Trưởng đại diện văn phòng UNESCO Hà Nội, bà Katherine Muller Marin trao bằng công nhận Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, ông Nguyễn Thái Bình. Ảnh: Quỳnh Trang
NHÂN SỰ VIỆC
CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN
Ngày 30/7/2014 vừa rồi,
chính phủ Việt Nam đón nhận “Bằng Di Sản Tư Liệu Thuộc Chương Trình Ký Ức Thế
Giới Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương” do UNESCO trao tặng công nhận đối với
Châu Bản Triều Nguyễn.
Châu Bản Triều Nguyễn
là những văn bản hành chánh quan trọng quản lý nhà nước về mọi mặt dưới triều
Nguyễn (1802 – 1945) từ vị vua đầu tiên là Gia Long đến vị vua cuối cùng là Bảo
Đại; những văn bản này gọi là Châu Bản vì có bút phê cho ý kiến bằng mực màu
son đỏ (châu) của vua.
Trong Châu Bản, phần có
tính thời sự nhất hiện thời là sự xác lập chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa đang có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc. Trung Quốc là một
nước lớn, mạnh hơn nước ta nhiều lần về mọi mặt. Việc đấu tranh chỉ trông cậy
về mặt pháp lý và ngoại giao. Vì vậy, những gì còn ghi trong Châu Bản được đánh
giá là bằng chứng lịch sử có giá trị cao.
Châu bản triều Nguyễn không chỉ là di sản chứa đựng những sự kiện lịch sử có giá trị, mà còn là minh chứng về chủ quyền biển đảo
Các vị vua triều Nguyễn
đặc biệt là 2 vị đầu: Gia Long và Minh Mạng có tài năng, có kiến thức về trị
nước, có tâm huyết với giang sơn. Hai vị vua ấy đã thống nhất trọn ven lãnh thổ
quốc gia không những trên đất liền mà còn vươn ra các đảo xa trong vịnh Bắc bộ,
trong biển Đông và trong vịnh Thái Lan. Hai vị vua ấy còn có công kiện toàn bộ
máy quản lý lãnh thổ mà cho đến ngày nay dấu vết còn in ở một vài lãnh vực.
Triều Nguyễn đã để lại
nhiều công trình “vật thể” và “phi vật thể” được thế giới ngưỡng mộ.
Triều Nguyễn đã cho xây
dựng cung điện, đền đài, chùa chiền, lăng tẩm ... , nay là Quần Thể Di Tích Cố Đô
Huế hay còn gọi là Quần Thể Di Tích Huế được UNESCO công nhận Di Sản Văn Hóa
Thế Giới năm 1993. Hiện nay, hàng năm đón nhận một lượng lớn du khách tham
quan. Lợi nhuận thu về cải thiện nền kinh tế quốc gia và đời sống hàng ngày của
dân địa phương.
Triều Nguyễn đã kế thừa
và phát huy âm nhạc cung đình dùng trong tế tự và nghi lễ ... tức là nhã nhạc
đã có từ các triều đại trước để có những nét đặc biệt mang tên riêng là Nhã
Nhạc Cung Đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt Tác Truyền Khẩu và Phi Vật Thể
Nhân Loại - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của nhân loại - năm 2003.
Triều Nguyễn còn để lại
Mộc Bản là những tấm gỗ quý hiếm khắc các
văn bản Hán – Nôm để in sách ở Việt Nam trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ
20. Mộc Bản Triều Nguyễn cũng được UNESCO công nhận Di Sản Ký Ức Thế Giới vào
năm 2009.
Một triều đại đã để lại
cho hậu thế đến 4 di sản được cả thế giới cấp bằng công nhận, nghĩa là mang
những nét đặc biệt mà ít nước có. Điều đó nói lên dưới triều đại nhà Nguyễn,
nước ta đã có những việc vượt trội so với thế giới bên ngoài.
Đó là chúng ta chưa
muốn kể đến Đô Thị Cổ Hội An, cũng là một Di Sản Văn Hóa Thế Giới được UNESCO
công nhận năm 1999. Hội An có được vinh dự ấy cũng là nhờ chính sách thông
thoáng của các chúa Nguyễn – tổ tiên của triều Nguyễn – trong lãnh vực ngoại
thương, thu hút đầu tư từ nước ngoài đến xây dựng và phát triển từ các thế kỷ
XVI và XVII.
Ngày nay, chúng ta tự
hào về các di sản ấy, khai thác các di sản ấy; nhưng chúng ta quên mất hoặc
không muốn biết ai đã có công tạo ra di sản ấy. Sử sách chính thống bây giờ
đánh giá chưa xứng tầm, thậm chí còn bất công đối với triều Nguyễn. Nếu người
viết bài này không lầm, chưa một con phố, một đoạn đường, một công trình nào
trên lãnh thổ Việt Nam
mang tên hai vị vua Gia Long và Minh Mạng.
Như thế chúng ta có tệ
bạc với tiền nhân, có bất công với lịch sử không? Và chúng ta có làm đúng đạo
lý dân tộc “uống nước nhớ nguồn” không?
01/8/2014
Hoàng Đằng
Kiến trúc thời NGUYỄN ở quê mình:
Trả lờiXóahttps://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/1922411_1410996415824686_578260258_n.jpg
Đúng thế, nhiều di tích kiến trúc cổ thời nhà Nguyễn vẫn còn nhiều ở các địa phương Việt Nam.
XóaChúc vui!
http://img1.imensagens.com/en/weekend/18.gif
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/731138/502_faith0515_01.gif
Trả lờiXóaĐó cũng tin vui anh nhỉ. Chúc anh vui nhiều!
Tin vui- đúng thế! Nhưng chúng ta biết vận dụng tin vui này thế nào để bảo vệ biển đảo Tổ quốc, đó là vấn đề!?!
Xóahttp://i1110.photobucket.com/albums/h444/El-Vi/chucsat_zps3da1bae9.gif
http://tourviet247.com/images/uploads/2012/12/12/tp-hue-2.jpg
Trả lờiXóaMột tin thật vui và một bài viết thật hay !
Chúc anh luôn có thật nhiều niềm vui nhé !
Bài viết hay - đúng vậy! Nhưng vấn đề đặt ra là "đánh giá lại triều Nguyễn thế nào cho công bằng và khách quan, không áp đặt một chiều!?!"
Xóahttp://www.comments99.com/c/saturday/saturday_034.gif
Sang thăm biết được tin vui!
Trả lờiXóaCUỐI TUẦN VUI NHIỀU NHÉ!
Xóahttp://api.ning.com/files/hWizE9tqToIAA7CcIwZQPmu5IbfWh9IBWR3N-wubgvKacLFmvJnAVn-XGHOdsrIxBfCDWeQKlgVUc6Et-fvHpktnqYJ4dc-3/weekend13.gif
Đường phố chừ đôi khi mang tên những liệt sĩ qua trận đánh nào đó ở địa phương,tầm vóc nhỏ.Còn công lao của tiền nhân thì quên mất hoặc nếu có thì là những con đường nho nhỏ như ở thị xã Cần thơ này .Phải nhắc đến Quảng Trị ,nơi bắt đầu của Chúa Tiên ,vẫn còn đó nỗi buồn.Qua thăm,chúc thầy luôn khỏe.Thân.
Trả lờiXóaĐúng như bác Nhật Thuỷ đề cập, chẳng hạn trường Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị sau 1975 bị mất tên, nhiều nhân sĩ đã nêu vấn đề phục hồi lại tên cũ cho ngôi trường từng mang tên Chúa Tiên (Người mang gươm đi mở cõi và tạo nên mảnh đất mới trù phú cho VIỆT NAM từ Quảng Trị đến mũi Cà Mau). Những câu hỏi đang chờ thời gian và lịch sử trả lời
XóaRất vui với những DI SẢN VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN được thế giới công nhận.Nhưng vui hơn cả khi nhà nước và giới sử học đã trả lại sự công bằng cho triều Nguyễn với những thành tựu đã đóng vào lịch sử nước nhà .
Trả lờiXóaChúc anh cuối tuần nhiều vui !
Đã có nhiều hội thảo của những sử gia đương đại về việc đánh giá lại TRIỂU NGUYỄN, nhưng cũng chỉ dừng lại ở hội thảo. Sách giáo khoa lịch sử hiện hành trong nước vẫn chưa có sự thay đổi nhiều về quan điểm đánh giá TRIỀU NGUYỄN
XóaMột bài viết hay ! Những vấn đề về Triều Nguyễn hok thể giải quyết thấu đáo trong một sớm một chiều đc khi mà đã từ lâu SGK trong nhà trường đã giảng dạy cho HS cái tội của triều NG là cõng rắn cắn gà nhà ...!
Trả lờiXóaBọ sang thăm thày để chúc thày ngụ ngon he he !
Rất vui khi Bọ Rùa ghé thăm và có sự đồng cảm. Chúc Bọ Rùa ngày Chủ Nhật thật vui, thảnh thơi tung cánh bay nhé!
Xóahttp://lh3.ggpht.com/-isFUlsI94Rk/U8sBLqGd1OI/AAAAAAAA_-o/zhYu_zbQ2jU/clip_image002_thumb.gif
Em đọc rồi. Đêm đã khuya quá nên em ngồi ngoài cửa ...ngủ luôn!
Trả lờiXóaChà, cô giáo qua nhà mà không gõ cửa lại ngủ ngoài hiên thì mình lỗi quá! :p Thôi, mời cô giáo uống cà phê sáng nhé! :D
Xóahttp://img1.123tagged.com/en/sunday/190.gif