BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

ĐỌC “KHẮC VÀO GIÓ” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


        
                      Nhà bình thơ Châu Thạch


     ĐỌC “KHẮC VÀO GIÓ” THƠ TRẦN MAI NGÂN
                                                                                    Châu Thạch
                        
Trước khi đi vào thơ “Khắc Vào Gió” của Trần Mai Ngân, tôi muốn chúng ta hãy lướt qua một khổ thơ của nhà thơ Thâm Tâm, đã nổi danh từ đầu thể kỷ 19 để có thể cảm nhận sâu thêm về những gì Trần Mai Ngân đã viết trong bài thơ nầy.

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
Chị thà coi như là hạt bụi,
Em thà coi như hơi rượu say.

 (Tống Biệt Hành- Thâm Tâm)

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

CẢM ĐỌC GÃ KHỜ TRONG “MỘNG MỊ” CỦA NHỤY GIALAI - Đặng Xuân Xuyến


          
         Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


         CẢM ĐỌC GÃ KHỜ TRONG “MỘNG MỊ” 
         CỦA NHỤY GIALAI


Khi đưa bài thơ Mộng Mị của nhà thơ Nhụy GiaLai lên blog Trang Đặng Xuân Xuyến, mấy câu thơ đầu đã gây tò mò với tôi:

"Đôi khi tôi mơ thấy em
Cùng đi với một gã khờ
Em tươi xinh hồng má thắm
Gã khờ khệ nệ bầu thơ."

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

ĐỌC “THU TRỞ LẠI” THƠ NGUYÊN BÌNH - Châu Thạch


        
                      Nhà bình thơ Châu Thạch


        ĐỌC “THU TRỞ LẠI” THƠ NGUYÊN BÌNH
                                                           
Đầu tháng 7 âm lịch. Trời đã vào thu. Những cơn mưa đầu mùa làm dịu đi cái nắng oi ả. Buổi trưa, tôi nằm trong phòng lạnh đọc bài thơ “Thu Trở Lại” của Nguyên Bình cảm thấy mình khi thì như hóa thành “mây trắng” bềnh bồng trong ánh “nắng hoang mê”, khi thì tâm hồn như mắc vào “trăm ngàn đường tơ óng” ánh, và khi thì nghe như có mùi “cốm nếp ủ hương sen” tràn ngập trong căn phòng bé nhỏ của mình. Bài thơ nhẹ như gió. Lần đầu tiên tôi đọc một bài thơ thu mà sóng lòng gợn lên rất nhẹ, tâm hồn mát như ngồi trong phòng se lạnh, nhìn ra bầu trời thấy thu về trên “mây biếc gọi mùa sang” và trên những “phiến lá in dấu tình vàng rợi”.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG - Vũ Thị Hương Mai


       
                     Nhà thơ Phạm Khang


VÀI LỜI VỚI ÔNG NHÀ THƠ PHẠM KHANG

Tôi nhớ, chiều 23 tháng 08 năm 2016, lang thang lướt face tôi vô tình “nhặt” được đoạn đối thoại của ông “nhà thơ” Phạm Khang với bạn facebook Nguyễn Quý Mậu. Không hiểu vì lý do gì, khi đọc bài thơ NGẪM của nhà thơ Nguyễn Dương Cường, ông Phạm Khang lại buông những lời cay cú: - Bài thơ thì quá dở...cụ non và học đòi khẩu khí các cụ... chỉ có cái ảnh thì không có nội dung như thế...chẳng cần đọc người ta cũng thấy nó có thơ rồi đấy...
Có lẽ thấy lạ nên Nguyễn Quý Mậu tò mò:
Bác Khang Phạm ơi thế còn bài thơ LỠ của chú Đặng Xuân Xuyến thì sao ạ.
Xin chép ra đây bài thơ LỠ để bạn đọc tham khảo:
                  
LỠ

Tôi đắm hồn tôi nơi bến vắng
Lướt khướt trăng vàng rớt đáy sông
Thầm thĩ với người từng vun mộng
Trăng kia bến cũ có thay dòng?
Mỗi độ chiều tàn, đêm rủ xuống
Môi kề môi ấy có lạ không?

Và đã khi nào mỏi mòn trông
Héo hắt than hoa lạc cuối dòng?
Có còn đứng đợi chờ trăng xuống
Mơ dạo cùng ai cõi phiêu bồng...?

Tôi biết, nhưng thôi, chỉ rầu lòng
Ái tình cố níu cũng bằng không
Lòng người còn thẳm hơn sông rộng
Chỉ lỡ nhịp chèo đã qua sông.
             
        Hà Nội, chiều mưa 19.08.2016
              ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Khang Phạm: - Cũng không hơn gì. Mượn của người khác cả. Cũ lắm xưa lắm. Nghe thấy mép của cụ Nguyễn Bính cụ Hàn cười thầm. Lại nghe cái mê loạn của cái tình trăng gió ướt át của liêu trai... thành ra giả tạo và không thật khiến cho bậc kiêng chữ kiêng khem khó nuốt trôi được. Thơ đọc được phải có chữ thật của mình gan ruột mình tuyệt nhiên không uốn éo vay mượn của người khác. Kiếp nạn của thơ khó bắt mạch và giáo hóa lắm đấy....
Khi Nguyễn Quý Mậu hỏi về  lời bình của nhà thơ Chử Văn Long với bài thơ BẠN QUAN của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến thì ông Khang Phạm trả lời: - Nịnh cả thôi. Chử Văn Long là chúa nịnh Quý ạ. Đừng cả tin. Bài thơ trên toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

“GÃ VÀ TA” THƠ LANG TRƯƠNG, TÊN CÔN ĐỒ THI SĨ - Châu Thạch


    
                  Nhà thơ Lang Trương


GÃ VÀ TA
(Viết giúp ai đó)

Có một gã du côn đời bỏ lại
Ta vô tư nhặt được ở bên đường
Gã nắn nót vuốt cung đàn tình ái
Mọi nẻo đường đời bỗng hoá lối yêu đương.

Thơ ta viết lời yêu thương nồng cháy
Từ những giọt tình gã rót vào ta
Ta thèm khát mỗi ban mai thức đậy
Mỗi hoàng hôn, mỗi lúc bóng chiều tà.

Ta yêu gã, tên côn đồ thứ thiệt
Khoác áo thi nhân lem luốc chợ đời
Một nửa tâm hồn thanh cao tinh khiết
Gã vứt bên đường qua những cuộc chơi.

Cám ơn gã, chút men nồng tình ái
Đốt lòng ta cháy bỏng lúc trời chiều
Tim rạo rực như thuở còn con gái
Mỗi bước đường đời, thêm một bước liêu xiêu.

                                                     Lang Trương

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC LÃO GÀN CHỬI QUAN THAM - Đặng Xuân Xuyến


   
                Tác giả Đặng Xuân Xuyến


VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC LÃO GÀN CHỬI QUAN THAM

“Xin Chửi Một Phát Hạ Hỏa” là bài thơ 5 chữ của nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc, sáng tác năm 2015, nhân sự kiện ông Cầm Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La có “tâm tư”: “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”.
Bài thơ như một cái tát, giáng thẳng vào mặt lũ quan tham, lũ người mà nhân dân miệt thị và căm phẫn gọi là “cẩu quan”.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương


        
                     Tác giả Nguyễn Xuân Dương


           KHÁT YÊU TRONG BÀI THƠ “ĐỪNG ĐI” 
           CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN 
                                                                       Nguyễn Xuân Dương

Tâm trạng, cảm xúc của con người là thế đó khi bị dồn nén đến tận cùng thì nỗi khát khao cũng lên đến đỉnh điểm của tận cùng. Trong cuộc đời chắc rất nhiều như thế. Nhưng chỉ có những thi nhân mới dám bày tỏ những khát khao đến bạo liệt như của Đặng Xuân Xuyến qua những dòng thơ vụn vỡ gãy nát vì quá khát khao.
Không do dự, không xấu hổ, Đặng Xuân Xuyến đã mời mọc đã cầu xin ta thấy anh như đang gào lên và rồi hình như biết rằng có gào thế chứ gào mãi cũng vô ích nên nhà thơ bắt đầu sụt sùi kể lể cầu mong nàng có động lòng mà ở lại cùng anh dù chỉ một đêm, dù chỉ là khoảnh khắc:

“Ở lại đi
Một đêm thôi
Một đêm thôi, ở lại
Ta xin người ở lại, chỉ một đêm
Ngoài kia trời lướt khướt sũng đêm
Ta tí tách trong này mơ hồ từng giọt rỏ”

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

ĐỌC “CHƠI GIỮA THƯỜNG HẰNG”, TẬP THƠ LỤC BÁT- TÁC GIẢ NGÃ DU TỬ - Châu Thạch


         
                         Nhà thơ Ngã Du Tử


ĐỌC “CHƠI GIỮA THƯỜNG HẰNG”, TẬP THƠ LỤC BÁT- TÁC GIẢ NGÃ DU TỬ 
                                                                     Châu Thạch

Nhận tập thơ của Ngã Du Tử tặng đã hơn ba năm, nó đi theo tâm trí tôi suốt ba năm. Viết về nó? Không đủ trình độ ! Không viết về nó? Nó như  bức tranh Giáng Tiên của chàng Tú Uyên treo  ngay trên tường nhà tôi. Nàng tiên phải bước ra thì mới thỏa lòng ao ước của tôi
Vậy thì hôm nay tôi liều viết. như liều mời nàng tiên ra vậy. Viết xong sẽ gởi tấm lòng cho gió cuốn đi như nhạc Trịnh công Sơn, nó đến đâu thì cứ đến, hoặc nếu nàng tiên bỏ tôi đi biệt về Trời thì cũng thỏa lòng.
“Thường hằng” là gì? Theo nhà thơ Ngã Du Tử: “Mỗi hành trình một đời người trú ngụ trên trần gian đều chứng nghiệm muôn màu muôn vẻ của sinh lão bệnh tử, của thành trụ hoại diệt. Cái ấy khái niệm của Phật giáo là thường hằng”. “Vô thường là dịch biến, ngược lại là thường hằng. Vậy thường hằng là bất biến. Vô thường được giải thích nôm na như sóng, sóng là vô thường còn nước là thường hằng, mặc dầu sóng là do có nước mới sinh ra”
Vậy chơi giữa thường hằng là gì? Có lẽ cũng phải dùng lời tác giả để giải thích cho dễ hiểu hơn: “Quay về cõi tâm linh đễ tìm cho mình chốn an bình cho tâm thể”. “Nương vào diệu pháp”,“làm nhẹ nhàng cho tâm thức lẫn tâm thể”, “Cảm thấy thật bình yên trong đối đãi cho từng mỗi người trong thế gian muôn mặt”.
Trường thi “Chơi Giữa Thường Hằng” được chia ra 10 chương, mỗi chương có một đề tài riêng biệt. Tác giả muốn trong mỗi chương, người đọc nhận dạng từng hoàn cảnh đối đãi với tha nhân trong hành trình của đời người được hội ngộ cùng nhau.

ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ - Phạm Đức Nhì


           
                       Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ
                Từ Một Bình Luận Trên Facebook

Mới đây, dưới bài viết Hồn Thơ Và Cảm Xúc (1) của tôi trên Facebook có hai bình luận của Vân Anh; đúng ra là một bình luận được chia làm hai phần - phần đầu là 4 câu thơ và phần sau có vẻ như là lý do chị đã viết 4 câu thơ đó.

Dưới đây là nguyên văn bình luận:

Không là dòng chảy trong mương
Không là sóng cả đại dương thăng trầm
Người – êm ái mạch nước ngầm
Chảy trong tôi suốt tháng năm vụng về.

Cám ơn anh Nhì Phạm.
Bài viết của anh thật thú vị. Em cũng từng nguệch ngoạc đôi dòng nhưng vẫn chưa thấy dáng dấp thơ trong đó. Đọc bài viết của anh và ngộ ra khá nhiều lỗ hổng trong những dòng nguệch ngoạc của mình.

Tôi trả lời:

Cảm thấy vui khi đọc những dòng "tự thú" của em. Ít ra là bài viết của anh đã có ích cho một người. Rất Yêu Quý em, Vân Anh ạ.
Bốn câu thơ của em hay lắm. Hôm nào có hứng sẽ có mấy dòng "chọc phá" em.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

ĐỌC THƠ NGẮN CỦA LỆ THỦY - Châu Thạch


      
                            Nhà thơ Lệ Thủy


         ĐỌC THƠ NGẮN CỦA LỆ THỦY
                                                         Châu Thạch

Lệ Thủy không phải là người chuyên làm thơ. Tôi chỉ hân hạnh gặp cô một lần khi cô chiêu đãi cà phê vợ chồng nhà thơ Mạc Uyên Linh từ Sài Gòn ra thăm Đà Nẵng. Qua chuyện trò, tôi nhận thấy Lệ Thủy là mọt người yêu thơ thật trọng trắng. Cô quý mến, tôn trọng và tìm đến những nhà thơ vừa già, vừa xấu, vứa không có tên trong các hội đoàn hiện nay như chúng tôi. Về nhà tôi mở trang facebook của lệ Thủy mà tôi vừa kết bạn. Hóa ra Lệ Thủy cũng có làm thơ. Thơ đó chỉ là nhưng dòng ngắn gọn, thành vần do cảm  hứng bất ngờ đến trong phút giây. Tuy thế, chính nhờ vậy mà tiếng thơ của Lệ Thủy cho tôi nhiều cảm xúc, thú vị như được ăn một thứ quả nhỏ, thơm, vừa hái ngay từ trên cây xuống.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

ĐỌC “NGÀY SINH” THƠ HƯ VÔ - Châu Thạch


    
               Nhà thơ Hư Vô và nhà bình thơ Châu Thạch


        ĐỌC “NGÀY SINH” THƠ HƯ VÔ 
                                                        Châu Thạch

Nhà thơ Hư Vô, một cây bút ẩn dật sống đời đạm bạc ở miền quê Đại Lộc Quảng Nam. Thế nhưng lạ thay, thi hữu của anh rất đông, và ai cũng muốn tìm đến anh như tìm một hàn sĩ thân thương được đời mến mộ.
Mấy hôm nay tôi viết nhiều nên muốn nghĩ ngơi. Vậy mà, đọc bài thơ “Ngày Sinh” của Hư Vô vừa sáng tác nhân sinh nhật của mình, tự nhiên mắt tôi hoen lệ. Có lẽ vì Hư Vô là người bạn thơ tôi yêu mến, nên sự đồng cảm với thơ rất nhanh, buộc tôi phải viết cái gì đó cho thơ bạn tôi mà cũng như cho mình, như tự lau giọt lê đã làm cay đôi mắt đã già.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

“CÒN YÊU”, THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Bùi Đồng


          
                        Tác giả Bùi Đồng


          CÒN YÊU” - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                          Bùi Đồng

Lâu lắm rồi mới vui vì tác giả cũng yêu... khùng như mình.
Ừ, còn yêu đấy, đã sao
Một cách nói tỉnh khô, bất chấp, mặc kệ ở cái tuổi trẻ chưa qua, già chưa tới.
Tình yêu nó là thế, nó luôn dẫn dắt người ta thêm liều lĩnh, phớt lờ hoàn cảnh ra sao.
Mình cứ thấy gã yêu đó, tay đút túi quần, miệng huýt sáo, vẻ bất cần đời để buông câu:

Khó khăn chi một tiếng chào, để quên!

Nói thì vậy nhưng tình lại khác, tác giả tình ranh lắm, cái mùi thính sặc lên vẻ ngạo mạn để che nỗi đau khắc khoải bên trong.
“Chín Hè” rồi lại đến “Chín Đông”, nỗi đau chín mõm được gạn chắt đến giọt cuối cùng của nỗi nhớ mà nhớ không tên mới làm con người không thể hoá giải. Tâm trạng ấy trộn lẫn với tiếng mưa đêm ngõ quê vắng vẻ.

Ráng chiều đỏ quạch triền đê
Người đi người dụi câu thề vào mây

Thỉnh thoảng tác giả hay có những câu thơ vượt trội mà hình ảnh này không bịa ra nổi.
Ai đã từng nhớ, từng yêu từng đi trong cái mầu đỏ của ráng chiều mới cảm được nỗi buồn đến tê tái, nhất lại là người mới yêu lại.
Đến đây tác giả lộ nguyên hình sự đa cảm, nặng tình. Nhưng với người kia thì tình chưa đủ sức nóng để hạ lòng, tình như một chiếc đóm mong manh, chỉ cần dụi cái là tắt ngấm, mà dụi vào mây phù vân bay mất.
Bài thơ chỉ có vài khổ nhưng chứa đựng, ngầm nói rất nhiều ẩn ngữ. Thú vị thật.
Nguy hiểm! Đặng Xuân Xuyến thật nguy hiểm.

*.
Nam Định, 02 tháng 06.2019
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.co
Điện thoại: 0902191804

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

ĐỌC “LỜI KINH 2” THƠ TRẦN MAI NGÂN VÀ “KINH THƠ” CỦA QUANG TUYẾT - Châu Thạch


            
               Nhà bình thơ Châu Thạch


        ĐỌC “LỜI KINH 2” THƠ TRẦN MAI NGÂN
        VÀ “KINH THƠ” CỦA QUANG TUYẾT
                                                                    Châu Thạch

BÀN VỀ “LỜI KINH 2” CỦA TRẦN MAI NGÂN

Bài thơ có đầu đề là “Lời kinh” mà nó chẳng tả gì về lời kinh. Vậy thì “Lời Kinh” là lời kinh chỗ nào?. Một người như nhà thơ Trần Mai Ngân mà dám viết lời kinh thì có kiêu ngạo quá chăng? Muốn biết có kiêu ngạo hay không ta phải tìm hiểu bài thơ thì mới có kết luận.
Đọc câu thơ đầu tiên tôi hoảng hốt: “Trú trong kinh Bát Nhã”. Kinh Bát Nhã là gì?
“Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bộ kinh rất ngắn của Đại Thừa Phật giáo, có ý nghĩa rất thâm sâu, rất cơ bản, nhằm phá thói quen chấp thật rất nặng nề của chúng sinh. Kinh này được các chùa tụng niệm rất thường xuyên, các thầy cúng đám ma, ngay cả ở nông thôn miền nam Việt Nam cũng tụng kinh này. Có thể nói kinh này rất quen thuộc với Phật tử, nhưng mọi người có hiểu rõ ràng tường tận ý nghĩa của nó không, thì không dám chắc. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là quyển Tâm Kinh nhằm phá chấp thật để hiển hiện trí bát nhã của bờ bên kia (ba la mật) tức là bến bờ giác ngộ”.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


            
               Nhà bình thơ Châu Thạch


         ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN
                                                                               Châu Thạch

Trước hết, đọc cài đầu đề của bài thơ là “Ngũ Ngôn Tình” cho ta hiểu đây là thứ ngôn ngữ của tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa hẹp là bài thơ sáng tác theo thể ngũ ngôn (năm chữ) nói về tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa rộng là 5 thứ ngôn ngữ có trong kho báu của tâm hồn để hai người yêu nhau đem tặng nhau và làm giàu lâu đài tình ái của mình. Lời nói yêu thương, quà tặng ý nghĩa, thời gian cho nhau, hành động cao thượng và cử chỉ trao nhau là 5 ngôn ngữ tình yêu cần và đủ để cuộc tình thăng hoa mà các nhà nghiên cứu đã rút ra từ kinh nghiệm tình trường, qua bao nhiêu thế hệ con người.
Nhà thơ Trần Mai Ngân trong ẩn ý, muốn đề cập đến ngôn ngữ đó trong quá khứ cuộc tình, thứ ngôn ngữ mà không thể lấy “tam đoạn luận” để hiểu nó được. Cho nên khi đọc thơ “Ngũ Ngôn Tình Yêu” ta cũng không thể đi vào thơ bằng cái suy luận “Tam Đoạn”, thứ cơ bản mà thầy đã khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học Triết.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

ĐỌC “KHUNG TRỜI CŨ” THƠ TUỆ SĨ ” - Châu Thạch


    
                              Thiền sư Tuệ Sĩ


KHUNG TRỜI CŨ

Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng!

Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

                                                Tuệ Sỹ


                    
                           Nhà bình thơ Châu Thạch


             ĐỌC “KHUNG TRỜI CŨ” THƠ TUỆ SĨ 
                                                                         Châu Thạch  
                                                                                                           
Tuệ Sĩ là một nhà thơ được mên mộ, một thiền sư được kính trọng. Ngài còn là một tù nhân lương tâm chịu án tử hình. Cuộc đời ngài và thơ ngài đã được viết hàng ngàn trang và sẽ đi vào lịch sử, văn học sử.  Bài thơ “Khung Trời Cũ” của ngài là một bài được nhà  thơ Bùi Giáng, cũng là một nhà thơ được trọng vọng  bậc nhất Việt Nam đánh giá là một bài thơ “đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.”

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO” THƠ KAO HOÀNG - Châu Thạch


                    
                            Nhà bình thơ Châu Thạch


NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO” THƠ KAO HOÀNG 
                                                                                       Châu Thạch

Kao Hoàng, một người bạn facebook của tôi. Lúc đầu tôi không cảm tình với anh ta mấy vì nhìn chiếc ảnh mang kính đen, đội mũ đen, hai tay chống nạnh trông rất cô hồn. Thế rồi đọc những lời cương trực trên dòng fay của Kao Hoàng tôi biết mình sai lầm. Tôi yêu mến cái phong cách của anh từ đó. Sau nầy đọc thơ Kao Hoàng tôi lại tìm được một tâm hồn rất nghệ sĩ trong anh.
Hôm nay, đọc bài thơ “Nắng Của Thuở Nào” tôi như được nương theo thơ ấy, để linh hồn đi trên dòng sông ký ức, quay về quá khứ cúa một thời thanh xuân . Chắc không mấy ai không biết bài thơ “Tuổi Mười Ba” của Nguyên Sa với hai câu thơ “Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc/ Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường”. Hai câu thơ của Nguyên Sa đã được Kao Hoàng nhớ lại trong bài thơ của anh bằng hai câu thơ rất mới “Nhớ câu thơ ngày ấy áo em vàng/Ta có lẽ mai về yêu hoa cúc”. Bằng hai câu thơ nầy, Kao Hoàng đã nhắc tôi hoài cảm vê một thời vàng son, yêu đương và vụng dại.
Bài thơ có 5 khổ, Kao Hoàng đã đặt cụm từ “Chào phượng vĩ” vào trong câu đầu của 4 khổ thơ. Điều đó gây ấn tượng cho ta về những niềm vui tràn đến, náo nức trong tâm hồn những ai rất lạc quan và mau cảm xúc.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

“THU VÀNG” CỦA ÁI THI (LÊ ĐÌNH KHOA): MỘT BÀI THƠ HAI BỨC TRANH ĐẸP - Châu Thạch


                 
                         Nhà bình thơ Châu Thạch


“THU VÀNG” CỦA ÁI THI (LÊ ĐÌNH KHOA): MỘT BÀI THƠ HAI BỨC TRANH ĐẸP 
                                                                                Châu Thạch

Hôm nay mới trung tuần tháng tư âm lịch mà thời tiết miền trung đã quá nóng . Trong cái oi bức đầu hè, đọc bài thơ “Thu vàng” của Ái Thi, những bức tranh mùa thu tuyệt đẹp trong thơ như hiển hiện cho tôi những cảm xúc về thu, làm dịu mát tâm hồn.
Đọc khổ thơ thứ nhất của bài thơ:  Lá bay rợp cả khung trời. nhuộm vàng cả khung cảnh. Một bức tranh thu toàn cảnh, với một màu vàng như hiển hiện trước mắt, cho ta hình dung vẽ đẹp bao la của thu:

                Thu về... lá vàng rơi !
                Thu nhuộm kín phương trời ...
                Lá cuốn theo chiều gió...
                Mang sầu gieo muôn nơi !

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN
                                                                               Châu Thạch

Bích Liên Nguyễn không làm thơ, đây có lẽ là một trong vài bài thơ cảm tác bất ngờ trong đời chị. Chị là chị họ của vợ tôi và phu nhân của người bạn cùng học với tôi tại trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Anh Nguyễn Bá Trình chồng chị, là một thầy giáo tài hoa, tài hoa vì ngoài nhà mô phạm ra, anh còn là một văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ  đã xuất bản nhiều sách, vẽ nhiều tranh được mến mộ. Cặp vợ chồng nầy thì đồng môn Nguyễn Hoàng tại Sài Gòn không mấy ai không biết vì là họ sinh hoạt thường xuyên với hội, phong cách hiền hòa, tao nhã, vui vẽ và hào hoa. Những bữa cơm của Liên Trình chiêu đãi đồng môn chỉ  đơn sơ ba hoặc bốn mốn thôi, nhưng ăn vào thì nhớ, mà nhớ thì muốn quay lại thưởng thức tài nấu nướng tinh hoa mang đậm “bản sắc quê nhà” của chị. Bởi thế nhà Liên Trình luôn có khách. Học trò cũ, bạn đồng môn, văn thi hữu, ai đến nhà Liên Trình, khi ra về cũng thấy lòng vui và tâm hồn thư thái.
Đọc “Về Lại Huế”, tôi vui thấy bà chị mình cũng biết làm thơ, vì vậy ai có nói “mèo khen mèo dài đuôi” thì chắc chị ấy và tôi cũng vui lòng mà công nhận. Thế nhưng thử để ý xem, cái đuôi nầy cũng lung linh đẹp và dễ thương lắm chứ!

ĐỌC “TÌNH MỘNG” THƠ PHAN QUỲ - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


              ĐỌC “TÌNH MỘNG” THƠ PHAN QUỲ 
                                                                Châu Thạch

Lạ thật, bài thơ nào viết về Quảng Trị thì tôi đều thấy yêu quý, vì nó đem tôi trở về thị xã mà tôi đã sống một thời thanh xuân ở đó, nhất là thơ của phái nữ. Cũng lạ thật, hôm nay tôi đọc một bài thơ không thấy nói về Quảng Trị, thế mà làm sao tôi lại, đọc đến đâu nhớ về Quảng Trị đến đó. Chắc có lẽ vì bài thơ đăng trên dòng thơi gian facebook của Đồng Môn một ngôi trường tại thị xã năm xưa tôi sống chăng? ngôi trường đó có tên là Nguyễn Hoàng, đã tan vào cõi mộng, chỉ còn trong ký ức biết bao người. Chắc có lẽ vì tác giả là một người đẹp nữ sinh trường Nguyễn Hoàng chăng? Vâng, chắc có lẽ vì hai điều đó, nhưng trên hết là vì, bài thơ gây cho tôi những cảm xúc thăng hoa về những trìu mến, êm đềm và quyến luyến của thơ. “Tình Mộng” của  tác giả Phan Quỳ đã đưa tôi vào một cõi mộng đã từng có thật trong đời:

Tôi muốn viết, viết đôi dòng nhỏ bé
Gió cuốn đi lên mấy cõi mây trời
Tôi muốn nói, nói mấy lời nhỏ nhẹ
Đến với đời, với người thương mến tôi.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc         
                             

        NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA
                                                            Nguyên Lạc

Lời nói đầu:
Xuân về hoa Mai nở, thấy hoa Mai nở ta biết Xuân về. Mùa Xuân và hoa Mai liên hệ thấm thiết với nhau. Ai mà không biết hai câu này của Thiền Sư Mãn Giác trong bài kệ Cáo tật thị chúng của Ngài:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
            (Thiền sư Mãn Giác)

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
               (Thích Thanh Từ dịch thơ)

Nhân bàn về hoa MAI, Nguyên Lạc tôi xin tặng độc giả vài nụ cười có liên quan đến MAI