Nguồn: http://thonnu.blogtiengviet.net/2011/01/15/hi_sau_hoa_a_aoct_naorng_la_ai
Tác giả Đỗ Hùng
THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ?
Đỗ Hùng
Trong tập nhạc Kỷ Vật Của Chúng Ta của nhạc sĩ Phạm
Duy (hình như) do Nhà xuất bản Gìn Vàng Giữ Ngọc phát hành vào khoảng đầu thập
niên 1970, có một ca khúc tựa đề là Đi Vào Quê Hương, phổ thơ Hoa Đất Nắng.
Ca khúc này đã được các chị Diễm Chi, chị Khánh Ly
trình bày và được phát trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn.
Trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã xếp loại
những ca khúc ra đời trong giai đoạn này (khoảng giữa thập niên 60) là Tâm Phẫn
Ca. Bài hát khá hay, vả lại khi các chị Diễm Chi, Khánh Ly đã chọn bài để trình
bày thì thường thường là bài... phải hay mới được (!) Chúng ta có thể nghe lại ở đây…
Tôi xin phép chép lại lời của bài hát đó để quý vị
tham khảo:
ĐI
VÀO QUÊ HƯƠNG
(Saigon - 1966)
(Saigon - 1966)
Nhạc: Phạm Duy
Lời: Hoa Đất Nắng
Tôi
vào quê hương bằng cuộn dây thép gai
Đồng
cỏ cha tôi, tôi trói gô hình hài
Tôi
đào thông hào, trồng cây chông nhọn hoắt
Tôi
giơ tay cao, tôi cấu tôi cào
Tôi
vào quê hương bằng xe traction
Chở
mìn clay-mo, plát-tíc đi ngoài đường
Tôi
đặt lên sườn Mẹ Việt Nam gầy ốm
Ôi
Mẹ tan tành ! Ôi Mẹ phanh thân !
Tôi
vào quê hương bằng dòng nước mắt
Nước
mắt vợ chồng, nước mắt cha con
Nước
mắt bạn bè, nước mắt anh em
Tôi
lội tôi bơi mệt nhoài trong đó
Máu
loang từ đầu, chảy xuống ruột mềm
Tôi
vào quê hương qua nòng thép súng
Lửa
cháy trong làng, lửa cháy trong thôn
Lửa
cháy trong lòng, lửa cháy trong tim
Trên
da mặt tôi mọc lên cổ thụ
Cổ
thụ sai oằn lựu đạn mooc-chiê !
Tôi
vào quê hương bằng một gánh hát quê
Đả
đảo hoan hô tôi đứng lên làm hề
Lũ
trẻ ngù ngờ cười phun nước miếng
Trên
da mặt tôi, trên yếm, trên đầu
Tôi
vào quê hương quà tặng nhớ đem theo
Một
khẩu thompson hay chiếc súng cộng đồng
Mỗi
thằng một đứa, dành cho nhau một phát
Mỗi
đứa một thằng, dành một phát cho nhau.
Đã 41 năm qua từ ngày bài hát này ra đời, riêng tôi
thì vẫn ghi nhớ tên của thi sĩ bài thơ là Hoa Đất Nắng, mà không biết ông là
ai, và cũng chẳng nghe ai nói gì về ông hay thêm một thi phẩm nào nữa của ông. Cho mãi đến gần đây...
Trong một dịp tình cờ đi ngang qua thị trấn Phan Rí,
Bình Thuận, tôi được gửi tặng 1 tập bản thảo thơ đánh máy vi tính từ ông Huỳnh
Hữu Võ, một thi sĩ địa phương. Ở trong tập bản thảo này có 30 bài thơ được sáng
tác trong thập niên những năm 1960. Thi sĩ Huỳnh Hữu Võ tự giới thiệu về mình ở
trang bìa :
“…
Sinh năm 1942 tại Phan Rí, Tuy Phong, Bình Thuận. Hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Quân
Đội Sài Gòn (1968-1975).
Tham
dự Đại Hội Văn Nghệ Sĩ Toàn Quân tại Trại Đào Bá Phước, đường Lê Văn Duyệt, Sài
Gòn (1970).
Trừ
tạp chí Văn, Huỳnh Hữu Võ có thơ đăng ở các tạp chí văn nghệ thời bấy giờ với
bút danh Thy Vũ Hà Như; Thanh Vũ.
Huỳnh
Hữu Võ có tên trong danh sách những tác giả thơ, văn bị Bộ Thông Tin Chiêu Hồi
(do nhà văn Thế Uyên chủ trương) kiểm duyệt, đục bỏ nhiều nhất…”
Thi sĩ Huỳnh Hữu Võ cũng cho biết sau năm 1975, rất
nhiều bài thơ của ông (viết sau này) đã được khoảng hơn 50 nhạc sĩ phổ nhạc,
trong số đó có cả nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, (tác giả bài Dư Âm). Nhạc sĩ Nguyễn
Văn Tý đã phổ nhạc một bài thơ của Huỳnh Hữu Võ có tên là Đà Lạt, Trên Đỉnh
Sương Mù thành ca khúc có tựa là Trên Đỉnh Sương Mù.
Theo tôi, có lẽ Huỳnh Hữu Võ là thi sĩ có nhiều bài
thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam, khoảng trên 125 ca khúc.
Riêng về tập bản thảo được đánh máy vi tính những bài
thơ của thi sĩ Huỳnh Hữu Võ đã viết trước năm 1975, thì xem thấy một số bài có
tựa như sau : Dưới Chân Đồi Xích Thố (Viết
bởi Chương Trình Dạ Lan, Đài Tiếng Nói Quân Đội); Khi Anh Hành Quân; Chiến
Tranh Và Bợm Nhậu; Thơ Gởi Chương Trình Dạ Lan; Tết Mậu Thân Ở Phan Thiết; Lời
Dỗ Dành Ngày Hưu Chiến; Bài Thơ Viết Trên Lá Tole (viết tại Chi khu Hòa
Đa).v.v… Và đặc biệt là bài: Trò Chơi
Của Người Chưa Lớn.
Tôi lại xin phép trích lại trọn vẹn bài thơ để quý vị
đối chiếu với lời của bài hát Đi Vào Quê Hương mà nhạc sĩ Phạm Duy đã soạn
thành ca khúc ở trên :
Nhà thơ Huỳnh Hữu
Võ
TRÒ
CHƠI CỦA NGƯỜI CHƯA LỚN
(Huỳnh Hữu Võ, Sài Gòn
1966)
Tôi
vào quê hương bằng cuộn dây thép
Bằng
vết chân cùn nhọn hoắt của cha
Theo
những thông hào ươm đầy trái phá
Tôi
đưa bàn chân cào cấu trên da
Tôi
vào quê hương bằng xe traction
Chiếc
xe chở đầy chất nổ ngàn cân
Tôi
đặt nó lên xương sườn của mẹ
Thân
mẹ a ha thân mẹ tanh bành
Tôi
vào quê hương bằng đường nước mắt
Nước
mắt bạn bè nước mắt anh em
Tôi
lội tôi bơi mệt ngoài trong đó
Máu
loang đầu tôi chảy xuống ruột mềm
Tôi
vào quê hương theo nòng thép súng
Lửa
cháy trong hồn máu chảy trong da
Trên
da mặt tôi mọc lên cổ thụ
Cổ
thụ sai oằn lựu đạn moọc- chiê
Tôi
vào quê hương theo đoàn cải lương
Đứng
lên làm hề đả đảo hoan hô
Lũ
trẻ ngu ngơ cười phun nước bọt
Trên
mặt mày tôi, dưới yếm, trên đầu
Tôi
vào quê hương mang theo quà tặng
Carbin,
thompson, garant; tiểu liên
Dành
phát cho nhau mỗi thằng mỗi đứa
Dành
phát cho nhau mỗi đứa một thằng
Rồi
tôi rời bỏ thành đô
Chông
chênh đá dựng hang dò dẫm quanh
Việt
Nam rách nát tan tành
Quê
hương máu mắt chảy quanh địa cầu
Tôi đã gọi điện ngay sau khi đọc xong bài thơ để hỏi
(thăm dò!) thi sĩ Huỳnh Hữu Võ về bút danh Hoa Đất Nắng, thì được thi sĩ trả lời
chính là bút danh của ông đã ký dưới bài thơ ở thời điểm lúc đó. Thi sĩ còn cho
biết thêm, bài thơ này đã được ông sáng tác ngay sau khi nghe tin Khách sạn
Victory bị đánh bom. Lúc đó thi sĩ đang ở Sài Gòn, và lập tức bài thơ được đăng
trên tuần san Tiểu Thuyết Thứ Năm.
Tôi hỏi thêm : Thi
sĩ có biết bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc không? Thì thi sĩ Huỳnh
Hữu Võ vô cùng ngạc nhiên, và trả lời là không biết điều đó. Thật là khó tin,
khi sự việc đã xảy ra từ 41 năm trước! Thi sĩ Huỳnh Hữu Võ giải bày rằng có lẽ
vì đời lính chiến nay đây mai đó, nhất là sau khi bị thuyên chuyển về làm y tá
quân y tại Chi khu Hòa Đa, thì vì ở xa Sài Gòn quá nên càng mù tịt chuyện “văn
nghệ văn gừng” bên quân đội.v.v…
Sau đó, tôi có gọi điện hỏi thăm nhạc sĩ Phạm Duy về
bài thơ được phổ nhạc này. Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông đã đọc được bài thơ
trên báo chí thời đó và vì thấy hay nên đã soạn thành ca khúc. Bằng một giọng
nói chậm rãi và tỏ vẻ mệt mỏi, nhạc sĩ Phạm Duy (86 tuổi) cho biết vì đã quá
lâu rồi nên không còn nhớ tên của tờ báo, tên của tập nhạc có in bài hát… Tôi
tin là nhạc sĩ Phạm Duy đã không thể nhớ lại mọi điều một cách chính xác khi nhạc
sĩ vẫn cứ đinh ninh cho rằng ca khúc đó được in trong tập Thu Chiến Trường hay
Thương Ca Chiến Trường… gì gì đó, cho đến khi tôi nhắc là bài đó được in ở
trong tập Kỷ Vật Của Chúng Ta thì nhạc sĩ Phạm Duy mới trả lời : “Thế à, ừ, Kỷ
Vật Của Chúng Ta, đúng vậy…”…
Vâng, thế là đã 41 năm trôi qua, thi sĩ Hoa Đất Nắng
là tác giả bài thơ Trò Chơi Của Người Chưa Lớn viết năm 24 tuổi, được nhạc sĩ
Phạm Duy phổ thành ca khúc với tựa là Đi Vào Quê Hương, được trình bày qua hai
giọng ca lừng danh là chị Diễm Chi và chị Khánh Ly, 41 năm sau đã được “giải mật”,
được “tìm thấy”, đó chính là thi sĩ Huỳnh Hữu Võ, một thi sĩ hiện đang sinh sống
tại thị xã Phan Rí, tỉnh Bình Thuận, là người có hơn 50 bài thơ được phổ thành
125 ca khúc sau 1975, nhưng lại chỉ có 1 bài thơ duy nhất được soạn thành một
ca khúc duy nhất trước năm 1975. Chính điều… độc đáo này đã làm cho thi sĩ Huỳnh
Hữu Võ phải thốt lên thành lời với tôi, người viết bài này: “Mình cảm thấy được vui gấp hai lần đó, bạn
ơi…”.
ĐỖ HÙNG
(5/2007 - Bình Thuận)
Thơ: Huỳnh Hữu Võ
Nhạc: Phạm Duy
Trình bày: Ca sĩ Khánh Ly
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ