Trang

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

KHI THÌ... - Thơ Trần Mai Ngân


KHI THÌ...         
 
Khi thì anh thật nhẹ nhàng       
Nói em là cả thiên đàng của anh       
Lúc ấy trời đẹp trong xanh       
Em như hoa nắng hiền lành long lanh...       
 
Khi thì anh lại loanh quanh       
Giận em không nói mong manh trưa hè       
Hỏi gì anh cũng chẳng nghe       
Để em hờn tủi nhạt nhoè lệ rơi...      
 
Khi thì anh bảo cuộc đời       
Em là tất cả mà trời ban cho       
Yêu anh em mãi cứ lo         
Khi thì, lúc vậy... đắn đo âu sầu...       
 
Anh ơi ! qua mấy nhịp cầu       
Dù chênh vênh mấy cũng mầu thủy chung       
Tin em anh hãy bao dung      
Đừng hờn, đừng giận... mịt mùng tình yêu!     

                                            Trần Mai Ngân                                            

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

BA ĐIỀU VỀ: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? - Đăng Xuân Xuyến


         

   
       BA ĐIỀU VỀ: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?

Sáng nay, vào email tôi nhận được bài viết CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?  (Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến) của nhà thơ Phạm Đức Nhì. Tôi định không trả lời vì thấy không nên lãng phí thời gian vào những việc như thế này nhưng còn các cô, chú, anh, chị... trong email anh Phạm Đức Nhì cùng gửi, và nhất là với bạn đọc của các trang đã đưa bài của anh Phạm Đức Nhì lên trang nên tôi thưa 3 điều cùng quý vị và bạn đọc:

1.
11 giờ ngày 12/09/2017, nhận được email của nhà thơ Nguyễn Khôi, với nội dung “S.O.S. Tố cáo v.v. Xuyên tạc "Chân dung Nhà văn...”, đọc thư nhưng tôi không có ý định hồi đáp. Đến lúc 20 giờ 50 ngày 12/09/2017, nhận tiếp email từ nhà thơ Phạm Đức Nhì, viết:

“Kính các bác, 
Tôi viết phê bình văn học đâu dám "ăn không nói có" hoặc vu khống. Cái Attachment bác Nguyễn Khôi gởi cho rất nhiều người (trong đó có tôi). Tôi kém về Computer nên gởi lại cái Attachment đó cho các vị NK, Đặng Xuân Xuyến, Phú Đoàn, Lê Vy. Mong các vị đọc và nói mấy lời công đạo.
Phạm Đức Nhì”

Thể theo lời anh Phạm Đức Nhì là “nói mấy lời công đạo”, tôi ngồi gõ: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, vì trong email ngày 03/05/2017đó, nhà thơ Nguyễn Khôi gửi tới 116 email, có cả tôi và anh Phạm Đức Nhì, bài viết CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI, ghi rõ tác giả là Đỗ Hoàng. Hơn nữa, trước khi gửi bài cho người anh Nhì “tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ”, có thể trao đổi lại với nhà thơ Nguyễn Khôi nhưng anh Phạm Đức Nhì không làm.

2.
Về sự thật của bài “phản biện” “Cái Tâm Đặt Ở Đâu?” của nhà thơ Phạm Đức Nhì:
Mời quý vị và bạn đọc đọc lại bài: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH(http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/09/chu-toi-chu-ta-va-cai-tam-lanh-tac-gia.html) để biết rõ chân tướng sự việc.

3.
Trong bài CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU (*) đề ngày 22/09/2017, nhà thơ Phạm Đức Nhì khẳng định:

“Về Nhà Thơ Nguyễn Khôi
Tôi lầm lẫn (không phải vu cáo hay “gắp lửa bỏ tay người”), đã cải chính và đã xin lỗi nhà thơ Nguyễn Khôi. Cũng xin nói thêm, bài viết Thơ Sẽ Đi Về Đâu? của tôi còn trong tình trạng chờ đợi góp ý của một số người tôi tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ. Bài viết cũng chưa hề được đăng tải trên bất cứ trang mạng nào, kể cả Facebook.”

Mời quý vị xem bài Thơ Sẽ Đi Về Đâu? đã đăng ngày 12/09/2017 trên 2 trang, hiện diện đến tận ngày hôm nay 23/09/2017 nhưng cũng không có một lời cải chính:

http://chuvuongmien.blogspot.com/2017/09/tho-se-i-ve-au-pham-uc-nhi-nguyen-uc.html#more
http://thachda.blogspot.com/2017/09/tho-se-i-ve-au-pham-uc-nhi.html

&.&

Thưa quý vị và bạn đọc!
Đến đây, chân tướng sự việc đã rõ nên tôi không làm phiền thêm quý vị và bạn đọc nữa.
Kính chúc quý vị và bạn đọc luôn vui, khỏe, may mắn và thành công!

                                                          Hà Nội, 23 tháng 09 năm 2017
                                                               ĐẶNG XUÂN XUYẾN
…………………………….

MỜI XEM THÊM:

a/
https://phudoanlagi.blogspot.com/2017/09/cai-tam-at-o-au-pham-uc-nhi.html
b/
http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/09/3-ieu-ve-cai-tam-at-o-au-tac-gia-ang.html

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? - Phạm Đức Nhì

Do đã đăng bài viết CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH của tác giả Đặng Xuân Xuyến, nên tôi đăng luôn bài viết phản biện CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? của tác giả Phạm Đức Nhì cho khách quan


                   
                             Tác giả Phạm Đức Nhì


                   CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?
(Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến)

Để đỡ mất thì giờ tôi xin đi thẳng vào những điểm chính trong bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của anh Đặng Xuân Xuyến

Về Bác Nguyễn Bàng

Chuyện va chạm với bác Nguyễn Bàng tôi đã tạm quên. Hôm nay anh Đặng Xuân xuyến khơi lại. Thôi thì nhân tiện cũng xin bày tỏ đôi điều.

Anh Đặng Xuân Xuyến nói đúng. Tôi với bác Nguyễn Bàng có trao đổi mail qua lại và trong lần về Việt Nam, ghé thăm một người bạn của nhà thơ Nguyễn Khôi (người đã chuyển bài viết Thơ Sẽ Đi Về Đâu? của tôi cho ông – bài viết chỉ được gởi cho 5 người để xin ý kiến, chưa phổ biến trên bất cứ trang web nào, kể cả Facebook), nhận lời mời của bác tôi đã đến thăm nhà và dùng cơm trưa.
Thế rồi đọc bài viết có cái tựa rất dài của bác phê phán nặng nề bài Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn Khôi của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Kiên.
Ngay ở câu đầu bác NB không đi vào “câu chuyện văn chương” mà đánh thẳng vào cái bằng Tiến Sĩ vô tội của ông ta:
“Tôi không có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì đến cả cái bằng Tiến sĩ Ngữ văn như ông Nguyễn Ngọc Kiên mặc dầu tôi biết ở xứ mình hiện nay sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày một ‘tiến sĩ’”.

CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH - Đặng Xuân Xuyến


Nhận được email về bài viết CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH từ tác giả Đăng Xuân Xuyến và từ một số email chuyển tiếp của các người khác hơn 10 lượt, tôi nghĩ chuyện này trao đổi trên email cùng nhau là đủ. Nhưng hôm nay tôi lại tiếp tục nhận một lúc hai email của tác giả Đặng Xuân Xuyến gửi qua hai địa chỉ email khác nhau của tôi (Gmail và Yahoo mail) với lời nhắn "mời đọc và tùy sử dụng". Tôi quyết định đăng trên blog cá nhân của tôi, mong anh em văn nghệ trao đổi với nhau trên tinh thần tranh biện văn học hòa nhã và xây dựng.


        


        CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH

Chiều qua, 12/09/2017, tôi (ĐXX) nhận được email của nhà thơ Nguyễn Khôi gửi, cùng tới 27 địa chỉ email khác, với những bức xúc: “S.O.S. Tố cáo v.v. Xuyên tạc "Chân dung Nhà văn..."
---------
Kính gửi: - Nhà thơ Phạm Đức Nhì (Hoa Kỳ)
                    - Các Bạn thơ...
Sáng nay 12/09/2017. Nguyễn Khôi tôi nhận được thư của anh Lê Vy (1938, bạn Sơn La cũ/ đồng hương "bà xã Nguyễn Khôi" /Hải Phòng) từ thành phố Hồ Chí Minh, toàn văn Tiểu luận "Thơ sẽ đi về đâu?" của Nhà thơ Phạm Đức Nhì... Phần cuối bài có:

“CHÚ THÍCH:
1.Mới đây nhà thơ Nguyễn Khôi đã khắc họa “Chân Dung Nhà Thơ Việt Đương Đại” trong đó ông viết về nhà thơ Đinh Thị Thu Vân - được đánh số thứ tự 71 - như sau:
Đinh Thu Vân tự bị lừa
Thơ gom đem dán chẳng vừa con tem.

Ông đã ngạo mạn và nhẫn tâm đạp cả một đời thơ của Đinh Thị Thu Vân xuống tận bùn đen. Không biết ông dựa vào đâu để đưa ra nhận định ấy. Nhưng dù dựa vào đâu chăng nữa nhận định như thế cũng hơi quá … tự tin.”
Nguyễn Khôi tôi rất bất ngờ là "Chân dung 99 Nhà văn Việt Nam đương đại" mà Nguyễn Khôi đã công bố trên gần 30 trang Web trong và ngoài nước,
(Mời xem: /chan-dung-99-nha-van-viet-nam-uong-ai.html), đã in/ tự xuất bản và gửi tặng trên 300 người trong và ngoài nước... không hề có chân dung Đinh Thị Thu Vân, mà chỉ có:

          *71 - BẢO SINH
          Công tử không "bát phố"
          Về nuôi chó...lừng tên
          Hỗn danh “thơ Sinh chó"
          Lên nóc tủ ngồi Thiền.

Thú thực là với Nguyễn Khôi tôi xưa nay chưa hề biết Đinh Thị Thu Vân là ai  và cũng chưa từng đọc thơ của chị này (vì ở Việt Nam có hàng vạn Nhà thơ...)
Không hiểu vì động cơ gì mà Nhà Thơ Phạm Đức Nhì đã "bịa" ra 2 câu thơ trên về Đinh Thị Thu Vân rồi gán cho Nguyễn Khôi, rồi căn cứ vào đó mà phê phán hạ nhục, vu cáo / đặt điều về Nguyễn Khôi một cách độc ác?” 

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

CẢM TƯỞNG CỦA THẦY HỒ SĨ CHÂM KHI ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO”


                    


       CẢM TƯỞNG CỦA THẦY HỒ SĨ CHÂM KHI ĐỌC
            “ĐOÀN ĐỨC  - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO”

       Tôi viết lên đây không phải chỉ cho cá nhân tôi mà xin phép được đại diện cho quý đồng nghiệp của tôi một thời cùng dạy ở trường Nguyễn Hoàng. Trước hết cảm ơn ngôi trường, cảm ơn tất cả học sinh và em Đoàn Đức đã cho chúng tôi trở lại tìm thấy“những bước chân tưởng đã tan, nhưng vẫn ghi những dấu ấn không thể nào tan được trong quá khứ.” (Nguyễn Lê Văn). Tôi tìm lại được không những bước chân thời đi dạy mà còn những bước chân thuở học trò, và nếu được đọc những lời tâm huyết trong tập sách này sớm, chắc các thầy cô chúng tôi phải giật mình suy nghĩ lại phương pháp đã giảng dạy, nhất là tình cảm thầy trò để biết rằng nghề thầy giáo không phải là một nghề bạc bẽo, chỉ là bến đợi, sân tàu chơ vơ, chờ những chuyến tàu đến và đi như lời thầy Lê Văn Sét trong tập lưu bút cho học trò Nguyễn Thắng “Học trò ví như con tàu, Thầy là bến tàu. Thuyền ghé bến rồi lặng lẽ xuôi đi để lại cho bến kia một nỗi buồn không bao giờ dứt.” Vui lên chứ sao lại buồn được. Nếu biết mỗi con tàu đi qua bến dừng lại một lát nhưng lại mang theo hình ảnh của bến đợi để làm chất liệu sống trong suốt hành trình cuộc đời.