BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

VỀ THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ? - Trần Nhuận Minh


        
                Nhà thơ Trần Nhuận Minh


Tiểu sử Nhà thơ Trần Nhuận Minh:
Nhà thơ Trần Nhuận Minh quê ở làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Bút danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1982, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
Hiện ông đang sống và viết tại Hạ Long, Quảng Ninh.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa (người nổi tiếng là thần đồng thơ văn ở miền Bắc những năm 1966-1971, từ khi mới tám tuổi)


       VỀ THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ?
                                                                   Trần Nhuận Minh
                                                                                 
      Tôi đọc thơ Bùi Giáng cũng được khoảng 2 -300 bài và tương đối hệ thống trong mươi năm trở lại đây.
      Tôi cũng đọc rải rác hầu hết các bài viết về Bùi Giáng. Nói chung là hơi giông giống nhau của nhiều tác giả. Có người so Bùi Giáng với Nguyễn Du. Có người cho rằng, phải đến Bùi Giáng, thì thơ Việt Nam mới có biển có trời. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là rất rõ, nhưng ca ngợi đến mức ấy, tôi cho là quá lời. Và như thế, dù không muốn, cũng là cách làm hại ông.

       
                             Nhà thơ Bùi Giáng

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

NGÚT NGÀN GIỮA ĐẠI DƯƠNG BÁT NGÁT - Tâm Nhiên


      
                    Thầy Tuệ Sĩ và cư sĩ Tâm Nhiên


           NGÚT NGÀN GIỮA ĐẠI DƯƠNG BÁT NGÁT
                                                                          Tâm Nhiên

“Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng” là một câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ mà tôi cứ đọc đi đọc lại mãi trên những chuyến phiêu bạt, giang hồ khắp đó đây. Ngày đi, tháng đi, năm đi và đời mình cũng đang chuyển dịch đi qua. Đi trên nhịp bước sương lồng sông núi lặng: “Đi để nhớ những chiều pha tóc trắng. Mắt lưng chừng trông giọt máu phiêu lưu.”* Phiêu lưu, phiêu lãng ngàn phương, theo cách điệu tiêu dao du chơi giữa vô thường:

“Bước đi nghe cỏ động
Đi mãi thành tâm không
Hun hút rừng như mộng
Tồn sinh rụng cánh hồng”**

NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ! - Nguyễn Bàng


           
                        Tác giả Nguyễn Bàng


NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI NGƯỜI XA LẠ!

Trong không khí của một quần thể con người hỗn loạn, hoang mang, hung bạo đang tràn ngập trong mùa lễ hội ở nhiều nơi trên miền Bắc, mà người ta đi dự lễ hội, đi đến các chùa chiền, đền thờ để vụ lợi với hy vọng đến đấy sẽ được buôn may, bán đắt, sẽ được thăng quan tiến chức, trở nên giàu có..., bỗng nghe trong gió từ đâu đưa lại một hơi thở dài buồn trách:      

Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

PHÊ BÌNH LỐI BÌNH THƠ "BẺ CONG" - Nguyên Lạc


          
                             Nhà bình thơ Nguyên Lạc


        PHÊ BÌNH LỐI BÌNH THƠ "BẺ CONG"

Lời nói đầu:
Bài này viết ra với mục đích phê bình các nhà phê bình thơ "bẻ cong" ngòi bút vì "ý đồ", tư lợi, phe nhóm; các tay mơ sính phê bình thơ để tỏ ra "ta đây" vô tình làm rắc rối thêm cho người thưởng lãm: Một bài thơ bình dị, rõ ràng, dễ hiểu... trở nên mù mờ rắc rối qua tay các nhà bình thơ loại này, khiến độc giả không biết các ông bà này muốn nói cái gì; nhiều khi còn phải chạy tìm từ điển!

Trước khi vào bài, tôi xin được ghi ra đây vài ý nghĩ riêng liên quan đến việc bình thơ mà tôi sẽ dùng cho việc phê bình các "nhà" này.

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÌNH THƠ

Đây là vài ý nghĩ của riêng tôi:
-- Muốn phê bình sâu sắc một bài thơ thường ta nên tìm hiểu rõ cuộc đời của tác giả qua lý lịch, qua cảc bài viết, hồi ức, các bài thơ đã đăng.
- Là thơ Việt, người bình phải thủ đắc một số thơ của tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn, "ý tại ngôn ngoại" của bài thơ
-- Người bình thơ cũng nên học hỏi thêm để biết vài thủ pháp về thơ, biết sơ lược về cách phân tách ngôn ngữ cần thiết cho sự bình thơ; vì nếu chỉ bình theo cảm tính thì e bài bình không được chính xác, đầy chủ quan và có nhiều khi vô tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến bài thơ.
-- Bình mà chưa gì người đọc đã đoán trước nhà binh thơ sẽ khen bài thơ thì không nên. Phải bình như thế nào để tránh cho người đọc phát biểu: - Chưa đọc bài bình cũng biết trước bài thơ này sẽ được khen!
-- Người bình thơ nên nhớ rằng không phải cứ giới thiệu bài thơ nào cũng phải khen 100%. Một bài thơ hay như thế nào đi nữa cũng phải có vài khuyết điểm cần được nêu ra cho chính xác, cho cân bằng giữa ưu và khuyết.
-- Bình bài thơ nào cũng khen đôi khi đưa đến phản ứng nghịch (side effects) đối với những độc giả khó tính: _ Chê độc giả NGU, không biết thưởng thức, phải cần nhà bình thơ giải nghĩa giùm. Hãy để độc giả tự thưởng lãm, đừng chỉ dạy!
-- Cách cảm nhận của người bình vẫn chủ quan, chưa chắc hoàn toàn đúng. Đừng như nhà khoa học sau đây nghiên cứu về con cào cào (châu chấu):
.
"Nhà khoa học bắt con cào cào bỏ lên bàn rồi vỗ bàn một cái, con cào cào phóng đi. Ông vội vàng gục gật đầu,ghi ghi...
Lần kế, ông ngắt râu cào cào và vỗ bàn, cào cào phóng đi. Ông lại ghi ghi, nhíu mày suy tư...
Hôm nọ nhà khoa học ngắt 2 càng (chân lớn) con cào cào rồi cũng vỗ bàn một cái: Con cào cào vẫn nằm tại chỗ. Ông vỗ thêm một lần nữa, cào cào vẫn nằm im...
Ông với la to lên:
- Tìm ra rồi, tìm ra rồi...
Đây là PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI của ông ta:
"Con cào cào trở nên ĐIẾC khi bị mất hai càng"

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

PHẠM NGỌC THÁI VỚI THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT - Tuyết Nga


              
                                  Ảnh Tuyết Nga 

        PHẠM NGỌC THÁI VỚI THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT
                                                                                              Tuyết Nga

Đây là thiên tình ca từ biệt của một mối tình, một cuộc chia tay đầy nước mắt, song... xem ra hai người vẫn đang còn yêu nhau rất tha thiết ! Vậy, vì một lý do nào đó ta không biết ? Như lời chàng đã than:

           Anh vẫn thương em dù duyên phận bẽ bàng
           Chẳng phải vì em, chẳng phải anh không muốn
           Nhưng em ạ ! KIỀU đã nói rồi,
                                                     đó là bể sống...
           Tình giữa trần ai, nước mắt trộn cơm chan.
                                                       (câu 17 - 20)

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

TIỄN BẠN 1 - Nguyên Lạc


       
                             Nhà thơ Nguyên Lạc     


      TIỄN BẠN 1
           Nguyên Lạc    

Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "Đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời",  "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc).  Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc
Tiễn bạn ở đây theo ngu ý riêng tôi là tiễn bạn TRI KỶ, chứ không phải là bạn bình thường. Bạn tri kỷ rất khó tìm. Tôi xin mạn phép ghi ra vài dòng về bạn TRI KỶ

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

BÀI THƠ “QUÊ NGHÈO” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


        


QUÊ NGHÈO

Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ng
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru

Quê tôi nghèo lắ
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.

Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.

Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.

Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...

Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

ĐỌC “TRẦM TÍCH” TẬP THƠ THỤY SƠN - Châu Thạch


   

      ĐỌC “TRẦM TÍCH” TẬP THƠ THỤY SƠN
                                                             Châu Thạch

Muốn biết nhà thơ Thụy Sơn (Đà Nẵng) vì sao lấy tên “TRẦM TÍCH “ cho tập thơ xuất bản lần nầy thì chắc phải hỏi thẳng tác giả. Tuy thế đọc cái tên “TRẦM TÍCH ” của tác phẩm ta cũng có ý niệm về những gì nhà thơ muốn gởi vào tập thơ này. Nghĩa của chữ trầm tích về vật chất là những gì chìm xuống, lắng đọng lâu ngày trong nước. Nghĩa của chữ trầm tích hiểu theo tinh thần là những gì sâu lắng trong tâm hồn qua năm tháng học hỏi, suy tư và chiêm nghiệm. Trầm còn là sự thanh trong của âm thanh dịu dàng, giúp cho mọi người sống chậm lại để cảm nhận những điều tiềm ẩn sâu xa của nhạc. Vậy thì, với tập thơ lấy chủ đề là TRẦM TÍCH, nhà thơ Thụy Sơn muốn gởi vào đó những tinh túy chắc lọc được trong cuộc sống đã lắng đọng trong tâm hồn mình bấy lâu nay bằng tiếng thơ cô đọng của mình.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA - Nguyên Lạc


        
                       Tác giả Nguyên Lạc     


        TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA
        "Come back to Sorrento"
                         
Lời cẩn báo:
Xin thưa: -- Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Cái hay, cái đẹp, nhân bản là tài sản chung của nhân loại; nó không cón riêng của tác giả khi đã được công bố cho công chúng. Những bài thơ Đường tôi phóng dịch vì lẽ nầy, chứ không phải vì "sính ngoại", vi "Đội Hán" hay vì muốn chứng tỏ ta đây "tót vời",  "riêng một góc trời" (tựa một bài nhạc). Hãy trân trọng cái hay, cái đẹp của tiền nhân, với điều kiện nó không phục vụ cho một ý đồ xấu. Tiền nhân chúng ta cũng có những bài thơ rất hay tôi từng phóng dịch, thí dụ của Nguyễn Du. Có gì xin các cao nhân bỏ qua cho. Trân trong - Nguyên Lạc                                                                             

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

ĐỌC THƠ VỀ QUẢNG TRỊ CỦA HUY UYÊN - Châu Thạch


                
                 Nhà bình thơ Châu Thạch

            ĐỌC THƠ VỀ QUẢNG TRỊ CỦA HUY UYÊN 
                                                                          Châu Thạch

Nhà thơ Huy Uyên tên thật là Lê Sinh, sinh ra và lớn lên trên làng Trường Sanh, huyện Hải Lăng Tỉnh Quảng Trị, nơi có nhánh của dòng sông Ô Lâu với chiếc cầu Bến Đá. Trước 1975 ông học trường Nguyễn Hoàng rồi vào đời làm một người lính miền Nam. Sau 1975 ông chọn nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch nên có nhiều cơ hội đi, chiêm nghiệm và sáng tác.

Nói về Huy Uyên nhà thơ Chu Vương Miện đã viết: “Từ những miền đất đia đầu quê hương đất nước cho đến những vùng cực nam, những vùng biển đảo, anh đều đi qua cả, đi tới đâu anh làm thơ tới đó. Thơ Huy Uyên làm rất nhiều và rất khỏe, toàn là những địa danh hữu tình và phong cảnh kỳ quan trên toàn quốc, và những kỷ niệm”. “Đọc thơ Huy Uyên là cả một trời quê hương đất nước, từ đồng cỏ lá cây, từ dòng sông con suối, từ rừng đến rú, từ đồi tới núi, thoang thoảng nhạc Văn Cao”. “Sau 1975 nhà thơ Huy Uyên là một nhà thơ có đầy đủ tầm vóc chiều ngang, chiều dầy và chiều cao xứng đáng với danh hiệu thi sĩ”

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

HUY CẬN (1919-2005) - Thụy Khuê


Tên thật là Vũ Thị Tuệ. 
Sinh năm1944 tại Nam Ðịnh
Viết tiểu luận văn học từ 1985
Ðã in bài trên các báo Tự Do (Pháp & Bỉ), Văn Học (Hoa Kỳ), Thông Luận (Pháp), Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ), Người Việt (Hoa Kỳ), Diễn Ðàn (Pháp), Hợp Lưu (Hoa Kỳ), Phụ Nữ Diễn Ðàn (Hoa Kỳ)...
Cộng tác với đài RFI (Radio France Internationale) trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật (1990-2009)

           HUY CẬN (1919-2005)
                                   Thụy Khuê

Nhà thơ Huy Cận đã từ trần ngày 19 tháng 2 năm 2005, tại Hà Nội, thọ 86 tuổi.
Tác giả Lửa thiêng là một trong những nhà thơ mới cuối cùng, đã ra đi, mang theo một thời đại, khép lại một cõi thơ: Thơ mới ra đời những năm 30, chính xác hơn, ngày 10 tháng 3 năm 1932 với bài "Tình già" của Phan Khôi, đăng trên Phụ nữ Tân văn  số 122. Và cõi thơ ấy đã tồn tại đến ngày nay, với những thăng trầm, dày dạn; đôi khi không ngại dùng quyền lực để  tồn tại, như trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, các chủ soái Thơ mới đầy quyền uy như Tố Hữu, Xuân Diệu... đã lạm dụng chức quyền để nghiền nát những nhà thơ trẻ muốn đổi mới thơ ca như Trần Dần, Lê Đạt...
Huy Cận là bạn đồng hành của Xuân Diệu, ông cũng là một trong những nhà thơ quan chức cuối cùng còn sót lại của một thời đại, mà đời thơ trùng hợp với đời quan. Huy Cận đã dùng thi ca phục vụ chính trị một cách đắc lực, và cuối cùng, cũng chính con đường quan lộ ấy đã tàn sát thi ca của ông. Ngày nay, những gì mà Huy Cận để lại cho đời, đã và sẽ chỉ còn một ngọn Lửa thiêng đã bùng lên từ thời 20 tuổi, thời mà ngòi bút ông chưa từng nhúng vào hệ lụy của thế quyền. 

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

KHA TIỆM LY THÍCH ĐỌC THƠ TỊNH ĐÀM - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


        KHA TIỆM LY THÍCH ĐỌC THƠ TỊNH ĐÀM
                                                                       Châu Thạch

“Tôi thích đọc thơ Tịnh Đàm”. Đó là câu nói của nhà thơ Kha Tiệm Ly. Châu Thạch tôi cũng thế, nhưng tất nhiên Kha Tiệm Ly là nhà thơ đươc mến mộ và có uy tín hiện nay nên tôi mạn phép mượn lời nói của ông để làm đầu đề cho bài viết.
Tôi biết nhà thơ Tịnh Đàm qua dòng thời gian facebook của ông có tên là Đàm Tài Nguyên. Một buổi sáng, một bài thơ của ông đã đánh động tâm hồn tôi, buộc tôi phải dừng lại lâu dài trên trang fay ấy. Bài thơ ngắn gọn như sau:

MẤY DÒNG LỤC BÁT

Tương tư nào ?
Khép bên đời
Trả người áo mộng
Một thời vàng hoa !

Cũng đành
Quên
Những thiết tha
Nhủ tôi :
Người đã bước qua...
Cuộc tình !

Còn lại gì ?
Nỗi lặng thinh !
Hai con mắt nhắm
Ru mình...
Vào đêm !

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

"HƯƠNG QUÊ", THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Xuân Dương


      

          "HƯƠNG QUÊ" - THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Bài thơ viết về cái ngõ quê với rất nhiều bảng lảng khói sương. Thật khó để bình luận vì tất cả thi ảnh ở đây đều ẩn chứa cái phi lí tận cùng của phi lí. Cái hư ảo tận cùng của hư ảo. Câu đầu tiên hiểu thế nào là nhà bên và hiểu thế nào là nhà hàng xóm mà hương cốm đầu mùa đã duyềnh sang nhau. Sao cứ phải ợm ờ? Cái ợm ờ như các cụ vẫn bảo trăm nhát cuốc bổ vào lòng cả trăm. Một câu thơ đã cho ta cảm nhận được mùi hương cốm ở đây vừa quấn quýt, lan tỏa và quyện hòa, vừa thân thương ràng buộc hai ngôi nhà và trong hai ngôi nhà đó có một chàng trai si tình và cô gái vắt ngang dải yếm. Dải yếm là thứ để buộc chặt và che đậy sao ở đây nó lại vắt ngang và vì sao nó lại vắt ngang thì may ra ông trời và Đặng Xuân Xuyến hiểu được mà thôi. Còn chúng ta những kẻ trần tục làm sao có thể hiểu được? Phải chăng cái dải yếm ấy vắt ngang để níu dòng sông để bắc cái cầu đón nhà thơ sang chơi. Tất nhiên khi cái dải yếm được cởi ra để vắt ngang thì chắc chắn nhà thơ đã nhìn thấy một bầu ngực căng đầy khát vọng. Vui quá nhà thơ cứ ời ợi gọi cả làng ra mà trông chúng tôi đang làm cái việc mà chỉ có sức mạnh tình yêu mới có thể làm được. Thật kì diệu cái dải yếm chỉ tày gang thôi mà sao ở đây cứ dài mãi ra đến vô cùng có thể níu đôi bờ sông xích lại gần nhau cho những lứa đôi xum họp thay cho con đò nhỏ mong manh. Để không còn tiếng gọi đó thảm khắc trong đêm.

PHẠM NGỌC THÁI VÀ MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH - Nguyễn Thị Xuân


 
                       Tác giả Nguyễn Thị Xuân


       PHẠM NGỌC THÁI VÀ MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH
                                                                          Nguyễn Thị Xuân

        Có lẽ đã qua hơn nửa thế kỷ, từ khi trên thi đàn Việt xuất hiện bài thơ tình nổi tiếng: "Hai sắc hoa ti-gôn" của một nữ sĩ ẩn danh, gọi tắt là T.T.KH - Đến nay, lại mới có một áng thơ tình của một nhà thơ đương đại, trong giới văn chương rất quen biết, đó là Phạm Ngọc Thái ! Thơ ca của anh trên văn đàn cũng được nhiều độc giả ngưỡng mộ.
      "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" mà anh mới cho ra đời trên các trang mạng Việt, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và ca ngợi. Nói một cách công minh: với những ai yêu thích thơ ca, kể cả người khó tính nhất cũng phải khen. Là một nhà giáo làm công tác văn chương, vì quá yêu thích bài thơ tình này - Tôi xin được mang chút kiến thức văn học để luận bình bản tình ca, với độ hay tôi đánh giá là một thiên kiệt tác thơ tình !
     Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" được chia thành chín đoạn, cả thảy ba mươi sáu câu. Tức là, một bài thơ khá dài. Cảm xúc thơ dồn dập chảy trào ra trong trái tim thi nhân, được bắt đầu bằng lời thổ lộ của người tình gái qua ước muốn của nàng. Đọc thơ ta tưởng cứ như là câu chuyện tình đêm khuya, thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam:

                    Em nói với tôi rằng... "muốn có một đứa con"

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

NHÀ THƠ VÀ NGHIỆP THƠ QUA MẤY BÀI THƠ THIỀN CỦA CHU VƯƠNG MIỆN - Nguyễn Bàng


               
                             Tác giả Nguyễn Bàng

               NHÀ THƠ VÀ NGHIỆP THƠ QUA MẤY BÀI 
               THƠ THIỀN CỦA CHU VƯƠNG MIỆN

Từ ngày 03 tháng 9 năm 2018 đến nay, mới vừa đầy hai tháng, nhà thơ Chu Vương Miện đã liên tiếp trình làng 23 chùm Thơ Thiền trên nhiều chiếu thơ mạng ở trong nước và ở ngoài nước. Mỗi chùm thơ có từ 2 đến 5 bài, vị chi đã có cả non 100 bài Thơ Thiền Chu Vương Miện đến với bạn đọc. Chữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra, thường được dịch là suy tưởng, suy ngẫm. Xem vậy thật đáng nể sự suy tưởng, suy ngẫm một nhà thơ  không phải là thiền sư.
Thơ Thiền không phải bây giờ mới có. Nó xuất phát từ Trung Hoa và phát triển mạnh từ thời nhà Đường. Ở Việt Nam, Thơ Thiền phát triển vào thời Lý Trần với các tác giả - các thiền sư của các thiền phái như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử mà đỉnh cao có thể kể là Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Từ đời Lê đến Nguyễn, hơn năm thế kỷ, một số ít tác phẩm của các danh nhân Việt Nam như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…cũng được coi là thơ thiền
Thơ Thiền Việt Nam hiện đại tiếp tục phát triển trên cơ sở hào quang của Thơ Thiền trung đại và môi trường văn hóa hiện đại . Ngay trong Thơ Mới cũng có một số tứ thơ phảng phất hương vị Thiền.
 Đến những năm 60 ở miền Nam, thơ Thiền Việt Nam đã dần dần tiếp cận sinh khí phương Tây và hiện đại hóa thể hiện trong những ca từ nhạc Trịnh Công Sơn, thơ Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Phạm Công Thiện…
Trên dòng chảy lịch sử ấy của Thơ thiền Việt Nam, bạn đọc thấy cả trăm bài Thơ Thiền của Chu Vương Miện ở đầu thế kỷ 21 này là điều dễ hiểu.
Không đủ sức và đủ tầm để viết về cảm nhận cả non 100 bài Thơ Thiền của Chu Vương Miện, bài viết nhỏ này chỉ xin nêu mấy cảm nhận cá nhân về NHÀ THƠ VÀ NGHIỆP THƠ qua mấy bài Thơ Thiền trong khjoois thơ phong phú ấy.
Vậy, nhà thơ trong thơ thiền Chu Vương Miện là những con người như thế nào?

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

TRÚC THANH VỚI BẢN TÌNH CA XÔ-NÁT - Phạm Ngọc Thái


    
        Nhà thơ Phạm Ngọc Thái

        TRÚC THANH VỚI BẢN TÌNH CA XÔ-NÁT
                                                            Phạm Ngọc Thái              

     Trúc Thanh có không ít những tình thơ tâm huyết, có thể làm rung cảm trái tim đời. Trong số những bài tôi thích ở thơ em: “Mong manh” là một áng thi huyền ảo và thật xúc động.
     Tình thi nói về sự đa sầu, đa cảm của một cô thôn nữ, gửi niềm tâm tư tới người yêu tận phương trời. Em muốn tin mà chưa dám tin ? Em yêu… lại sợ tình yêu rồi sẽ tan ? vào một đêm trường, lòng em cồn cào tha thiết mà thổ lộ. Ta hãy nghe Trúc Thanh mở đầu trang thơ:

           Đời sập tối mây che vầng tinh tú

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

“VỀ QUÊ ĐI MÀY”, TIẾNG GỌI CỦA NHÀ THƠ HAY CỦA THỜI THƠ DẠI? - Dương Ninh Ninh


            

“VỀ QUÊ ĐI MÀY”, 
TIẾNG GỌI CỦA NHÀ THƠ HAY CỦA THỜI THƠ DẠI?
                                                                     Dương Ninh Ninh

Tôi xa Hà Nội không phải “năm lên mười tám” như nỗi lòng một người đã xa Hà Nội trong một nhạc phẩm nổi tiếng từ hơn 60 năm trước, mà là năm tôi mới lên mười bẩy. Tôi xa Hà Nội cũng không được như người đó “khi vừa biết yêu” mà là tôi chưa hề biết yêu và thật lòng cũng chẳng biết có ai đó đã yêu tôi (!)?. Tôi xa Hà Nội cũng không vì một biến cố trọng đại của chung xã hội hay của riêng gia đình tôi mà chỉ là một duyên cớ rất đời thường: Thi được một suất học bổng sang Sing học tập. Do vậy, khi nhận được giấy báo phải xa Hà Nội, trong tôi đã cuộn sóng những niềm vui sướng suốt cả hai tháng trời chờ đợi. Chỉ đến khi ngồi trên máy bay, tôi mới thấy một nỗi buồn cô đơn xâm chiếm lòng mình mặc dù chuyến bay có đủ cả trăm hành khách. Tôi bắt đầu thấy thiếu vắng gia đình, thiếu vắng bè bạn rồi bất chợt nhận ra cái thiếu vắng lớn nhất là một khoảng trời rộng lớn, đó là Hà Nội quê tôi. Vâng, Hà Nội quê tôi, mặc dù nơi tôi sinh ra và lớn lên chỉ là một con ngõ nhỏ trong lòng phồn hoa của Hà Nội, nhưng bố tôi bảo hơn 10 đời nhà ta đã sống trên mảnh đất ngõ này, trong căn nhà nhỏ thân thương này đã được tạo dựng và tu đi đi sửa lại cũng đã mấy trăm năm.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

MỘT BÀI THƠ XA XÓT - Đặng Kim Oanh bình thơ Nguyễn Lâm Cúc


       
                       Nhà văn Đặng Kim Oanh

           MỘT BÀI THƠ XA XÓT
                            Đặng Kim Oanh

Tôi và Cúc đã bao lần gặp nhau. Không biết nữa và tại sao phải biết, khi thực ra chỉ cần gọi là có thể gặp, dù cách nhau 150 km. Chúng tôi có bao nhiêu cuộc trò chuyện thâu đêm và cũng có bao nhiêu lần im lặng, không ai nói câu gì nhưng ai cũng biết bạn đang nghĩ gì.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X - Đặng Kim Oanh bình thơ Cao Hải Hà

Nguồn:
http://dangkimoanh.blogspot.com/2011/07/nhung-nguoi-ba-6x.html

   

       NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X
       (Người hay e lệ không nên đọc bài này)

Thế giới lổn nhổn người, mê man số phận. Người giàu kẻ nghèo, người hạnh phúc người cay đắng...Nhưng lúc này đây, những đôi mắt đau đáu nhìn về phía trước, vừa muốn nổi loạn vừa sợ hãi, vừa long lanh vừa u uẩn, vừa là cũ rích vừa mới toanh...là đôi mắt những người phụ nữ 6X.
6X luôn hoài vọng vào những điều tốt đẹp. Bởi khi 6X được sinh ra, đất nước bắt đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc và đánh Mỹ ở miền Nam. Trong đôi mắt ngây thơ của 6X chỉ có những người mẹ lam lũ tất bật và những người đàn ông khiếm khuyết về thể xác hoặc tinh thần để không ra trận. 6X phần lớn không được cha dạy dỗ cho mạnh mẽ đối mặt với đời. 6X sợ những đêm đèn dầu lờ mờ, sợ tiếng kẻng báo động đầy bất trắc, sợ bữa cơm không có cơm, sợ sự mất mát ở ngay quanh mình và từ chiến trường đưa về. Một tuổi thơ cực khổ trong chiến tranh và thiếu thốn. Tuổi dậy thì cũng 6X trùng với giai đoạn gian khó nhất của đất nước, khi chính sách Giá- Lương - Tiền được đem ra thử, mà thua.

Giờ, 2011
6X chưa đủ quá già để loanh quanh trong bếp, vứt béng giấc mơ vợ chồng vào giấc ngủ. Với 6X, linga vẫn có một vị trí, nhưng nó lỏng lẻo và khó điều khiển “có một ngày linga thất lạc,”. Rõ là không mất, chỉ đâu đó thôi, mà “thất lạc” thì có người sẽ tìm thấy, họ có trả lại không? 6X không biết. Nó có muốn về lại không? 6X không biết. 5X sẽ thở dài mà bó tay, 7X sẽ tung hê lên tất cả, nhưng 6X:

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA - Nguyên Lạc


                
                           Nhà bình thơ Nguyên Lạc


                GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA
                                                                  Nguyên Lạc
Phần 1

VÀI Ý NGHĨ VTHƠ VÀ BÌNH THƠ
Để giới thiệu thi nhân, tôi xin ghi ra đây sơ lược những ý nghĩ chủ quan v thơ và bình thơ cần thiết cho sự giới thiệu và "cảm nhận".

VTHƠ

THƠ LÀ GÌ?
Ngài Bùi Giáng đã nói đại để như sau:
"Con cá thì ta biết nó lội, con chim thì ta biết nó bay, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết được"
Ngài nói chơi chứ biết quá đi thôi. Tính ngài ưa giỡn nên "lửng lơ con cá vàng" như vậy!
Thôi tôi đành nhông Nguyễn Hưng Quốc: 
"Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy."
Và ông giải thích thêm:
[ Đó là sự đồng cảm giữa con người với nhau nói chung. Đó là mối "tương liên" giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa thế kỷ này với thế kỷ khác. Đó là những giọt nước mắt con người ứa ra qua những "tam bách dư niên hậu". Lại nhớ đến Nguyễn Du.
 Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ:
Dị đại tương liên không sái l
(Khác thời đại thương nhau ứa nước mắt)
Đỗ Phủ sinh năm 712 và mất năm 770 ở Trung Hoa. Nguyễn Du sinh năm 1766 và mất năm 1820 ở Việt Nam. Tính theo năm sinh, Nguyễn Du ra đời muộn hơn Đỗ Phủ 1.054 năm. Thế nhưng hai người gần nhau biết mấy. Đêm đêm hồn Nguyễn Du vẫn nằm mộng trong những vần thơ Đỗ Phủ (Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi). Bao nhiêu khoảng cách bỗng bị xoá nhoà. "Cách hàng ngàn năm gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau"(Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi).
Thơ xoá đi cái không gian trống giữa người với người. Để giậu mồng tơi xanh rờn không là nỗi phân ly. Để tam tứ núi, thập bát đèo không là điều cách biệt.
Thơ cũng xoá đi cái không gian chết giữa đời này với đời khác. Để những giọt lệ của Kiều ngày xưa còn cay cay trong mắt người bây giờ. Để nhân loại hôm nay còn thấy bàng hoàng trước tiếng thét dài làm lạnh cả hư không của thiền sư Không Lộ một ngàn năm xa xưa...](Nguyễn Hưng Quốc )
Tôi tâm đắc nhất ở đoạn này: "Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm". Do đó theo tôi: Không có CẢM XÚC thì không có THƠ. Nói rõ ra :"Tức cánh sinh tình" - Cảm nhận đưa  đến cảm xúc rồi từ đó đưa đến THƠ (tôi chỉ bàn về THƠ TÌNH, còn các loại thơ khác xin "viên chỉ", dành cho các cao nhân)