Ảnh Tuyết Nga
PHẠM
NGỌC THÁI VỚI THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT
Tuyết Nga
Đây là thiên tình ca từ biệt của một mối tình, một cuộc
chia tay đầy nước mắt, song... xem ra hai người vẫn đang còn yêu nhau rất tha
thiết ! Vậy, vì một lý do nào đó ta không biết ? Như lời chàng đã than:
Anh vẫn thương em dù duyên phận bẽ bàng
Chẳng phải vì em, chẳng phải anh
không muốn
Nhưng em ạ ! KIỀU đã nói rồi,
đó là bể sống...
Tình giữa trần ai, nước mắt trộn cơm
chan.
(câu 17 - 20)
Giờ ta hãy
đi vào khổ thơ mở đầu:
Nén hương lòng anh tưởng niệm mối tình em
Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng
Giọt lệ đắng em hòa cùng anh uống
Chốn xa vời người lữ khách đứng dừng
chân.
Đọc bốn câu
thơ này, tôi bỗng liên tưởng tới bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử,
đã viết gửi cho người con gái ở phương trời xa:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Thi nhân nhớ
đến những hình ảnh về thôn hương, nơi nàng Hoàng Cúc đã ở: những hàng cau trong
nắng sớm mai với vườn cây xanh mướt. Cái màu xanh trong trí tưởng, nên
"xanh như ngọc" vậy - Còn trong bài thơ "Người thôn nữ miền sông
nước", Phạm Ngọc Thái cũng nhớ về quê em:
Bóng trúc vắng, làng quê xanh viễn vọng
"xanh
viễn vọng" là màu xanh của sự cách biệt nghìn trùng, xa vời vợi... Hình ảnh
" trúc" trong câu thơ của Hàn Mặc Tử: Lá trúc che ngang mặt chữ điền
/- là biểu tượng về làng quê. Còn "mặt chữ điền" tượng trưng cho
khuôn mặt người đàn ông theo nghĩa cổ phương đông - Câu thơ ý nói đến sự cách
ngăn giữa thi nhân với nàng Hoàng Cúc, cả về không gian và trong tình đời.
Bài thơ của
Phạm Ngọc Thái cũng nói tới biểu tượng "bóng trúc vắng" - Ta chưa biết
hình ảnh bóng trúc ở đây, có mối liên hệ thân thiết như thế nào với người thôn
nữ miền sông nước kia ? Ý nhà thơ muốn nói rằng: "bóng trúc" ấy với
anh giờ đây mãi mãi thành xa cách - Hai cái mảng màu giữa "bóng trúc vắng"
và "làng quê xanh viễn vọng" kết hợp với nhau... để diễn tả về sự
chia ly giữa anh và nàng, cả về không gian và tình yêu - Tạo nên một sự cách
ngăn thăm thẳm.
Còn giọt lệ
đắng đót mà cả hai cùng hòa vào uống chung đó: Giọt lệ đắng em hòa cùng anh uống
/- Nghĩa là, một cuộc chia ly mà trái tim họ cùng đau. Nhà thơ như một người viễn
khách bồn chồn nhìn về phía xa xăm, nơi người yêu ở:
Chốn xa vời người lữ khách đứng dừng chân
Một khổ thơ
có bốn câu, hình tượng thơ lóng lánh mà sâu xa, câu nào cũng mang đầy ý để khái
quát cả khung cảnh và nghĩa tình của cuộc chia biệt thắm thiết này.
Tôi bình
sang khổ thứ hai - với giọng thơ trầm bổng, lâm ly... nhà thơ tiếp tục gẩy cây
đàn tình ngân vang, tạo thành một khúc ca bi tráng:
Xin
để lại cho đời vài khúc ca ngân
Nghìn năm sau - Thế nhân ơi, hãy nhớ !
Tấm hình ta cùng nàng một thưở
Và cuộc tình nước mắt lẫn yêu thương.
Bài thơ có
12 khổ 48 câu: Hai khổ thơ ba và bốn, nói về sự ân hận trong lòng nhà thơ: Anh
đã không thể giúp cho người yêu thoát ra khỏi nỗi khổ đường đời:
Anh không thể mang em theo trọn kiếp thi
nhân
Giúp em vượt qua đời bể dâu khốn khổ
Chỉ đành hẹn
với em sẽ chung tình ở kiếp sau:
Anh vẫn chờ em ở dưới suối vàng
Ta hãy quên đi thế giới đầy bạo loạn
Để cùng em kết trăm năm tình bạn
Của tình yêu tự trái tim anh !
Những dòng
thơ ấy thể hiện tình yêu tha thiết trong trái tim chàng, một tình thương trọn vẹn
trước sau không thay lòng đổi dạ, dù xã hội thăng trầm và cuộc sống có rối ren.
Đọc những dòng thi trào ra từ tâm linh nhà thơ, tôi chạnh nhớ tới những lời thơ
trăng trối của các thi sĩ xưa nay, để lại cho người yêu. Hữu Anh từng viết:
Nếu tôi chết dương trần em ở lại
Lúc xây mồ hãy đắp đất cho tôi
Chút luyến lưu phàm thế của người đời
Tôi
cảm nhận chút hương tình còn xót.
(Nếu tôi chết)
Còn trong
bài "Người thôn nữ miền sông nước" này, thi nhân Phạm Ngọc Thái nhắn
nhủ với em:
Mai có đến gặp lại anh bên nấm mồ
nơi chân trời, xứ sở
Xõa tóc mà than khóc cõi dương gian...
Chà, khúc
tình ca mới thật dào dạt làm sao ! Ý tưởng của bài thơ nói về cõi trần ai...
nhuốm mầu kinh Phật. Dẫu phải chia xa, lòng chàng vẫn xót thương cho cuộc đời
người thôn nữ vô vàn. Anh an ủi nàng:
Dẫu phải biệt xa...
anh có hạnh phúc đâu em ?
Vẫn
biết đời em cũng hòa dòng lệ đắng
Ừ, thì trang nam anh khinh thường kiếp
nạn
Chỉ thương em là phận nữ nhi.
Từ trong
sâu thẳm cuộc tình ấy, họ đã hòa chung để đến với nhau bằng một nỗi cảm thông
sâu sắc về cuộc đời. Hẳn em yêu của nhà thơ Phạm Ngọc Thái cũng là một nữ thi
sĩ. Tôi bỗng nhớ về mối tình của thi nhân Hàn Mặc Tử với nữ sĩ Mai Đình ? Bởi vậy,
anh mới khuyên nhủ người tình:
Hãy vững bước lên em vào thế giới của ca thi
Sẽ giúp em quên mọi điều sầu muộn
Anh chỉ tiếc không thể dìu em tới bến...
Mong đất trời có Thượng đế đỡ em đi !?!
Như đã nói,
tính tôn giáo trong bài thơ mang mầu sắc của kinh thánh: Nhà thơ cầu nguyện với
đất trời, thượng đế phù hộ cho em yêu... cất cao thế giới của thi ca, để vượt
qua mọi nỗi sầu bi cuộc đời. Suốt khúc tình ca, tràn ngập lòng nhân ái trào ra
từ trong trái tim chàng.
Bài thơ được
chia làm hai phần, cách nhau bởi một "hoa thị" (*) - Giờ tôi xin phân
tích phần hai:
Thơ viết đã dài mà chẳng thỏa nỗi tình si
Ta lại cất tiếng gọi tên em:
- Người thôn nữ miền sông nước...
Mai dân tộc có đặt ta nằm ở nơi nào
dưới gầm trời tổ quốc
Hãy đưa mộ nàng về
chôn cạnh nấm mồ ta.
Lòng thi
nhân da diết bên hình bóng người yêu đến mức độ, mai nếu chết đi vẫn mong được
đời chôn chung bên mộ nàng. Chàng hẹn kiếp sau, sẽ cùng nàng kết duyên trăm năm
chồng vợ. Ở đây ta còn thấy, bài thơ mang ý nghĩa lên án chiến tranh, ca ngợi
tình yêu trong cuộc sống con người:
Để con cháu đời đời cất cao bản tình ca
"Không có chiến tranh,
chỉ có tình yêu bất diệt ! "
Anh sẽ nâng hình em bay trên đất trời
nước Việt
Vượt qua mọi chủ nghĩa tới muôn năm.
Đức nhân ái
của con người đứng trên mọi tuyên ngôn đảng phái. Các chủ nghĩa có thể thay
nhau, nhưng tình yêu muôn đời bất diệt ! Cùng với thi ca... anh sẽ mang tình em
đi khắp bầu trời tổ quốc, qua mọi thời đại tới mai sau. Cuối cùng nhà thơ đã kết:
Em hãy hòa nước mắt vào
viết những bản tình ca
Nó vĩ đại hơn các luận ngôn đảng phái
Ta sẽ là ánh sao băng trên thiên hà
sông núi
Anh đợi đón em về
trong thế giới bên kia.
"Người
thôn nữ miền sông nước" không chỉ là một áng thơ tình sâu lắng, nó còn thấm
đẫm tính triết luận cõi nhân sinh... mang dáng dấp của một bản hùng ca về
"tình yêu và cuộc sống" ! Bài thơ không dừng lại ở tình thương yêu,
chia sẻ nỗi xa xót, an ủi em:
Ôi ! Người thôn nữ anh thương
Cuộc tình mình dù đắng đót bao nhiêu
Nhưng hãy nghe lời anh:
- Ta được nhiều hơn mất...
Đã giúp em nhìn ra nghĩa sống
trong bể đời khốn kiếp
Vượt lên bão táp, phong ba.
Tình thi đã
vượt lên mang tính nhân văn xã hội sâu sắc. Nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã để lại
cho văn đàn Việt... một thiên tình ca trác tuyệt ! Có khả năng tồn tại trong nền
văn học nước nhà và sống với nhân gian.
Hà Nội,
mùa đông 2018
TUYẾT NGA
GV Trường ĐH Khoa học
Xã hội Nhân văn
Nhà
thơ Phạm Ngọc Thái
NGƯỜI
THÔN NỮ MIỀN SÔNG NƯỚC
Nén hương lòng anh tưởng
niệm mối tình em
Bóng trúc vắng, làng quê
xanh viễn vọng
Giọt lệ đắng em hòa cùng
anh uống
Chốn xa vời người lữ
khách đứng dừng chân.
Xin để lại cho đời vài
khúc ca ngân
Nghìn năm sau - Thế nhân
ơi, hãy nhớ !
Tấm hình ta cùng nàng một
thưở
Và cuộc tình nước mắt lẫn
yêu thương.
Anh không thể mang em
theo trọn kiếp thi nhân
Giúp em vượt qua đời bể
dâu khốn khổ
Mai có đến gặp lại anh
bên nấm mồ
nơi chân trời,
xứ sở
Xõa tóc mà than khóc cõi
dương gian...
Anh vẫn chờ em ở dưới suối
vàng
Ta hãy quên đi thế giới đầy
bạo loạn
Để cùng em kết trăm năm
tình bạn
Của tình yêu tự trái tim
anh !
Anh vẫn thương em dù
duyên phận bẽ bàng
Chẳng phải vì em, chẳng
phải anh không muốn
Nhưng em ạ ! KIỀU đã nói
rồi,
đó là bể
sống...
Tình giữa trần ai, nước mắt
trộn cơm chan.
Dẫu phải biệt xa...
anh có hạnh phúc đâu
em ?
Vẫn biết đời em cũng hòa
dòng lệ đắng
Ừ, thì trang nam anh
khinh thường kiếp nạn
Chỉ thương em là phận nữ
nhi.
Hãy vững bước lên em vào
thế giới của ca thi
Sẽ giúp em quên mọi điều
sầu muộn
Anh chỉ tiếc không thể
dìu em tới bến...
Mong đất trời có Thượng đế
đỡ em đi !?
Thơ viết đã dài mà chẳng
thỏa nỗi tình si
Ta lại cất tiếng gọi tên
em:
- Người thôn nữ miền sông nước...
Mai dân tộc có đặt ta nằm
ở nơi nào
dưới gầm trời
tổ quốc
Hãy đưa mộ nàng về
chôn cạnh nấm mồ
ta.
Để con cháu đời đời cất
cao bản tình ca
" Không có chiến
tranh,
chỉ có tình yêu bất
diệt ! "
Anh sẽ nâng hình em bay
trên đất trời nước Việt
Vượt qua mọi chủ nghĩa tới
muôn năm.
Hãy đi cùng anh, mình
không chết đâu em
Kinh thánh đã dậy rồi:
nay chỉ là "cõi tạm"
Khi biết vượt qua đủ buồn
đau, khổ nạn
Mới vào được ngôi đền...
- Tòa Thánh của tình
yêu !
Ôi ! Người thôn nữ anh
thương
Cuộc tình mình dù đắng
đót bao nhiêu
Nhưng hãy nghe lời anh:
- Ta được nhiều hơn mất...
Đã giúp em nhìn ra nghĩa
sống
trong bể đời khốn kiếp
Vượt lên bão táp, phong
ba.
Em hãy hòa nước mắt vào
viết những bản tình ca
Nó vĩ đại hơn các luận
ngôn đảng phái
Ta sẽ là ánh sao băng
trên thiên hà sông núi
Anh đợi đón em về
trong thế giới
bên kia.
PHẠM NGỌC THÁI
8/11/2018
Sáng mùa đông năm Mậu Tuất
https://www.facebook.com/tranmy.giong/posts/1703662319739617
Trả lờiXóaNHÂN ĐỌC MỘT ĐOẠN “CÒM” TRÊN FB TMG
“Do Hoang: Ông Gióng chẳn hiểu gì thơ ca lại tung hứng Phạm Ngọc Thái. - Một thằng dở hơi - Đỗ Hoàng
Trần Mỹ Giống: Bác Đỗ Hoàng ơi, tôi đã tuyên bố tình nguyện dùng trang của tôi làm sân chơi cho tất cả ai thích chơi nên phải xử lý công bằng với mọi người. Bài hay dở do bạn đọc phán xử, tùy khen chê. Miễn là không vi phạm pháp luật là tôi đều đăng thôi mà bác. Bác xem có bài nào của bạn văn nhờ đăng tôi bình, giới thiệu đâu mà bác bảo tung hứng….Việc hiểu thơ ca thế nào còn tùy vào năng lực cảm nhận mỗi người, cùng một tác phẩm, ông này bảo thối nhưng ông khác bảo thơm… Tiêu chí của cái hiểu cũng mỗi người mỗi khác, mỗi thời mỗi khác mà bác. Có thể hôm nay ta vỗ ngực mình đúng, nhưng biết đâu ngày mai lại là sai, và ngược lại, thực tế ấy bác quá hiểu còn gì.
Do Hoang: Vè của thằng Hàng Buồm vớ vẩn!
Do Hoang: Ôi người thôn nữ anh thương - Thơ Lồn Thối1”
(Hết trích)
Đố là đoạn trích trong phần còm ở bài PHẠM NGỌC THÁI VỚI THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT của TUYẾT NGA giảng viên Trường Đại học KH xã hội và nhân văn gửi đăng trang blog và FB của TMG.
Khi đọc còm đầu tiên của nhà thơ Đỗ Hoàng, tôi đồ ngay rằng nhà thơ này chắc có thù oán hay ấn tượng gì với nhà thơ Phạm Ngọc Thái nên ông chả cần xem lướt mà mới chỉ thoảng qua cái tên bài đã vội chụp ngay cho tôi cái tội tung hứng nhà thơ Phạm Ngọc Thái.
Bài bình đó đâu phải của tôi, của cô giáo Đại học KHXXNV Tuyết Nga đấy chứ. Tôi chỉ là người quản trị sân chơi chung cho tất cả những ai muốn vào chơi thôi. Tôi tôn trọng và có thái độ bình đẳng với tất cả các bạn vào sân chơi của tôi, người dân thường cũng như người có học hàm, học vị, hay khoác áo hội viên hội này hội kia cũng có giá trị như nhau mà thôi. Miễn là bài của các vị không vi phạm pháp luật thì đều được lên trang của tôi, nếu muốn. Vậy thì há cớ gì Đỗ Hoàng lại nói tôi không hiểu gì về thơ và tung hứng Phạm Ngọc Thái? Cái vế nói tôi “không hiểu gì về thơ” tôi không quan tâm, đó là ý kiến của cá nhân Đỗ Hoàng. Có lần trên còm ở một bài của Đỗ Hoàng, ông đã võ quyết gọi tôi là “Nhà báo” trong khi tôi hoàn toàn không phải nhà báo. Tôi chỉ quan tâm đến vế sau nói về Phạm Ngọc Thái thôi. Vậy nên tôi mới ngờ ngợ Đỗ Hoàng có thù oán gì với Phạm Ngọc Thái.
Rôi tôi lại nghĩ: Người có tài thường lắm tật. Cái tật phổ biến nhất là tính kiêu căng, tự phụ. Kiêu căng tự phụ thì tất nhìn ai cũng dưới tầm mình.
Đỗ Hoàng cũng là người có chút tài nên cái tật kiêu ngạo, chả coi ai ra gì có ở ông cũng dễ hiểu, chứ chắc ông chả có thù oán gì với Phạm Ngọc Thái. Nghĩ vậy nên tôi mới có cái còm trả lời Đỗ Hoàng như trên. Và ngay sau đó Đỗ Hoàng lại còm liền hai phát như trích dẫn trên đây. Tôi thấy không còn cần thiết trả lời Đỗ Hoàng nữa nên thôi.
Qua ví dụ về còm này tôi nghĩ:
- Khen chê là quyền của mỗi người, nhưng không nên võ đoán theo cái TÔI quá nặng của mình để tránh người đọc hiểu nhầm là kiêu căng, hợm hĩnh. Lý do ở chính mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi ý kiến, mỗi tác phẩm… đều có hai mặt đối lập của một thể thống nhất (điều này trẻ phổ thông bây giờ cũng hiểu). Thực tế ở trường hợp Phạm Ngọc Thái đấy, nhiều người phê chê hết lời, nhưng cũng nhiều người bình khen hết cỡ (mà họ cũng là người có học hàm, học vị, cũng khoác áo nhà thơ nhà văn cả đấy chứ).
- Khi còm thì xin tôn trọng người khác, không nên lấy thân nhân của đối tượng chả liên quan gì đến tác phẩm để chê bai mà vi phạm pháp luật. Thay vì việc đó, nên phân tích phê bình tác phẩm… để thể hiện mình hiểu biết, nói có lý, thuyết phục hơn.
- Khen chê gì thì cũng không nên dùng từ tục tĩu dễ bị người đọc nghĩ là mình văn hóa lùn…
TRẦN MỸ GIỐNG