Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Phan Chính, trích trong tập sưu khảo “Lagi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” (nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017)
ĐẬP ĐÁ DỰNG Ở THỊ XÃ LAGI, TỈNH BÌNH THUẬN VỚI VƯỜN
HOA ANH ĐÀO
Thị xã La Gi có thế mạnh về phát triển du lịch. Hiện
có 4 cơ sở Dinh Thầy Thím, di tích lịch
sử Dốc Ông Bằng, Hòn Bà và Đình-vạn Phước Lộc, đã được Bộ Văn hoá Thông tin- Du
lịch và UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích lịch sử văn hoá, thắng tích
và một số dinh vạn, đình chùa sẽ hình thành một tuyến du lịch tâm linh. Với La
Gi, lễ hội dinh Thầy Thím đã tạo tiền đề cho phát triển du lịch từ hơn 30 năm
qua. Về lâu dài, ngành du lịch phải xây dựng đồng bộ, đa dạng trong xu hướng phục
vụ. Du khách đến La Gi không những để tắm biển, nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tiếp
cận với du lịch tâm linh, ẩm thực và các công trình, thắng tích tiêu biểu.
Có thể coi Đập Đá Dựng khá đặc trưng của một công
trình xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, vắt mình qua dòng sông
Dinh và nằm ngay trung tâm thị xã. Dưới chân đập là một bảo tàng đá, muôn hình
muôn vẻ, tạo ra những bóng sương hư ảo từ thác nước biến đổi từng mùa.
Dưới thời VNCH khi vừa thành lập tỉnh Bình Tuy, đập Đá Dựng được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1957, nay đã 60 năm. Địa hình hội tụ của đá với dáng đứng sừng sững lạ lùng như tên gọi. Đập dài 80m, chân dày 30m và cao 8m trên mặt nhằm tưới tiêu cho khoảng 500 ha ruộng, là nguồn nước sinh hoạt vừa định hình một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn. Chỉ bằng những phương tiện thô sơ, sức người mà cảnh quan được cải tạo từ những gộp đá tự nhiên, cây rừng ven hai bờ đập đều có dàn bông giấy đỏ. Theo tư liệu 1957, trị giá công trình lúc đó trên 2 triệu đồng nhưng chỉ tốn ngân sách 100.000đ, còn lại là nguồn huy động từ cơ quan Viện trợ, tôn giáo, tổ chức xã hội. Thời gian xây dựng phần đập chỉ mất 4 tháng, trước khi mùa mưa đến. Mấy năm sau do lũ gây xói lở phía tả ngạn đầu đập nên xây dựng thêm khoảng 20 mét với nhiều ngăn xả nước, vách ngăn bằng những thanh vuông gỗ loại tốt, có thể rút lên, ghép lại theo rãnh vách ngăn đúc bê tông, tuỳ theo mực nước nguồn chảy xuống. Cũng từ cơn lũ đó mà tạo nên phần đá nổi tựa như một cù lao giữa hai dòng thác nước.
Phía hữu ngạn sông Dinh có một vườn hoa rợp bóng trên diện tích rộng khoảng 4 ha với những bồn hoa trang trí đan xen phượng đỏ và cây cảnh. Đặc biệt loài hoa đào này khác với loài mai anh đào ở Đà Lạt hay hoa anh đào Nhật Bản có thân cây nhiều nhánh và chỉ thích hợp ở xứ lạnh. Nhưng ở đây, thân cây suôn, xốp và lá mềm mại, những đoá hoa đóng chuỗi dài trên thân cây có màu hồng phấn và mùi hương ngào ngạt. Hoa nở mùa nào cũng có và rộ lên khi tiết trời vào xuân. Người dân địa phương gọi đó là hoa anh đào vì giống hệt hoa anh đào Nhật Bản.
Bậc thang từ mặt đập xuống bãi đá lô nhô có đắp tượng kỳ lân, cầu vọng nguyệt và tượng rồng “long ngư vượt vũ môn” dài chục mét, theo truyền thuyết ở thượng nguồn sông Trường Giang (TQ) có một thác nước, cá tập trung nhiều nếu con nào vượt lên thác sẽ hoá thân thành rồng (vũ môn). Trước đây có một nhà thuỷ tạ (toạ) mô phổng kiểu dáng chùa một cột ở Hà Nội đứng trong lòng hồ với hai tầng mái đúc ngói âm dương, hành lang trang trí hoa văn. Chỉ là chỗ nghỉ chân ngắm cảnh nhưng vẫn quen gọi đó là chùa nối với đập bằng một chiếc cầu phao. Nhà thuỷ tạ này bị lũ quét nhận chìm sau đó vài năm, nhưng với hình ảnh cũ ai cũng nhận ra Đập Đá Dựng ngày xưa. Với công trình kiên cố nằm giữa cảnh quan sông nước tĩnh lặng, vườn hoa anh đào rực rỡ đã trở thành khu pic-nic, cắm trại trong những ngày nghỉ cuối tuần và khách xa đến đều phải một lần ghi dấu vài bức ảnh bên chân thác nước trắng xoá và màu hoa đào kỳ diệu khó tìm thấy ở nơi nào.
Phan Chính
*
Mời xem thêm video clip “Buổi chiều dạo quanh Đập Đá Dựng”
do bạn Lagitoday gửi trong phần ghi cảm nhận
Hoa anh đào ở thị xã La Gi
Trả lờiXóahttps://2.bp.blogspot.com/-f97sNTL0_pA/WL5QnWwkq7I/AAAAAAAAHlM/GeaE4IdTDIkXsjyZ2xZwm4ZiLz9OWI6QgCEw/s640/17190943_699427440242333_3772816405691005231_n.jpg
Đập Đá Dựng và hoa anh đào ven bờ.
Trả lờiXóahttps://2.bp.blogspot.com/-6wkpIIsDcy8/WL5Qm7krQII/AAAAAAAAHk8/r0rWVBdFW6UjC5vO8vib_1OY1j08WKAKACEw/s640/17190460_699427480242329_312043207076727919_n.jpg
Đập Đá Dựng ở thị xã La Gi
Trả lờiXóahttps://1.bp.blogspot.com/-1sVit-r0Ico/WjIy170NhZI/AAAAAAAAHxs/HwBeJavUVLwOqXy44AdOP18HjIu2rXVSQCLcBGAs/s400/da%2Bdung.jpg
mình đã đến Lagi nhiều lần nhưng chưa có thì giờ để đi thăm những thắng cảnh ở đây !
Trả lờiXóaThân chúc bạn cùng thân quyến năm mới 2018 an khang hạnh phúc !
Xóahttps://4.bp.blogspot.com/-UDln9G0Ri3k/WkmbHKpQ95I/AAAAAAAAH6w/5ahsXxvGiBAj8dwwexguRdz9KeSTjdJDgCLcBGAs/s400/HAPPY%2BNEW%2BYEAR%2B2018%2B%25285%2529.gif
https://youtu.be/-lhjhoxxe9Q
Trả lờiXóaPhim fly cam ve đập đá dựng
Trả lờiXóaTrong phần ghi cảm nhận, có thể tải trực tiếp video clip từ Youtube lên, bạn Lagi today à. Trước đây hiển thị khá tốt, bây giờ không biết có được như trước không, mình làm thử xem:
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=-lhjhoxxe9Q
Vậy là phần mềm tải video clip vào khung ghi cảm nhận này hết date rồi, nên chỉ thấy trơ trọi đường link thôi..
Trả lờiXóaVào google hoặc youtube go ru khóa.
Trả lờiXóaBuổi chiều dạo quanh Đập Đá Dựng
La ra clip
Bạn chưa hiểu ý tôi Lagitoday à!
Trả lờiXóaTrang web blog Bâng Khuâng này thiết kế để hình ảnh, hình động, video clip... hiển thị ngay ở khung ghi cảm nhận (giống như mấy hình ảnh và hình động ở các comments bên trên). Riêng phần video clip này không hiển thị được như cài đặt cũ. Dù thế, với phần cảm nhận ở trang web blog Bâng Khuâng này, bạn chỉ bôi đen đường link bạn cho, rồi click chuột phải vào đường link đó thì sẽ hiển thị dòng chữ “đi đến https://youtu.be/-lhjhoxxe9Q” là xem được ngay video clip bạn gửi, không cần phải thao tác “vào google hoặc youtube go ru khóa 'Buổi chiều dạo quanh Đập Đá Dựng' ” như bạn nói đâu...
Video clip “Buổi chiều dạo quanh Đập Đá Dựng” do bạn Lagitoday gửi, tôi đã chuyển vào phần cuối cùng của bài viết bên trên rồi nhé!
Trả lờiXóa