Trang

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

SÔNG TIÊU TƯƠNG - Nguyễn Khôi

Nhà văn Nguyễn Khôi - Hội Viên Hội Nhà Văn Hà Nội - quê gốc làng Cổ Pháp, sau đổi là Đình Bảng, đất phát tích Vương triều Lý; từ năm 2002 đã dành thời gian và tâm huyết viết Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" 4 tập, dày 970 trang.
Tập 1+ 2+ 3 đã xuất bản, vừa được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 (cùng đợt với tập" Thơ Trần Dần"). Tập 4 đã viết xong (Chuyện làng Đình Bảng từ 1945 đến nay) sẽ xuất bản trong dịp tới.
Xin giới thiệu một bài viết của ông trong Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" nói trên, về một con sông có thực ở Việt Nam vẫn đang còn tồn tại ( đang bị lấp bồi dần chỉ còn thành con ngòi nhỏ) nên không có tên trên bản đồ VN, dù là con sông đã đi vào huyền thoại với chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương : SÔNG TIÊU TƯƠNG

        

     SÔNG TIÊU TƯƠNG

     Đó là dòng sông cổ tích, dòng sông huyền thoại của:   
                  
Ngày xưa có anh Trương Chi                     
Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay                     
Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây                     
Con quan Thừa Tướng ngày ngày cấm cung                     
Trương Chi chở đò ngoài sông                     
Cất lên tiếng hát động lòng Mỵ Nương...

     Lầu Tây ở trên đồi Hồng Vân (Lim). Để tưởng nhớ mối tình "tiếng hát trái tim" này, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng giêng trai gái trong vùng trẩy hội về đây hát giao duyên Quan họ. Với cảm hứng "Ai về Kinh Bắc" - nhạc sỹ Văn Cao đã sáng tác bài "Trương Chi" réo rắt bổng trầm bất hủ. Thông Đạt thì cất cao tiếng hát "ai có về bên bến sông Tương, nhắn người em gái tôi thương...".

     Với năm tháng thời gian cứ kéo dài như không bao giờ hết... Đến nay còn xao xuyến bao lòng người con Kinh Bắc. Làng Cổ Pháp xưa nằm ngay bên bờ sông Tiêu Tương. Vua Lý từ Thăng Long về bằng thuyền rồng qua nẻo cửa sông Đuống (chỗ Gia Quất - Gia Lâm) rồi vào các con ngòi nhỏ qua vùng Cói, Yên Thường tới Cổ Pháp... Sông Đuống xưa còn nhỏ cỡ con ngòi (sau này được Nguyễn Công Trứ một lần và Nguyễn Tư Giản một lần- là Doanh Điền Sứ đã cho đào to, mở rộng như ngày nay) theo ý một vài vị cố lão thì địa lý cổ sông Đuống là Minh Đường của mộ tổ nhà Lý "bát diệp liên hoa" (tám cánh hoa sen) ở trong rừng Báng. Tương truyền xưa vua Lý Thánh Tông thường đi thuyền rồng từ quê theo sông Tiêu Tương lên chùa trên núi Phật Tích (Tiên Du) nghỉ mát và đọc kinh vào mùa hè. Những địa danh núi Tiêu, xã Vân Tương, những khúc sông ở Đình Bảng, Nuốn, Phù Lưu sang tới Yên Phong, Quế Dương đổ vào sông Cầu (Nguyệt Đức) là dấu vết của sông Tiêu Tương thơ mộng ngàn xưa. Ngày nay, với ý định khơi lại sông Tiêu Tương từ đầm Phù Lưu qua Đền Đô (Đình Bảng) ra tới Trịnh Xá đổ vào sông Ngũ Huyện Khê... nếu thành hiện thực là ta đã khơi dậy sự trở lại với cội nguồn: lối xưa Vua Lý đi về... để câu Quan họ xanh dòng Tiêu Tương. Từ hồi còn đi học, tôi rất thích chùm thơ "Tiêu Tương bát cảnh" truyền đời của Tiến sỹ Nguyễn Xung Ý người làng Kim Đôi (Quế Võ) một trong nhị thập bát tú "Hội tao đàn" của Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) tuy là mượn thể thơ Tàu, nhưng đó là thơ Quốc Âm, rất Việt Nam:                    

... Pha khói chim về cây điểm phấn                        
Quáng dòng cá hớp nước tuôn la                       
Có người đợi nguyệt trèo khoang gác                       
Nước Thương Lang một tiếng ca                               
          (Bóng chiều rọi thôn chài)

     Lại nhớ câu Kiều:                        

Mành Tương phân phất gió đàn                       
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình

     Thì lại thấy: thời xưa ấy Nguyễn Du đã bao lần lội qua sông Tiêu Tương về thăm quê mẹ ở làng Hoa Thiều (Từ Sơn).
Với chàng Phạm Thái (thời Lê mạt) thì Tiêu Sơn cổ tự soi bóng xuống dòng Tiêu Tương đã cho thi sỹ cất cánh hồn thơ viết những cẫu thơ tình đầu tiên của Việt Nam:                       

Trăng soi vằng vặc vóc non mờ                       
Lan thoảng hương đưa                       
Cúc thoảng hương đưa                       
Trời in một sắc nước xanh lơ                       
Oanh nói u ơ                       
Yến nói u ơ                       
Cánh buồn chở nguyệt gió lay sơ                       
Lốm đốm sau thưa                       
Phấp phới sương thưa                       
Chinh nhân thổi địch (sáo) ơ hờ                       
Thiều nhạc không xa                       
Hoan hội không xa                       
... Thấp thoáng oanh thoi dệt liễu                       
Thung thăng phấn bướm dồi mai                       
... Mai ủ hình thơ                       
Trúc ủ hình thơ...

     Với tôi, sông Tiêu Tương ở ngoài cổng sông Vớt (xóm Bà La- Đình Bảng) vớt xác Trương Chi hay vớt hồn ai là cả tuổi thơ đầy chất quê mơ mộng, diệu huyền. Đó là những chiều hè, tôi cùng lũ bạn nhỏ chăn trâu bơi lội trên sông. Đó là những đêm Trung thu ngồi trên thành cống cổng sông Vớt lắng nghe tiếng sáo diều vi vu lưng trời thả hồn người tới dặm cao xanh. Đó là những đêm chống hạn, tát nước cùng người bạn gái "múc ánh trăng vàng đổ đi..."
Nơi ấy có những con cò lặn lội, những cánh cò bồng bế nhau đi, những đàn chim ngói chở heo may về, những đám lục bình trôi nổi với những chùm hoa tím ngát. Sông là lòng quê, tình quê chở đầy ắp hồn làng... Để ai đó có xa nhau thì có lúc bất chợt nảy trong đầu cái câu:                  

Sông Tương một dải nông sờ                    
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia                    
Như một lời hẹn ước xa mờ...

                                                                                     Nguyễn Khôi                                                                                                                Nguồn: 

35 nhận xét:

  1. MÌNH KHÔNG MỞ ĐƯỢC MAIL CÓ BÀI NÀY HÔM NAY ĐỌC ĐƯỢC Ở ĐÂY RẤT HAY CẢM ƠN NHÀ THƠ NK VÀ CẢM ƠN BẠN

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Nhã My có thể liên hệ trực tiếp với bác Nguyễn Khôi qua email của bác ấy mà mình đã chuyển cho bạn. Chúc vui! :-h

      Xóa
  2. Đọc bài viết này, thích nhất là biết thêm được nhiều điều anh ạ! Em chúc anh ngủ ngon nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Khuya rồi mà cô giáo CTT vẫn còn thức nhỉ! Chúc ngủ ngon! I-)

      Xóa
  3. Hihi huynh nhắc đến nhà văn Nguyễn Khôi thì muội thích nhất bài ni:
    Kể từ đổi mới nới làm ăn
    Đời sống nâng cao thỏa chí ăn
    Quán nhậu mọc lên như mưa nấm
    "Thất nghiệp tham ăn" thật cù lần

    Một năm xơi 3 tỉ lít Bia
    Ma chay, cỗ cưới ..."bốc" mà khoe
    6 tỉ Dollar cho nhậu nhẹt ?
    "Vay ăn" cho "Sướng" mặc nợ đìa...

    Cứ thế, trên ăn...dưới chẳng chừa
    Ăn theo dự án"... lách luồn đua
    "Tiền chùa" , Quan cuỗm chơi xả láng
    Mặc kệ dân đen lúc mất mùa !

    "Cứu trợ"...thiếu chi thằng chơi "đểu" ?
    Cho nhau "đồ thải"...bất nhân tâm !
    Bày trò đấu giá "đồ linh vật" ?
    Kiếm lời, lừa gạt...để riêng ăn !

    Nhậu nhẹt xem chừng đang Quốc nạn
    Cùng quân Tham nhũng báo hại thêm...
    "Trên" nên cầm trịch "bài nhậu nhẹt" ?
    Thượng mà tu chính, hạ tắc yên .
    Mà muội thấy người ta thích thì thường đi đôi với ' thèm" chứ chẳng ai có tên là "thích không thèm" bao giờ hìhì. Mà cái điều "thèm" ở đây là thèm nhậu thèm nhẹt bởi vậy các " Quý ông bà trên ăn dưới chẳng chừa" cũng là dễ hỉu. Đây là 1 cái tệ nạn hết sức " to bự" của xh thế mà hết luật này ra nối típ luật khác nhưng cũng chưa có luật nào cho " Nhậu nhẹt" cả. :-/

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Rất vui khi gadoinon2013 đã ghi một còm thú vị, có lẽ bác Nguyễn Khôi thấy có người thích và thuộc thơ mình, bác ấy càng "thích" hơn.:D
      Ừ, biết đâu gadoinon2013 mà "hốt nhiên đại ngộ" trở thành ni sư thì lấy pháp danh là THÍCH KHÔNG THÈM cũng nên :))

      Xóa
    2. Gởi Gadoinon - tiểu muội

      VÔ CẢM
      ( Gửi : Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến)
      ------------
      3 trẻ sơ sinh tiêm Vac xin bị chết
      Bộ trưởng đi qua cũng chẳng ghé vào...
      Là Bác sĩ phải có lòng nhân đạo
      Vì công việc ư ?
      Nghe ớn lạnh làm sao ? !
      Ôi chao,
      Việc "sống/chết" giao cho NGƯỜI VÔ CẢM
      Chị ta còn đi xây dựng Tháp chuông
      Vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương
      để lên Ti vi...
      để còn thăng tiến ? !
      *
      Phạm Ngọc Thạch - ngày xưa đâu có thế
      Tự tiêm Vac xin...rồi đã hy sinh !

      *
      Than ôi !
      Thời buổi "thị trường"
      chuyện đời dâu bể
      Con NGƯỜI VÔ CẢM
      để tuột Niềm Tin.

      Góc thành nam Hà Nội 27-7-2013
      Nguyễn Khôi
      (Nhà văn Hà Nội)

      Xóa
    3. Chào bác Nguyễn!
      Lời đầu tiên tiểu muội mong bác " bỏ qua" cho cái tội là không bít chi về văn chương mà cứ hay "tài lanh" nhá. Hàhà tiểu muội thì ít khi mô mà nghiêm văn chỉnh được như các bác nên có chi mạo phép mong bác cũng bỏ qua nun. Muội rất cảm ơn bác vì bài thơ " vô cảm" ni. Muội được biết một số tác phẩm của bác nói về quê hương đất nước, về con người...Vốn dĩ Việt Nam mình có thua chi nước bạn thế nên cái... tệ nạn hẳn càng không thua.Tiểu muội không dám bình chi mô nhưng đúng là thời buổi " thị trường" bác ạh. Con người cứ chạy đuổi lợi danh để rồi cuối cùng đánh mất đi niềm tin của nhân dân. 27/7 này không bít các hương hồn của những con người đã đổ bao xương máu, đã hi sinh anh dũng vì đất nước có cảm thấy ấm áp với những nén nhang của những con người vô cảm ấy không bác nhỉ.
      Chúc bác chủ nhật vui! :)

      Xóa
  4. Bài thơ về Trương Chi không nguyên bản bác à. Hiện giờ còn các xóm Tiêu thuộc xã Tương Giang ven con ngòi nhỏ, không biết đến bao giờ thì bị xóa sổ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Bác Lê Vân nếu nhớ thì ghi lại nguyên bản bài thơ về Trương Chi cho bạn đọc hiểu rõ hơn thì hay quá hè! :D
      Chúc ngày mới an lành , bác Lê Vân hí! :bh

      Xóa
    2. 4 câu đầu như vậy, các câu sau:
      Anh Trương Chi chở đò đưa khách sang sông
      Con đò ngang dọc suốt đêm đông dãi dầu
      Đang đêm anh hát một câu
      Gió đưa thoang thoảng tới lầu coo0 Mỵ Nương...

      Xóa

    3. Rất vui khi bác Lê Vân đã cho biết phần sau nguyên bản bài thơ (đúng hơn là bài ca dao) về Trương Chi nhé! Chúc vui! :-h

      Xóa
  5. Một con sông còn là cái ngòi,vẫn chảy mãi trong đời sống thi ca miên viễn.Chúc anh ngày mới an vui!

    Trả lờiXóa

  6. Quỳng Lý Đức ghé thăm và chia sẻ cảm nhận, vui lắm! Chúc chiều an lành nhé! :-h

    Trả lờiXóa
  7. Hìhì muội chỉ tham gia tí tẹo cho vui thôi chứ không có dám bình lựn thơ của bác Nguyễn Khôi đâu àh nha. Nếu như muội "hốt nhiên đại ngộ" thì chắc phải là "Thích Văn Thèm" chứ không chịu là "Thích Không Thèm" đâu áh :-(

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Tưởng gadoinon2013 lấy pháp danh là THÍCH VẪN THÈM chứ! :))
      Chúc vui! :bh

      Xóa
  8. Hà hà huynh chỉ được cái...nói đúng. Muội bắt đầu thấy "khoái" cái tên ấy nắm nắm.
    Chúc huynh cuối tuần vui vẻ nhá! "um" 1 cái. hà hà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Nghe gadoinon2013 khoái tên ấy thì vui quá nhỉ! Chúc cuối tuần thật thanh thản nhé! :bh

      Xóa
  9. Bài thơ Trương Chi thật hay và lạ ...MN thấy rất thích . cảm ơn anh Thaydo nhiều hí .
    Đêm an lành và ngon giấc nhé anh Thầy . :)

    Trả lờiXóa
  10. Trả lời

    1. Mình chưa cám ơn Xuân Đào Czechowice vì đã ghé thăm và ghi cảm nhận lại được bạn cám ơn ngược lại. Thế thì chúng ta cùng cám ơn nhau nhé! :bh

      Xóa
  11. Em cũng biết chút chút về đất Đình Bảng ,có nhều giai thoại và câu chuyện ở đó hay lắm anh à

    Trả lờiXóa

  12. Thế thì Langlethu HN cùng chia sẻ với bạn bè trên trang blogspot của mình đi nhé! :D
    Chúc vui! :bh

    Trả lờiXóa
  13. Lầu Tây gác vắng cấm cung
    Mỵ Nương khắc khoải tâm trùng âm xa
    Đò đưa tiếng hát ai qua
    Trương Chi chàng hỡi ... sầu ta đong đầy
    Thu Điệp họa chút cho cho vui nhé Huynh !

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Thu Điệp Vàng mà đồng cảm với mối tình Trương Chi - Mỵ Nương thì "trên cả tuyệt vời" rồi :D
      Chúc chiều vui thật nhiều nhé! :bh

      Xóa
  14. Nếu có đầu tư, chắc Việt Nam ta sẽ có nhiều Truyện Kiều hơn anh Phú Đoàn nhỉ?
    Cuối tuần nhiều niềm vui nhé huynh

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Có lẽ thế! Chúc Chủ Nhật vui thật nhiều nhé!

      [img]http://images.yume.vn/wall/20130714/thaydo09/source/1373797218_sunday16.gif[/img]


      Xóa


    2. Gửi Bằng Lăng Tím tác phẩm "dịch"- chuyển thể...(noi gương Nguyễn Du) :

      TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU
      (Sống Chụ Son Sao)
      Truyện thơ Dân tộc Thái
      Nguyễn Khôi - biên dịch & bình khảo

      Đã đăng ở Van Vn.net (Hội Nhà văn Việt Nam ) ngày 14-7-2011

      Xóa
  15. Vô đây toàn gặp những " bậc thầy" về văn thơ không áh mà muội thì lại chẳng bít cái mô tê răng rứa chi cả hixhix chẳng qua nâu nâu bình lựn tí cho huynh vui thôi huynh đừng kiu muội là " con nhóc lóc chóc" nhá.
    Chúc huynh chủ nhật vui :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Có gadoinon2013 vào thăm và ghi còm là mình vui lắm. Chúc chiều Chủ nhật an lành nhé! :-h

      Xóa
  16. Nghe bạn em nói log thầy cò mục bàn thảo bài thơ hồ trường rất hấp dẫn em sang tìm đọc nhưng không tìm thấy đâu cả. Chào thầy em về.

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Tranh luận ban đầu thì cũng hào hứng sôi nổi. Nhưng về sau thì "bớt vui".;) Mình cũng vừa recom xong ở đó. Hy vọng cuộc tranh luận kết thúc vui vẻ! Mời bạm theo đường link này xem :

      http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/hoai-cam.html

      Chúc vui! :bh

      Xóa
  17. Hôm nay vô tình vào trang này. Thanks tac giả và các bác. Em hồi trước cứ được mẹ ru bài này. nhưng giờ quyên mất đoạn cuối. Bác nào có nhớ ngyên cả bài gửi giúp em với ạ: nguyendinhanh1980@gmail.com. Thanks các bác nhiều nhiều:
    Nội dung bài hát chèo của mẹ em: " Anh Trương Chi chở đò ngoái sông,
    Con đò ngan dọc suốt đêm đồng dãi dầu.
    Buồn lòng anh hát một câu
    Gió đưa thoang thoảng tới lấu cô Mỵ Nương.
    Cô Mỵ Nương chợt thấy lòng thương,
    Ngờ trông thấy mặt anh Trường cô lại chê,
    Anh Trương Chi liền chở ra về
    Cắm sào cho chặt mới hát giải thề một câu
    Kiếp này đành lỡ duyên nhau.......
    đến đây em quên mất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng không rõ đã là toàn văn bài ca dao TRƯƠNG CHI chưa. :D Chép lại cho bạn nhé:

      Ngày xưa có anh Trương Chi / Người thì thật xấu mà hát thì thật hay / Cô Mỵ Nương người ở lầu tây / Con quan thừa tướng ngày rày cô cấm cung / Anh Trương Chi ở dưới dòng sông / Chở đò ngang dọc suốt đêm đông anh dãi dầu / Đêm thanh chàng hát một câu / Gió đưa thoang thoảng đến lầu cô Mỵ Nương / Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương / Mà trông thấy mặt anh chàng lại chê...
      Anh Trương Chi bèn trở ra về / Cắm thuyền cho chặt anh mới hát thề một câu / Kiếp này đành lỡ duyên nhau / Xin nguyền kiếp khác duyên sau lại thành...
      Cô Mỵ Nương tư lự thất tình / Kém nhan sắc trước, sút vỏ hình thuở xưa / Kém trang điểm, kém bữa cơm trưa / Kém ăn kém ngủ cô thẫn thờ chẳng yên / Thất tình bệnh phát liên miên / Ông bà thừa tướng lo đêm lo ngày...
      Truyền mời đến một ông thầy / Ông thầy bắt mạch đoán ngay sự tình / Bệnh này duyên nợ ba sinh / Tương tư ắt có cầu tình với ai / Bệnh này nếu muốn khỏi ngay / Truyền người xuống bến gọi ngay anh lái đò / Nhờ chàng sắc thuốc hộ cho / Chàng mà sắc thuốc tựa hồ thuốc tiên...
      Anh Trương Chi ở dưới đò lên / Quạt lò sắc thuốc anh ngồi bên cạnh lầu / Ngồi buồn anh hát một câu / Cô Mỵ Nương nghe tiếng giải cơn sầu như không / Mười phần bệnh đổ xuống sông / Lấy vàng ba lạng mà thưởng công cho ông thầy..

      Anh Trương Chi trở xuống đò ngay / Cắm sào cho chặt anh nhảy rày xuống sông / Xác thời trôi ở giữa dòng / Hồn thời mới nhập vào trong cây bạch đàn / Đến khi thừa tướng thăng quan / Mua được cây gỗ bạch đàn quí thay / Gỗ thời để đã lâu ngày / Truyền gọi thợ khéo tiện ngay bộ chén chè / Xong rồi quạt nước màn the / Cha con mang bộ chén chè uống chơi / Không cầm đến chén thì thôi / Hễ cầm đến chén lại thấy người hò khoan / Cô Mỵ Nương đau đớn can tràng / Hạt châu rơi xuống mới vỡ tan khối tình...

      Xóa

POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :

Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ