BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

CHUYỆN THÁNG TƯ QUÊ TÔI - Thơ Nguyên Lạc


      
                  Nhà thơ Nguyên Lạc



         CHUYỆN THÁNG TƯ QUÊ TÔI
        (Gởi Trần Phù Thế - Hậu Thạnh, Đại Ngãi, Hậu Giang)

"Ai muốn chép công ta chép oán,
Công riêng ai đó oán ta chung"
                       (Vô danh thị)

I. MỘT THỜI EM TÔI

"Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời, chèo chống mỏi mê"
                                                   (Ca dao)

Nhánh lục bình trổ chùm bông tím biếc
Vướng bãi bùn khóc dòng xiết trôi xa!
Con thòi lòi trố mắt nhìn thương tiếc
Bỗng giật mình trái bần rụng chiều tà

Người về đâu lệ lưng tròng rưng rức
Bỏ lại sau bờ bến khói sương và...
Xuôi về đâu chiều bóng ngả bờ xa?
Buồn con nước bìm bịp kêu đôi tiếng!

Người năm cũ đâu còn áo lụa!
Trên dòng kinh bờ lở bờ bồi
Đôi mái chèo cùng đứa con côi
Vạt tóc khét lưng còng đời cô phụ!

Người năm cũ đâu còn cười nụ
Bên dòng đời khóc nỗi tàn phai!
Người "chinh phu" trên ngàn đẵn gỗ [*]
Ngày khổ sai lệ đổ đêm dài!

Ai gây chi oan khiên dâu bể?
Để em tôi cơ khổ phận người!
Để héo hon tuổi mộng đôi mươi
Trang đài cũ tả tơi cùng năm tháng!

Tháng Tư chi?
Nhân sinh đầy khổ nạn
Ký ức ơi!
Chứng tích đến khi nào?
Làm cách gì?
Biết làm sao?
Ai níu được mây trắng bay... bay...
Mãi...!

.........

[*] Trại "cải tạo"

Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai?!
(Ba năm trấn thủ lưu đồn - Khuyết danh)

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

VỀ MẬT MÃ THƠ, BẢN NĂNG THƠ... CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM - Nguyên Lạc


            
                               Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm


VỀ MẬT MÃ THƠ, BẢN NĂNG THƠ... CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM

                
                           Tác giả bài viết Nguyên Lạc

VÀI HÀNG VỀ NHÀ THƠ, NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN VŨ TIỀM

1. Trước khi "học tập" những lời "vàng ngọc" của nhà nghiên cứu, nhà bình luận, nhà thơ "có tiếng" trong "hội nhà văn Việt Nam" - xin ghi thêm cho rõ: Việt Nam XHCN, vì văn học miền nam Việt Nam "đồi trụy" nên đã bị "xóa sổ" - tôi xin ghi ra đây sự "nổi tiếng" của ông Nguyễn Vũ Tiềm:
- Trong giới văn chương Việt hiện đại, Nguyễn Vũ Tiềm không chỉ là nhà thơ có những tìm tòi sáng tạo, đổi mới thi pháp mà khi viết phê bình, khảo luận, ông lại là cây bút nghiêm cẩn với những nghiên cứu đào sâu và dẫn liệu khoa học, có tính thuyết phục… Viết văn hay nghiên cứu - phê bình, tâm thế nào ông cũng nhập cuộc tốt, đầy hứng khởi trên từng trang viết...
Với Nguyễn Vũ Tiềm, thơ luôn là ngôi đền thiêng. "Mở ra thế giới bí ẩn của bài thơ còn mang nội hàm nhà thơ cảm nhận và viết ra điều mà người khác không thấy, ở đó cái đẹp và sự thật ngời lên một giá trị mới mẻ" - Lời của nhà phê bình Ý Mai.
- Ông từng dạy học: Năm 1975, ông thuộc những nhà giáo thế hệ đầu vào Sài Gòn, chi viện cho miền Nam khi đất nước thống nhất.
- Ông làm báo Giáo Dục & Thời Đại, và là người sáng lập tạp chí Tài Hoa Trẻ.
- Ngoài sở trường sáng tác thơ, Nguyễn Vũ Tiềm còn nghiên cứu lý luận phê bình văn học, viết bút ký và tiểu thuyết.
- Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh.
Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM với tập thơ "Minh triết đất đai", năm 2015
- Nguyễn Vũ Tiềm xếp hạng nổi tiếng thứ 74397 trên thế giới và thứ 782 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng - (Theo Người nổi tiếng)
- Các tác phẩm "nổi tiếng" của ông  đang được giới trẻ hâm mộ là:
 Đi tìm mật mã thơ (tiểu luận, 2015)
 Tiếp cận mật mã thơ (nghiên cứu phê bình, 2019).
Nghệ Thuật Thơ (nghiên cứu phê bình, 2020).

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

HÃY QUÊN ĐI THÔI - Thơ Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


HÃY QUÊN ĐI THÔI

1.
Những con đường có lần qua đó
Vì có em bỗng chợt thân quen
Tháng Tư nào đổi màu thành phố
10 năm về hụt hẫng bước chân!

2.
Đường giờ lạ. con đường người dưng!
Một con dã nhân về từ núi rừng
Ngụy ngôn. hận thù. Đâu hồn phố cũ?
Còn lại điêu tàn. hoại tử thanh xuân!

Sài Gòn dấu yêu giờ đã đổi tên
Quê hương thân yêu giờ thay đổi chủ!
Một con dã nhân rã rời đường cũ
Tìm em nơi nào? Hình bóng khói sương!

Phố xá thân yêu giờ xơ xác buồn
Ngôi trường thân thương giờ của dị nhân
Sài Gòn năm xưa Sài Gòn đã từng
Áo dài Văn khoa. mắt biếc. bâng khuâng

Lá me. Tóc huyền. Tung tăng chân sáo
Quán vắng. nhạc tình “Uống ly chanh đường”
“uống môi em ngọt... vào niềm thương nhớ” *
Cố nhân đâu rồi? ...
Vùi xác trùng dương!

3.
Thôi nhớ chi tôi? Câu chuyện tình buồn
Thôi nhớ chi tôi? Thời đó quê hương
Tháng Tư năm nào sinh li tử biệt
Cố nhân dấu yêu giờ đã nghìn trùng!

Hãy quên đi thôi!
Đừng nhớ tôi ơi!
Hãy cố quên đi! ...
Nhưng được không người?

                                                 Nguyên Lạc
........

* Lời nhạc “Trả Lại Em Yêu” của Phạm Duy

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

VẾT THƯƠNG - Thơ Nguyên Lạc


   


VẾT THƯƠNG

1.
Hai mươi năm đời vốn đã buồn thiu
Từ lúc gặp em ta hết tên liều
Yêu những con đường thương đôi mắt biếc
Thơm tóc em bay... Thương lắm... rất nhiều!

Tà áo Văn khoa trắng cả buổi chiều
Mắt liếc dao cau chém hồn ta tiêu
Chân sáo bên nhau nhạc tình quán vắng
Môi son ngon nồng... Yêu biết bao nhiêu!

Tạm biệt Sài Gòn lòng sao không đành
Trong hồn lính trận ngực ngải trầm ngoan
Đâu biết từ ly rồi là mãi mãi!
Trại thẳm rừng sâu mất dấu kinh thành

2.
Mười năm ngục tù dã nhân trở lại
Hụt hẫng bơ vơ ngả cũ thị thành
Hàng me gục đầu sáng chiều hiu quạnh
Biết tìm em đâu? Mây trắng trôi nhanh!

Lối cũ trường xưa tám hướng đường thành
Một con dã nhân lên xuống loanh quanh
Mười năm không gặp con tim rướm máu
Nhất quyết tìm em cơ khổ cũng đành!

Một câu trả lời sấm động trời xanh
Con tim dã nhân dao chém tan tành!
Ngày ấy tang thương có người vượt biển
Cuồng nộ trùng dương...
Thôi nhé phải đành!

Thôi hết còn đâu
Xa cách nghìn trùng!
Thôi hết còn đâu!
Còn gì mà mong ...?

3.
Bao tháng năm qua thời đó cố quên
Tháng tư trở về mưng mủ vết thương
Mỗi tháng tư về rượu say để ngủ
Rượu vẫn không say!
Đầy mắt cuộc tình!

                                      Nguyên Lạc

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

CHÙM THƠ NGUYÊN LẠC


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc
               

DÁNG NGUYỆT GẦY

Mây sầu ai mây thẫm đêm nay?
Một màu u ẩn chẳng buồn bay
Ô hay! Sao lại che trăng ấy?
Trăng của riêng tôi dáng cong đầy

Mây hỡi! Bay đi đừng che nguyệt
Nhan sắc tình tôi của một thời
Mà thôi! Mây ấy đừng bay vội
Che khuất giùm tôi nỗi sầu đời!

Đừng bay! Mây nhé đừng bay nhé
Che khuất giùm tôi ánh trăng này
Sáng chi? Tôi nhớ vầng nguyệt ấy
Khuyết nguyệt hồn tôi cong ánh mày

Đêm nay im lắng cùng với bóng
Thấy mãi trong tôi dáng nguyệt gầy!

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

NGƯỜI TÌNH, NGUYỆT MƠ - Thơ Nguyên Lạc


   


NGƯỜI TÌNH

Người tình tôi những vần thơ
Hồn tôi thờ thẫn ngu ngơ bước vào

Tìm tình tôi ngóng trăng sao
Thấy trời thăm thẳm một màu đìu hiu
Tìm tình chỉ thấy cô liêu
Những chiều thu vắng hắt hiu lá sầu

Chờ tình tôi thấy mưa mau
Góc đời quán vắng khúc đau sợi buồn
"Nghìn trùng xa cách" sâm thương *
"Giang đầu giang vĩ sông Tương nhắn lời" **

Người tình đêm huyễn mộng trôi
"Đêm ba mươi đến thăm người" đón xuân ***
Người tình một thuở bâng khuâng
Phượng hồng theo dấu ngại ngần trao thơ

Người tình tôi nỗi bơ vơ
Cô miên đất khách bạc phơ mái đầu
Tìm tình tôi biết tìm đâu?
Phố người lạ lẫm trăng màu bể dâu

Người tình xuân đến buồn sao
Đâu vàng hoa nắng? Trắng màu tuyết rơi
Người tình chong nến mồ côi
Tiếng đời tích tắc ngoài trời trăng đau

Tìm tình thôi hết mùa ngâu
Còn đâu đàn quạ nối cầu sông Ngân
Người tình giọt nhớ lưu vong
Dạ quỳnh không nở đêm mong hương người

Người tình ly rượu trên tay
Câu thơ nhức nhối đắng cay lời tình

*
Thế gian nhiều nỗi điêu linh
Ước mơ vô vọng tìm tình trong thơ
Thôi tôi đành chịu dại khờ
Tình tôi khóc ngấ́t bên bờ tử sinh

Người đâu?
Tôi khóc một mình
Nghìn năm nhan sắc ...
Chỉ hình bóng thơ

                                                   Nguyên Lạc
.................

* Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi/ Còn gì đâu nữa mà khóc với cười/ (Nghìn trùng xa cách - Nhạc Phạm Duy)
** Quân tại Tương giang đầu/ Thiếp tại Tương giang vĩ/ Tương tư bất tương kiến/ Đồng ẩm Tương giang thuỷ. - Lương Ý Nương
*** Em đến thăm anh đêm ba mươi/ Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi... (Em Đến Thăm Anh Đêm 30 - Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn)

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

NHÂN LOẠI ANH EM, THÁNG BA HÃY QUA ĐI ! - Thơ Nguyên Lạc


      
                      Nhà thơ Nguyên Lạc


NHÂN LOẠI ANH EM

Không ai là hoang đảo [1]
chúng ta cần có nhau
trong mùa âm khổ nạn
chúng ta cần có nhau
...
Chúng Ta Là Thế Giới [2]
Chúng Ta Cần Có Nhau
(cần thiết - hoàng xuân sơn)

*
"Không ai là hoang đảo
Chúng ta cần có nhau"
Không "địa ngục nhau" đâu [3]
Mở rộng vòng tay nào!

"Chúng ta là thế giới
Chúng ta cần có nhau"
Tứ hải giai huynh đệ
Nhân loại anh em nhau [4]

Nhân sinh lắm khổ đau [5]
Câu Kinh không nhớ sao?
Từ bi và bác ái
Hãy buông bỏ con dao!

"Không ai là hoang đảo"
Tặng lời thương cho nhau
Niệm Nam mô Amen!
Bonjour Hello nào!

                     Nguyên Lạc

….............

[1]  No Man Is An Island, thi ca – John Donne
[2] We Are The World, ca khúc tương tế viết bởi Micheal Jackson và Lionel Richie - 1985
[3]  L' enfer, c'est les autres - J Sartre
[4] Lời Chúa
[5] Lời Phật

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

NÂNG CHÉN HỒ TRƯỜNG, CHIÊU HỒN - Thơ Nguyên Lạc


   


NÂNG CHÉN HỒ TRƯỜNG

Lũng chiều hoa cỏ bâng khuâng
Tay cầm hạt lệ hòa cùng chén cay
Hồ Trường rót nỗi sầu dài
Rót về xa đó phương đoài mù sương

Trách đời dâu bể đoạn trường
Hận người chia rẽ sâm thương nghìn trùng
Còn đâu lời hứa tình chung?
"Ba sinh hương lửa". Não nùng tình tôi [*]

Thôi thì "bèo dạt mây trôi"
Thôi thì lữ thứ kiếp đời lưu vong
Chiều nay sương lạnh trong hồn
Tay nâng chén đắng Hồ Trường ...
Mời ai?

Ai người tri kỷ cùng tôi?
Ngâm câu thơ cổ đắng môi Hồ Trường  [**]
Hồ Trường tôi rót một phương
Lũng chiều
Cô lữ
Quê hương
Nguyệt người

.……..........

[*]  Hương lửa là cây hương đang cháy."Hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba đời người: Quá khứ, hiện tại và kiếp sau.
 [**] "Trời đất mang mang ai người tri kỷ/ Lại đây cùng ta cạn một hồ trườngHồ trường!/ Hồ trường!/ Ta biết rót về đâu? - (Hồ Trường -Nguyễn Bá Trác)

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ, THÁNG BA NĂM ĐÓ - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc  


RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ

Tay nâng chén rượu chiều rơi
Mời ai cạn chén kiếp đời lưu vong?
Mời em. nhan sắc còn không?
Mời tôi. tan mộng trăm năm nỗi sầu!

Hồ Trường biết rót về đâu? [*]
Về đâu rồi cũng một màu tàn phai!

Uống đi! Cạn chén đắng cay
Xé câu thơ cổ thả bay lũng chiều
Tà huy đổ bóng liêu xiêu
"Hồ Trường! Say. tỉnh?"
Hắt hiu đất trời!

Sao không say hở tôi ơi?
Tỉnh chi? Sầu với cỏ cây. Hồ Trường!

..........

[*] "Vỗ gươm mà hát/ Nghiêng bầu mà hỏi/ Trời đất mang mang ai người tri kỷ/ Lại đây cùng ta cạn một hồ trường/ Hồ trường! Hồ trường!/ Ta biết rót về đâu?
                                                         (Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác)

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

VĨNH BIỆT THÁI THANH - Thơ Nguyên Lạc





VĨNH BIỆT THÁI THANH

"Người Về" hay người đã ra đi?
Đi. Về. người hỡi cũng "Biệt Ly" *
"Dòng Sông Xanh" biếc "Thuyền Viễn Xứ"
"Con Thuyền Không Bến", "... Ngàn Dặm Ra Đi"

"Ngậm Ngùi", "Hoài Cảm" thương tiếc người đi
"Nghìn Trùng Xa Cách" biết nói năng chi?
"Mùa Thu Chết" rồi, "Ngàn Thu Áo Tím"
"Bài Hương Ca Vô Tận" hạt lệ phân kỳ

"Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi"
"Còn gì đâu nữa ..." người của một thời!
Người đi "Còn Chút Gì Để Nhớ"
Một chút này thôi mãi muôn đời

"Đường Xưa Lối Cũ" tìm đâu thấy
Lên non tôi tìm "Động Hoa Vàng"
"Đôi Mắt Người Sơn Tây" thăm thẳm
Tiễn người buồn như người ấy "Sang Ngang"

"Mơ Giấc Mộng Dài", "Bên Cầu Biên Giới"
"Mộng Du", "Dạ Khúc" riêng nhớ tưởng người
Muôn trùng miên viễn an bình nhé!
Vĩnh biệt! Lời buồn tiễn ... Thơ tôi!

                                                      Nguyên Lạc
……

* Dùng tên một số bài nhạc Thái Thanh đã hát

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

KHÔNG LÀM THƠ, LÀM GÌ? - Thơ Nguyên Lạc


   


KHÔNG LÀM THƠ, LÀM GÌ?

Buồn, buột miệng bạn hỏi:
- "Làm thơ để làm chi?"
Không làm thơ, làm gì?
Bạn trả lời tôi đi

Thâm Tâm buồn ly khách
Chí lớn bàn tay không
Chúng ta cùng "một lứa" [1]
"Lận đận" đời lưu vong

Tha phương buồn không bạn?
Áo cơm nợ tháng năm
Sờ đầu dài tóc trắng
Không làm thơ, làm gì?

Làm thơ nhớ quê hương
Quê hương tôi Việt Nam
Lập quốc đã ngàn năm
"... định phận tại Thiên Thư!" [2]

Giọt cà phê ưu tư
Khói vương mắt lệ mờ
Hồn thống trầm lính cũ
Không làm thơ, làm gì?

Tôi cầm ly cà- phê
Quá khứ đọng đáy ly
Không làm thơ, làm gì?
Bạn trả lời tôi đi?

Không làm thơ, làm gì?
Chẳng lẽ bóp nát ly?

                Nguyên Lạc

……….........

[1] Đồng thị thiên nhai lưu lạc nhân/Cùng một lứa bên trời lận đấm- Bạch Cư Dị/ Phan Huy Vịnh
[2] Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt)

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

BA MƯƠI NĂM VẪN... - Thơ Nguyên Lạc


        
                        Nhà thơ Nguyên Lạc


BA MƯƠI NĂM VẪN...

Ba mươi năm vẫn còn thương
Ngây thơ ngày đó còn vương tới giờ

1.
Tới giờ em vẫn còn thơ
Trong anh em vẫn dáng xưa nhu mì
Gió nào cuốn được bay đi?
Ba mươi năm vẫn mê si tình nàng

Tan trường tha thướt áo sương
Ba mươi năm đó còn thương tới giờ
Em mười sáu tuổi ngây thơ
Anh hai mươi tuổi ngẩn ngơ tóc thề

2.
Đổi thay dâu bể não nề
Đau thương nhân thế bốn bề điêu linh
Ba mươi năm vẫn bóng hình
Thướt tha áo lụa tan trường ngày xưa

Em mười sáu tuổi ngây thơ
Anh hai mươi tuổi ngẩn ngơ phượng hè
Viễn phương lữ khách nhớ về
Ba mươi năm vẫn si mê một người

3.
Mong manh như hạt sương mai
Ba mươi năm vẫn trong tôi thuở nào
Trường xưa dài áo lụa đào
Mùa hè phượng đỏ tình nào tôi say!

Ba mươi năm vẫn không thôi
Em mười sáu tuổi và tôi dại khờ
Hai mươi tôi vẫn ngu ngơ
Dĩ nhiên tình đó... vần thơ ưu hoài!

                                   Nguyên Lạc

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA: VẠN TUẾ HỒNG QUẦN Nguyên Lạc





LỜI NÓI ĐẦU

Trước hết, tác giả bài viết xin được ghi ra đây vài ý chủ quan:
- Tiếng nói, chữ viết rất quan trọng, mất nó, chúng ta sẽ bị đồng hóa và mất nước.
- Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của chữ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA, phải dùng một cách chính xác. Hãy dùng nó đề truyền bá cái đẹp, cái hay, phục vụ nhân sinh. Đừng dùng nó như công cụ hạ thấp người khác, phổ biến điều xấu xa, giả dối. Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào mực" như Goethe đã nói: "Modern poets mix too much water with their ink" Nghĩa là thi nhân phải LƯƠNG THIỆN.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

RA KHƠI - Thơ Nguyên Lạc


    


RA KHƠI

Mênh mông nước với trời
Nhấp nhô thuyền ra khơi
Trên đầu trăng nức nở
Sóng xô lụa vàng phơi

Thuyền lung linh mờ tỏ
Tay chạm hạt tình rơi
Câu biệt li mắt đỏ
Khôn cùng đường chia phôi

Thuyền viễn phương mờ ảo
Trăng dõi bóng lưng trời
Sông Tương dù hai ngả
Nước chỉ một giòng thôi

Hương tóc bay muôn thuở
Tiếng tình mưa thu rơi
Quỳnh mãn khai đêm vỡ
Nhan sắc hoài khôn nguôi!

Mênh mông nước chạm trời
Nhấp nhô thuyền xa trôi
Lung linh mờ... mờ... bóng
Môi mặn hạt tình rơi!

                        Nguyên Lạc