Tôi còn nhớ, mẹ tôi thuở sinh thời, cứ vào cữ tháng Bảy
mùa thu trở ra đến tháng Mười chớm đông, lúc Người đi chợ Hàng Bè, thi thoảng lại
được mấy bà hàng tôm cá quen gọi vào, thầm thì dúi riêng cho mấy con cà cuống
mà các bà thường chỉ để dành cho khách ruột sành ăn.
Ngày ấy chưa có tủ lạnh, nên mẹ tôi đem cà cuống về là cho vào nồi cơm hấp chín. Sau đó, bà sai chị Trưởng tôi băm nhỏ, dặn thêm là nhớ băm nhẹ tay kẻo bắn ra thì phí lắm. Chỉ cà cuống đực có bọng tinh dầu thơm, mới băm ra như vậy, còn cà cuống cái thì để ăn trứng. Rồi bà chọn một chai nước mắm thực ngon, cho cà cuống băm vào ngâm. Thời bao cấp gọi là “nước mắm gái đẻ”, vì chỉ có phụ nữ khi sinh nở mới được cấp cho một phiếu mua hàng có ô nước mắm loại A.
Mỗi lần nhà ăn bún chả hay bún nem, bà cẩn thận mở nút chai nước mắm cà cuống
giấu kỹ góc chạn gỗ, dốc ra một chút, pha lẫn vào bát nước
chấm cho dậy mùi thơm. Hay là cũng có khi, gặp mớ rau muống đầu mùa non mướt,
bà cũng rộng lòng mở nút chai, chấm vào bát nước mắm chanh ớt một đầu đũa nhỏ.
Thế mà thơm lừng khắp mâm cơm. Lúc nhà có cỗ bàn hoặc tết nhất, bà hay để ý xem
chai nước mắm cà cuống đầy vơi đến đâu để còn liệu. Nhỡ mà quá tay thì đến lúc không
có gì mà đãi khách. Đặc biệt là ba món: Bún thang, bánh cuốn, chả cá, mà thiếu
một chút hương cà cuống thì thà đừng đụng đũa cho xong. Nhưng mà mẹ tôi thường
dạy, hễ đã cho cà cuống thì chớ dùng hạt tiêu, hoặc là gừng, tỏi. Bởi ăn như thế
thì thành ra ăn hổ lốn, không phải là cách ăn của người Hà Nội.
Bao năm nay, từ ngày đi lấy chồng, tôi cũng đã nhiều lần đặt bánh chưng ở các cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, hay là tự gói lấy bằng các thứ gạo đỗ, thịt thà thơm ngon nhất, mà sao ăn cứ không được nhưhương vị bánh chưng mẹ gói lúc sinh thời. Thì ra, ngày xưa, mẹ tôi khi ướp nhân bánh trước khi gói, bao giờ cũng nhớ rảy vào một chút tinh dầu cà cuống mà bà để trong một chiếc lọ bé xíu, gọi là lọ penixilin nút cao su, quấn mấy lần nilon như một thứ đồ gia bảo, cất trong ngăn trên của chiếc tủ chùa ở gác hai. Nếu không cho vào nhân bánh, thì khi xóc gạo gói bánh, bà cho nhàn nhạt muối đi một chút. Đến lúc bóc bánh ăn, mới chấm thêm chút nước mắm cà cuống, thì cũng hợp giọng khôn tả.
Con cà cuống vốn là một giống côn trùng có cánh, trông hơi giống con ve sầu, song bộ cánh của nó có vẻ mỏng mảnh hơn, màu nâu nhạt. Nghe các cụ già truyền lại câu được câu chăng, thì hình như cà cuống vốn sống trong vùng rừng quế ở Thanh Hóa (chắc đó là cách các cụ giải thích về nguồn gốc hương thơm của giống cà cuống). Vào mùa hè nắng nóng, nó bay ra sinh sống ở các vùng đồng ruộng ngập nước. Và tối tối, nó hay tìm những nơi có nhiều luồng sáng tập trung thành vầng lớn để theo ra. Ở Hà Nội, trước đây, các nơi như quảng trường Lăng Hồ Chí Minh, hay thành cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cà cuống về dày đặc.
Nhưng có lẽ do bà con nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, nên cà cuống
theo đó mà mất dần. Bây giờ, nhiều người Hà Nội nghe nói đến cà cuống thì ngớ
người chẳng biết là con gì. Chứ thời trước, ở Hà Nội, trong các gia đình, cà cuống
được coi như một thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn đặc biệt. Người ta
đem con cà cuống về, tách hai bên cánh, khía một đường ở nơi có thể gọi như gáy
của con cà cuống, chỉ con đực thôi, rồi rút ra một bọng dầu nhỏ như hạt gạo
vàng. Đấy chính là phần tinh tuý nhất trong con cà cuống.
Trước đây, nhiều người cứ lầm tưởng là cái bọng dầu ấy
nằm dưới bụng con cà cuống, thế là lầm to. Lâu nay, thị trường online cũng rao
bán cà cuống và tinh dầu cà cuống. Nhưng cà cuống thì ít thơm, còn tinh dầu thì
rất hắc, chắc là tinh dầu hóa chất chi đó. Buồn.
Bao năm qua, người Mẹ hiền của tôi đã khuất núi. Gia đình bên ngoại thi thoảng cũng làm món bún thang nhân ngày giỗ Bà. Mà lúc có cà cuống, lúc thì không. Anh chị em cũng chả mấy ai hỏi đến cà cuống, múc húp vẫn nhiệt tình. Riêng mình tôi hay bâng khuâng ngậm ngùi thương nhớ Mẹ. Bà khi xưa ăn uống món nào phải đủ gia vị, rau thơm của món ăn đó. Không thì chớ hề.
Bao năm qua, người Mẹ hiền của tôi đã khuất núi. Gia đình bên ngoại thi thoảng cũng làm món bún thang nhân ngày giỗ Bà. Mà lúc có cà cuống, lúc thì không. Anh chị em cũng chả mấy ai hỏi đến cà cuống, múc húp vẫn nhiệt tình. Riêng mình tôi hay bâng khuâng ngậm ngùi thương nhớ Mẹ. Bà khi xưa ăn uống món nào phải đủ gia vị, rau thơm của món ăn đó. Không thì chớ hề.
Vũ Thị Tuyết Nhung
Nguồn:
https://huongduongtxd.com/cacuongnhohuongxua.pdf
Nguồn:
https://huongduongtxd.com/cacuongnhohuongxua.pdf
*
Người Tràng An chỉ lấy đầu chiếc tăm, chấm vào chiếc lọ nhỏ chứa tinh chất cà cuống một hai chấm là món ăn dậy mùi, thơm ngát. Mỗi người Hà Nội đều có những kỷ niệm với cà cuống. Với tôi là chén bún thang ngày tết. Lòng phơi phới trước giờ khắc tinh khôi của ngày đầu năm, gắp miếng bún thang nhè nhẹ hương cà cuống, thấy tất cả cái tết trong người.
“Bao năm nay, từ ngày đi lấy chồng, tôi đã nhiều lần đặt bánh chưng ở các cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, hay là tự gói lấy bằng các thứ gạo đỗ, thịt thà thơm ngon nhất, mà sao ăn cứ không được như hương vị bánh chưng mẹ gói lúc sinh thời. Thì ra, ngày xưa, mẹ tôi khi ướp nhân bánh trước khi gói, bao giờ cũng nhớ rảy vào một chút tinh dầu cà cuống mà bà để trong một chiếc lọ bé xíu, gọi là lọ penexilin nút cao su, quấn mấy lần nilon như một thứ đồ gia bảo, cất trong ngăn trên của chiếc tủ chùa ở gác hai. Nếu không cho vào nhân bánh, thì khi xóc gạo gói bánh, bà cho nhàn nhạt muối đi một chút. Đến lúc bóc bánh ăn, mới chấm thêm chút nước mắm cà cuống, thì cũng hợp giọng khôn tả”.
“Để làm nổi hẳn vị của nước chấm lên, người
hàng bánh cuốn thường gia thêm vào chai nước chấm một hai con cà cuống băm nhỏ,
nó đem đến cho ta một cái thú đậm đà hơn là cái thú cà cuống nước bán từng ve
nhỏ ở các hiệu bán đồ nấu phố Hàng Đường hay một chút mắm tôm cà cuống đệm vào
làm tăng vị của bún thang lên đến cái mức ăn ngon gần như không thể nào chịu được”.
Thứ mà nhà văn Vũ Bằng gọi là “cà cuống nước bán từng ve nhỏ” mà ông chê ỏng chê eo, không biết
có phải là các lọ cà cuống chế bằng hóa chất không? Tôi không nghĩ vậy, tuy từ thập
niên 50 của thế kỷ trước, người ta đã phân chất tinh dầu cà cuống. Đó là một hợp
chất gồm nhiều chất dễ bay hơi. Mãi tới gần đây, nhờ tiến bộ của ngành sắc ký
khí (gas chromatography) người ta mới xác định rõ hơn thành phần của tinh dầu
cà cuống. Trong một nghiên cứu, Đại học Suranaree bên Thái Lan đã nhận diện được
22 chất tạo hương ở cà cuống đông lạnh, và 27 chất ở cà cuống luộc. Thành phần
chính là hai chất: hexenol acetate và hexenyl butyrate. Tất cả các hợp chất này
cấu thành mùi hương đặc trưng của cà cuống. Từ những kết quả phân tích này, người
ta dùng kỹ thuật phối hương để chế ra tin
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, lần đầu tiên tôi biết tới thứ cà cuống nhân tạo này khi đang tu nghiệp ở Manila. Một anh bạn sinh viên Việt Nam ở Phi, dân Bắc kỳ di cư, đã bất ngờ kiếm được một chai tinh chất cà cuống do Thái Lan sản xuất tại một cửa hàng trên phố Tàu Manila. Cuối tuần, khi tới nhà một Việt kiều tại Phi chúng tôi làm món bánh cuốn Thanh Trì. Trịnh trọng mở nút chiếc chai nhỏ xíu, mùi cà cuống xông lên làm nức chí mọi người. Nhưng, như gió thoảng mưa sa, chỉ trong chớp mắt, mùi hương bay đi mất. Của giả chẳng thể so sánh được với của thật. Khi qua định cư tại Montreal, ăn bánh cuốn, tiệm cũng hỏi khách, nếu khách thích có mùi cà cuống thì chi thêm ít tiền để có được vài giọt chất cà cuống…giả mạo. Gọi là…để tưởng nhớ mùi hương. Chưa kịp nhớ, hương đã cao bay xa chạy!
Cà cuống làm bằng hóa chất như vậy là hàng nhái. Chẳng
ai chuộng. Tinh dầu cà cuống chính tông chỉ có con cà cuống được đóng vai trò
nhà sản xuất, một loại nhà sản xuất bủn xỉn. Mỗi con cà cuống chỉ cho được 0,02
milliliter tinh dầu. Tính ra muốn có 20 milliliter tinh dầu phải cần tới một
ngàn chú cà cuống đực. Tinh dầu này ở dạng lỏng, nhẹ hơn nước nên dễ bị bay hơi
kiến cho việc bảo quản khá khó khăn. Tôi nhớ ngày đó ông bà tôi thường đựng
tinh dầu này trong những chai dùng để đựng thuốc chích penicillin có nắp đậy bằng
cao su. Sau khi đã dùng hết thuốc, lấy chai không, rửa sạch để đựng tinh dầu cà
cuống. Muốn chắc ăn hơn, lấy giấy ni lông bao thêm nhiều lớp bên ngoài nắp, cất
vào tủ chè có khóa. Tết nhất hoặc giỗ chạp mới đem ra dùng.
Bắt được cà cuống, đè ra lấy tinh dầu cũng phải có nghề.
Đây là công việc đòi hỏi khéo tay, tỉ mỉ, nhẩn nha. Nếu nóng vội bọng tinh dầu
có thể bể, uổng một đời cà cuống! Đầu tiên, người ta bẻ gập đầu cà cuống xuống
tận ngực, hai bọng dầu sẽ lòi lên trên sóng lưng. Bọng dầu này, gọi là “chỉ dầu”, dài khoảng từ 2 tới 3
milimetre, trông giống như sợi bún tàu. Lấy một cây tăm tre nhọn, khẽ khều bọng
dầu lên, bỏ vào chai. Cần phải tách dầu ra khỏi bọng, nếu không tinh dầu sẽ có
mùi hôi.
Dân ta biết tới hương vị cà cuống từ rất lâu, khoảng
2.200 năm trước, từ thời Triệu Đà lận. Con cà cuống dĩ nhiên không biết tự đặt
tên. Tên của muôn loài do con người đặt. Nhưng tại sao lại là cà cuống? Nhà văn
Vũ Bằng, trong cuốn “Thương Nhớ Mười Hai”,
đã cà kê dê ngỗng như thế này:
“Tục truyền rằng
Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một
cách lạ kì, ông ta bèn gửi dâng vua Hán một mớ và gọi nó là “quế đồ”, nghĩa là
con sâu của cây quế. Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen
ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ trong đám có một ông
lắm chuyện tâu rằng: “Đó không phải là con sâu sống ở trong cây quế mà chỉ là một
con sâu sống ở dưới nước “thuỷ đồ”. Vua mới phán rằng: “Thử nãi Đà chi cuống
dã” (此乃佗之誑也) , nghĩa: đó là lời nói láo của Đà. Từ đó, cà cuống thành ra đà cuống. Nó còn
một tên nữa là “long sắt”, nghĩa là con rận rồng. Con rận rồng! Nghe tên có quý
không? Ta có tám món ăn quý nhất gọi là bát trân : nem công là một, chả phượng
là hai, da tây ngu là ba, bàn tay gấu là bốn, gân nai là năm, môi đười ươi là
sáu, thịt chân voi là bảy, yến sào là tám. Con rận rồng không phải là một thứ
trân, mà chỉ nên coi là gia vị, nhưng nghe tên thì quý có phần hơn cả bát trân
là khác”.
Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, lần đầu tiên tôi biết tới thứ cà cuống nhân tạo này khi đang tu nghiệp ở Manila. Một anh bạn sinh viên Việt Nam ở Phi, dân Bắc kỳ di cư, đã bất ngờ kiếm được một chai tinh chất cà cuống do Thái Lan sản xuất tại một cửa hàng trên phố Tàu Manila. Cuối tuần, khi tới nhà một Việt kiều tại Phi chúng tôi làm món bánh cuốn Thanh Trì. Trịnh trọng mở nút chiếc chai nhỏ xíu, mùi cà cuống xông lên làm nức chí mọi người. Nhưng, như gió thoảng mưa sa, chỉ trong chớp mắt, mùi hương bay đi mất. Của giả chẳng thể so sánh được với của thật. Khi qua định cư tại Montreal, ăn bánh cuốn, tiệm cũng hỏi khách, nếu khách thích có mùi cà cuống thì chi thêm ít tiền để có được vài giọt chất cà cuống…giả mạo. Gọi là…để tưởng nhớ mùi hương. Chưa kịp nhớ, hương đã cao bay xa chạy!
“Nhiều năm trước, cứ vào mùa nước nổi là tôi lại theo cha giăng lưới, dở dớn, kéo chài… Tôm cá miền Tây thì nhiều vô số kể còn cà cuống thì thỉnh thoảng cũng thấy vài con. Tuy vậy, ở xóm lưới quê tôi dường như không ai biết con cà cuống có thể ăn được cả. Như bây giờ, khi hỏi cha tôi con cà cuống ăn được không, ông kinh ngạc bảo: “Trời, con đó mà ăn uống gì! Nhìn thấy ghê!”.
Sau bốn tháng lặn lội vừa bắt côn trùng, vừa có ý tìm kiếm cà cuống, anh bắt được đúng năm con. Anh khởi nghiệp nuôi cà cuống từ năm…tù nhân này. Anh nuôi chúng trong hồ xây, thả dày đặc lục bình.
Anh chia sẻ:
“Khi càng hiểu nhiều về nó, tôi càng mê. Xem trên sách báo, nhiều nhà khoa học cho rằng việc nuôi cà cuống là điều không thể càng làm tôi thêm quyết tâm. Mày mò nghiên cứu, tìm hiểu, tôi thiết kế những ao hồ có đặc điểm giống hệt môi trường thiên nhiên. Từ năm con cà cuống đầu tiên, tôi thả trong hồ, bỏ cá con vào làm thức ăn cho chúng. Chỉ vài tuần, chúng đẻ trứng và nở ra đến vài trăm con”.
Ngày nay, trang
trại của anh lúc nào cũng có khoảng năm ngàn cà cuống. Anh làm đông lạnh và bán
cho khách thu bạc triệu mỗi ngày. Nhưng anh Tùng là một nông dân có tâm. Anh
không giữ độc quyền. Những nông dân nào muốn theo nghề, anh sẵn sàng nhượng con
giống, chỉ cách nuôi và mua lại thành phẩm. Theo anh, có như thế mới phát triển
được một ngành nuôi mới.
Chắc chúng ta đều biết câu thành ngữ: cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Ngoài
nghĩa đen khen ngợi tinh dầu cà cuống, câu này còn có nghĩa bóng, ám chỉ những
người ngoan cố, bảo thủ, cố chấp, cay cú trước sự thất bại hoặc cái sai trái
rành rành của mình. Tôi vốn có lòng thương cà cuống, ít nhất chúng là một phần
tuổi thơ của tôi, nên rất bất mãn với cổ nhân. Cà cuống đâu có cay như ớt, như
gừng để gừng càng già càng cay. Tinh dầu cà cuống thơm tới mê đắm. Vậy có nên
chăng sửa lại câu thành ngữ trên: cà cuống
chết đến đít vẫn còn…thơm!
10/2020
Song Thao Nguồn:
https://www.buctranhvancau.com/new-blog/2022/10/28/c-cung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
POST HÌNH HOẶC VIDEO CLIP VÀO Ô COMMENT :
Các bạn chỉ việc copy link hình hoặc link video clip dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ