Trịnh Công Sơn qua nét vẽ của Bửu Chỉ
ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Nguyên Lạc
SƠ LƯỢC Ý
CHÍNH BÀI CỦA GS HOÀNG
ĐẲNG
VÀ NHỮNG PHẢN HỒI
Nhân đọc bài viết: “Hiểu Đúng Nghĩa Câu Hát Của Trịnh Công Sơn Như Thế Nào?” của giáo sư Hoàng Đằng trên Văn Nghệ Quảng Trị, tôi xin “góp vui” mấy ý.
Độc giả có thể đọc bài viết theo link dưới:
HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? [1]
Đây là ý chính của bài viết cùng những bình luận đồng và không đồng thuận
Ý chính
Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có
một tấm lòng!
- Hỏi làm
gì, em biết không?
- Để gió
cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các
nhóm, các tổ chức …
Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió
cuốn đi!" là
làm được chi đó
rồi, xong việc, cho nó
chìm vào quên lãng, đừng nhắc đi nhắc
lại.[Hoàng
Đằng]
-- Không đồng thuận
TTV:
Từ xưa đến nay, người ta nói “để gió cuốn đi” nghĩa là mất hết, không còn gì hết, chớ không ai nói “để gió cuốn đi” là “đưa việc tốt của mình cho mọi người biết” … bao giờ. Chữ “cuốn đi” khác
với chữ “lan tỏa” một trời, một vực.
Có
người nói
với tôi
Trịnh Công
Sơn viết câu
này rất “không
nhân bản”; tấm lòng
mà để gió
cuốn đi thì
vô ý nghĩa, vì tấm lòng
đó bay mất hết. Người có
tấm lòng
thì phải làm
gì tốt đẹp cho đời chớ “để gió
cuốn đi” thì
xem như chẳng làm
chi hết… Thật tình,
tôi thấy những câu
trên của Trịnh Công
Sơn cũng không song suốt và
hơi nghịch lý;
nhưng vì ông là một “thần tượng âm
nhạc” nên
người ta cứ hùa
theo mà khen, rồi mỗi người cứ theo ý
chủ quan của mình
mà giảng giải. Thật ra, câu
văn “một tấm lòng
để gió
cuốn đi” rất tối nghĩa và
nghịch lý.
Trần Hào Trần Hào: Theo tôi cuốn đi không phải là lan tỏa, mà quên đi, nghĩa là làm việc thiện là bản năng tự nhiên của con người, không nhắc làm gì nữa…
-- Ba người đứng về phía giáo sư Hoàng Đằng.
Văn Thanh:
“Gió
vô tư, gió không có chủ đích,
gió cuốn theo thời vụ, việc tốt hay xấu
đều lan tỏa theo chiều gió một cách
tự nhiên,
và con người có
cảm thụ theo tâm
lý và hoàn cảnh…”
Hoàng Hữu Chiểu:
“Trong tự nhiên, hạt giống cũng nhờ "gió cuốn đi" để
tồn tại sự sống! Tấm lòng, cứ nghĩ, như hạt giống tốt vậy! Cũng nhờ "gió cuốn đi" để
rồi lan tỏa”.
Triêm Hoàng:
Một chiếc lá ở điểm A mà bị "gió cuốn đi" thì
nó sẽ tồn tại ở một điểm B nào
đó, chứ không
thể bị triệt tiêu
vì "gió cuốn đi". Hiểu như thế thì "gió cuốn đi" là để truyền bá, lan tỏa
“một tấm lòng”, mà Trịnh
Công
Sơn muốn gởi gắm với đời …
-- Ý kiến của Hoàng Đằng
Tôi vẫn giữ cách hiểu của tôi: “… Cần có một tấm lòng … để gió cuốn đi” là gió mang lòng tốt đến cho nhiều người biết. Từ “cuốn” không
phải làm
cho lòng tốt bị nhận chìm
mà đưa lòng tốt qua sự sàng
lọc của dư luận để xem đó
phải thật sự là
lòng tốt không.
-- Ý kiến của nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
[ ...Tôi cũng đồng ý với 3 người đứng về phía giáo sư Hoàng Đằng.
Tôi hiểu “tấm lòng” ở đây là “tâm ý tốt lành, thanh thản, hành xử nhân ái, vị tha, cao thượng”. Tại sao một tấm lòng
như vậy lại để gió
cuốn đi?
“Một tấm lòng”
dù đã biến thành
cách hành xử đầy nhân
ái, vị tha, cao thượng hay mới chỉ là
tâm lành, ý tốt cũng đều phát
xuất từ trái
tim. Nếu để nó
trụ mãi trong tim thì -
tâm sở này níu kéo tâm sở khác – không sớm thì muộn, nó sẽ bị biến dạng. Và nguy hiểm hơn nữa, nó sẽ thành đầu mối của vô vàn tâm sở bất thiện khác.
“Gió cuốn đi”, trong ngữ cảnh của bài
nhạc, theo tôi,
nên hiểu là
gió cuốn “tấm lòng”
ra khỏi trái
tim của người có
“tấm lòng”
đó. Chứ khi nó
đã ra khỏi chỗ nó
được phát
sinh thì đến được đâu
là tùy duyên. Người có
“tấm lòng”
không nên nỗ lực tác
động vào
hướng đi, điểm đến của nó.
...
Trịnh Công Sơn qua những ca khúc Cát Bụi, Bốn Mùa Thay Lá, Cho Một Người Nằm Xuống đã biểu lộ một sự am hiểu sâu sắc về lẽ vô thường của đạo Phật. Để Gió Cuốn Đi lại mon men đến chữ Tâm.
Tác giả của nó tuy chưa đạt đến trình độ “lý sự dung thông” như thiền sư Viên Minh trong thi phẩm Thơ Trên Cát, nhưng với ca từ ảo diệu, bàng bạc tính triết lý độc đáo của riêng mình ông đã tặng cho đời một phương cách đơn giản để giúp tâm được nhẹ nhàng và trong sáng. Hãy “Để Gió Cuốn Đi”...] [SAO LẠI ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI? Phạm Đức Nhì] [2]
Đây là nhận định của tôi - Nguyên Lạc:
Theo tôi, cả 2
phía
đều bàn
luận "trên
mây", giống như
trường hợp Jacques Prévert
-- Trường hợp Jacques Prévert
"Nhà thơ Jacque Prévert đi
vào câu lạc bộ bình
thơ của Pháp
tại Paris. Gặp lúc
các nhà bình thơ đem thơ ông ra mổ xẻ đủ loại, đủ điều nhưng chả có ai chú ý đến một người vô danh mới vào và chăm chú theo dõi
cuộc bình
thơ. Hết cuộc bình
thơ, người khách
lạ bước lên
sân khấu bắt tay các
diễn giả và
nói rằng: "Xin chân
thành cảm ơn tất cả các
ngài đã đem thơ tôi bình luận.
Thật sự tôi chưa bao giờ biết rằng tôi đã có những ý nghĩ lạ lùng cao xa ấy trong thơ mình và tôi cũng không ngờ thơ tôi lại hay như vậy. Cảm ơn các
ngài.
Nói xong, người khách lặng lẽ bước ra. Người khách
lạ ấy chính
là Jacque Prévert."
-- Hai chữ
"Trên mây" là tôi mượn tên
quyển sách
của cố văn sĩ Nguyễn Xuân
Hoàng "Người đi trên
mây". Bàn luận
"trên mây" là bàn luận
theo ý riêng của mình,
ngoài ý tác giả muốn nói.
Mãi lo nghĩ đến chuyện viển vong mà quên đi thực tế, thực trạng, cuộc đời, của xã hội lúc tác giả viết bài nhạc.
HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Đây là lời của giáo sư Hoàng Đằng:
"Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các
nhóm, các tổ chức ...
Tuy nhiên, ý nghĩa đích thực của mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng. Đại đa số nghĩ rằng "để gió
cuốn đi!" là
làm được chi đó
rồi, xong việc, cho nó
chìm vào quên lãng, đừng
nhắc đi nhắc lại.
Đúng, người làm việc thiện mà rồi tự mình nhắc đi nhắc lại như kể ơn thì
việc thiện của mình
giảm giá
trị rất nhiều, thậm chí
không còn giá trị"
Theo ngu ý
tôi, có lẽ ông
và các bạn bình
luận viên
kia bị ảnh hưởng bởi sách/
lời giảng của TT Thích Nhật Từ . Đây là ý của TT Thích Nhật Từ giảng lại cái ý của nhạc sĩ TCS:
"Người có tấm lòng là người nhiệt tình, tử tế, sẵn sàng dang tay giúp đỡ, mang lại niềm vui cho người khác.
Tấm lòng
đó có hai hướng: Tấm lòng
có điều kiện và
tấm lòng
vô điều kiện. Tấm lòng
có điều kiện lúc
nào cũng cần có
lời kêu
cứu, có
nỗi khổ, niềm đau, bế
tắc, có một
nhu cầu cần đến sựgiúp đỡ và gõcửa đúng nơi người có tấm lòng để ban tặng, tấm lòng đó mới có mặt. Rất nhiều người chúng
ta được xem là
người tử tế và
có tấm lòng,
nhưng quanh năm suốt
tháng chưa hẳn có ý tưởng chuyển tấm lòng đó thành hiện thực như sựgiúp đỡ tại viện dưỡng lão, mồ côi, khiếm thị…"
(Để gió cuốn đi - TT Thích Nhật Từ giảng tại chùa Xá Lợi ngày 9-8-2009)
Bài "Để gió cuốn đi" viết
năm 1971 lúc đất
nước tang thương do chiến
tranh,
có liên hệ gì đến "việc từ thiện"?!
Cả về bạn Phạm Đức Nhì:
“Gió cuốn đi”, trong ngữ cảnh của bài
nhạc, theo tôi,
nên hiểu là
gió cuốn “tấm lòng”
ra khỏi trái
tim của người có
“tấm lòng”
đó. Chứ khi nó
đã ra khỏi chỗ nó
được phát
sinh thì đến được đâu
là tùy duyên. Người có
“tấm lòng”
không nên nỗ lực tác
động vào
hướng đi, điểm đến của
nó.
Tác giả của nó tuy chưa đạt đến trình độ “lý sự dung thông” như thiền sư Viên Minh trong thi phẩm Thơ Trên Cát, nhưng với ca từ ảo diệu, bàng bạc tính triết lý độc đáo của riêng mình ông đã tặng cho đời một phương cách
đơn giản để giúp
tâm được nhẹ nhàng
và trong sáng"
[SAO LẠI ĐỂ GIÓ
CUỐN ĐI?
- Phạm Đức Nhì]
Năm 1971, năm bản nhạc này ra đời, năm của "dầu sôi lửa bỏng" tác giả đang hăng say viết nhạc chống lại chiến tranh (phản chiến)
thì
giờ đâu mà "lý sự dung thông”
Theo tôi các câu nhạc:
“Sống trong đời sống cần có
một tấm lòng,
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi” 1971
của bài nhạc "Để gió cuốn đi" ý nghĩa như thế này:
-- Ai trong chúng
ta cũng đều có
một tấm lòng,
một tấm lòng
nhân hậu - "Nhân chi sơ tính bổn thiện". Ai mà không rơi nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh, nhói tim lúc chứng kiến những tai nạn thương tâm.
-- "Để gió cuốn đi" nghe để an ủi lòng mình: Hãy sống thật “người”, sống như ngày mai ta và người không còn nữa.
HIỂU "SAI" NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Trong bài viết nêu trên GS Hoàng Đằng có viết: "... ý
nghĩa đích thực của
mấy lời hát trên chắc còn ít người hiểu đúng",
có nghĩa chỉ GS hiểu đúng
còn ngoài ra mọi người đều hiểu
SAI. Tôi
xin thử đem kiến thức "ít
ỏi"của mình ra để hiểu SAI câu nhạc trên xem sao.
Trước khi giải thích câu nhạc, tôi xin được dẫn ra trích đoạn này để các nhà bình trên thưởng lãm
[-- Muốn phê bình sâu sắc một bài thơ thường ta nên tìm hiểu rõ cuộc đời của tác giả qua lý lịch, qua cảc bài viết, hồi ức, các bài thơ đã đăng.
-- Là thơ Việt, người bình phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân,
căn bản triết lý
Đông Phuơng để dùng
nó khám phá những hàm
ẩn, "ý
tại ngôn
ngoại" của bài
thơ/ nhạc
-- Đừng đóng "hòm" trước rồi chặt chân xác chết cho vừa cái "hòm". Có
nghĩa là đừng đưa ra tiêu
chí chủ quan riêng
mình rồi ép
bài thơ/ nhạc được bình phải hợp theo. Không nên áp đặt như vậy...]
[Vài Ý Nghĩ Về Bình
Thơ - Nguyên Lạc]
[3]
Và điều quan trọng cần nhớ là trong thơ/ nhac, không cần chú trọng đến thứ tự trước sau của câu trong bài, chỉ cần nắm được cái ý, cái hồn là đủ.
I. VÀI HÀNG VỀ TRỊNH CÔNG SƠN
1. Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975,
ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối vòng tay lớn". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn
sau lời tuyên
bố đầu hàng
của Tổng thống Dương Văn Minh.
Trong bài
phát biểu, ông
kêu gọi người dân
miền Nam ủng hộ Chính
phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam
"Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng
ta giải phóng
hoàn toàn đất nước Việt Nam này...
Những điều mơ ước của các
bạn bấy lâu
là độc lập, tự do, và
thống nhất thì
hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết
quả đó...
Hôm nay tôi yêu cầu các
văn nghệ sĩ cách
mạng miền Nam Việt Nam, các
bạn trẻ và
Chính phủ Cách
mạng lâm
thời xem những kẻ ra đi là
những kẻ phản bội đất nước... Chính
phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì
để sợ hãi
mà ra đi cả. Đây
là cơ hội duy nhất và
đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam
được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những
điều chúng
ta mơ ước suốt mấy chục năm
nay. Tôi
xin tất cả các
bạn, thân
hữu và
cũng như những người chưa quen của
tôi
xin ở lại và
kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách
mạng lâm
thời để góp
tiếng nói
xây dựng miền Nam Việt Nam này..."
2. Từ đầu thập niên 1980,
khi bắt đầu được phép
lưu hành nhạc trong nước, ông
có viết một số bài
nhạc cách
mạng như "Em ở nông
trường em ra biên
giới", "Huyền thoại Mẹ",
"Ánh
sáng Mạc Tư Khoa", "Ra chợ ngày
thống nhất"
[Wikipedia][4]
3. Ý nghĩ tuyệt vời, theo tôi của Trịnh Công Sơn
"Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá
rẻ rúng
tôi biết rằng vinh quang chỉ
là
điều dối trá.
Tôi không còn gì để
chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông
hoa" - Trịnh Công
Sơn
4. Vài bài nhạc lý thú sau 1975
Tôi ơi đừng tuyệt vọng 1992
Tôi là ai mà còn
khi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế
Tôi là ai là ai là ai
Mà yêu quá đời này...
Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọn
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh
Tiến thoái lưỡng nan 1998
Ngày xưa lận đận
Không biết về đâu...
Tiến thoái lưỡng nan
Đi về lận đận
Ngày nay lận đận
Là ... giọt hư không.
(Tiến thoái lưỡng nan -Trịnh Công Sơn)
II. Ý VÀI BÀI NHẠC
-- Triết lý nhân sinh
Hai bài nhạc theo tôi đầy triết lý nhân sinh và liên quan
nhau là: "Cát Bụi" và "Để Gió Cuốn Đi”.
Bài hát
"Cát Bụi" 1965
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
...
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
...
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày
(Cát Bụi - Trịnh Công Sơn)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng con người chỉ là tổng hợp của tứ đại -
Thân tứ đại.
Thân tứ đại
Theo triết lý phương Đông là
bốn chất phổ quát
cũng là bốn cái
lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió,
lửa.
Theo triết lý của Phật giáo: Thân chúng ta chỉ là một tổ hợp tạm thời do đất-nước-gió-lửa kết hợp tạo thành. Chúng duyên hợp theo nghiệp lực và sau đó chúng tan rã
theo nghiệp lực.
Như những đám mây tụ rồi tan và lại tụ thành những đám mây khác nhau, thân người sẽ có ngày tan rã trở về với tứ đại. Và theo hoàn cảnh, tứ đại lại sẽ nhóm họp và mang
hình tướng khác.
Tuy nhiên đừng cảm thấy mọi sự đều
vô
ích vì ý tưởng “thân
bạn sẽ tan thành
tứ đại”.
"Danh từ Phật giáo hay dùng cụm từ "thân tứ đại" để chỉ cho cái
nhục thân
bằng xương thịt này
của chúng
ta. Tứ đại là
bốn yếu tố đất, nước,
gió, lửa.
Bốn yếu tố này có mặt khắp nơi , nên gọi là "đại" có nghĩa là lớn. Gọi là bốn yếu tố lớn vì nó là vật chất có mặt rộng khắp. Vật chất này
ở thân
ngừơi thì
gọi là
thân tứ đại. Đóa
hoa cũng là tứ đại, đám
mây cũng là tứ đại, hòn
sỏi cũng là
tứ đại, ngọn cỏ cũng là
tứ đại....v.v. và
v.v....vì cái gì là vật
chất thì có yếu tố tứ đại
Người tín đồ Phật Giáo thì quen gọi cái thân của mình là thân tứ đại. Tứ đại bất hòa thì có bệnh duyên. Tứ đại ly tan thì gọi là chết. Chết cái thân tứ đại thì người đời không nhìn thấy thân của mình nửa nên gọi là mình đã chết. Cái mà người ta gọi là chết là quá đơn giản. Theo đạo Phật thì cái thân này đâu phải chỉ là tứ đại như đóa hoa, như hòn sỏi, như đám mây. Nó còn có Không Đại, Kiến Đại và Thức Đại. Đủ bảy đại thì
mới trọn vẹn một con
người. Không Đại là cái hư không trống rỗng, rộng lớn đến vô
biên. Kiến Đại là
cái thấy biết của chúng
sanh, cái thấy biết này
cũng rộng lớn và
chu biến khắp nơi nên
gọi là
đại. Thức Đại là
cái nhận thức phân
biệt làm
chủ thể của cái
sống của chúng
sanh nên cũng gọi là
đại. Phải đủ bảy đại
thì mới gọi
là
một chúng
sanh hữu tình.
Còn hòn sỏi, đóa
hoa chỉ là
chúng sanh vô tình.
Với từ ngữ chúng sanh thì chúng ta hiểu rằng do chúng duyên (tức là nhiều yếu tố nên gọi là chúng duyên) hợp lại với nhau mà sanh khởi nên gọi là chúng sanh. Đóa hoa là
chúng sanh vô tình vì do tứ đại
giả hợp lại mà có cái gọi là Đóa Hoa. Con người là chúng sanh hữu tình bởi vì do bảy đại giả hợp lại mà có con người.
Duyên hợp thì là chúng sanh, duyên ly
thì thì đi theo nghiệp mà
tái sanh. Cái đi tái sanh đó là duyên nghiệp theo Kiến Đại và Thức Đại của chúng sanh mà luân hồi còn tứ đại thì cũng tan hoại trở về với lòng đất. Do biết rằng chết không phải là hết, vì vẫn còn luân hồi, không phủ nhận nhân quả, luôn tỉnh thức: Gieo nhân và vui lòng trả quả vì dòng thời gian là vô tận, nghiệp quả phải trả vay nên
ta không
thể nhắm mắt mà
làm liều làm
bậy, làm
điều ác
nhân"(Viết theo Minh Đức - Tạng thư Phật học)
Bài hát “Để Gió Cuốn Đi”, 1971
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng con người sống không chỉ để tồn tại mà "cần có một tấm lòng". Cuộc đời vốn dĩ công bằng, không cho ai tất cả nhưng cũng chẳng lấy đi của ai tất cả vì
thế "dù
đau buốt trái
tim" nhưng "còn cuộc đời
ta cứ vui".
"Để gió cuốn đi" là tình khúc giàu triết lý nhân sinh, phảng phất tinh thần đạo lý của Phật giáo.
Bài nhạc "Cát Bụi"
tôi phải giải thích
sâu vì nó rất cần thiết để hiểu
rõ
bài "Để Gió Cuốn Đi"
Ý NGHĨ RIÊNG VỀ CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
Tôi sẽ tổng hợp các bài hát: "Cát Bụi" 1965, Nối vòng tay lớn 1968, Để Gió Cuốn Đi 1971,Tôi
ơi đừng tuyệt vọng 1992, Tiến thoái
lưỡng nan 1998"...
để giải thích
cách hiểu SAI câu
nhạc của Trịnh Công
Sơn . Nhưng xin nên
nhớ rằng: Bài
nhạc "Để Gió Cuốn Đi" mãi đến sau nầy khoảng sau 1997 - 1998 (?) Trịnh Công Sơn mới công bố lại rộng rãi; trước 1975 cho mãi tới 1986 khi còn ở lại Việt Nam, còn sống trong "thiên đường", tôi chưa từng nghe. Do đó, ta có thể xem như Trịnh Công Sơn viết sau 1997, sau hơn 20 năm sống trong "thiên
đường" để tỏ rõ
tấm lòng
của mình,
theo tôi là tấm lòng
"nhân bản".
Và nó được biết đến nhiều sau
khi
cuốn sách và bài pháp thoại "Để Gió Cuốn Đi" của TT Thích Nhất Từ
giảng tại chùa Xá Lợi ngày 9-8-2009 và được ấn hành.
Về bài "Nối vòng tay lớn"
-- Ra mắt lần đầu vào năm 1970
Nối vòng tay lớn được sáng tác vào năm 1968 nhưng tới năm 1970 ca khúc mới được hát vang tại trại Nối vòng tay lớn dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam được tổ chức trong ngày
24 và 25/4/1970.
-- Hát trên đài
phát thanh vào ngày 30/4/1975
Đúng 3h chiều 30/4/1975, Đài phát thanh Sài Gòn
phát lời giới thiệu "Tôi,
nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn, rất vui mừng và
cảm động gặp, nói
chuyện với tất cả các
anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt
Nam này",
rồi vị nhạc sĩ lần đầu cất tiếng hát
ca khúc do chính mình sáng tác.
@ Chính bài nầy hát ngày 30/4 đã gây rất nhiều phiền não cho ông và chắc cũng gây cho ông sự ân hận theo đuổi cho đến mãn đời. Bằng chứng là những lời của cả hai bài
nhạc "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" 1992, "Tiến thoái lưỡng nan" 1998"...
Do chiến tranh đau thương quá dài, ai cũng mong được hòa bình, đất nước thống nhất, an vui. Nhưng đâu
ngờ sự dối gian, ngụy ngôn của "ai đó". Người dân, có tôi trong đó cũng vui mừng trong ngày 30/4, cứ nghĩ rằng sẽ "đổi đời". Nhưng đâu
ngờ chỉ vài
tháng sau thì ai cũng "bật
ngửa"
Tôi thường nghĩ:
"Văn chương và chính trị như hai gàu nước trên cái ròng rọc của giếng nước, ít khi nào cân bằng nhau. Cái này lên thì cái kia xuống, bên này trọng thì bên kia khinh. Người làm văn chương thường "mù" về chính trị, vì không biết dối gạt; và kẻ làm chính trị thường "mù" về văn chương, vì chưa từng mở lòng" (Nguyên Lạc)
Là nhạc sĩ, thi sĩ ngây thơ về chính trị, Trịnh Công Sơn đã bị lợi dụng cho một "mưu đồ", rồi bị "vắt
chanh bỏ vỏ" và
sau đó ân hận,
sám hối. Sau một thời gian sống trong "thiên
đường" ông
mới "sáng
mắt sáng
lòng", nhưng hỡi ơi đã
lỡ; ông bị dằn vặt trong niềm ân hận và sám hối qua các bài nhạc sau này, thi dụ như "Tôi ơi đừng tuyệt vọng"
.v.v...
Về bài "Để Gió Cuốn Đi"
Nguyễn Xuân Hoàng là tác giả câu văn lý thú sau đấy mà tôi tâm đắc
[...nghĩ
cho cùng trên đời này, tưởng là
chia tay mà vẫn là gặp gỡ, và
tưởng là gặp gỡ đôi
khi đã là chia tay. Con người giống như những hạt
bụi bay tán
loạn giữa bầu trời và tình cờ gặp nhau, rồi những con giông bất ngờ ập đến bắn tung ra, những hạt bụi lại rời nhau bảy về những phương
hướng khác.
Những hạt bụi có còn gặp lại nhau không
hay mãi mãi không bao giờ tái hợp? Nào
ai biết?... ] (Nguyễn Xuân
Hoàng)
Câu này theo tôi rất đúng ý với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về triết lý Phật giáo - như trong bài nhạc "Cát Bụi"
- hình như ông là một Phật tử thuần thành(?) Tôi sẽ dùng câu
văn này để giải thích
câu nhạc của ông trong bài "Để Gió
Cuốn Đi"
mà chúng ta đang "thương thảo".
Những hạt bụi (tứ đại) sẽ bị gió
cuốn bay đi, tan biến cùng
những ghét
thương, sân hận, vinh hoa tủi nhục,
giàu
có nghèo hèn, dối gian lọc
lừa .v.v... Thôi bay đi, tan biến đi, chỉ còn lại tấm lòng chân thật (tấm lòng đời sống
cần phải là tấm lòng
lương thiện, tấm lòng
nhân hậu, vì nếu giả trá, ác độc
thì
cần chi?)
Tôi xin viết lại câu nhạc như vầy theo cảm nhận của tôi:
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...
Để làm gì em biết không?
Sống trong đời sống cần có
một tấm lòng!
Hãy quên đi tất cả tha nhân ơi! quên đi những vụng dại, những ngây thơ sai lầm; hãy
nghĩ tới tấm lòng
chân thật, hiền lương, nhân bản.
LỜI KẾT
Đã gần nửa thế kỷ rồi, theo tôi: Trừ sự hung tàn, ngụy ngôn, tiếm danh... cần phải nhớ, cần phải ghi lại cho con cháu
biết mà
tránh vết xe đổ; chúng ta nên hãy quên, hãy tha thứ. Ai mà không ngây thơ, lầm lỗi ? Cái quan trọng là phải luôn chiêm nghiệm lại bản thân mình, thấy được khuyết điểm, có khi không do ý chí của mình, mà ăn năn sám hối, chỉnh sửa lại cho đúng, cho đẹp hơn, cho nhân bản. Còn
đối với tha nhân,
xin nên mở lòng
bao dung
Hãy “Để Gió Cuốn Đi” tất cả, chỉ chừa lại "Một tấm lòng" nhân bản và thiện lương!
Time is the best medicine! Look forward
to the future with a sincere heart. Best wishes
you all!
Nguyên Lạc
.......................
Ghi chú:
[1]
HIỂU ĐÚNG
NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG
SƠN NHƯ THẾ NÀO?
- Hoàng Đằng
[2]
SAO LẠI ĐỂ GIÓ
CUỐN ĐI? Phạm Đức Nhì
[3]
MỘT CÁCH
BÌNH THƠ - Nguyên Lạc
[4]
Trịnh Công
Sơn-Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
1. Để Gió Cuốn Đi - Trịnh Công Sơn
Sống trong đời sống
cần có
một tấm lòng,
Để làm
gì em biết không?
Để gió
cuốn đi, để gió
cuốn đi...
Gió
cuốn đi cho mây
qua dòng sông,
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông,
Ôi trái tim đang bay theo thời gian, 1971
2. Cát Bụi 1965 - Trịnh Công Sơn
Hạt bụi nào hóa kiếp
thân
tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
...
Hạt bụi nào
hóa kiếp thân
tôi
Để một mai tôi về làm
cát bụi
...
Bao nhiêu
năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc
trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào
chết một ngày
3. Nối vòng Tay Lớn - Trịnh Công Sơn
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng
tay lớn mãi
để nối sơn hà
Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng
như bão
cát quay cuồng trời rộng
Bàn
tay ta nắm nối tròn
một vòng
Việt Nam
...
Từ Bắc vô
Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng
hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác
cheo leo, tay ta vượt đèo
Từ quê
nghèo lên phố lớn, nắm tay nối liền
Biển xanh sông
gấm nối liền một vòng
tử sinh
bài viết sai từ câu trích dẫn bài hát: Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng
Trả lờiXóaĐể làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi" mỗi một ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn được trao chuốt và có ý nghĩa riêng, không thể cứ sửa là sửa.
Chúc Bác cả tuần nhiều niềm vui.
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/de-gio-cuon-di-hong-nhung.FxmHI9xKV2.html