BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

ĐỌC “TRÊN BỤC GIẢNG NGÀY NÀO” THƠ LÃNG UYỄN CHÂU - Châu Thạch


                 
                Nhà bình thơ Châu Thạch


                  ĐỌC “TRÊN BỤC GIẢNG NGÀY NÀO” 
                                          THƠ LÃNG UYỄN CHÂU 
                                                                    Châu Thạch


Hôm nay là một ngày hạnh phúc với tôi. Buổi sáng đọc được bài thơ “Người lính già chống gậy đón xuân” của Dư Mỹ. Cảm động viết ngay lời bình. Buổi trưa nằm trên giường chơi facebook qua chiếc điện thoại. Vừa lim dim muốn ngủ thì chợt tỉnh ngay bởi bài thơ “Trên bục giảng ngày nào” của Lãng Uyển Châu. Bài thơ lạ ở chổ nói về nhà giáo mà chẳng thấy gì là mô phạm, nghĩa là nó không chịu cái chuẩn mực của những bài thơ viết về nhà giáo. Tất nhiên tác giả cũng phải dùng những cụm từ như bục giảng, phấn trắng, sân trường để nói đến quãng đời dạy học. Tuy nhiên những cụm từ đó được đặt trong một lồng kính lạ của những tứ thơ rất mới, thoát cái xác khô cứng đạo mạo của vị thầy và hóa hình họ vào trong những vẻ đẹp thắm tươi đầy thơ mộng và đầy sinh lực. Bài thơ chỉ có ba khổ thơ, khổ thơ đầu đưa ta bước vào một mùa khai giảng:

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THƠ (THẨM THƠ CÁNH ĐỒNG -NGUYỄN ĐỨC TÙNG) - Nguyên Lạc



              Tác giả Nguyên Lạc

 Phần I  
SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THƠ
                            
Xin được sơ lược về quan niệm thơ và những điều cần thiết cho sự thẩm nghiệm (BÌNH) thơ của riêng tôi.

THƠ LÀ GÌ?

Ngài Bùi Giáng đã nói đại để như sau:
"Con cá thì ta biết nó lội, con chim thì ta biết nó bay, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết được" 
Ngài nói chơi chứ biết quá đi thôi. Tính ngài ưa giỡn nên "lửng lơ con cá vàng" như vậy!
Thôi tui đành nhờ ông Nguyễn Hưng Quốc vậy:
"Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy."
Và ông giải thích thêm:
[ Đó là sự đồng cảm giữa con người với nhau nói chung. Đó là mối "tương liên" giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa thế kỷ này với thế kỷ khác. Đó là những giọt nước mắt con người ứa ra qua những "tam bách dư niên hậu". Lại nhớ đến Nguyễn Du.
 Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ:

Dị đại tương liên không sái lệ
(Khác thời đại thương nhau ứa nước mắt)

Đỗ Phủ sinh năm 712 và mất năm 770 ở Trung Hoa. Nguyễn Du sinh năm 1766 và mất năm 1820 ở Việt Nam. Tính theo năm sinh, Nguyễn Du ra đời muộn hơn Đỗ Phủ 1.054 năm. Thế nhưng hai người gần nhau biết mấy. Đêm đêm hồn Nguyễn Du vẫn nằm mộng trong những vần thơ Đỗ Phủ (Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi). Bao nhiêu khoảng cách bỗng bị xoá nhoà. "Cách hàng ngàn năm gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau"(Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi).

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

ĐỌC “KHOẢNH KHẮC ĐỜI TÔI” TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA VĂN THANH - Châu Thạch


          


              ĐỌC “KHOẢNH KHẮC ĐỜI TÔI” 
              TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA VĂN THANH
                                                                        Châu Thạch

 Nhà thơ Văn Thanh tên thật là Trương văn Thanh nên ông còn có bút danh là Văn Thanh Trương và trên dòng facebook của ông cũng lấy tên ấy.
Văn Thanh ở độ tuổi trên thất thập cổ lại hy hơn mười niên nhưng còn rất đa tài và minh mẩn. Ông thường tạo dựng những tập video  thơ nhạc đầy màu sắc và âm thanh tuyệt vời, gây nhiều ấn tượng cho người thưởng thức. Một lần đi cùng nhà thơ Kha Tiệm Ly về Tây Ninh để thăm Ban Biên Tập trang web datddung.com, nhà thơ Kha Tiệm Ly đã nói thẳng với Châu Thạch: “Thơ Đường Luật của anh còn thua thơ anh Hai nhiều lắm”. Anh Hai tức là nhà thơ Văn Thanh. Tôi không cảm thấy giận dỗi gì mà còn vui vì sự thật là như vậy. Văn Thanh chuyên sáng tác thơ Đường  Luật nhưng ít đăng trên diễn đàn mạng mà chỉ giao lưu chủ yếu với thi hữu trong  nhóm thơ “Hoàng Gia”. Cái tên “Hoàng Gia” của nhóm chi là để dí dỏm nói ngược chữ “Già Hoang”.Tuy thế các thi hữu của nhóm thơ nầy quả thật là những cột trụ Đường Luật  và là những cây bút tài hoa của thể thơ khác. Nam thì có những cây bút như Võ Làng Trâm, Võ Sĩ Quý , Lê Hoàng, Độc Hành, Từ đức Khoát..vv, nữ thì có Sông Thu, Hoài Hương Xưa, Thy Lệ Trang, Như Thu, Ca Dao Như Thu, Lê Liên..vv.Thi hữu của nhóm nầy ở khắp quả địa cầu và kiến kỳ thanh nhau nhiều hơn kiến kỳ hình. Tuy vậy họ rất gắn bó yêu thương nhau vì chung một dòng máu thi ca. Bây giờ nói đến thơ Đường Luật của Văn Thanh
Nhà thơ Văn Thanh vừa cho ra đời tập thơ “Khoảnh Khắc Đời Tôi”. Đời tôi mà là một khoảng khắc thì ta biết ngay đây là một quan niệm bi quan , cho cuộc đời như là một bóng câu qua cửa sổ. Thế nhưng đọc tòan bộ trên 200 bài thơ của ông, “Khoảnh Khắc Đời Tôi”chứa đầy những tư tưởng lạc quan trong cuộc sống. Nhà thơ quan niệm rằng đời chỉ là khoảnh khắc, nhưng trong khoảnh khắc đó ta  hạnh phúc trong vần thơ chén rượu:

     Đời là khoảnh khắc đấy mà thôi
     Phút chốc trăm năm đã hết rồi
     Danh vọng phù vân sao mệt mõi
     Tình yêu say đắm mãi xa xôi
     Mặn mà chi lắm thêm sầu khổ
     Ân ái sâu đầy lắm nổi trôi
     Quên hết tháng ngày trong quá khứ
     Vần thơ chén rượu mãi vui thôi
                           (Khoảnh Khắc)


Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

ĐỌC TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT “ĐỜI” CỦA VĂN THANH - Châu Thạch

               
                  Châu Thạch                               Lê Văn Thanh

   ĐỌC TẬP THƠ ĐƯỜNG LUẬT “ĐỜI” CỦA VĂN THANH
                                                                                Châu Thạch

Những năm gần đây thơ Đường luật lại thịnh hành trên đất nước ta. Nhờ có các trang web, amail và facebook mà các nhà thơ có cơ hội phổ biến sáng tác của mình, giao lưu xướng họa nhộn nhịp trên diễn đàn văn thơ, tạo nên một sân chơi Đường thi với nhiều đề tài, cảm hứng và thi pháp rất mới.
Nhà thơ Văn Thanh là một trong những lLão Đường thi tại vùng đất Bà Rịa- Vũng Tàu được thi hữu và bạn đọc mến mộ bởi bút pháp và văn tài của ông. Nhà thơ đã cho ra đời tập tác phẩm Đường thi “Vô Quái Ngại” rất được giới yêu văn chương khen ngợi. Nay ông lại tiếp tục đem tặng đời tập tác phẩm cũng mang tên “Đời” của ông, như là những sợi tình đã dệt nên lụa, thành quả của con tằm miệt mài năm tháng nhả tơ.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

“VỌNG KHÚC CHIỀU”, THƠ LƯƠNG MINH VŨ: TIẾNG HÁT TRÔI VỀ QUÁ KHỨ BƠ VƠ - Châu Thạch


                         
                          Nhà bình thơ Châu Thạch


         VỌNG KHÚC CHIỀU”, THƠ LƯƠNG MINH VŨ: 
                 TIẾNG HÁT TRÔI VỀ QUÁ KHỨ BƠ VƠ
                                                                    Châu Thạch

Đêm nay tôi không làm được gì ngoài việc đọc bài thơ “Vọng Khúc Chiều” của Lương Minh Vũ rồi nghe đi nghe lại bản nhạc “Hát Bên Bờ Suối” của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Mai phổ nhạc từ bài thơ nầy qua giọng hát của ca sĩ Huỳnh Lợi. Cả ba người nầy tôi không hề biết nhưng sao tôi thấy mình quá gần với họ. Thấy quá gần với họ vì cả ba (thơ, nhạc và tiếng ca) khiến hồn tôi dậy lên biết bao cảm xúc. Bài thơ đã hay, bài hát xáo từng câu rồi ghép lại, phối thành âm thanh tuyệt vời, và giọng ca thì vang vọng như tiếng gió trong rừng vi vu bao lời kể lể. Tôi không rành âm nhạc, chỉ biết nghe, không biết phân tích nên xin chỉ nói về thơ, cảm ơn thơ đã đưa tôi vào hưởng thụ những hương hoa của nhạc.
Đầu đề bài thơ là “Vọng Khúc Chiều” đã được nhạc sĩ phổ vào bản nhạc có tên là “Hát bên Bờ Suối”. Tôi thích đầu đề nầy hơn vì chỉ nghe cái cụm từ nầy ta đã thấy ngay tính cách lãng mạn và nên thơ của nó.
Khổ thơ đầu đẹp làm sao khi cho ta hình ảnh một người ngồi hát bên bờ suối:

           Ta ngồi hát bên bờ suối
           Rừng đổ chiều cây lá ngủ mang mang
           Ngày buông cánh, chim về non bạt gió
           Bài ca buồn từng phiên khúc gian nan

THI CA THI NHÂN: XUÂN LÝ BĂNG - Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử


   


       THI CA THI NHÂN: XUÂN LÝ BĂNG 
               Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử

Nhà thơ Xuân Lý Băng hay Đức Ông LM JB Lê Xuân Hoa hiện đã về hưu dưỡng ở Tòa Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).
Ông tên thật là Lê Xuân Hoa, sinh ngày 23 tháng 4 năm 1926 tại Diễn Châu tỉnh Nghệ An, ông thường theo học ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Hà Nội, Sài Gòn, Gia Định. Ông được thụ phong chức Linh Mục vào ngày 19-7-1959.
Đến ngày 25-1-1998 được phong Giám Chức danh dự của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Đệ Nhị
Các tác phẩm đã xuất bản :
    1- Nỗi Niềm
    2- Hoa Vàng Sa Mạc
    3- Thơ Kinh
    4- Hương Kinh
    5- Hình Thơ
    6- Xin Một mảng chiều
    7- Kinh Trong thời gian
    8- Sẽ như thế nào
    9- Sử thi
   10- Thơ từ chuỗi ngọc
   11- Tuyển Tập thơ  Xuân Lý Băng

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

NGẪM MÀ HỔ THẸN VỚI "CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI" CỦA NGUYỄN KHÔI - Lê Mai


           
                    Nhà văn Lê Mai


NGẪM MÀ HỔ THẸN VỚI "CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI" CỦA NGUYỄN KHÔI

 Chẳng hiểu sao, đột nhiên trên "mạng" @ và trong xã hội hồi này lại ồn ĩ lên chuyện "Chân dung các Nhà văn"... hết Xuân Sách, đến Trần Nhương, Đỗ Hoàng rồi lại Nguyễn Khôi... Lê Mai tôi thấy có cái gì đó bức xúc, không bình thường trong đời sống xã hội, mà cụ thể là trên Văn đàn đương đại của ta  hôm nay. Đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên của dòng chảy lịch sử ? Thiển nghĩ, văn chương của cái thời minh họa - trại lính- "tố cáo", "nâng bi" lừa mị đến trơ trẽn... thứ văn chương đó đã đóng góp được gì cho Nhân dân, cho Tổ Quốc ?có xứng đáng cho người đời khắc họa Chân dung các Nhà văn. Phải chăng đó là hiện tượng "tự sướng", đầy ngộ nhận của các Văn nghệ sĩ?
  Tuy nhiên,  khi ta đọc Xuân Sách và Nguyễn Khôi (cách nhau 25 năm,mỗi người một vẻ) thì tưởng vậy mà không phải vậy!

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

BIÊN CƯƠNG HÀNH - Thơ của Phạm Ngọc Lư và cảm nhận của Huỳnh Xuân Sơn

Anh Phạm Ngọc Lư sinh năm 1946 (Bính Tuất) ở Vĩnh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên. Ngụ cư Đà Nẵng từ 1994. 
Cựu sinh viên Hán Học Viện và Đại học Văn khoa Huế. 
Tốt nghiệp trường Quốc gia Sư phạm Quy Nhơn.
Bước vào con đường văn chương (viết trên các tạp chí Văn, Khởi Hành, Ý Thức, Bách Khoa) trong những năm sống và dạy học ở Tuy Hòa trước năm 1975.
Anh vừa mới đi về miền miên viễn ngày 27-5-2017 tại Đà Nẵng.

            
           
                 BIÊN CƯƠNG HÀNH

                 Biên cương biên cương chào biên cương
                 Chào núi cao rừng thẳm nhiễu nhương
                 Máu đã nuôi rừng xanh xanh ngắt
                 Núi chập chùng như dãy mồ chôn
                 Gớm, gió Lào tanh mùi đất chết
                 Thổi lấp rừng già bạt núi non
                 Mùa khô tới theo chân thù địch
                 Ta về theo cho rậm chiến trường
                 Chiến trường ném bẹp núi
                 Núi mang cao điểm binh như vãi đậu
                 Đoàn quân ma bay khắp bốn phương
                 Lớp lớp chồm lên đè ngút oan hờn
                 Đá mang dáng dấp hình chinh phụ
                 Trơ vơ chóp núi đứng bồng con
                 Khu chiến ngày tràn lan lửa dậy
                 Đá Vọng Phu mọc khắp biên cương
                 Biên cương biên cương đi biền biệt
                 Chưa hết thanh xuân đã cùng đường
                 Trông núi có khi lầm bóng vợ
                 Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương
                 Thôi em, sá chi ta mà đợi
                 Sá chi hạt cát giữa sa trường
                 Sa trường anh hùng còn vùi dập
                 Há rằng ta biết hẹn gì hơn?
                 Đây biên cương, ghê thay biên cương !
                 Núi tiếp rừng, rừng tiếp khe truông
                 Hãi hùng chưa trời hoang mây rậm
                 Mùa mưa về báo hiệu tai ương
                 Quân len lỏi dưới tàn lá dữ
                 Lá xôn xao xanh mặt hoảng hồn
                 Sát khí đằng đằng rừng dựng tóc
                 Ma thiêng còn ngán bọn cô hồn
                 Cô hồn một lũ nơi quan tái
                 Có khi đã hóa thành thú muông
                 Cô hồn một lũ nơi đất trích
                 Vỗ đá mà ca ngông hát cuồng
                 Chém cây cho đỡ thèm giết chóc
                 Đỡ thèm môi mắt gái buôn hương

                 Đây biên cương, ghê thay biên cương!
                 Tử khí bốc lên dày như sương
                 Đá chảy mồ hôi rừng ứa máu
                 Rừng núi ơi ta đến chia buồn
                 Buồn quá giả làm con vượn hú
                 Nào ngờ ta con thú bị thương
                 Chiều hôm bắt tay làm loa gọi
                 Gọi ai nơi viễn xứ tha phương?
                 Gọi ai giữa sơn cùng thủy tận?
                 Ai người thiên cổ tiếc máu xương?
                 Em đâu, quê nhà chong mắt đợi
                 Hồn theo mây trắng ra biên cương
                 Thôi em, yêu chi ta thêm tội
                 Vô duyên xui rơi lược vỡ gương
                 Ngày về không hẹn ngày hôn lễ
                 Hoặc ngày ta mắt nhắm tay buông
                 Thôi em, chớ liều thân cô phụ
                 Chiến trường nay lắm nỗi đoạn trường
                 Nơi nơi lạnh trăm dòng sông Dịch
                 Kinh Kha đời nay cả vạn muôn
                 Há một mình ta xuôi biên tái
                 “Nhất khứ bất phục phản” là thường!

                Thôi em, còn chi ta mà đợi
                Ngày về: thân cạn máu khô xương
                Ngày về: hôn lễ hay tang lễ
                Hề chi! Buổi chinh chiến tang thương
                Hề chi! Kiếp cây rừng đá núi
                Nghìn năm hồn quanh quẩn biên cương.

                                           PHẠM NGỌC LƯ
                                             Tháng 5. 1972  

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

CÕI TỊCH LẶNG TRONG “IM LẶNG”, THƠ XUÂN LY BĂNG - Châu Thạch


                  
                   Nhà bình thơ Châu Thạch

CÕI TỊCH LẶNG TRONG “IM LẶNG”, THƠ XUÂN LY BĂNG

                                                              Cảm nhận của Châu Thạch

Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã được xem  là nhà thơ của đạo Thiên Chúa vì thơ ông chính là “nguồn trong trẻo vô biên” phát ra từ sự cảm xúc bởi đức tin trong tim. Nhà thơ không chủ ý sáng tác để tôn thờ Thiên Chúa hay để truyền bá Phúc âm nhưng Thiên Chúa đã chiếm ngự linh hồn ông, nên thơ ông tự nhiên đầy dẫy Thánh Linh. Tôi tìm được người thứ hai có phong cách như thế trong bài thơ “Im Lặng” của nhà thơ Xuân Ly Băng. Im lặng theo định nghĩa của từ điển là không có lời nói, không có tiếng động nào. Sự im lặng nầy chỉ xảy ra ở bên ngoài nhưng trong tâm vẫn còn xao động bởi muôn vàn hỷ nộ, ái ố của chính mình.  Im lặng theo triết lý Phật giáo là “tỉnh lặng như chánh pháp”, nghĩa là tâm thức vẫn hoạt động nhưng tự mình hướng cho tâm thức quay về nẻo thiện, tránh nỗi đau và tìm sự an lạc.
Bây giờ hãy đi vào thế giới “Im Lặng” của Xuân Ly băng:

                 Dáng ngọc lượn về trong giấc êm
                 Nhẹ tựa hoa bay chốn nguyệt thiềm
                 Đường vào im lặng mê ly quá
                 Lót toàn tơ lụa cõi thần tiên  
   

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

ĐỌC “TÔI NẰM XUỐNG”, THƠ XUÂN LY BĂNG - Bình thơ của Châu Thạch


               
                           Châu Thạch

          ĐỌC “TÔI NẰM XUỐNG”, THƠ XUÂN LY BĂNG 
         
Một trăm bài thơ nói về sự chết thì một trăm bài thơ bi quan, cho dầu có bài thơ nói đến sự phiêu diêu miền cực lạc, hoà nhập với trăng sao nhưng lại xem thế gian là nơi đầy đau buồn mà mình vừa trút bỏ. Lần đầu tiên tôi đọc một bài thơ diễn tả cõi sống và cõi chết đều tràn lan niềm vui. Nhà thơ Xuân Ly Băng đã siêu thoát ngay tại thế gian nầy trong bài thơ “Tôi nằm Xuống”, một bài thơ nói về sự chết mà không có tiếng chuông báo tử, không có tiếng mõ cầu siêu, không có tiếng khóc thút thít nhưng cả thế gian có ánh sáng, có màu sắc, có âm thanh rộn ràng, tích cực và tươi thắm, khiến cho người nằm xuống như khởi hành một chuyến viễn du đầy hạnh phúc tại nơi đi và đầy nguồn vui tại nơi đến.
 Bài thơ có 13 khổ thơ, mỗi khổ đều có cụm từ “Tôi nằm xuống” ở mỗi câu đầu. Lần lượt 13 câu đầu của mỗi khổ thơ như sau:

     - Tôi nằm xuống, quả đất vẫn quay đều
     - Tôi nằm xuống, hoa vẫn nở bốn mùa
     - Tôi nằm xuống, vẫn tiếng hót chim trời
     - Tôi nằm xuống màu, biển xanh cứ xanh
     - Tôi nằm xuống Hòn bà vẫn hiên ngang
     - Tôi nằm xuống, vẫn cuồn cuộn dòng sông
     - Tôi nằm xuống, lịch sử cứ vận hành
     - Tôi nằm xuống con trẻ cư sinh ra
     - Tôi nằm xuông vẫn chảy dòng sông Dinh
     - Tôi nằm xuống vẫn uốn khúc Li Li
     - Tôi nằm xuống chuông vẫn vọng thánh đường
     - Tôi nằm xuống có ai khóc thương tôi?
     - Tôi nằm xuống cuộc đời vẫn cứ đi

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

NGỒI RU VÕNG TÌNH - Bình thơ của Nguyễn Hùng Dũng




    NGỒI RU VÕNG TÌNH 

    Thôi ta phiền muộn lắm rồi
    Đừng lay ta dậy mộng đầu xa xôi
    Đừng môi đừng mắt gọi mời
    Vòng tay ngày đó rã rời nỗi đau

    Bèo mây gặp gỡ đời nhau
    Gió lên con nước trôi mau cuối trời
    Tình vui phút chốc tình rờI
    Ngỡ ngàng bao nỗi cuộc cờ thế gian

   Ta về xếp lại ngổn ngang
   Tạ ơn ai dẫu còn mang mối sầu
   Ta ngồi lặng giữa đêm thâu
   Trời không tháng bảy mưa ngâu sụt sùi

   Tạ ơn ai lần nữa thôi
   Thiên thu giọt lệ đắng môi giả từ
   Bóng ta lẫn bóng sương mù
   Cánh hoa nở muộn ngồi ru võng tình…

                                               Lara Ngo

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

TRAO ĐỔI VỚI CHÂU THẠCH - Phạm Đức Nhì


             
                      Anh Phạm Đức Nhì 


   TRAO ĐỔI VỚI ANH CHÂU THẠCH

Về “sức ma mị” trong thơ Nguyễn Khôi.
Cả anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng đều tra tự điển và đều cho rằng hai ông Lê Mai và Nguyễn Ngọc Kiên có ý xấu khi gán cụm từ “ma mị” cho thơ NK.
Đầu tiên là anh Châu Thạch:
Trước hết tôi tra tự điển hai chữ “ma mị” và thấy giải thích như sau: Ma mị (khẩu ngữ) như ma giáo. Sau đó tôi tra tiếp chữ “ma giáo” và thấy giả thích như sau: Ma giáo (khẩu ngữ) xảo trá bịp bợm.
Sau đó là bác Nguyễn Bàng:
Tôi có cảm giác đây là một lời khen đểu mà đểu nhất ở cái từ “ma mị” bởi ma mị không chỉ như từ điển diễn giải giống như “ma giáo” mà nó còn bao hàm 3 yếu tố: Kích thích nhẹ, quyến rũ nhẹ và kinh dị nhẹ….
Và nếu đúng thế thì, nhận định ấy không chỉ coi nhẹ thơ Nguyễn Khôi mà còn coi thường người đọc thơ Nguyễn Khôi và đặc là những người yêu thích thơ ông là những người không hiểu nhiều gì về nghệ thuật thi ca mà chỉ là những người rất tầm thường, bị cuốn hút bởi những tiếng thơ như tiếng hồn ma ấy chả khác gì những kẻ sợ ma nhưng thích nghe truyện ma,
Tôi cũng tra mấy cuốn tự điển rồi dạo internet vài vòng và tìm được khá nhiều cách dùng chữ “ma mị” không xấu như anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng đã đưa ra để chỉ trích hai ông Lê Mai và Nguyễn Ngọc Kiên. Xin cử ra vài chỗ:
Chất ma mị trong giọng hát của Lana Del Rey
https://www.facebook.com/YeuNhacTiengAnh/posts/238446172974157
Nổi da gà trước giọng hát ma mị của Miu Lê
http://tiin.vn/chuyen-muc/nhac/noi-da-ga-truoc-giong-hat-ma-mi-cua-miu-le.html
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ma mị của Krystal (f(x)) trong MV hợp tác với thành viên ban nhạc Indie
http://tinnhac.com/ngo-ngang-truoc-ve-dep-ma-mi-cua-krystal-f-x-trong-mv-hop-tac-voi-thanh-vien-ban-nhac-indie-94358.html
Theo tôi “giọng hát ma mị”, “vẻ đẹp ma mị”, “thơ NK có sức ma mị” là những lời khen “đắt giá”, ý nói giọng hát của Lana Del Rey, Miu Lê, vẻ đẹp của Krystal hay thơ Nguyễn Khôi có khả năng xâm nhập và (đôi khi) chiếm đoạt tâm hồn người nghe, người xem, người đọc một cách phi logic – không thể giải thích được.
Nếu sự tra cứu và giải thích của tôi đúng với tâm ý của hai ông NNK và Lê Mai (tôi hy vọng là như vậy) thì khi viết câu “nó có sức ma mị” (ông Lê Mai viết, ông NNK trích dẫn) cả hai ông đều nghĩ là đang trao tặng nhà thơ NK một bó hoa hồng tươi thắm, nhưng qua sự phân tích của anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng, bó hoa hồng đã biến thành một rổ cà chua trứng thối. Thật bẽ bàng cho cả người trao tặng lẫn người đưa tay đón nhận.
Dù có đúng như thế, tôi vẫn nghĩ đây là lỗi kỹ thuật trong sạch. Cả anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng đều không có ác tâm, ác ý trong chuyện này.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH - Nguyễn Đức Tùng


                
                                   Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn


          NGUYỄN BẮC SƠN, NGOÀI CHIẾN TRANH

                                                                             Nguyễn Đức Tùng

Bạn thử sống một ngày nhàn rỗi: thật khó.
Nếu đau khổ gây ra bởi chiến tranh là hiển nhiên, thì nỗi vô vị của hòa bình khó hiểu hơn, khó được chấp nhận, khó diễn tả. Thơ sau chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn không gợi lên sự sầu muộn, căm phẫn, chỉ mô tả trạng thái của đời sống. Một ngày. Trạng thái nhàn rỗi. Trong khi một số nhà thơ tìm cách làm mới ngôn ngữ thì có người thăm dò tiềm thức, sống tận cùng thực tại. Nguyễn Bắc Sơn cũng lãng mạn hơn trước, nhưng đó là lãng mạn mới, hướng tới sự thật mới.
Tôi nghĩ niềm bi quan được bộc lộ thường trực trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, trong tập Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi, một tập thơ độc nhất vô nhị, nên được hiểu là những tín hiệu, và chúng thật ra chưa được đọc đúng mức. Sự nghi ngờ, tính hài hước, thái độ ngang tàng, không chỉ che khuất một tấm lòng nhân hậu, mà chúng còn chính là hình thức biểu hiện của tấm lòng ấy.

Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên

Trong thơ, thỉnh thoảng gặp chữ phụ đặt trúng đích:

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
                            Nguyễn Bính  


Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

CẢM NHẬN VỀ MỘT BÀI THƠ LẠ: “NOEL KHÔNG CÓ CHÚA” - Thơ Xuân Ly Băng


         

  Mùa Giáng sinh, mời đọc bài thơ "NOEL KHÔNG CÓ CHÚA" của nhà thơ XUÂN LY BĂNG (tức Đức Ông Linh Mục J.B. Lê Xuân Hoa) qua cảm nhận của La Thuỵ

     CẢM NHẬN VỀ MỘT BÀI THƠ LẠ: 
                                                   “NOEL KHÔNG CÓ CHÚA”
                                                                   (Thơ Xuân Ly Băng)

    Theo hơi gió bấc gờn gợn thổi, vạn vật đều co ro run rẩy trong cơn giá buốt mùa đông. Nhưng lạ thay, hồn người không rét cóng theo thời tiết, trái lại như rộn ràng bừng ấm hẳn lên : Noel lại về! Khắp nơi, các xứ đạo hân hoan tưng bừng chuẩn bị đón mừng ngày Chúa giáng thế : Thánh đường được trang hoàng lộng lẫy, những máng cỏ hang lừa được dựng lên khắp mọi phố, nhạc giáng sinh thánh thót vang vang, nhà nhà giăng đèn kết hoa, người người mừng vui rạng rỡ. Hòa trong niềm vui lớn ấy, tôi cũng say sưa đón Noel qua những trang kinh sách, qua từng lời thơ ý nhạc ca tụng tôn vinh Chúa.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

CÁI TÌNH CỦA VÕ VĂN HOA TRONG "PHÙ SA TÌNH" - Võ Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Luật



         
        
                                Tác giả Nguyễn Ngọc Luật


       Tháng 11 năm nay Võ Văn Hoa vào dự đám cưới cháu đang dạy học ở trường THPT Trần Phú, luôn tiện có ghé nhà thăm và tặng tôi một tập thơ của anh mới xuất bản: “Phù sa tình”.
      Là bạn thân của Hoa nên thơ của anh tôi đã đọc nhiều từ “Còn ta với mình” đến “Gió cuối mặt sông” và những bài thơ đăng trên các báo, tạp chí…Thật tình mà nói thích cũng nhiều mà không thích cũng có.
      Đọc hết 90 bài thơ trong “Phù sa tình” mới cảm nhận cái tình của Võ Văn Hoa bàng bạc trong hầu hết những bài thơ ngắn, kiệm lời nhưng hầu như bao phủ hầu hết các đề tài mà anh đề cập trong tập thơ.