Đọc trên mạng một bài viết về ca sĩ Tân Nhân.
CHUYỆN TÌNH CỦA NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ VÀ NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG
Tôi chợt nhớ lại một bài thơ viết về người nhạc sĩ tài
hoa đất Quảng Trị này. Trước 1975 thì thuộc lòng nguyên bài. Bây giờ thì chỉ nhớ vài đoạn
thôi...
Ca sĩ Tân Nhân là người vợ đầu tiên của nhạc sĩ Hoàng
Thi Thơ. Sau, Hoàng Thi Thơ bị cho là rời hàng ngũ kháng chiến "dinh
tê" (về thành) năm 1954, còn Tân Nhân vẫn ở lại.
Có bài thơ của một tác giả khuyết danh (hiện nay hình
như có sách in tác giả là Huy Phương?) viết về Hoàng Thi Thơ (tôi chép một vài
đoạn theo trí nhớ):
GỬI HOÀNG THI THƠ
Chiều qua đi Đức Thọ
Tau
gặp Hồng, Hồng nói nhỏ
Mi
đã về với giặc rồi Thơ ơi
Không
có thật mi đã về với giặc?
Tau
còn nhớ, mi nói vào liên lạc
Thăm
mẹ già heo hút sáu năm thương
Rồi
mi trở ra kháng chiến với anh em
Chưa
chắc gặp tau trên vùng núi thẳm
Nay
tau chưa về trên núi thẳm
Mi đã về, mi đành đoạn bỏ anh em
Thơ
ơi!
Mi có đây Tân Nhân. Mi có đây sách vở
Mi
có đây cây đa làng, mi còn đây bè bạn
Mi
đi không, mi đi thật biền biệt bóng ngày đêm
Theo
kháng chiến mấy năm liền mi chẳng biết
Sức
nhân dân như sóng cuộn tràn bờ
Thương cho mi quá nửa đường xa
Nay cạn nghĩ phút về với giặc
Mi chỉ biết sướng riêng thân
Còn thì thôi mặc...
Buồn cho mi bạc bẽo với tình đời
Tau thường nghe mi chưởi bùn tanh hôi
Nay mi lại lao đầu vào úa thúi
................................................
Tác giả khuyết danh
Tôi tìm trên mạng, đọc bài viết sau:
Xin coppy một
phần:
La Thụy
Trong các mối tình không thành của Lam Phương, có tình
yêu đơn phương dành cho nữ ca sĩ tài sắc Thúy Nga (không phải Thúy Nga Paris).
Tới năm 1955, khi mới 17 tuổi, Lam Phương đã trở nên nổi tiếng với loạt bài ăn
khách là Kiếp Nghèo, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Trăng Thanh Bình. Còn Thúy Nga lúc đó
đã 18 tuổi với chất giọng Alto đã chinh phục được hầu hết Saigon khi đó, và được
nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đem lòng yêu mến, ông đã trở thành 1 người thầy, người
anh dẫn dắt trong con đường âm nhạc và cũng là người tình đầu tiên của Thúy
Nga.
Đến năm 1957, khi Thúy Nga chính thức là vợ Hoàng Thi
Thơ, Lam Phương khi ấy đang hành quân ở vùng thôn vắng nghe được tin đã vô cùng
đau đớn và viết bài hát cuối cùng tặng người trong mộng:
Một
chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu,
Chạnh
lòng tìm người em gái cũ : Em tôi đã đi phương nào ?
Nghẹn
ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành,
Giờ
tìm đâu hình bóng cũ : Em ơi em về đâu ?
(Chiều Hành Quân)
Để đáp lễ, Hoàng Thi Thơ đã viết bài :
Ai
cấm được tình yêu / Ai ép lòng cô
liêu / Khi lòng còn say nước non tình tứ…
/ Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình
tình vơi / Mong tình còn mãi / Đến hơi tàn cuối / Tha thiết tình người ơi / Ao ước tình tình vơi / Mong tình còn mãi thiết tha trong đời.
Trong khi Lam Phương đau khổ vì người yêu đi lấy chồng,
thì ở bên kia chiến tuyến tại Hà Nội, khi nghe lén trên Đài phát thanh Sài Gòn
về thông tin nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cưới ca sĩ Thuý Nga thì ca sĩ nhạc đỏ Tân
Nhân đã xỉu lên, xỉu xuống và bỏ ăn mấy ngày vì đau khổ.
Tân Nhân và Hoàng Thi Thơ có cùng quê ở Quảng Trị, học
cùng trường, sau này cùng đi theo kháng chiến. Tân Nhân theo kháng chiến từ lúc
mới 16 tuổi, theo đoàn văn công Bình Trị Thiên. Năm 1949 trong 1 lần bị Pháp
càn, đơn vị tan tác, các thành viên đoàn chạy vào rừng sâu thoát và mất liên lạc…
Tin đồn về trận càn Phong Lai dù được cải chính của Việt Minh nhưng vẫn lan
truyền về đất Nghệ Tĩnh. Tin Tân Nhân bị giết làm bàng hoàng thầy trò ngôi trường
nổi tiếng một thời bà theo học. Trường Huỳnh Thúc Kháng đã làm lễ tưởng niệm cô
học trò Tân Nhân. Người bạn học cùng quê trước đó là Hoàng Thi Thơ – lúc này
đang công tác ở Nghệ An – nghe tin như tan nát cả cõi lòng. Anh đã thể hiện nỗi
nhớ thương Tân Nhân bằng bài hát Xuân chết trong lòng tôi:
Xuân
ơi Xuân / Chim xa đàn / Xuân ơi Xuân / Ngờ đâu Xuân chết trong lòng tôi / Trong
tiếng đàn… / Ôi chim xa cành / Bướm lìa hoa/ Trùng phùng xa lắm…
Khi trở về và nghe được bài hát này, Tân Nhân đã rất
xúc động.
Nỗi thương nhớ dành cho người (ngỡ) đã chết của Hoàng
Thi Thơ đã làm động lòng cô nữ sinh. Bà lại lên đường ra Nghệ An và gặp lại
Hoàng Thi Thơ lúc đó cũng đang tìm bà, rồi bắt đầu một tình sử đẫm nước mắt.
Hoàng Thi Thơ một lần về công tác và thăm quê nhà đã bị
Pháp bắt giam 1 thời gian và ở lại luôn
miền Nam sau hiệp định Geneve 1954 chia cắt đất nước. Chàng đã bỏ lại Tân Nhân
với đứa con trong bụng và vào Sài thành. Tân Nhân ôm hận, nén nhớ thương về lại
Bắc, tự nguyện dấn thân cho kháng chiến và trở thành một ca sĩ huyền thoại của
nhạc đỏ với bài Xa Khơi của Nguyễn
Tài Tuệ. Bài hát nói về nỗi nhớ thương của người con gái đất Bắc đối với người
trai nơi miền Nam. Bài hát hợp cả với chất giọng lẫn hoàn cảnh nên Tân Nhân
trình bày đạt cảm xúc cao độ:
Nắng
tỏa chiều nay / Thuyền về mái động chiều nay / Nhìn phương Nam con nước vơi đầy
thương nhớ / Nhớ thương anh ơi (Xa Khơi)
Đứa con kết quả của mối tình lãng mạn ấy sống cùng mẹ
trên đất Bắc với hai nỗi đau riêng là không được biết mặt cha và chịu một lý lịch
có cha là nhạc sĩ dưới chế độ Sài Gòn… Đứa con lúc đầu lấy họ mẹ, mang tên
Trương Nguyên Việt, sau đó lấy tên khác là Lê Khánh Hoài với họ của người cha kế.
Ngoài ra còn có bút danh Triệu Phong (là quê quán của Hoàng Thi Thơ) khi viết
báo.
Nói thêm về Hoàng Thi Thơ, cả hai lần đất nước biến động,
ông đều di cư không chủ đích. Lần đầu năm 1954 khi ông được phân công công tác ở
quê nhà rồi bị Pháp bắt và kẹt lại luôn khi đất nước chia đôi. Lần 2 năm 1975
thì khi đó ông đang cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam lưu diễn ở Nhật vào tháng 4. Sau
đó thì đoàn tụ lại với vợ con tại Hoa Kỳ. Cuộc đời Hoàng Thi Thơ dù trải qua
nhiều biến cố nhưng ông vẫn được toại nguyện của mình khi “tình còn mãi đến hơi
tàn cuối” năm 2001. Còn Lam Phương đến gần cuối đời vẫn đang còn ôm nhiều mối
tình tan vỡ trong cô độc.
(Theo Trương Văn)
Nhà thơ Sương Biên Thùy góp ý bổ sung phần còn thiếu. Toàn văn bài thơ GỬI HOÀNG THI THƠ của tác giả khuyết danh (sau này tác giả lại được ghi là Huy Phương)như sau:
Trả lờiXóaGỬI HOÀNG THI THƠ
Chiều qua đi Đức Thọ
Tau gặp Hồng, Hồng nói nhỏ
Mi đã về với giặc rồi Thơ ơi
Không có thật mi đã về với giặc?
Tau còn nhớ, mi nói vào liên lạc
Thăm mẹ già heo hút sáu năm thương
Rồi mi trở ra kháng chiến với anh em
Chưa chắc gặp tau trên vùng núi thẳm
Nay tau chưa về trên núi thẳm
Mi đã về, mi đành đoạn bỏ anh em
Thơ ơi!
Mi có đây Tân Nhân. Mi có đây sách vở
Mi có đây cây đa làng, mi còn đây bè bạn
Mi đi không, mi đi thật biền biệt bóng ngày đêm
Theo kháng chiến mấy năm liền mi chẳng biết
Sức nhân dân như sóng cuộn tràn bờ
Thương cho mi quá nửa đường xa
Nay cạn nghĩ phút về với giặc
Mi chỉ biết sướng riêng thân
Còn thì thôi mặc...
Buồn cho mi bạc bẽo với tình đời
Tau thường nghe mi chưởi bùn tanh hôi
Nay mi lại lao đầu vào úa thúi
HỒNG cũng giận mi lắm, mắt lầm lì
Đường gan nổi cứ nhìn tao không nói
Đèn chợ THƯỢNG buồn khuya le lói
Sao trên trời vạch lá chết nơi mô
Chiều nay giữa tiệc cờ
Có kẻ hát bài mi
Lòng tao không xao xuyến
Như dạo mi còn vui ở bên ni.
Em THÁI hỏi, phải anh THƠ về với giặc
Buộc lòng tao phải nói dối mi ơi
Mẹ DƯƠNG còn nhắn gởi mấy lời
Về trong nớ nhớ nói THƠ về với mẹ.
Mi về chi bên nớ
Sao mi không trở lại bên ni.
THƠ ơi, mi có biết nước triều đang mạnh
Đồng bào reo đoàn kết giết thực dân
Bộ đội xuôi rầm rộ rợp đông làng
Người đi về nô nức đến trắng chợ
Ngày mai thúc quân về giữa phố
Cờ hồng bay tao đi về giữa phố
Lúc bên hè bọn phượng bay
Thấy tao đến mi mần răng mà nói.
KHUYẾT DANH
Có một bài thơ mà tác giả ghi là XYZ (một dạng khuyết danh), sau này được ghi là Huy Phương. Bài thơ GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA. Mình sưu tầm với toàn văn như sau:
Trả lờiXóaGỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA
(Gửi Phạm Duy)
Đêm nay gió ngoài rừng heo hút
Chúng tôi ngồi sát lại gần nhau
Thì thầm chúng tôi hát
“Bà mẹ Gio Linh”
Bài hát năm xưa nào
Bài hát của anh…
Bài hát của anh còn đó
Như một dòng nước mắt long lanh
Nhưng anh không còn với chúng tôi nữa
Anh đã về với kẻ thù chung
Chúng tôi giận anh chan chứa
Bên kia, anh có biết không anh ?
Chúng tôi biết bên kia có người anh thương
Có mái nhà anh bên đường phố nhỏ
Rủ cành hoa ti gôn
Nhưng nếu chỉ là có thế
Anh bỏ mà đi sao đành
Ở bên phía mình
Chia nhau miếng cơm độn bắp
Nhường nhau manh áo trời đông
Nhưng chúng ta giàu một niềm thương
Có bà mẹ hiền hiền
Có giọng hát trong lành em bé
Tình nhân dân bọc đùm như sóng bể
Dạt dào ấm một niềm tin
Anh bỏ mà đi sao đành
Chiều nào đây đoàn cán bộ áo mong manh
Dằng dặc Trường Sơn đường chiều mưa đổ
Kề vai nhau bên bếp lửa
Thì thầm bài hát cũ
Mỗi người một lượt nhắc tên anh
Nhớ những đêm vui
Trăng sáng mái đình
Ngày mai trên nội cỏ
Có chú chăn trâu nho nhỏ
Quên mưa trưa chiều gió
Huýt sáo mồm hát bài của anh
Anh bỏ mà đi sao đành!
Anh về chi bên nớ
Cốc rượu đầy vơi
Cung đàn năm cũ
Anh về chi bên nớ với một đoàn quỷ dữ
Buổi liên hoan tiếng cười nghiêng ngữa
Bọn lính lê dương với bầy gái chứa
Còn ai nghe tiếng hát của anh
Bây giờ anh là tên đào ngũ
Trước mũi súng căm thù của chúng tôi.
Bây giờ anh là thù địch
Hà Nội những đêm dài
Sương trắng mông mênh
Ai biết những bàn chân âm thầm phố nhỏ
Lỡ bước sang sông
Đường về cách trở
Nhớ thương những tháng những ngày
“Xót xa sao như mất một bàn tay”
Đêm nay mưa ngoài trời
Chúng tôi hát bài BÀ MẸ GIO LINH
Tiếng hát lặng thầm, bếp nhỏ lều tranh
Nước mắt ngắn dài từng giọt long lanh
Bà mẹ già cầm tay tôi hỏi
- “Ai làm bài ni rứa các anh?”
Nói làm sao cho đành
Chúng tôi nhìn nhau, lời nghẹn
Thương anh thêm căm giận
Anh có biết không anh
Bên kia anh có biết không anh?
XYZ
Ông Vương Trí Nhàn - một học giả Hà Nội, cách đây khoảng hơn 10 năm có viết một bài về nhạc sĩ Phạm Duy, tựa đề là "Một bài thơ làm hơn 60 năm trước" có chép lại bài thơ "Gửi người bạn hôm qua" của tác giả khuyết danh XYZ. Trước đây trên mạng có, bây giờ tôi truy cập mãi mà vẫn không ra !!!
Trả lờiXóa