Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

THƠ MỘT CHỮ, THƠ NGOÀI LỜI - Nguyễn Khôi


       sen, sen Hồ Tây, thiếu nữ, áo yếm

       THƠ MỘT CHỮ, THƠ NGOÀI LỜI
                    (Tặng Mai Văn Phấn)
                                     
"Thơ một chữ, Thơ ngoài lời"... có lẽ khởi xướng từ Đoàn Văn Chúc & DươngTường (1) qua Trần Dần đã được công bố như sau :

               ĐOÀN VĂN CHÚC
                     Thơ một chữ
          Nhan đề :      VỢ CHỒNG
          Nội dung :         XONG
          Bình luận:      TRẦN DẦN
          Minh họa :    BÙI XUÂN PHÁI  
                             *
- Trần Dần bình luận : " Cái bòng bong ấy gọi là XONG".
- Bùi Xuân Phái minh họa : bằng vài nét ký họa có thể mường tượng cảnh 2 vợ chồng vừa "làm tình"  XONG  (8-5-75).
   Đây là một thứ trò chơi ngôn ngữ (đánh đố) mà các Thi nhân cách tân sáng tạo ra cái  gọi là Thơ...
   Ôi, "Thơ một chữ"- vâng, đúng vậy, chỉ với 1 chữ (nhưng phải là một "từ"- một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu.). Chỉ một chữ thôi, nhưng nó đủ sức chứa một "Ý", mang trọn một "tứ" thơ với hình tượng thơ sống động (sau khi được bình luận và minh họa) - Nó là một ẩn ngữ (Thơ mật ngữ) kỳ bí, suy được ra (giải mã) ngẫm nghĩ thì thấy rất có HỒN chứa đủ cả nỗi đời TÌNH - CẢNH - SỰ. Xin thử ví dụ : Nguyễn Khôi lắp ráp theo Made In Trần Dần như sau :

                 NGUYỄN  KHÔI
                     Thơ một chữ
                Nhan đề : TẮM TRUỒNG
                Nội dung:        TẮT
                Bình luận : TÁC GIẢ
                Minh họa :       ?

        

- Tác giả tự bình luận : " để cả bầu trời phải TẮT trăng" đấy là khuya (ai đó)TẮM TRUỒNG.
-Minh họa : còn chờ một Họa sĩ nào đấy ?
  Xét về mặt ngữ pháp : đây là rất Việt Nam (không Tây hóa) theo cấu trúc "đề/ thuyết" : tên bài thơ là "đề" (đề bài, nhan đề), Nội dung là nói lên (thông điệp) một điều gì đấy liên quan đến cái "đề" ấy, gọi là phần "thuyết" như một nhận định có ý nghĩa.
   Xét về mặt Nghệ thuật Thơ : đã gọi là Thơ, thì nó phải "ảo" (không thực như Văn Xuôi)  đầy hình tượng, ngôn ngữ chỉ một chữ (một từ đơn) nhưng đủ cho ta suy tưởng thấy  một hình tượng thơ sống động, một con chữ mà chứa đủ Tình - Cảnh - Sự là thế. Thơ càng chủ quan bao nhiêu càng hay... Thơ càng vô lý càng hay...?

                 

     Dương Tường có THƠ NGOÀI LỜI : Ông đã xuất bản cả một Thi tập Thơ ngoài lời,  khá độc đáo và hấp dẫn, kỳ bí nhưng nếu có "duyên" - ngẫm nghĩ (giải mã theo tư duy thơ hiện đại- Hậu hiện đại ) thì vẫn có thể thưởng thức "hiểu" cái nỗi lòng mà Tác giả gửi gắm... Thơ ngoài lời của Dương Tường : mỗi bài thơ là một trang minh họa bằng vài nét vẽ ẩn dụ, ví dụ :
     Bài thơ ngoài lời có đầu đề là ĐÀN, được trình bày không có lời (ngôn ngữ) thơ, cả 1 trang chỉ vẽ 1 cái  khóa "sol" như ở đầu 1 bản nhạc, rồi tiếp 1 khúc ngang dài như kiểu máy ghi "điện tâm đồ" khi ta đi khám tim mạch ở Bệnh viện,rồi 1 nét hơi cong chéo chùng ở phía trên (tưởng tượng) như 1 cái dây Diều đang thả lên trời để ngân lên một khúc nhạc mùa thu...
     Để "cảm" được lối Thơ ngoài lời này, thực, ta phải có trí suy tưởng của "con mắt thơ" với nhận thức "Thơ như là mỹ học của cái KHÁC"- (theo Đỗ Lai Thúy) ? có vậy mới giải mã được và ta sẽ mỉm cười tự thốt lên trong lòng " Ôi - thơ ngoài lời như một sự phát kiến kỳ lạ (xưa nay chưa từng có) chỉ với vài nét ký họa mà đã đủ "họa trung hữu thi"- ý tại ngôn ngoại thật là thú vị...
      KẾT : Chao ôi, Thơ một chữ, Thơ ngoài lời là vậy, nó như một sự "đánh đố" với bạn đọc , nếu không giải mã được thì coi là TẮT, là XONG ! một sự thể nghiệm...
     Tuy nhiên, đây là một sáng tạo Thơ của các bậc Thầy ,đã trải qua bao năm tháng thăng trầm ở cái "Góc Trần Dần" tối tăm ấy mà hồn thơ thì bay tới những chân trời không có người bay kia thì nó là những tinh hoa thơ Việt có ý nghĩa, đáng trân trọng, tồn tại hay bị đào thải hãy để cho thời gian kiểm nghiệm...Một trò chơi Thơ , âu cũng là như một Nhà thơ xưa đã mong muốn :
     "Con người ta nên giống như một bài Thơ, loài vật nên giống như một bức họa".

     Một chữ TÌNH để duy trì thế giới, một chữ TÀI để tô điểm càn khôn".-Trương Trào.
     Quả là ý vị , Nguyễn Khôi xin được chia sẻ cùng các Bạn Thơ...

      ----

(1) Về  hai tác giả : 

*1- Đoàn Văn Chúc (Tên thật là Nguyễn Tăng Khiêm) sinh 1926, mất 1996, quê làng Tạnh, Gia Lâm, Bắc Ninh.Tốt nghiệp Tú tài toàn phần 1943, 1943-1945 :Sinh viên Cao đẳng Ngân hàng Đông Dương, 1945-1954 : tham gia kháng chiến chống Pháp, 1954-1978 :Công tác ở Vụ Văn hóa quần chúng và Thư viện, 1978-1990: giảng viên Trường Đại học văn hóa Hà Nội.
Ông chuyên nghiên cứu và giảng dạy về "Văn hóa học"- "xã hội học..."-dịch thuật khá nổi tiếng.
*2- Dương Tường (Tên thật là Trần Dương Tường) sinh năm 1932 ở Nam Định. Từ 1945 bỏ học theo cách mạng, đi bộ đội, có tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ 1955 làm việc ở Thông tấn xã Việt Nam. Từ 1968 nghỉ việc dành thì giờ cho Văn học nghệ thuật...
 Tác phẩm của Dương Tường : 36 Bài tình (in cùng Lê Đạt), Đàn (thơ thị giác/ Thơ ngoài lời)...Thơ Dương Tường thuộc loại "Thơ khó xời" khá dung tục ,  xin dẫn vài bài để bạn đọc tham khảo :

         BELLA
         Tặng những ai
        "sống làm vợ khắp người ta"
         Em
         Chấm nhỏ
         đường đêm
         chợ ái ân
         loang lổ
         đèn đường
         mủ đêm
         Em đi
         môi mọng
         đùi mọng
         vú ấm
         tim trống
         đầu trống
         Em đi - nhớt đêm
         Em đi - mưa xiên
         Em đi - trời nghiêng
         Em - đời bỏ quên
                         (1963)
                *
        ROMANCE III
       Có khi
       tha thẩn ờ khoang lòng năm ngoái
       tôi thắp im bạch lạp búp hôn đầu
       thánh trượng cây góc phố
       và tay ôm đồm mộng
       đường ngang ngõ dọc tâm hồn
       và tiếng thở dài xuyên xanh địa tầng ký ức
       và môi xuất huyết mùi thơm em
       và nỗi đau quê thịt tầm tã bình nguyên nhớ
       tôi cắn phải tên em
       lòng chiều bội thực gió mùa
                                     
       Có khi
       mặt em cấu trúc mưa...
                             (1967)
                         *
       ROMANCE V
       (Theo phong cách Haiku)

      Nghe lênh láng trời thăng hoa tinh
      Màu gạch non một mùi nách đàn bà
      Ừ những đám ma lá chết chiều nay
                                                (1987)    
                           *
      ROMANCE VI
      (Theo phong cách Haiku)

      Chớp nuột thở dài em trắng
      Cánh Cò đậu bờ mất ngủ
      Tôi mặc áo buồn chờ gội mưa em
                                               (1984)

       Theo Đỗ Lai Thuý thì "Thơ và hoạt động thơ Dương Tường nằm trong đường thơ Trần Dần, nhưng in đậm màu sắc hậu hiện đại và vẫn là người đồng hành với các nhà thơ trẻ và nhà nghệ thuật đương đại"...

                                                Góc thành nam Hà Nội 17-6-2014  
                                                               Nguyễn Khôi

24 nhận xét:

  1. MỜI ĐỌC THÊM BÀI "THƠ MỘT CÂU, THƠ MỘT CHỮ của cùng tác giả Nguyễn Khôi qua đường link sau:

    http://nhamyngocsuong.blogspot.com/2014/06/tho-mot-cau-tho-mot-chu-nguyen-khoi.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiến sĩ Đường Văn nêu nhận xét về bài viết THƠ MỘT CÂU, THƠ MỘT CHỮ này (như đã đề cập ở đường link trên) :

      Bài viết của bác Nguyễn Khôi khá thú vị nhưng hơi bị tiếc là mới gợi ra đôi nét về 1 vấn đề không mới nhưng rất phức tạp và tinh tế. Cách dẫn thơ của bác xô bồ, chỉ đúng khoảng 1/3 và chỉ dẫn để dẫn mà chưa lý giải phân tích ngọn ngành cái hay, cái sâu của 1 chữ, 1 câu ấy.

      Đặc biệt bác Khôi đã lầm lẫn về khái niệm:

      1. Thơ 1 chữ, 1 câu: với nghĩa cả bài thơ chỉ có 1 chữ, 1 câu. Ví dụ
      bài XONG, MƯA RƠI... của Trần Dần
      2. 1 câu, 1 chữ hay, độc đáo trong bài thơ nhiều chữ, nhiều câu...Chính là khái niệm lý luận thơ cổ điển: Nhãn tự, thần cú.

      Chính vì thế bài viết tưởng mạch lạc mà vẫn rối. Ý chủ đề không rõ
      ràng, tường minh. Vậy cái cơ chế cấu trúc của thể loại thơ 1 câu, 1 chữ này là như thế nào? Lịch sử vấn đề? Ý nghĩa thời sự?... Tục ngữ, thành ngữ phải chăng là 1 dạng dân gian đặc biệt này?...

      Mấy lời chân thành mạo muội trao đổi với Nguyễn Khôi thành Nam. Mong được hồi âm và chia sẻ hoặc phản biện.

      Đệ: Đường Văn làng Trèm


      Xóa
    2. NM có đọc lời nhận định này của TS Đường Văn nhưng khi copy email đẻ đưa vào blog thì bị lỗi màu nền ̣phải gõ lại chữ từ email mà chỉ sử dung 1 máy có chữ VIỆT nen ko đem vào để bổ túc cho bài viết của Bác Khôi được Cảm ơn bạn đã đăng lại ở đây Thật là một đề tài văn chương ̣tuy đã cũ vì đã xuất hiện khá lâu nhưng cũng mới mẻ và thú vị đối với người it tìm hiểu sưu tầm như NM
      Cảm ơn anh NK và bạn LT nhé

      Xóa
    3. Bác Khôi viết khá hay! Tuy nhiên chỉ những người đã đọc qua bài thơ của Đoàn Văn Chúc, thơ Nguyễn Khôi,... giờ đọc lời bình của bác Khôi mới thấy lý thú, còn nếu chưa đọc thì các bạn đọc thông thường khác giống như người cưỡi ngựa xem hoa, thoáng thấy rừng mà không nhìn rõ cây. Chẳng hạn đọc lời bình sau:

      NGUYỄN KHÔI
      Thơ một chữ
      Nhan đề : TẮM TRUỒNG
      Nội dung: TẮT
      Bình luận : TÁC GIẢ
      Minh họa : ?

      - Tác giả tự bình luận : " để cả bầu trời phải TẮT trăng" đấy là khuya (ai đó) TẮM TRUỒNG.
      -Minh họa : còn chờ một Họa sĩ nào đấy ?
      Xét về mặt ngữ pháp : đây là rất Việt Nam (không Tây hóa) theo cấu trúc "đề/ thuyết" : tên bài thơ là "đề" (đề bài, nhan đề), Nội dung là nói lên (thông điệp) một điều gì đấy liên quan đến cái "đề" ấy, gọi là phần "thuyết" như một nhận định có ý nghĩa.


      Nếu người đọc đã biết qua bài thơ:

      AO LÀNG
      Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang
      Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng
      Cái đêm hè ấy ai ra tắm
      Để cả bầu trời phải TẮT trăng
      Nguyễn Khôi

      Bài thơ AO LÀNG ( hay TẮM TRUỒNG - như lời bình của bác Khôi ) có nhiều chữ, nhiều câu, nhưng trong đó có một chữ được dùng rất "đắt" - là NHÃN TỰ làm bật sáng cả bài thơ
      Biết bài thơ này rồi thì sẽ thấu cảm lời bình của bác tốt hơn.

      Xóa
    4. mình có đọc lời bình bài thơ Ao Làng của Bác Nguyễn do một cây bút ở hải ngoại ̣là Nguyễn Hưng Quốc viết
      Đối với NM đọc thơ bằng ''tâm cảm'' bây giờ được hân hạnh ̣và thú vị hơn nhi được đọc thơ bang nhãn tự ...

      Xóa
  2. Chúc mừng bác Nguyễn Khôi về bài viết mới. Chặt chẽ và thuyết phục hơn bài trước. Tuy nhiên, vẫn còn một vài chỗ có thể trao đổi thêm.
    Ví dụ:
    - Về khái niệm: nên dùng Thơ ngoài lời hay thơ KHÔNG lời (như nhạc không lời)?
    - Có chăng những hạn chế không nhỏ của thơ không lời, thơ 1 chữ Bên cạnh những ưu điểm như bác đã nêu.
    - Thơ không lời, muốn người đọc hiểu đươc, chí ít cũng phải có tác giả
    hay nhà phê bình giải mã giúp. Phiền toái và kém khả thi lắm thay!
    Đúng là câu đố, trò chơi hiện đại tinh vi, bí hiểm!
    -Thì ra nhận xét "thơ càng chủ quan càng hay, càng vô lý càng hay!" ... của bác vận vào thơ 1 chữ, ngoài lời theo bác là thế. Theo đệ, chỉ
    đúng 1/2. Vấn đề cái chủ quan vô lý ấy như thế nào so với thực tế
    khách quan so với chủ quan người đọc và thời đại. Nếu không thì cũng sẽ bị bỏ qua hoặc đóng chai 30 năm hoặc lâu hơn nữa trong sự chờ đợi, hi vọng mà thôi!
    Trân trọng. Kính

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái câu mà Đường Văn bảo "chỉ đúng 1/2 ấy"...là của Chế Lan Viên nói với Lê Phú Khải đấy, Nguyễn Khôi không để "nháy nháy" là để "bẫy" chơi (xem lexuanquang.org) chứ trình độ loại bét như Nguyễn Khôi (thơ nghiệp dư) làm gì có được những câu như thế ?
      Kính : Nguyễn Khôi

      Xóa
    2. vườn văn học vốn phong phú và đa diện được điểm xuyết thêm nhiều bông hoa lạ và đẹp thì càng them nhiều hương sắc còn vấn đề tồn tại thì ...còn tùy thục vào nhiều chuyện khác trong đó có định mệnh của nhà thơ
      NM tài hèn không dám bàn luận góp ý nếu có '' nói leo'' cũng mong các anh và bạn đọc niệm tình tha thứ

      Xóa
  3. Chúc anh Chúa Nhật thanh thản an nhiên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ghé thăm gặp lúc đang dùng bữa trưa, mới dùng cơm dừa Bến Tre nhé!

      http://2.bp.blogspot.com/-N4JtJHafPe8/UAVx5juMuGI/AAAAAAAAUgM/VzA0Q2YrbE4/s640/CM9.jpg

      http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23948954/399672336.jpg


      Xóa
  4. Em qua thăm anh và muốn ăn một món gì đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời cô giáo dùng cơm ghẹ Phú Quốc hí!
      Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.
      Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm của tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

      http://4.bp.blogspot.com/-S8dya54b3A4/UAVxFOa_LBI/AAAAAAAAUfM/sSQyAcdgJec/s640/CM11.jpg

      http://i1142.photobucket.com/albums/n606/Robert_Nguyuen1/fa83e1cb4a3237de00cbab81061f0815.gif

      Xóa
  5. Chủ nhật thăm anh,chúc lành !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn, xin chúc lại Lý Đức Quỳnh như thế nhé!

      http://img1.123tagged.com/en/sunday/190.gif

      Xóa
  6. Cám ơn Thu Hồng, chúc Chủ Nhật vui!

    http://img1.123tagged.com/en/sunday/167.gif

    Trả lờiXóa
  7. Chúc anh PĐ chiều chủ nhật vui nhé.
    http://img1.123tagged.com/en/sunday/28.gif

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn, chiều vui nhiều nhé!

      http://img1.imagehousing.com/1/9a7e76afda933c7726ca4c305ce24d28.gif

      Xóa
  8. Nóng
    Mở cửa
    Gió lùa
    Rác
    Đóng lại
    Nóng
    :D
    Ghé thăm , đọc bài này ... ngẫm cái hiện tại của mình , nên xuất thành thi ;)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quên , bài này của tác giả Nguyễn Khôi hay và ngộ . Mình chẳng biết thơ thi câu cú nhưng mà chúng là những con chữ , miễn không phải tiếng Hán thì cũng hiểu được ý tứ cảm xúc của tác giả đặt trong bài thơ của họ ( như mình : trời đang nóng , mở cửa , gió lùa ùa rác vào . Hãi , đóng cửa - lại bị nóng =))

      Xóa
    2. Thơ của nữ hiệp được gọi là gì cà!?! Thơ tự do? Thơ hậu hại điện ? :D Ủa quên, mình nói nhầm, thơ hậu hiện đại? :)) Thơ tân hình thức? =)) Đọc lên nghe cũng hay hay!

      Xóa
    3. Thơ tả thực - Thơ tả chân ... Nghe hay hay là ô-sờ-kê rồi :-j

      Xóa

    4. https://scontent-b-lax.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/s280x280/10409154_321241894694320_312712064266797053_n.jpg

      Xóa
  9. Tôi đã đọc 2 bài viết Thơ 1 câu 1 chữ và in ra để nghiền nó. Thú vị chứ. Thơ, không gì là không thể, nhất là phải vượt qua cái cũ (cũng có khi cái mới là cái cũ đc phát hiện lại)
    Nói ít làm nhiều, tôi làm thử ít bài , nhân đây bày ra để mọi người ngó xem nó ra sao nhé.

    Đề: VỢ CHỒNG GIÀ
    Bài thơ 1 chữ: Hả
    Lời bình: ?

    Đề: ÔNG CHÁU
    Bài thơ 1 chữ: Trăng
    Lời bình: ?

    Đề: NGHE TIN
    Bài thơ 1 chữ: Buồn
    Lời bình: ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật vui khi bạn văn nghệ Tuy Phong ghé thăm và đưa thêm vài bài thơ một câu một chữ. Chiều thanh thản nhé!

      http://www.desicomments.com/dc1/11/158223/158223.gif

      Xóa

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ