LA
GI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT
Nét
độc đáo của di tích Vạn Phước Lộc (thị xã La Gi) vừa là dinh vạn thiết chế tín
ngưỡng dân gian thường thấy ở vùng biển nhưng lại cũng có đình thờ Tiền hiền- Hậu
tổ theo tập tục thờ Thành hoàng bổn cảnh của người dân vùng nông thôn. Cho nên
từ mối quan hệ thờ phụng đó, quyết định về xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2012, công nhận di tích với tên gọi là “Đình
và Vạn Phước Lộc”. Trong khuôn viên di tích có điện thờ thần Nam Hải. Trước
khám thờ có tẩm thờ hàng trăm bộ ngọc cốt cá Ông được lưu giữ từ nhiều đời,
trong đó có bộ xương lớn cá Ông (còn gọi là Ông Đại) có cách đây trên 200 năm.
Đình-vạn Phước Lộc, sau này được phục dựng theo lối kiến trúc tứ trụ,
trang trí họa tiết hình tượng lưỡng phụng tranh châu, câu đối, hoành phi chữ
Hán Nôm, ghi nhớ công lao bậc Tiền hiền- Hậu tổ đã mở đất lập làng.
Phước
Lộc là địa danh lâu đời ở vùng đất La Gi. Từ khoảng năm 1867 đã có lưu dân từ
các tỉnh miền Trung và sau đó là dân từ Nam bộ đến đây định cư, trở thành điểm
cư dân tập trung đầu tiên của địa phương. Trong quá trình hình thành xóm làng,
đời sống kinh tế ổn định, người dân vừa sống bằng nghề biển vừa sống bằng nghề
nông đã thấy nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng không thể thiếu được và phải xây dựng
dinh vạn và đình làng để làm nơi thờ phượng. Lúc trước dinh vạn thờ cá Ông gần
địa điểm hiện nay, còn đình thờ Thành hoàng ở dải ruộng phía trong xa, cạnh Gò
Thanh Minh. Trong chiến tranh cơ sở dinh vạn và đình làng bị tàn phá, nên khi tạo
dựng lại được người dân hợp nhất xây chung một nơi như bây giờ cho thuận tiện
trong sinh hoạt, cúng lễ, hội hè. Vì đặc điểm trong đời sống kinh tế của gia
đình, người lao động cũng vừa làm nghề biển và cũng là người trực tiếp làm
nông. Cơ sở đình-vạn Phước Lộc hiện tại, chỉ là phiên bản theo cách kiểu bài
trí ngày xưa nhưng hoàn toàn xây mới có tính kế thừa và lệ thuộc khả năng đóng
góp tự nguyện của người dân. Nhưng đây có thể coi là dấu vết của thời kỳ đầu
tiên lập làng mở đất ở La Gi.
XỨ
ĐẠO TÂN LÝ ĐÃ 130 NĂM
Có thể coi xứ
đạo Tân Lý là nơi cư dân có mặt khá sớm trên vùng đất La Gi. Nhà thờ Tân Lý hiện
nay thuộc thôn Tân Lý, phường Bình Tân (La Gi), nhưng lịch sử hình thành giáo họ
chính thức vào năm 1885 do linh mục Huỳnh Công Ẩn từ địa phận Quy Nhơn chiêu tập
một số giáo dân ở xứ đạo Kim Ngọc (Phan Thiết) vào khai hoang làm ruộng. Đất
xin khẩn ban đầu từ xóm Liên Trì, bờ tả sông Dinh lúc đó thuộc làng Tam Tân, tổng
Đức Thắng, huyện Tuy Lý (Hàm Tân), phủ Hàm Thuận để cất nhà thờ.
Năm Thành Thái thứ 5 (1895) phủ Hàm Thuận ra trát
truyền cho xã Tam Tân cắt bốn sở đất ấp Liên Trì để lập thôn mới là thôn Tân
Lý. Tuy vậy chỉ công nhận với tên gọi là Họ Công giáo La Gi, thuộc địa phận Quy
Nhơn. Địa điểm nhà thờ ban đầu cất ở mé nhánh sông gần chân động cát Giếng Đụt-
xóm chài Tân Long (1885), về sau mới dời về chỗ hiện nay (xây mới 1916- đến năm
1945 bị chiến tranh tàn phá). Năm 1929, họ đạo có con dấu triện đồng, hình bầu
dục. Từ năm 1916, huyện Hàm Tân có 2 tổng Phong Điền và Phước Thắng, sông Dinh
là ranh đất giữa hai tổng. Địa hình xóm đạo Tân Lý rất thuận lợi cho đời sống
nông nghiệp nhờ phía biển có động cát cao với cây rừng tự nhiên và năm 1938 được
trồng theo phi lao (rừng dương) để ngăn cát biển xâm thực, một bên là dòng sông
Dinh mênh mang nguồn nước mát. Cũng trên địa bàn xứ đạo có một khu rừng dầu
nguyên sinh hàng trăm mẫu (Mả Thánh), trở thành nguồn nguyên liệu quý giá cho
công việc đóng ghe thuyền vẫn còn khai thác đến sau này. Tuy sống cạnh bờ biển
nhưng người dân xứ đạo Tân Lý chỉ theo nghiệp ruộng nương, trồng hoa màu thời vụ
làm nên nét riêng của một vùng quê xứ biển.
Phan Chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ