Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?
(Ảnh: Trí Thức VN)
Bảo kiếm của Câu Tiễn không rỉ sét, còn nguyên vẹn hoa văn và chữ viết.
Lưỡi gươm hai mặt vẫn còn sắc bén. (Ảnh qua Pinterest)
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?
(Ảnh: Trí Thức VN)
MỘT
LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT”
CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
Trần Hưng
Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là
người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ
Hán (越) cũng có lý giải của
riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” (走)
(tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” (戊)
(tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt
có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại
Hoa Hạ.
Thế nhưng theo truyền thuyết thời xưa thì người Việt vẫn
tự hào là con rồng cháu tiên, vì thế hàm nghĩa của chữ “Việt” chắc chắn không
thể đơn giản như thế được. Để hiểu được chữ “Việt” mang ý nghĩa gì thì phải tìm
đến chữ “Việt” cổ, chứ không thể qua chữ Hán được.
Chữ của người Việt cổ có lịch sử xa xưa hơn loại chữ
viết được gọi là chữ Hán. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất chữ viết thì thời bấy
giờ là dùng chữ Tiểu Triện. Dựa trên cơ sở đó, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang lập
ra nhà Hán vào năm 202 TCN, chữ viết phát triển mạnh từ chữ Lệ thư, rồi Khải
thư… Dù là khởi điểm thống nhất chữ viết Trung Hoa, nhưng nhà Tần chỉ tồn tại
trong một thời gian ngắn ngủi, thế chỗ bởi nhà Hán thịnh trị, nên sau này người
Trung Quốc gọi chữ viết của mình là chữ Hán.
Trước chữ Hán, các dân tộc ở vùng đất mà ngày nay là
Trung Quốc đều có chữ viết của mình, ví như người Bách Việt (trong đó có bao
hàm Lạc Việt và Âu Việt, chính là tổ tiên của người Việt ngày nay) cũng có chữ
viết riêng của mình. Chữ của người Việt cổ đến nay vẫn còn được lưu lại trên một
số di tích khai quật được, và đặc biệt nhất là từ thanh bảo kiếm của Việt Vương
Câu Tiễn.
Chữ
“Việt” cổ tìm được qua khai quật
Các cuộc khai quật tại tỉnh Hà Nam (thuộc Trung Quốc
ngày nay) đã phát hiện nhiều di tích đồ đồng từ thời nhà Thương (1600 đến 1046
TCN). Hà Nam chính là đất Ân thời nhà Thương. Trong sử Việt có câu chuyện Thánh
Gióng đánh giặc Ân, chính là chỉ nhà Thương vào thời bấy giờ.
Chữ “Việt” cổ này được lưu lại tại website chineseetymology.org.
Đây là website của ông Richard Sears, một nhà nghiên cứu chữ viết, người đã bỏ
ra 27 năm trời để nghiên cứu cổ ngữ có trước chữ Hán. Ông sưu tầm tỉ mỉ từng chữ
và đánh dấu lại bằng mã số.
Chữ
“Việt” cổ tìm được trên bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Năm 1965, khi khai quật khu mộ cổ ở tỉnh Hồ Bắc (Trung
Quốc), các nhà khảo cổ học đã tìm được thanh bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.
Thanh bảo kiếm này hoàn toàn không bị hoen gỉ, còn như mới suốt 2.500 năm qua.
Không chỉ thanh kiếm còn nguyên vẹn, mà thậm chí từng hoa văn chữ viết trên đó
vẫn còn rất rõ ràng.
Bảo kiếm của Câu Tiễn không rỉ sét, còn nguyên vẹn hoa văn và chữ viết.
Lưỡi gươm hai mặt vẫn còn sắc bén. (Ảnh qua Pinterest)
Chữ viết được khắc trên thanh bảo kiếm nói trên không
phải là chữ Hán, các nhà khảo cổ học xác định đây là loại chữ có trước chữ Hán.
Thanh kiếm được khắc 8 chữ là: “Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Kiếm”, có nghĩa
là thanh bảo kiếm này là của Việt Vương Câu Tiễn tự chế tác cho bản thân mình
dùng. Đặc biệt chữ “Việt” trên thanh bảo kiếm này không có trong chữ Hán.
Nước Việt thời Câu Tiễn (trị vì từ năm 496 đến 465
TCN) là của thị tộc người Ư Việt – một trong những thị tộc thuộc nhóm Bách Việt,
và cũng là một chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Chữ “Việt”trên kiếm
của Việt Vương Câu Tiễn và chữ “Việt” khai quật được tại tỉnh Hà Nam là trùng khớp
với nhau.
Chữ “Việt”trên kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Chữ “Việt”trên kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Như vậy đây rất có thể là chữ “Việt” cổ mà chúng ta
đang tìm kiếm.
Chiết
tự chữ “Việt” cổ
Cần chiết tự để hiểu được ý nghĩa bên trong chữ “Việt”
cổ này. Nó được hợp thành từ 3 chữ như sau:
Chữ “Việt” cổ chiết tự
Chữ “Việt” cổ chiết tự
Ba chữ trên gồm chữ số 1 là “mặt trời”, số 2 là “rồng”,
số 3 là một ký hiệu giống như “người chim” ghép thành.
1. Chữ nhật (mặt
trời)
Chữ số 1 này giống như chữ nhật (mặt trời) từ niên đại giáp cốt văn và đồ đồng.
Từ trái qua phải: Phần chiết tự trên thanh bảo kiếm;
Chữ nhật (mặt trời) niên đại giáp cốt văn;
Chữ nhật (mặt trời) niên đại đồ đồng.
Chữ số 1 này giống như chữ nhật (mặt trời) từ niên đại giáp cốt văn và đồ đồng.
Từ trái qua phải: Phần chiết tự trên thanh bảo kiếm;
Chữ nhật (mặt trời) niên đại giáp cốt văn;
Chữ nhật (mặt trời) niên đại đồ đồng.
2. Chữ long (rồng)
3. Ký tự “người
chim”
Ký tự “người chim”, ký tự B01747 và hình ảnh người chim trên trống đồng Ngọc Lũ.
Ký tự “người chim”, ký tự B01747 và hình ảnh người chim trên trống đồng Ngọc Lũ.
Chữ thứ 3 này giống với chữ có ký tự B01747. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đại Việt cho rằng nó giống với hình tượng người mặc trang phục
như người chim, tay cầm binh khí đang nhảy múa trong lễ hội trên trống đồng Ngọc
Lũ.
Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Phần chiết tự ở trên cho thấy chữ “Việt” cổ do mặt trời,
rồng và hình tượng người chim tạo thành.
Mặt trời được gắn liền với văn hóa của dân tộc Việt
qua hình tượng trống đồng được lưu lại đến ngày nay. Một số nhà nghiên cứu kết
luận rằng, phần trung tâm mặt trống là hình tượng của mặt trời đang phát ra tia
sáng, liên quan đến việc phân chia “tiết khí” trong năm.
Hình tượng người trong trang phục gắn lông chim cầm vũ
khí rất phổ biến trên trống đồng. Có thể suy đoán rằng, người Việt cổ thường
hóa trang thành người chim trong lễ hội. Đây rất có thể là biểu tượng hướng tới
truyền thuyết về việc tổ tiên con người là các tiên nhân có thể bay trên bầu trời.
Kết hợp với chữ rồng, thì nó hẳn là có hàm nghĩa “con rồng cháu tiên”. Dân tộc
Việt từ cổ xưa vẫn luôn quan niệm rằng mình là “con rồng cháu tiên”, đó là nét
đặc sắc trong văn hóa dân tộc Việt.
Nếu mặt trời đại diện cho nền văn minh, rồng và người
chim đại diện cho “con rồng cháu tiên”, thì có lẽ chữ “Việt” cổ chính là để chỉ
nền văn minh của con rồng cháu tiên, chính là nền văn minh được tạo nên bởi người
Việt cổ.
Nền
văn minh của con rồng cháu tiên.
Với ý nghĩa của chữ Việt này, người Việt có thể tự hào
về truyền thống văn hóa đặc sắc và độc đáo của dân tộc mình, cũng tự hào rằng
chúng ta chính là con cháu của Chư Thần, giống như truyền thuyết của bao dân tộc
khác trên thế giới.
Trần Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ