dạng viết comment trên facebook khá nhiều nhưng ông không viết thành bài
status để chia sẻ với bạn bè hoặc gửi đăng trên các trang web vì ông quan niệm:
- “Đọc thơ nó thú ở cái ý tứ, ngữ nghĩa
trước đã và thích thì cứ tuôn cái cảm giác ấy để chia sẻ với tác giả và bạn thơ
thôi”. Đó là nét cá tính đặc biệt ở ông. Tôi không biết như thế là nên hay
không nên?!
Kết bạn trên
facebook với ông từ tháng 09 năm 2016. Chưa gặp ông ngoài đời nhưng qua những
status về văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử của ông, nhất là những lần “trao đổi” với ông qua facebook, điện
thoại... tôi cảm nhận ông là người thiện tâm.
Đọc những
status và những comment bình thơ của ông,... tôi cảm nhận trong đó ấm áp những
chất đời, tình đời.
Văn là người.
Không biết với những người khác có phải như thế hay không, nhưng với ông thì
tôi tin đúng là vậy!
Hà Nội, chiều 15 tháng 11 năm 2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ