Thầy Nguyễn Văn Thị người cầm hoa
ĐI TÌM NGUỒN VUI
Hoàng Đằng
(Viết về thầy giáo già Nguyễn Văn Thị - Phần 2)
- Ngày ni anh em mình đi chơi nữa hi?
Anh
cả gọi về khi tôi đang “nằm gắng” trên giường; lúc đó khoảng 6 giờ sáng
10/3/Giáp Ngọ (09/4/2014). Hàng đêm, anh chỉ ngủ nhiều lắm là từ 21 giờ đến 02
giờ. Anh dậy thắp hương cho chị, rồi đi lui đi tới trong nhà; chân yếu, độ bật
của cơ không có, kéo lệt bệt hai bàn giữa sàn nhà, tiếng sột soạt làm cho con
cháu không ngon giấc. Rõ khổ ông già nầy!
Tôi hỏi:
- Đi bằng phương tiện gì rứa anh?
- Đi ô-tô chứ còn gì nữa. Anh tự hào trả
lời.
Biết
anh không làm gì có thu nhập từ lâu, trong tình anh em, tôi thật thà hỏi:
Anh
cho biết: Con cháu anh, học trò anh, bạn bè anh thỉnh thoảng biếu anh tiền tiêu
vặt. Cả thời gian dài, anh ở nhà chăm sóc chị, không biết tiêu chi, nên dành
giụm lại đó. Nay chị mất, anh xài tiền ấy. Anh không thích và không thể đi hát
Karaoke; anh không thích và không thể đi đánh cờ ... thì anh rủ mấy em đi chơi
cho thoải mái.
7,30
giờ, xe khởi hành, chở hai anh em vào Quảng Trị đón Đỗ Tư Nhơn và Nguyễn Văn
Nuôi. Tội nghiệp! Chú Nuôi ở trái đường có phần mất quyền lợi; chú ở tận dưới
Ngô Xá Đông, chú không được anh đưa xe đến đón tận nhà.
Anh
mời cả vợ chồng Đỗ Tư Nhơn – Hồ thị Tú cùng đi; cô Tú không đi được. Cô ra tận
xe tiễn đưa rất tình cảm. Thế là hôm nay, cô ở một mình trong ngôi nhà rộng. Cô
có buồn không cô?
Xe
lên đường đi Huế. Đầu tiên, về đường Bạch Đằng, qua khỏi chỗ cầu Đông Ba bắc
ngang trên đầu, chạy khoảng gần cây số nữa, xe dừng ngoài đường chính. Bốn anh
em rẽ kiệt, tìm thăm nhà thầy giáo Võ Văn Đệ trước đây dạy Toán ở trường Quốc
Học. Thầy Đệ và anh vừa là bạn đồng niên, vừa là bạn đồng môn, vừa là bạn đồng
sàng (cùng giường). Năm 1962, hai người bị động viên, thụ huấn pháo binh tại
Nha Trang. Chị sinh cháu nhỏ ở nhà, anh muốn về thăm, nhưng chỉ được phép nghỉ
ngày chủ nhật để ra phố. Trong doanh trại, thầy Đệ và anh được phân một cái
giường lầu để ngủ; một người tầng trên, một người tầng dưới. Thầy Đệ đã bày
mưu: Lấy súng, sac à dos, chăn, nón cối tạo thành hình người ngủ một giường
thay anh ban đêm để qua mặt sĩ quan cán bộ đi kiểm soát, còn ban ngày giờ điểm
danh, thầy Đệ sắp cuối hàng, nghe sĩ quan cán bộ gọi tên anh, thầy Đệ thay anh
trả lời: Có mặt. Nhờ mẹo thầy Đệ, anh liều về được Quảng Trị thăm chị, thăm
con.
Mấy
tháng nay, nghe tin thầy Đệ bệnh, anh không biết làm thế nào vào thăm, nóng
ruột lắm!
Con
hẻm tới nhà thầy Đệ hẹp, xe không vào được, bốn anh em đi bộ, cứ khoảng vài
chục mét, anh dừng lại, lấy ống thuốc giãn mạch, hít một hơi dài, búng má hú
miệng, nghỉ một chốc rồi mới đi tiếp được. Tôi lo, hỏi anh: Có sao không? Anh bảo: Không can chi mô!
Nhà
thầy Đệ cách đường chính Bạch Đằng khoảng 200 mét. Một ngôi nhà rường 4 vài,
lợp ngói liệt, hai bên và mặt sau phụ thêm nhà xây, nhà đúc nằm trong một khu
vườn rộng phủ bóng cây ăn trái và cây hoa cảnh. Không gian tĩnh lặng, mát mẻ.
Gõ cửa, một bà già lưng còn thẳng ro, tóc bạc phơ nắn tỉa như con gái, mở cửa,
mời anh em chúng tôi vào. Bà là phu nhân của thầy Đệ. Ai cũng thì thầm: Thầy Đệ có phù phép gì mà thời trai trẻ cưới
được cô vợ, xinh ơi là xinh! Ôi chà! Thầy Đệ không có mặt ở nhà mà lại
không đem handphone theo cùng. Thăm thầy Đệ, không có thầy, biết mần răng chừ
hè? “Tam thập lục kế, ngồi chờ vi thượng sách”. Bỗng nhiên, tiếng xe
máy đi vào ngoài cổng, mọi người nhìn ra, hy vọng. Không phải xe thầy rồi mà xe
của con và dâu thầy đi làm về.
10,30
giờ, anh em đành chào từ giã cô.
Lần
đi ra, anh khỏi đi bộ; người con thầy Đệ đã thồ anh ra tận xe ô-tô. Người con
thầy Đệ, tuổi chắc đã trên 50, hiện làm bác sĩ, cẩn thận lấy số điện thoại của
chú Đỗ Tư Nhơn.
Xe
chạy tiếp vào Thành Nội thăm thầy cũ Nguyễn Hoàng: thầy Nguyễn Đức Duyên. Thầy
Duyên và anh, lúc dạy ở Quảng Trị những năm cuối thập kỷ 1950, từng ăn một mâm
nằm một chiếu cả thời gian dài; đến khi lập gia đình, mỗi người mới chịu bỏ bạn
theo vợ. Nhà thầy Duyên cũng kín cổng cao tường, khang trang bề thế ở 126 Lê
Thánh Tông. Chỉ thấy thầy một mình, còn phu nhân là cô Sa Đa vắng nhà. Nhà
trông vắng vẻ, chắc con thầy người nào cũng đã yên bề gia thất.
Thầy
Đệ về đến nhà, liên lạc điện thoại rồi nhờ con chở thầy lên nhập đoàn tại nhà
thầy Duyên. Trời đã trưa, anh mời cả đoàn đi dùng bữa trưa. Anh cho xe trực chỉ
quán MỤ ĐỎ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm bên Gia Hội. Tới nơi, không thấy quán MỤ
ĐỎ mà chỉ có quán BÀ ĐỎ. Ngạc nhiên, anh nhìn lui nhìn tới; té ra MỤ ĐỎ đã được đổi thành BÀ ĐỎ; chắc MỤ
ĐỎ nghe “quá Huế”, người ta phải đổi ra BÀ ĐỎ cho phổ thông mà quên mất MỤ ĐỎ
mới thân thương. Người bây giờ hay đành hanh vô lối; không chỉ MỤ ĐỎ thành BÀ
ĐỎ mà truyện Kiều ngày xưa cụ Nguyễn Du viết dùng nhiều điển tích, nhiều từ
Hán-Việt bây giờ có người viết lại, bỏ điển tích, từ Hán Việt đi để dễ hiểu.
Người làm việc ấy là kỹ sư Đỗ Minh Xuân trong tập sách in photo: “Truyện Kiều
Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng” (Nhà
xuất bản Văn Hóa Thông Tin năm 2012). Tập sách này lại được nhà văn hóa lão
thành Vũ Khiêu giới thiệu, viết lời tựa, và đã được phát biếu cho các đại biểu
tham dự hội thảo: “Dòng chảy văn hóa xứ Nghệ từ truyện Kiều đến phong trào thơ
mới” tổ chức ngày 15/12/2012 tại khu di tích Nguyễn Du ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Đúng
là “đồ điên”, đồ phá hoại.
Đoàn
ngồi vào bàn, thầy Đệ ghé tai nói gì đó với anh. Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc,
bánh ít ram, chả tôm, bia huda dọn ra, ai cũng vừa ăn vừa khen ngon. Ngon
thiệt, không ngon sao giữa trưa nóng thế này mà bàn nào cũng chật khách!
Thầy
Đệ trả tiền, té ra chuyện thầy Đệ nói nhỏ với anh khi mới vào quán là chuyện
trả tiền; thầy Duyên giành trả nhưng không được. Chia tay, thầy Đệ nhắn cậu con
trai tới chở về, xe đưa thầy Duyên về trả tại nhà. Xe lên dốc Ngự Bình vào nhà
thờ ông bà nghỉ. Anh Nguyễn Huy Vỹ, chị Nguyễn Trúc Đào, chị Nguyễn Thạch Lựu –
em rể và các em gái anh – đang ngủ trưa, phải dậy tiếp. Xin lỗi anh và hai chị:
anh em Quảng Trị đã vào quấy trong giờ nghỉ.
Đỗ
Tư Nhơn không lên Bến Ngự, ở lại tại hai nhà sách lớn trên đường Trần Hưng Đạo đầu
mút Bắc cầu Tràng Tiền đọc sách, chọn sách mua. Chú Nhơn này ham học hỏi lắm,
chú đọc đủ loại sách: khoa học, triết học, văn học ... Nếu ai đó hỏi chú các
trào lưu nối tiếp nhau trong lich sử văn học thế giới, chú say sưa diễn giải
như một giáo sư đang lên lớp ở giảng đường đại học. Chỉ có điều khó hiểu là, về
lý trí, Nhơn rành nhưng về tâm hồn, Nhơn không đuổi kịp. Chẳng hạn, dù rành về
trào lưu Hậu Hiên Đại, Nhơn lại dị ứng về một số bài viết có đôi nét “giải
thiêng” của tôi.
Xe
ghé thăm thầy Cái Ngọc, nguyên Hiệu Trưởng trường Nguyễn Hoàng. Thầy Ngọc trước
đây học một lớp với chị ở trung học và cũng là học trò của anh; còn phu nhân
thầy Ngọc, cô Trần thị Nhuận, là đồng nghiệp của chị ở trường nữ tiểu học tỉnh
lỵ Quảng Trị. Nhà thầy Ngọc ở ngay trước cổng chùa Bảo Quốc, một biệt thự nguy
nga như dinh tỉnh trưởng Quảng Trị ngày xưa trên đường Gia Long. Qua nhà cửa
của các thầy, anh em mừng vì thấy các thầy đang hưởng cuộc sống thoải mái trong
tuổi xế chiều. Thầy Ngọc và cô còn khỏe, chỉ mắt thầy hơi yếu, đục thủy tinh
thể nhưng mổ ngại vì tuổi đã cao.
14,30
giờ, xe lên đường về lại Quảng Trị, anh ghé mua mấy gói bánh pâté (?). Đến làng
Triều Sơn, anh bảo xe dừng lại trước một quán cháo vịt. Anh đãi mỗi người một
tô. Cháo ở đây ngon “hết sẩy”. Nước xúp ngon, gạo trong cháo ngon, thịt vịt
ngon, nước mắm gừng nêm cũng ngon. Anh sành ăn uống, đáng nể. Trên đường về, ngồi
trên xe, anh tâm sự: Mấy em ơi, anh mất
vợ, buồn lắm, chừ chỉ biết tìm anh em, bạn bè chuyện trò cho khuây khỏa. Tiếc là hôm nay định thăm vài người nữa nhưng
thời gian không cho phép. Nghe anh nói mà thương - thương anh rồi lại
thương mình.
Xe
về đến nhà Đỗ Tư Nhơn lúc 16,30 giờ, anh phân phát mỗi người một gói bánh pâté
(?). Anh chỉnh chu quá! Rủ đi chơi, các em đã hạnh phúc rồi, chừ còn được nhận
quà tặng đem về cho con cháu.
Ngày
hôm sau, anh điện về:
- Anh em mình tổ chức một chuyến đi Nha Trang
hè!
Anh
ơi! Đường xa rứa mần răng đủ sức khỏe mà đi, hả anh! ...
12/4/2014
Hoàng Đằng
(Em kết nghĩa của thầy Nguyễn
Văn Thị)
http://caphebanme.com.vn/image/thiet-ke-noi-that-quan-cafe1-.jpg
Trả lờiXóaCafe chiều chủ nhật nhé anh!
Cám ơn Hung Phi nhé!
Xóahttp://www.piccore.com/image-36DC_4B2E572E.gif
Cảm động
Trả lờiXóa
XóaMời HẠT CÁT BÀ BÀ dùng trà nhé!
http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23805297/396873357.jpg
Em qua thăm anh một ngày mới, một tuần mới nhé!
Trả lờiXóaCHÚC CÔ GIÁO TUẦN MỚI TRÀN NGẬP NIỀM VUI NHÉ!
Trả lờiXóahttp://gi174.photobucket.com/groups/w118/N6FFY6G9IZ/wwwtvnhu_7e7242cdc492c46084e3fb8f1d.gif
Càng đọc càng trân quý tình cảm của bốn anh em kết nghĩa với thầy THị thật đẹp,thật đằm thắm sâu xa!
Trả lờiXóaTuần mới công việc tốt anh nhé !
Cám ơn bạn đã chia sẻ nhé!
Xóahttp://calyne.c.a.pic.centerblog.net/qxdshfjf.gif
Chúc tình bạn các anh luôn thân thiết.
Trả lờiXóaChúc anh PĐ luôn vui nhé!.
http://4.bp.blogspot.com/-xrnMUDFwDCQ/U0oBc_fUiyI/AAAAAAAABd0/Qzfpu3ChpMw/s1600/ca+gif+av+hp.gif
CHIỀU THANH THẢN BẠN NHÉ!
Xóahttp://d4.violet.vn/uploads/blogs/731138/502_faith0515_01.gif
Em lại qua ăn chực bữa sáng đây anh ạ!
Trả lờiXóaMời cô giáo dùng phở nhé!
Xóahttp://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23896799/398610866.jpg
Vì những ngày qua, MC bận công việc quá nên hôm nay mới đến thăm anh được, anh thông cảm cho em nhé.
Trả lờiXóaChúc anh mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/04/01/10/20140401102048-ken3.jpg
CHÚC BẠN TUẦN MỚI THĂNG HOA CÙNG ĐỨC TIN!
Xóahttp://i689.photobucket.com/albums/vv253/anhtuannguyenminh/niaoer_com_090417viel-2.gif?t=1270336094
Còn bữa tối thì sao anh? Em lại thèm ăn nữa!
Trả lờiXóaMời cô giáo dùng điểm tâm nhé!
Xóahttp://i156.photobucket.com/albums/t6/crunchHUNCH/foods%20i%20plan%20to%20eat%20soon/foods.gif
http://atchat.free.fr/graphics/day_comments/good_morning/good_morning_028.gif
Đọc mà Thương tình bằng hữu !
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã đồng cảm nhé!
Xóahttp://calyne.c.a.pic.centerblog.net/qxdshfjf.gif