BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

“LA Gi, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI” – Thơ Bùi Thị Minh Loan

Nguồn:


         
                   Nhà giáo, nhà thơ, nghệ sĩ Bùi Thị Minh Loan


Trang web lagitravel giới thiệu:

Với mong muốn, giới thiệu cho tất cả du khách khắp nơi trên cả nước biết đến mảnh đấ La Gi “hiền hòa mến khách” đồng thời hướng tới kỉ niệm 22 năm này du lịch Bình Thuận, cô Minh Loan – giáo viên Ngữ Văn trường THPT Nguyễn Huệ ra mắt bài thơ: “LA GI, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI. Bài thơ này đã tạo nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Kiều Tấn Minh phổ nhạc thành ca khúc “LA GI, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI” vào ngày 17/10/2017.


LA GI, MẢNH ĐẤT TÌNH NGƯỜI

La Gi ơi! Đẹp lắm quê hương mình
Mảnh đất hiền hòa hữu tình nên thơ
Người dân La Gi tấm lòng rộng mở
Mến khách yêu quê thắm nở tình người

Hãy lắng nghe lời gọi của biển
Đây đồi dương ôm triền sóng miên man
Bãi Cam Bình bao cảnh đẹp mơ màng
Càng quyến rũ mỗi khi hoàng hôn phủ

Ôi! Hoang sơ Hòn Bà khu thưởng ngoạn
Nơi còn lưu dấu ấn văn hóa chăm
Thêu dệt tình bao du khách đến thăm
Bức thủy mặc dưới trăng rằm huyền ảo
Dinh Thầy Thím giữa khu rừng Bàu Cái

Khách tìm đến cúng bái bởi linh thiêng
Ngảnh Tam Tân nổi tiếng sạch, đẹp, hiền
Hải sản tươi ắp ghe thuyền bến cảng

Ôi! La Gi! Âm vang lời của biển
Ôi! La Gi! Khao khát biết bao tim
Ôi! La Gi! Đất thắm tình ngọt lịm!
Đẹp lắm La Gi! Yêu Lắm La Gi

   Bùi Thị Minh Loan


    
                            Nhà giáo, nhà thơ, nghệ sĩ Bùi Thị Minh Loan


Gặp gỡ chúng tôi, cô giáo Minh Loan tâm sự: “Cô có đam mê đọc và viết từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, thời đó cô có thói quen trước khi khép lại một ngày là phải viết nhật ký và làm thơ rồi mới đi ngủ, cả thời tuổi trẻ ấy nhà thơ viết được 2 cuốn sổ thơ dày nhưng không nhớ rõ là gồm bao nhiêu bài nhưng đến năm 2006, sau khi tốt nghiệp đại học, cô tạm thời gác bút dành thời gian cho việc dạy học và cuộc sống. Đến tháng 10/2016, lúc ấy miền Trung đang mùa mưa bão, xem tin tức và hình ảnh đồng bào miền Trung, lòng cô lại xót xa và cảm xúc dâng trào, bài thơ Hướng về Miền Trung ra đời trong hoàn cảnh đó, kể từ sau bài thơ ấy, cô chính thức quay lại với nghiệp thơ và gắn bó cho đến nay.”

Cô giáo Minh Loan thường viết về những đề tài quê hương, gia đình, tình thầy trò, bạn bè và những vấn đề trăn trở thường xảy ra trong đời sống xã hội. Trong đó đề tài quê hương là một trong những đề tài cho chị nhiều cảm xúc nhất. Đến nay cô đã hữu một gia tài thơ khá đồ sộ với hơn 500 bài. Trong đó có các bài thơ được nhạc sĩ Kiều Tấn Minh phổ nhạc như: Ơn cha, Tình mẹ bên đời, Nỗi lòng tháng 7, Ơn thầy, Tình viên phấn trắng, Hướng về miền Trung, tự hào Đức Linh quê tôi…
Với những nỗ lực không ngừng, mới đây cô giáo Minh Loan được Ban tổ chức mời tham gia cuộc thi Ngôi sao phòng thu năm 2017 với tư cách là một cá nhân có 10 ca khúc đã phổ nhạc, đồng thời cô giáo Minh Loan cũng là một trong số những thành viên của Hội đồng tuyển chọn ca sĩ





Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

NGUYỄN ĐỨC SƠN, NGỌN LỬA TỊCH MỊCH - Đinh Cường



    ĐINH CƯỜNG

Tên thật là Đinh Văn Cường, sinh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế và Sư Phạm Hội Hoạ Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
Uỷ viên Kiểm soát Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam.
Giảng dạy bộ môn Hội họa ở các trường Nữ Trung Học Đồng Khánh Huế và Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Định cư ở Mỹ từ 1989, hiện sống ở thị trấn Burke, bang Virginia.
Đinh Cường đã có hơn 20 cuộc triển lãm tại Việt Nam  và ngoài nước như Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Brésil, Tunisie, Ấn Độ, Singapore.

Sách đã xuất bản:
Cào lá ngoài sân đêm, thơ, Thư Ấn Quán Hoa Kỳ 2014
Tôi về đứng ngẩn ngơ, thơ, Quán Văn Sài Gòn 2014
Đi Vào Cõi Tạo Hình I, tiểu luận hội hoạ, Văn Mới California 2015

     
                          Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn


        NGUYỄN ĐỨC SƠN - NGỌN LỬA TỊCH MỊCH

Thiệp ơi, đọc tháng Tư, “nhớ về Saigon” của bạn trên blog Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu… bạn nhắc ở cuối bài, tháng tư vọng lên câu chửi thề nổi tiếng của thi sĩ Sơn Núi làm tôi nhớ Nguyễn Đức Sơn hỗn danh Sơn Núi quá, lật những trang trong quyển vở đã ố vàng, tìm lại những câu thơ mà Sơn đã ghi trong đó, năm 1987, có câu chửi thề nổi tiếng (Ian Bùi đã dịch ra tiếng Anh rất hay) ghi lại cho đúng như thế này:

Đụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ

       Nguyá»…n Đức SÆ¡n - Ngọn Lá»­a Tịch Mịch

Và bài kế tiếp:

Bông hồng
Mới nở
Mắc cở
Đời hay
Hương sắc
Ai bày
Sáng nay
Ta chết

        Nguyá»…n Đức SÆ¡n - Ngọn Lá»­a Tịch Mịch

Từng câu hai chữ, chữ đầu viết hoa… Sơn Núi rất kỹ và khó tánh, sai một chút là chàng ta chửi thề. Đọc hai bài trên, nhớ lại tập Du sỹ Ca, tác phẩm thứ mười một của Nguyễn Đức Sơn, An Tiêm xuất bản năm 1973, có đoạn gần cuối, trang 35:

Địa cầu
Địa cầu
Rồi đây
Lụi hụi
Tới ngày
Quá vui
Mày tan
Thành bụi
Tro than
Mê man
Mở đùi
Ta khụi
Kẻo rủi
Một mai
Ai tới
Ai lui
Ai chùi
Vắng lặng

        NDS và Phượng vá»›i con trai 1987
                       Nguyễn Đức Sơn và Phượng với con trai 1987

mới thấy thi sĩ là kẻ tiên tri… nói như Rimbaud, địa cầu như càng ngày càng nóng lên với bao nhiêu trận động đất vừa qua… Cuối tập, tác giả viết: Bài vè này tưởng đã được hoàn tất giữa một đêm rạng sáng ở nhà, trong một cái lò bánh mì đốt củi cũ mục bỏ hoang, đột hứng, tác giả đã phóng đại triển khai thêm một nửa số câu, nằm viết trong nhà đá lởm chởm, nhầy nhụa, chật cứng, bít bùng, chỗ giam của Quân Cảnh Tư Pháp Bảo Lộc, khuya 25 tháng 8 năm 1972 lúc đã được hốt từ lao tỉnh qua.

Như vậy, câu chửi thề mà Thiệp nhớ, với Sơn là dạng một bài vè ghi lại trong một hoàn cảnh đáng nguyền rủa, ngộp thở… lao động là vinh quang.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

CHÙM THƠ TRÍCH GIỚI THIỆU TẬP SÁCH “PHẠM NGỌC THÁI - CÁNH ĐẠI BÀNG CỦA THI CA ĐƯƠNG ĐẠI VN”


       

1. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT TÁC PHẨM

- Tập sách dầy tổng cộng 299 trang (kể đến tờ cuối cùng). Khổ rộng 14,5 x 20,5cm, được NXB Thanh niên ấn hành mùa xuân 2019.
-  Nội dung sách gồm:
    a/. Bình luận tác giả và tác phẩm, với tiêu đề: PHẠM NGỌC THÁI *  CON NGƯỜI VÀ THI CA... dài 72 trang sách.
       . Do Bùi Văn Dong ( nguyên Giảng viên Trường ĐH Quốc gia ) giới thiệu.
    b/. Với 15 bài bình phẩm khác, của nhiều tác giả bình thơ đặc sắc Phạm Ngọc Thái.
      .  Hầu hết là những bài viết mới, tác giả chưa cho xuất bản lần nào - Tuy nhiên, cũng có vài bài bình thơ hay Phạm Ngọc Thái...  lấy ra từ Tập sách: PHẠM NGỌC THÁI CHÂN DUNG NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI xuất bản 2014, để tác phẩm lần này thêm cao giá trị.
   c/.  Tổng cộng 68 bài thơ lớn nhỏ - Trong đó có đề mục, do Nhà văn Trần Đăng tuyển chọn giới thiệu với tiêu chí: PHẠM NGỌC THÁI * 5 TUYỆT TÁC và 22 BÀI THƠ HAY !

               

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

70 NĂM “TÂY TIẾN” VÀ QUÃNG ĐỜI LẬN ĐẬN CỦA QUANG DŨNG - Hoàng Tuấn Minh

Nguồn:
https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/10/70-nam-tay-tien-va-quang-oi-lan-cua-nha.html


                          Quang Dũng và bút tích bài thơ Tây Tiến


       70 NĂM “TÂY TIẾN”
       VÀ QUÃNG ĐỜI LẬN ĐẬN CỦA QUANG DŨNG

Hôm nay tròn 30 năm ngày nhà thơ Quang Dũng qua đời đồng thời cũng là 70 năm bài thơ Tây Tiến ra đời. Xin viết đôi dòng thay cho nén nhang thơm để tưởng nhớ nhà thơ mang trong mình dòng máu lãng du vào loại bậc nhất trong thi đàn đất Việt thế kỷ XX, người con của mảnh đất Đan Phượng, xứ Đoài quê tôi.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

NGHĨ THÊM TỪ “MẠ TUI” - Nguyễn Khắc Phê


          
                                      Nhà giáo Nguyễn Viết An Hòa

BÊN LỀ MẠ TUI

Ở đời có những cái hạnh duyên, thiện duyên hy hữu, kỳ thú.
Nhà văn cao niên Nguyễn Khắc Phê là gương mặt rất quen thuộc của văn giới Huế nói riêng và cả nước nói chung. Tui và "trưởng lão" có biết nhau chút ít từ 20 năm trước. Nhưng cũng như nhiều thân hữu khác, ông không hề biết tui là Nguyễn Viết An Hòa.
Sáng 23.8.2018, khi tui đón tiếp, chuyện trò với khách đến dự ra mắt tự truyện "Mạ tui", ông có vẻ sốt ruột hỏi: "Anh Kế nì, sao không thấy anh An Hòa đâu cả hè?". Tui ôm chầm ông. "Dạ thưa anh, em đây ạ". Ông trố mắt hơi ngạc nhiên và ánh lên niềm vui...
Cách đây mấy hôm, sau khi tạp chí Sông Hương tháng 10.2018 phát hành, tui đã nhận được email bài nầy của bậc niên trưởng quan tâm đến đàn em...
Xin chân thành cám ơn tác giả tự truyện nổi tiếng " Số phận không định trước" (2016) và xin trân trọng giới thiệu bài:

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

"KẺ Ở" HAY “DẶM VỀ”, BÀI THƠ CÓ SỐ PHẬN ĐẶC BIỆT - Vân Long

Nguồn:
http://nguyentrongtao.info/2012/06/19/bai-tho-dam-ve-khong-phai-cua-quang-dung/


                    Nhà thơ Vân Long

Nhiều người nhầm lẫn bài thơ “KẺ Ở” là của Quang Dũng, và còn cho rằng nó đã in trong tập thơ Quang Dũng, và tán thêm: Quang Dũng khiêm tốn đến mức từ chối những bài thơ hay của mình khi ông nói “không phải của tôi”. Thực ra bài thơ “KẺ Ở”chính là bài thơ “DẶM VỀ” của Nguyễn Đình Tiên được Quang Dũng rất thích và đã chép giùm vào sổ tay cho bạn…
Để bài thơ “Dặm về” khỏi… bị nhầm tác giả thêm lần nữa, chúng tôi mời bạn đọc xem lại bài phỏng vấn này, do nhà thơ Vân Long trả lời trên phụ san báo Bảo vệ Pháp luật dịp Tết Đinh Hợi 2007:

KẺ Ở HAY “DẶM VỀ”, BÀI THƠ CÓ SỐ PHẬN ĐẶC BIỆT

Ngày 5 tháng 6- 2012, tại Hội trường Trung tâm văn hoá Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm thơ Quang Dũng, nhân giới thiệu tinh tuyển thơ văn Mắt người Sơn Tây của ông (CTy văn hoá truyền thông & NXB Hội Nhà văn), với sự tham gia của các diễn giả: nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, hai nhà thơ Vũ Quần Phương và Vân Long. Sau cuộc tọa đàm, ban tổ chức có thông cáo báo chí qua thư điện tử gửi tới các địa chỉ cần thiết. Người tóm lược những thông tin cuộc tọa đàm trong thông cáo trên đã ghi nhận chưa chính xác:
Bài thơ DẶM VỀ (tức Không đề, Mai chị về) là của đại tá Nguyễn Đình Tiên nguyên phó Cục trưởng Cục xuất bản Bộ Quốc phòng tác giả “Chân dung tướng ngụy Sài Gòn”, không phải của bác sĩ Phan Quang Chấn, nguyên trưởng ban Quân y Trung đoàn Tây Tiến, như thông cáo trên. Sự việc diễn biến: Quang Dũng gạt bỏ bài này trong bản thảo MÂY ĐẦU Ô do Trần Lê Văn tuyển chọn, ông ra dấu “không phải của tôi” (khi ông bị tai biến não, không nói được). Nhà thơ Vân Long đi tìm, bắt gặp trong sổ tay ông Phan Quang Chấn bút tích Quang Dũng chép và đề dưới bài này từ năm 1949: “Không tác giả”, vậy là Quang Dũng rất thống nhất cả khi trên giường bệnh lẫn khi chép thơ hay cho bạn 40 năm trước trong khi vẫn ngâm ngợi phổ biến bài thơ mình yêu thích. Vân Long đủ cơ sở để xác quyết phải tìm ra tác giả DẶM VỀ là ai? Cuộc “truy tìm” này đã được thể hiện trên hai bài báo: Đi tìm xuất xứ một bài thơ (Văn Nghệ số 37, 16/9/1989) và Bài thơ tìm được tác giả (Văn Nghệ số 42-43, 28/10/1989) của Vân Long.  Tuyển thơ kháng chiến 1945-1954 tái bản đã bổ sung bài này vào với tên tác giả Nguyễn Đình Tiên vì nhân thân tác giả: họat động CM từ trước 1945 và thời điểm sáng tác hơn là nội dung bài.
Có lẽ căn cứ trên thông cáo chưa chính xác trên, nên tác giả một   số bài báo vừa in trong hai tuần vừa qua trên các báo đã “suy ra”: Quang Dũng thường từ chối “không phải của tôi” những bài được người đọc, bạn bè khen (!), và còn cho là bài MAI CHỊ VỀ đã in trong tập MẮT NGƯỜI SƠN TÂY vừa xuất bản.
Để khỏi ảnh hưởng đến tư cách nhà thơ Quang Dũng, đến quyền tác giả của ông Nguyễn Đình Tiên, và  bài thơ DẶM VỀ khỏi… phiêu du thêm lần nữa, chúng tôi mời bạn đọc xem lại bài phỏng vấn này, do nhà thơ Vân Long trả lời trên phụ san báo Bảo vệ Pháp luật dịp Tết Đinh Hợi, kèm theo bài thơ đặc biệt này: 

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

HOÀNG HƯƠNG TRANG, NỮ SĨ ĐA TÀI - Trần Dzạ Lữ



             Trần Dzạ Lữ

     HOÀNG HƯƠNG TRANG, NỮ SĨ ĐA TÀI
                                                           Trần Dzạ Lữ                                          
       Biết chị từ thập niên 1960 bởi là một nữ sĩ nổi tiếng: “Đầu đội trời, chân đạp đất, không hề biết sợ ai...”. Vậy mà, sau năm 75 mới được quen chị và thân tình. Căn nhà ở đường Tăng Bạt Hổ quận Bình Thạnh là nơi chị ở một mình và khi ghé thăm chị, thường thấy tranh lụa và sách vở ngổn ngang. Thường thì chị nói huyên thuyên về cuộc đời và sự nghiệp của chị. Tôi chỉ lắng nghe để thấu hiểu.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

CẢM TƯỞNG KHI ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC, HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” - Bản Tiếng Anh của thầy Hồ Sĩ Châm

Bản viết bằng tiếng Anh CẢM TƯỞNG KHI ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” của thầy Hồ Sĩ Châm.
Mời xem bản Tiếng Việt ở phía dưới




               THE IMPRESSION ON READING 

             "REMINISCENCES OF TEACHERS"
                                   Translated by Ho Si Cham                  

Writing this is not for me personally and I would like ask for permission to represent the colleagues who had taught at Nguyen Hoang High school the same time with me.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

THƠ LA THỤY QUA CẢM NHẬN CỦA HỒ TRỌNG THUYÊN VÀ CHU VƯƠNG MIỆN

Nguồn: 
http://chuvuongmien.blogspot.com/2017/11/chan-dung-nha-tho-la-thuy.html#more  

         

Giới thiệu Thơ, hay cảm nhận và phê bình Thơ cũng hoàn toàn do cảm nhận từ một cá nhân đến một cá nhân, dù khen hay là chê cũng chỉ là cảm quan của một người, tùy theo sở thích và trình độ, có bài thơ người này thích và có bài thơ người khác không thích và cũng tùy cảnh ngộ, người tha hương cảm được thơ người tha hương, người tù cảm được thơ người  ở tù, cuộc đời phong phú đa dạng, có đám cưới thì có chúc tụng mà có đám ma thì có những vòng hoa và lời phân ưu, mà đã có Thơ thì có ban Tao Đàn kèm theo đàn sáo và có người nghệ sĩ ngâm thơ và có người giới thiệu thơ, ngoài ra còn có người bình thơ 
Bình Thơ giống như bình nước, nho nhỏ chứa được chừng nửa "1/2" lít nước mà thôi, rất là giản đơn ngắn gọn, không giản kép như Ấm Thơ, Chậu Thơ, là hoàn toàn Tung tráng và Hoành tráng hơn, đại khái giống như người hát và người nghe hát vỗ tay, dù là hát rất dở, người M.C cũng đã nói như vầy: 'tàu chạy mau nhờ chân vịt, ca sĩ hát hay nhờ tiếng vỗ tay'
 
Người cảm nhận Thơ hay phê bình Thơ, không nâng thi sĩ lên được chút nào, ngược lại cũng không dìm nhà thơ xuống chút nào, chẳng qua là thủ tục hành chánh nó như vậy.
 
       Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
       Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ
       Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
       Người xa xăm ấy lặng lờ bặt tăm

                                              (HỎI)
 
       Đổi dời biển sóng dâu cồn
       Hồn nhiên "Sơn Nữ" mộng còn nguyên xuân
       Hoa tay lưu dấu mệnh phần
       Họa thi đan quyện chập chờn sắc không
       Bèo mây hụt bước phiêu bồng
       "Nằm nghiêng nhớ núi" sóng lòng vọng âm

                                         (Với Lương Minh Vũ)
 
       Thi hứng chừ đây có cạn nguồn
       Con tằm nhớ lá rối tơ vương
       Phải chăng kén khép chôn hoài niệm
       Lãng đãng hồn hoa đọng khói sương

                                       (Thơ không về)
 
Đọc những đoạn thơ trên của La Thụy, kẻ viết bài này liên tưởng tới bài thơ của Lý Thương Ẩn thời Trung Đường
 
 
       VÔ ĐỀ KỲ TAM
 
       Tương kiến thời nan biệt diệc nan
       Đông phong vô lộc bách hoa tàn
       Xuân tàm đáo tử ti phương tận
       Lạp cụ thành khôi lệ thủy càn
       Hiếu kính đản sầu vân mấn cải
       Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
       Bồng lai thử khứ vô đa lộ
       Thanh điểu ân cần vị thẫm khan

                               Lý Thương Ẩn
 
       CHUYỂN NGỮ:
 
       Đoàn tụ làm chi muối sát lòng
       Gió đông thổi miết xác hoa tàn
       Thân tằm đến chết tơ còn vướng
       Nến đã thành tro lệ mấy dòng?
       Sáng ngó gương soi đầu tóc trắng
       Đêm ngâm thơ cổ ngó ánh trăng
       Bồng lai nơi đó đi bao lối
       Lạnh lùng nước dạt ngó chim xanh
 
Bài Liêu Trai cảm tác La Thụy làm dậy lại bầu không khí huyền hoặc, ma mị
 
       Chiêu niệm hồn hoa chờ hiển linh
       Hay là em hát khúc vong tình
       Trăng xưa tròn khuyết trời còn thắm
       Hạc cũ tụ tan đất có xinh?
       Một phút tâm đầu mơ dáng bướm
       Ngàn năm ý hợp mộng hình tinh

                           (Liêu Trai cảm tác)
 
Đọc bài thơ Liêu Trai cảm tác của La Thụy mà chợt nhớ Vương Ngư Dương:
 
       Cô vọng ngôn chi cô thính chi.   
       Đậu bằng qua giá vũ như ti.   
       Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
       Ái thính thu phần quỷ xướng thi !
 
        Nói láo mà chơi nghe láo chơi ?
        Dàn dưa lất phất hạt mưa rơi ?
        Chuyện đời nghe kể mà chán ngắt
        Nghe quỉ hồ ma nói mấy lời ?

                 (Bản dịch của cụ Tản Đà)
 
Một nhà thơ đương đại tức là “nhà thơ bây giờ” khác với nhà thơ Tiền Chiến và nhà thơ Cận Đại trước 1975. Nhà thơ Hiện Đại, là “nhà thơ thời Hại Điện” (là cúp điện lia chia), đựợc sáng tác trong ánh đèn dầu phụng, đèn sáp hay đèn cầy,  “Thơ Hiện Đại” so với Thơ Cận Đại trước 1975, hay so với Thơ Tiền Chiến trước 1945 thì hoàn toàn không bằng được một nửa !
 
Thơ bây giờ ngang với Nhạc bây giờ, nói chung là sáng tác vội vã và dở ẹc, không làm phiền người nghe “vì dở quá không ai nghe và dở quá không ai muốn đọc”.
 
Nhưng, thật may là thơ của La Thụy vượt lên trên cái xoàng xĩnh nhố nhăng của cái thời Hại Điện. Thơ La Thụy trong cái thời “Hiện Đại” này, đọc lên vẫn vương đậm chất thơ, hồn người, vẫn còn hương đồng cỏ nội, vẫn còn tình sông nghĩa núi, trân trọng và đáng quí vậy thay !
                                     
                                               Hồ Trọng Thuyên & Chu Vương Miện
 

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

LA THỤY, THI CA THI NHÂN - Chu Vương Miện giới thiệu


            


          LA THỤY, THI CA THI NHÂN
                                          Chu Vương Miện giới thiệu

Nguồn:




          

     TIỂU SỬ TÁC GIẢ

     * Bút hiệu: La Thụy      
     * Tên thật :   Đoàn Minh Phú
     * Nghề nghiệp: Dạy học (đã nghỉ hưu)
     * Hội viên Hội VHNT Bình Thuận.
     * Tác phẩm đã in:  Thơ Đời Ngân Vọng – NXB Văn Học 2014
     * Những tác phẩm đã in chung:
     - Tác Giả Thơ Việt Nam Đương Đại – NXB Thanh niên 2009 – Hoàng Hương Trang chủ biên
     - Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập II) –NXB Văn Nghệ 2009 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
     - Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập III) –NXB Văn Nghệ 2010 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
     - Thơ Hay Ba Miền – NXB Văn Học 2008 do BBT Thơ Hay Ba Miền chủ biên
     - In chung trong nhiều tuyển tập thơ khác.

     HỎI

     Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
     Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ?  
     Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
     Người xa xăm ấy lặng lờ... bặt tin.
     Lá vàng rơi rụng bên thềm
     Sao khuya lẻ bóng niềm riêng u hoài
     Hỏi trăng chếch bóng non đoài
     Vì sao Cuội vẫn đêm dài... tương tư.
     Hỏi tình sao cứ ơ thờ
     Hỏi sương  nhỏ giọt... cho thơ... ướt mềm.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

CẢM TƯỞNG CỦA THẦY HỒ SĨ CHÂM KHI ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO”


                    


       CẢM TƯỞNG CỦA THẦY HỒ SĨ CHÂM KHI ĐỌC
            “ĐOÀN ĐỨC  - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO”

       Tôi viết lên đây không phải chỉ cho cá nhân tôi mà xin phép được đại diện cho quý đồng nghiệp của tôi một thời cùng dạy ở trường Nguyễn Hoàng. Trước hết cảm ơn ngôi trường, cảm ơn tất cả học sinh và em Đoàn Đức đã cho chúng tôi trở lại tìm thấy“những bước chân tưởng đã tan, nhưng vẫn ghi những dấu ấn không thể nào tan được trong quá khứ.” (Nguyễn Lê Văn). Tôi tìm lại được không những bước chân thời đi dạy mà còn những bước chân thuở học trò, và nếu được đọc những lời tâm huyết trong tập sách này sớm, chắc các thầy cô chúng tôi phải giật mình suy nghĩ lại phương pháp đã giảng dạy, nhất là tình cảm thầy trò để biết rằng nghề thầy giáo không phải là một nghề bạc bẽo, chỉ là bến đợi, sân tàu chơ vơ, chờ những chuyến tàu đến và đi như lời thầy Lê Văn Sét trong tập lưu bút cho học trò Nguyễn Thắng “Học trò ví như con tàu, Thầy là bến tàu. Thuyền ghé bến rồi lặng lẽ xuôi đi để lại cho bến kia một nỗi buồn không bao giờ dứt.” Vui lên chứ sao lại buồn được. Nếu biết mỗi con tàu đi qua bến dừng lại một lát nhưng lại mang theo hình ảnh của bến đợi để làm chất liệu sống trong suốt hành trình cuộc đời.  

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

THÁC LỜI NGƯỜI NẰM DƯỚI HUYỆT - Lời tâm sự của Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa (nhà thơ Xuân Ly Băng)

Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa (nhà thơ Xuân Ly Băng) đã về cõi miên viễn ngày thứ tư 19/7/2017 vừa qua. Nhớ lại lời tâm sự của Đức Ông cách đây 9 năm.


         
                         Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa 
                            (nhà thơ Xuân Ly Băng)

         THÁC LỜI NGƯỜI NẰM DƯỚI HUYỆT
 Lời tâm sự của Đức Ông GB. Lê Xuân Hoa (nhà thơ Xuân Ly Băng)

Các anh thân ái,
Sáng nay các anh dẫn tôi đến đây với một đoàn xe và một đoàn người rất hùng hậu. Xe đủ loại và treo cờ xí thật nhiều, hầu hết là màu tím.
Tím là màu buồn phải không các anh? Các anh hát những bài cầu hồn thật cảm động, cũng buồn như màu tím vậy.
Hơn một giờ sau, các anh dẫn tôi ra nghĩa trang. Rồi người ta thỏng tôi xuống huyệt sâu. Trong giây phút này òa lên một tiếng khóc thật thảm thiết. Sau đó là những tiếng sụt sùi của mấy phụ nữ. Đám đông chen lấn nhau trên miệng huyệt khiến các anh không nhìn được tôi khi tôi vừa chạm đáy huyệt. Nếu không, các anh đã quăng cho tôi một vài nắm đất hay một cành hoa tươi, rồi các anh phủi tay ra về. Rả đám. Tôi nghe tiếng chân các anh rút lui mệt nhọc nhưng bước chân vẫn thoải mái và nhanh hơn. Tôi nghe tiếng chân xa dần, xa dần rồi tắt hẳn. Nhưng chen vào đó cũng có tiếng mấy anh rì rầm đánh giá và nhận định về đám tang của tôi. Có anh nói: “đám tang có lớn cỡ nào thì cũng là đám tang người chết”. Tôi không đồng ý vì tôi có chết mãi đâu. Tôi sẽ chỗi dậy từ đám bụi đất trong ngày sau hết. Các anh ra về, đám âm công và những người thân quen của tôi cũng ra về. Giờ đây chỉ còn lại một mình tôi.
Tôi biết bầu trời Vinh An vẫn cao vẫn rộng. Có vài đám mây tán tụ bất thường, thi thoảng cũng dừng lại nhìn tôi. Gió trưa thổi mạnh hơn và mấy hàng phi lao vẫn trút lá buồn buồn.
Các anh có biết không?
Rồi đây sẽ có những đêm mưa gió lạnh lùng hiu quạnh, trong không gian vắng lặng này. Tôi nhớ các anh! Tôi nhớ chân trời cũ. Bên cạnh tôi có khá đông anh em xếp hàng ngay ngắn. Nhưng trong thế giới thinh lặng này mọi người đều im lặng. Sự thinh lặng không trống rỗng nhưng thật lạnh lùng.
Mảnh đất tôi nằm không xa quốc lộ 1A bao nhiêu, chỉ hơn kém cây số thôi. Chắc chắn giữa sự vắng lặng này, nhất là vào đêm khuya, tôi sẽ nghe được tiếng kèn xe của các anh lưu thông trên đường…Tôi nhớ các anh, không biết các anh có nhớ tôi không? Xin các anh cúi đầu ghi một Dấu Thánh Giá trên mình, thương nhớ nhau giữa trời đất bao la. Tôi còn chờ đợi các anh.

                                                                       Phan Thiết,19/8/2008
                                                                          XUÂN LY BĂNG

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

THI CA THI NHÂN: LA THỤY - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện giới thiệu

        
    

   
          TIỂU SỬ TÁC GIẢ
          Bút hiệu : LA THUỴ          
          Tên thật :  Đoàn Minh Phú.
          Hội viên Hội VHNT Bình Thuận
          Email : phudoan56@gmail.com


           THI CA THI NHÂN: LA THỤY 
            M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện


      

          Quảng Trị đường xưa ươm kỷ niệm
          La Gi phố mới vắng tâm giao
          Ly hương khắc khoải thương mưa Bấc
          Biệt xứ bâng khuâng nhớ gió Lào ?
                                  (Vọng Cố Hương)

Chỉ cần 4 câu thơ thôi, cũng là một trường ca bi thương thống khổ! Năm 1972 ở Quảng Trị thành phố địa đầu của miền Nam và mùa hè đỏ lửa, bà con cô bác dân Quảng Trị, ai còn may mắn sồng sót lặng lẽ ra đi, đi nhiều nơi nhiều xứ, có nghĩa là bất cứ nơi nào "đất lành chim đậu" chả khác nào bài hát của nhạc sĩ Đinh Miên Vũ:

          Tôi lớn lên bởi Tam Giang nước mặn
          Những chiều không mây trắng lững lờ trôi
          Rồi xuôi ngược theo dòng đời năm tháng
          Ơn quê người mà chẳng nhớ quê tôi
          Quê tôi từ thủa nào
          Tháng ngày đời gieo neo
          Con chim kêu chiều chiểu
          Nghe vời vợi hắt hiu
          Câu hò sâu lắng
          Ru đời mình nghĩa nặng
          Ơi hò, ơi ơi hò!
                             (Hai Quê)


Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

THI CA THI NHÂN: PHAN PHỤNG THẠCH - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện giới thiệu


          
          Nhà thơ Phan Phụng Thạch


       THI CA THI  NHÂN: PHAN PHỤNG THẠCH
                            M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện

Phan Phụng Thạch tên thật là Phan Ngọc Thạch sanh năm 1942 tại làng Đạo Đầu, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, mất vào ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại bệnh viện Việt Đức Đà Nẵng. Học ban Sử Địa Văn Khoa Huế. Tốt nghiệp khoa Khả Năng Sư Phạm tại Sài gòn. Dạy học và làm Quản thủ thư viện tại trường Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Nghệ Thuật từ năm 1964 đến 1973. Viết báo ký tên Phan Thu Hạ. 


TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN:

- Lưu Bút mùa hạ, nhà xuất bản Hạnh Nhơn 1973.
- Thơ Tình tuổi 30.
- Di  Cảo Thơ, nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2014.
- Mơ hồ sương khói (bản thảo bị thất lạc).

        
         Nhà thơ Chu Vương Miện

 
       Khi nắng hạ trở về trong mắt biếc
       Các em rồi trăm đứa sẽ trăm phương 
       Ta đứng đó giữa muôn ngàn cách biệt
       Mắt rưng buồn mà hồn cũng mù sương
                                    (Lưu Bút Mùa Hạ)

       Lòng ta đó như sân trường tháng hạ
       Có các em chân nhỏ bước tung tăng
       Nếu ngày mai thầy trò người mỗi ngả
       Ta chia lòng theo muôn hướng xa xăm
                                  (Nắng hạ tình phai)  


Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

LA THỤY: TÁC PHẨM TÁC GIẢ - M.Loan Hoa Sử & Chu Vương Miện thực hiện.


Bút hiệu :  LA THUỴ            
Tên thật :   Đoàn Minh Phú
Nghề nghiệp: Dạy học (vừa nghỉ hưu)
Hội viên Hội VHNT Bình Thuận.
Tác phẩm đã in Thơ Đời Ngân Vọng – NXB Văn Học 2014
Những tác phẩm đã in chung:
Tác Giả Thơ Việt Nam Đương Đại – NXB Thanh niên 2009 – Hoàng Hương Trang chủ biên
Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập II) –NXB Văn Nghệ 2009 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập III) –NXB Văn Nghệ 2010 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
Thơ Hay Ba Miền – NXB Văn Học 2008 do BBT Thơ Hay Ba Miền chủ biên
In chung trong nhiều tuyển tập thơ khác

           LA THỤY: TÁC PHẨM TÁC GIẢ 
           M.Loan Hoa Sử &Chu Vương Miện thực hiện.

Nói tới Quảng Trị là nói tới cái sự Kim Kiếm Điêu Linh vô cùng vĩ đại và gian khổ, sau cái Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 thì bà con ngoài Miềng ai còn sống sót thì lặng lẽ ra đi, kẻ tạm cư ở Sơn Chà (bãi biển Mỹ Khê trong Đà Nẵng) kế đến năm 1973 thì theo đoàn khai hoang lập ấp ở Hàm Tân Bình Tuy [ Phan Thiết Bình Thuận bây giờ ], người thì đi lên Di Linh Lâm Đồng Bảo Lộc, kẻ thì đi thẳng tới Phước Hải, Phước Tuy Bà Rịa , rồi Biên Hòa Đồng Nai, sau 1975  thì đi lên cả Buôn Mê Thuột, Gia Lai, Kon Tum, người thì đi Kinh Tế Mới Cà Tum, Đồng Ban, tỉnh Tây Ninh, y chang thơ của nhà thơ Vĩ Đại Hạc Thành Hoa :

          Năm ngón chân phía trước
          không ngón nào phía sau ?
          sao có người xuôi ngược
          suốt một đời lao đao ?

Ở chốn quê hương mới Lagi Hàm Tân này, có hai người là đồng môn đồng khoai (cùng trường), đồng hương đồng khói (cùng làng) với người viết bài này là Trần Minh Tạc cùng lớp, năm đệ ngũ niên khóa 1956-1957 tốt nghiệp ngành Sư Phạm Giáo Hòn, còn nhà thơ La Thụy thì sau 1975 tốt nghiệp thành Giáo Viên, bây giờ sống gọi là Thầy Giáo , mơi mốt thác thành Ma Giáo... Phan Thiết "Bình Thuận" tên cũ của đế quốc Champa là Panduranga thành lũy cuối cùng của dân tộc Chăm, nơi mà quy tụ tất cả các thân vương quý tộc của 4 dòng họ vua Ung Ma Trà Chế để chơi ván bài chót với người bạn kết nghĩa láng giềng là Đại Việt, ôi Lịch Sử cũng chả nên phê phán mà làm cái gì ?  cũng chỉ bắt chước nhà Nho Ngô Thời Nhiệm than lên rằng thì là :"gặp thời thế, thế thời, phải thế ?"
Và thơ của nhà thơ Đương Đại La Thụy viết cái gì ?

            Lâng lâng tình đang lên khơi
            Hồ xừ xang lòng chơi vơi canh dài
                                             (Hồ Cầm)

            Chồn chân dừng bước bên cầu
            lặng nhìn nước chảy nuối màu tóc xưa
            cánh buồm lộng gió ước mơ
            băng qua sông biển cập bờ nơi nao?
                                    (Tự cảm cuối năm)

            Nghiêng chiều rót mãi thơ buồn rụng
            dốc nắng hứng hoài mộng đẹp qua
            chếnh choáng mạch sầu càng ứ đọng
            hoàng hôn bảng lảng chạnh lòng ta.
                                            (Chạnh lòng)

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

CHU VƯƠNG MIỆN, THƠ VỚI CUỘC CHƠI LOANH QUANH GIỮA CHỢ - Luân Hoán

Nguồn: http://www.luanhoan.net/tacpham/DHBB_web/ChuVuongMien.htm

   Không hiểu tại sao vào những năm 1957, 1958, tôi không có dịp gặp nhà thơ Chu Vương Miện, lù lù ở Đà Nẵng, làm học trò đệ tứ trường Bán công ? Trong niên khóa này, tôi là anh Đệ ngũ 3 trường Phan Châu Trinh, không cách xa trường Bán công bao nhiêu. Thắc mắc cho vui vậy, chứ làm sao mà biết nhau, khi cả hai thằng đều là những thứ vô danh trong cổng trường, không tham gia tích cực thể thao hay văn nghệ. Cũng chưa nhóm được mối tình trai gái nào xuất sắc, đủ có tiếng vang trong giới thư sinh.