Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

HỎI NGƯỜI CÒN NHỚ NHAU KHÔNG ? - Thơ Hoàng Yên Lynh


       
          Nhà thơ Hoàng Yên Lynh       
                                                                

HỎI NGƯỜI CÒN NHỚ NHAU KHÔNG ?

Thơ tình sao ta mãi viết                                        
Hỏi người còn nhớ nhau không ?                                        
Đường đời đôi ta thấm mệt                                        
Ai đi tìm lá diêu bông.                                        

Tháng năm khép mờ quá khứ                                         
Ta giờ mòn gót phiêu du                                        
Người ở bên trời viễn xứ                                        
Thơ tình còn nhớ hay quên.                                       

Đại dương đôi bờ xa ngái                                         
Một lần... Là hết trăm năm                                        
Chút gì trong ta đọng lại                                        
Một thời xa vắng mênh mông.                                        

Rồi cũng chân mòn gối mỏi                                         
Hẹn nhau bến cuối cuộc đời                                        
Thơ tình sao ta viết mãi                                        
Chạnh lòng thôi cũng đành thôi.

                      Hoàng Yên Lynh                                      

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

CHUYỆN XÓM NÚI

                       

                                                                                                            Tác giả: TRẦN DUỆ

         Không biết vùng đất nơi đây tên gọi là gì nhưng nó ở cách những thành phố lớn xa lắm ! Với con đường ngoằn ngoèo băng qua những cánh rừng cây cao vút, làm cho con người thấy mình quá bé nhỏ trước thiên nhiên. Những dãy núi hình vòng cung bao quanh vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. Một con sông bắt nguồn từ các dòng suối chảy về và băng qua cánh đồng, tạo cho nơi đây trở thành vùng đất phì nhiêu, cây lá xanh tốt quanh năm. Chiều chiều, hơi đá từ các ngọn núi toả ra làm cho cái thung lũng này như chìm trong sương mù. Cảm giác lành lạnh và cảnh trí u uất đã tạo cho con người nơi đây sự trầm lắng và cam chịu.
         Nghe nói đã lâu lắm rồi, có một đoàn người đi tìm trầm. Họ đi suốt mấy tháng trời mà không tìm ra trầm. Họ tìm đường về xuôi bằng cách đi theo dòng chảy của các con suối. Đoàn người kéo nhau đi trong sự liêu xiêu, ngất ngưỡng và đói rét, bệnh hoạn. Họ xuống sông để tắm và cố gắng mò mẫm những con cá để ăn. Trong họ, ai cũng biết rằng muốn về đến nhà phải đi bộ nhiều ngày đường nữa. Tất cả nằm trên bờ sông để nhìn núi, nhìn trời. Lúc này họ mới nghĩ về chính thân phận của họ. Thật là khốn khổ cho kiếp người ngậm ngải tìm trầm ! Lúc nào trong họ cũng mong một sự đổi đời, bằng cách tìm được một cục trầm thật to để chấm dứt cái nghề khốn nạn này. Nhưng rồi cục gỗ thơm tho màu đen ấy đã cuốn hút gần hết tuổi thanh xuân của họ nơi chốn rừng sâu núi thẳm. Để rồi cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ. Lúc này họ đã biết chính con người của họ đã làm khổ cái thân xác của họ. Nếu trở về nhà thì lấy đâu ra tiền để trả nợ, trả lãi cho những nhà giàu đã cho họ vay tiền để trang trãi cho những chuyến đi rừng. Nếu không trả thì chắc chắn vợ con của họ phải ở đợ để gán nợ. Nếu đã ở đợ cho nhà giàu thì bản thân, vợ con của họ sẽ còn khổ hơn con chó nhà chủ. Nếu lên rừng trở lại để tìm cơ may cuối cùng thì cái đói, cái rét sẽ không buông tha họ và chắc chắn họ sẽ trở thành loại người rừng mà cha ông họ đã mắc phải.
         Vậy là cái xóm nhỏ nằm ven chân núi đã hình thành. Tất cả cùng nhau khai hoang vùng đất ven sông trước mặt nhà. Những cánh rừng đã lùi xa nơi họ ở, thay vào đó là những ruộng lúa xanh tốt. Dần dà trong xóm đã có tiếng khóc của trẻ con, tiếng chó sủa vào ban đêm, tiếng gà gáy sáng… Tất cả dù chưa nhiều nhưng cũng đủ để cho những con người sống ở đây đỡ thấy trống vắng hơn và thấy quý nơi họ đang sống.
         Ngay vụ thu hoạch đầu tiên, mọi người đã nghĩ ngay tới việc cất lên một ngôi nhà để làm nơi thờ cúng, tạ ơn thần linh của núi rừng đã phù hộ cho những con người sống nơi đây được trúng mùa. Đêm đêm trong ngôi nhà lợp tranh, vách nứa này vẫn được đốt lên đống lửa để những người đàn ông tụ tập lại với nhau. Họ kể cho nhau nghe về cuộc đời của mình cùng những kỷ niệm lúc còn ở dưới xuôi. Trong họ không có ai biết chữ cả ! Cuộc sống ở đây cứ vậy mà sinh sôi. Không ồn ào náo nhiệt. Không có ai mưu lợi cho riêng mình. Hầu như ai cũng đều sống bộc bạch với nhau.
         Có một buổi sáng, mọi người cùng thắc mắc bởi một chuyện lạ thường là trong xóm lại xuất hiện một vị thầy tu. Dù trên đầu đã không còn tóc, mặc áo cà sa, đi chân đất nhưng nhìn vóc dáng thanh mảnh và nước da trắng đã hiện rõ cho mọi người thấy rằng đây là một người giàu sang, quyền quý chứ không phải là một bậc chân tu. Có người thắc mắc là không thấy vị thầy tu đi vào nhưng lại có vị thầy tu từ nhà ông Năm đi ra. Ông Năm nói là thầy vào nhà hồi khuya. Ai cũng biết là ông Năm nói không thật. Ở đây mọi người đều biết đi một mình trong rừng vào ban đêm thì thì chẵng còn ai sống sót với lũ cọp beo. Ông Năm đưa vị thầy tu đến ở trong ngôi đình của xóm. Ban đêm nghe tiếng thầy đọc kinh, có người thắc mắc “ đã là thầy tu thì phải có chuông, có mõ, sao thầy lại không có ”. Hàng ngày thầy vẫn đi làm ruộng với mọi người. Nhìn cách làm ruộng của thầy không giống người làm ruộng thực thụ. Nếu có người thắc mắc thì ông Năm đều có cách biện hộ cho thầy. Vậy rồi mọi chuyện cũng qua đi, không ồn ào náo nhiệt như cái vốn có của nó.

         Vị thầy tu ít nói chuyện, sống âm thầm, lầm lũi trong ngôi đình. Ngôi đình được dọn dẹp sạch đẹp. Mọi người đều vừa lòng. Đêm khuya khi mọi người đã trở về ngôi nhà của mình thì trong đình lại vang lên tiếng đục gỗ lốc cốc. Mấy ngày sau mọi người mới biết thầy đang tạc tượng Phật. Khi tượng được đặt lên giữa ngôi đình, mọi người mới bàn tán. Người nói mặt Phật buồn quá. Người nói ốm quá. Nhưng ai cũng công nhận là mặt tượng không giống ông Phật ở dưới xuôi.

         Bức tượng được ngự trên tòa sen. Những cánh sen được đẻo gọt cẩn thận, nhưng muốn hiểu đó là một bông sen thì người nhìn phải tưởng tượng ra. Những cánh sen nhìn từ phía trước lại nhỏ hơn những cánh sen ở phía sau và cánh cao, cánh thấp không đều nhau, tạo nên một sự sắp xếp lộn xộn, trái ngược với những cánh sen mà thiên nhiên đã tạo ra. Đức Phật to khoảng đứa bé ba tuổi, ngồi kiết già, hai tay chắp lại phía trước ngực. Chiếc áo cà sa mặc chéo sang một bên, còn một bên để trần lộ rõ xương vai và từng dãy xương sườn biểu hiện sự khắc khổ, chịu đựng. Khuôn mặt Đức Phật nghiêm nghị, trầm tư, yên lắng… như một sự bằng lòng với ngoại cảnh. Người xem tượng khó hình dung được đức Phật có còn tóc hay không, bởi do những vết đẽo nham nhở tạo nên những đường gợn sóng không đều trên đầu tượng Phật. Mọi người đều biểu hiện sự thông cảm với điều kiện của thầy.
         Có tượng Phật, có thầy trụ trì, ngôi đình mặc nhiên trở thành ngôi chùa mà chính những người làm ra nó chưa bao giờ nghĩ tới. Đêm đêm mọi người đều nghe thầy đọc kinh. Nghe mãi thành thuộc. Ngày làm ruộng, đêm lên chùa đọc kinh, vậy là họ trở thành phật tử hồi nào không hay, không biết. Có người thắc mắc “ kinh nhà Phật thì nhiều, tại sao thầy chỉ thuộc kinh cầu an và cầu siêu ?. Nghe vậy có người trả lời “Sống thì  cầu an, chết thì cầu siêu chứ biết cầu gì cho nhiều ”. Tất cả  cười ồ lên trong không khí thoải mái, vô tư.
         Một hôm có một toán người tìm trầm, họ đến và ở lại chùa ăn chay, nằm đất ba ngày đêm. Khoảng hai tháng sau, họ đưa lên chùa một cái chuông đồng to bằng thùng gánh nước, nặng chừng hai người khiêng. Họ nói là nhờ Phật phù hộ mà họ tìm gặp một cục kỳ nam, cho nên họ tặng chùa để tạ lễ theo đúng lời khấn nguyện của họ. Mọi người vui vẻ nhận chiếc chuông. Không ai tham gia vào những câu chuyện sặc mùi tiền bạc của người đối diện.
         Tiếng chuông chùa làm cho cái xóm nhỏ vui hẳn lên. Núi rừng chung quanh, muông thú chung quanh dường như im lặng hơn mỗi khi tiếng chuông được cất lên. Buổi sáng khi mọi người đang ngủ say thì tiếng chuông được dóng lên từng hồi như giục giã, réo gọi, vậy là ai cũng thức dậy để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Ngày tháng trôi qua, tiếng chuông vẫn đều đặn ngân vang, chính xác hơn tiếng gà gáy, trung thành như người lính đứng gác. Tiếng chuông vào ban đêm nghe khác hơn buổi sáng. Chỉ có những người sống nơi đây mới hiểu được điều đó.
         Năm tháng qua đi, chiến tranh qua đi. Mọi người ở đây đã làm hết sức mình để bảo vệ vùng quê mới của họ. Xóm núi năm xưa bây giờ đã thay đổi. Có chợ đông vui, đường sá thông thương, rừng chỉ còn ở trên núi. Ngôi chùa bằng gỗ, lợp tranh chỉ còn trong trí nhớ của những người lớn tuổi, thay vào đó là một ngôi chùa được xây dựng bề thế. Riêng vị sư già thì vẫn đầy bí ẩn và vẫn trầm tư như đang thả hồn vào một cõi xa vắng nào đó. Tiếng chuông vẫn được cất lên đều đặn. Khúc ngân của chuông vào mỗi buổi chiều như kéo dài hơn, nghe như một điệu nhạc trầm buồn. Dù không lý giải được nhưng ai cũng hiểu mỗi khi nghe thầy đánh chuông, lòng có buồn thì cũng thấy vui, lúc quá vui thì cũng làm cho lòng người như lắng lại.
Một hôm trong chùa xuất hiện một người phụ nữ có vóc dáng cao to, đầy đặn, trên người đeo nhiều nữ trang đắt tiền. Người phụ nữ khóc. Mặt thầy không biểu hiện một nét buồn vui nào cả. Thì ra người đàn bà đẹp và sang trọng này chính là con gái của thầy. Vậy là những điều bí ẩn đã được hé mở. Hồi ở dưới xuôi thầy đã có vợ và một người con gái. Vợ thầy là một người phụ nữ đẹp và lanh lợi. Gia đình thầy giàu có, ruộng đất rất nhiều. Nếu không có trí nhớ tốt thì không thể nhớ hết những người làm công trong nhà. Không có ai biết được thầy đã học hết lớp mấy, nhiều người chỉ nghe nói được rằng từ nhỏ đến lúc trưởng thành, thầy chỉ biết đi học. Rồi gia đình giàu sang, quyền quý đó thật sự tan nát kể từ khi người chồng tận mắt trông thấy vợ của mình đang nằm bên cạnh một người đàn ông khác. Lúc đó người chồng đã đã bộc lộ hết bản năng ích kỷ của người đàn ông. Vợ chết. Người chồng tìm lên rừng để gặp ông Năm là người đầy tớ lâu năm trong nhà của mình.
         Không hiểu sao từ hồi thầy trở về thành phố để thăm đứa con gái của mình thì tiếng chuông được đánh lên nghe khác hơn. Nó không còn ngân vang, kéo dài như để đưa hồn người nghe vào cõi sâu lắng của tâm linh, hay dẫn dắt, níu kéo sự tham dục trở về với nhân bản. Tiếng chuông nghe như đứt quãng từng hồi, có lúc lại hối thúc, dứt khoát như tiếng trống trận. Người con gái của thầy trở lại thăm và nói với thầy cùng các phật tử là xin được cúng dường cho chùa một tượng Phật to và một cái đại hồng chung để thay thế cho những cái đã cũ. Thầy im lặng. Có người nói: “ Thầy xem thường lòng tốt của đạo hữu”, người nói: “ Thầy không lo việc xây dựng chùa”.
         Đã hai đêm rồi không nghe tiếng chuông chùa được đánh lên. Đây là một điều không bình thường. Nhiều người chạy lên chùa tìm thầy. Khung cảnh chùa vẫn vắng lặng như mọi ngày. Thầy đang quỳ trước chánh điện, một tay xá phía trước ngực, một tay để tựa trên quyển kinh. Nhìn vết máu chạy dài từ miệng xuống và đông cứng lại trên trên chiếc áo cà sa, mọi người đều biết là không còn sống. Ông Năm ân hận là mấy hôm nay bị đau lưng nên ông không lên chùa. Đứa cháu gái sắp được chồng cưới  phải bỏ đi làm ruộng để thay ông làm các việc chẵng tính công ở chùa. Cô bé vừa khóc vừa kể “ Trưa, chiều con đều đưa cơm lên cho thầy và con vẫn thấy thầy quỳ như vậy. Con nghĩ là thầy bận xem kinh”. Có người hỏi lại “ Sao con không nhắc thầy ăn cơm”. Cô bé lau nước mắt “ Sợ thầy giật mình nên con không dám gọi”. Bây giờ thì ai cũng hiểu thầy đã đến sống và đi khỏi xóm núi này đều là sự lặng lẽ, khó hiểu…
         Nhiều người đến để tiễn thầy ra an nghỉ ở một góc rừng, nơi có những cây gỗ quý còn sót lại của thuở khai hoang. Riêng con gái của thầy thì không có mặt. Đúng là cô ta không biết, do không có ai biết nơi ở của cô để báo tin.
         Hàng ngày tiếng chuông lại được ngân vang dội vào vách núi./-

                                                                                                             TRẦN DUỆ
                                                                                                      Điện thoại: 0989.870.698 

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

XÓM “LÂM TẶC”


                    

Trần Duệ hiện ở Tánh Linh, Bình Thuận và đang sinh hoạt trong hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Thuận, xin giới thiệu truyện ngắn XÓM LÂM TẶC của  anh đến cùng bạn đọc


                                      XÓM “LÂM TẶC”

                                                                              Tác giả : Trần Duệ

    Nghe nói cái xóm nhỏ này đã hình thành từ lâu lắm rồi, tôi có biết ông nội, ông ngoại của tôi đến sống ở đây lúc còn trai tráng. Hồi mới đầu lập xóm chỉ có khoảng vài chục nóc nhà nhưng người đi, kẻ đến rồi sinh đẻ thêm, nên đến nay cả xóm có hơn trăm nóc nhà đang sinh sống. Trước đây người ta gọi xóm này là Xóm Rừng, bởi vì chung quanh là rừng và cách đường lớn của huyện  hơn chục cây số và phải đi qua bốn con suối lớn, nhỏ. Vào mùa mưa, nước ở những con suối này chảy cuồn cuộn nhưng chưa bắc cầu qua suối nên người đi đường  chỉ biết đứng nhìn chứ không ai dám lội qua. Cái tên xóm “ Lâm Tặc” được hình thành từ lúc người ta nghe trên đài và mấy cán bộ huyện gọi những người làm nghề rừng là lâm tặc. Nghe hoài cũng quen, nên nhiều người đã quen gọi tên xóm nhỏ này là “ Lâm Tặc” và hầu như ít ai nhắc đến cái tên do chính quyền đặt cho là xóm Năm hay xóm Sáu gì đó! Gọi là làm nghề rừng nhưng thật ra người dân trong xóm chỉ vào rừng những tháng mùa nắng, còn mùa mưa thì họ lên rẫy để trồng lúa, trồng bắp…

   
   Có một buổi sáng mùa khô, cả xóm vui như hội. Mới tờ mờ sáng đã có bốn chiếc xe to chạy vào trong xóm.Tiếng còi xe inh ỏi. Từng đoàn người mặc đồng phục, đội mũ trắng, tay xách, vai đeo cây kèn Tây sáng bóng, trông thật đẹp. Một lúc sau bà con mới vỡ lẽ ra đây là đoàn đưa đám ma. “ Đám ma con Mơ”. Có người ngỡ ngàng, có người tiếc rẽ: “ Con Mơ đẹp gái vậy mà chết sớm thì uổng quá !”. Người lớn lũ lượt kéo nhau đến thăm đám ma, con nít và đám thanh nhiên choai choai say mê những bản nhạc do nhóm nhạc công cất lên. Họ thổi đủ các loại nhạc, có lúc “ Oan ta là mê ra” nghe vui vui, lúc thì chùng xuống thật lắng dịu “ Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”. Bọn nhỏ đang nhìn thấy một đám ma lạ lùng, không giống với những đám ma trước đây chỉ biết thổi những điệu nhạc ọ e, ọ e  nghe muốn não lòng. 
     Tin Mơ chết đến với tôi là một sự bất ngờ quá lớn. Nhà Mơ ở cách nhà tôi mấy cái nhưng thật ra cách cũng khá xa do nhà nào vườn cũng rất rộng. Chúng tôi cùng học cấp hai, cấp ba ở trường huyện. Mơ học không giỏi nhưng rất chăm. Trong xóm chỉ có có tôi và Mơ học đến cấp ba nên nhiều người trong xóm cũng quý chúng tôi. Trường chúng tôi học nằm ở dưới huyện, nên hàng tuần chúng tôi cùng đi bộ về thăm nhà một lần, do vậy tôi và Mơ chơi thân với nhau. Nhiều thanh niên thấy chúng tôi đi về cùng nhau mà thèm thuồng mong được như tôi. Điều dễ hiểu là Mơ rất đẹp. Nhìn đôi mắt màu nâu sáng nằm giữa những quầng đen tự nhiên quanh đôi mắt làm cho đôi mắt của Mơ như một màu nhung đen. Nụ cuời của Mơ như toả những nét tươi vui, hiền hậu. Nói thật lòng, đối với tôi dù Mơ có cười hay không tôi cũng thấy đẹp. Có những chiều thứ bảy chúng tôi từ trường về nhà. Trời mưa, nước suối dâng cao, tôi phải dìu Mơ qua suối. Áo quần chúng tôi đều ướt. Mơ mắc cỡ. Tôi nói: “ Không sao !”.
      Đến năm lớp 11, Mơ phải nghỉ học vì mẹ của Mơ bị chết do sốt rét ác tính. Biết được tin mẹ mất lúc chúng tôi còn đang ngồi học bài. Mơ khóc. Những giọt nước mắt chảy thấm đẩm trang sách. Tôi thấy Mơ đẹp và thánh thiện hơn ngày bình thường. Cha của Mơ là một người đàn ông bị mù do tai nạn trong một lần đi khai thác gỗ. Mơ ở nhà chăm sóc cha mình và thay mẹ đi làm rẫy. Nhà của Mơ lợp tranh nằm khuất ở góc rừng, vốn đã buồn bây giờ chỉ có hai cha con nên trông càng buồn hơn. Ngày tôi trúng tuyển vào trường Đại học Kinh tế thì nghe tin Mơ đã có người yêu. Nghe nói người này lớn tuổi và chuyên nghề mua bán gỗ. Ông ta mua gỗ của bà con trong xóm “ Lâm Tặc” khai thác được, rồi chở về xuôi để bán. Từ chỗ mua một nhưng lại bán bán năm, bán mười nên ông ta rất giàu. Ai cũng thầm khen Mơ may mắn gặp được người giàu có để sớm thoát khỏi cái xóm rừng này. Học xong năm thứ nhất, tôi nghỉ hè về và được biết Mơ đã sinh được một đứa con gái. Còn lão đầu nậu gỗ kia đã chuyển đi mua gỗ ở nơi khác và không trở lại làm đám cưới với Mơ như đã hứa. Cuộc sống của Mơ cứ khổ chồng lên khổ. Mơ tránh gặp mặt tôi
       Còn tôi, một anh sinh viên học mãi mà không ra trường được. Học hết năm thứ hai, trong nhà không có tiền đóng học phí, tôi xin được bảo lưu kết quả để về nhà vào rừng cưa gỗ, kiếm tiền rồi năm sauvào học tiếp. Cứ hết đợt bảo lưu này đến đợt bảo lưu nọ mà đã bảy năm, tôi vẫn còn làm sinh viên. Đến khi đứa con của Mơ được năm tuổi, Mơ vào Sài Gòn may thuê cho một công ty nào đó. Tôi có đến thăm nhưng hình như Mơ không muốn gặp tôi.  Đám tang của Mơ chắc là sang trọng nhất từ trước tới nay ở cái xóm này. Có người nói “ con Mơ chết mà gặp may”. Nghe kể là vào lúc 9 giờ đêm, Mơ đi làm tăng ca về, trên đường cò một tốp thanh niên đua xe. Một tên đã tông Mơ văng sang bên đường. Đám đua xe chạy mất dạng. Mơ tắt thở tại bệnh viện ngay trong đêm đó. Sáng hôm sau, một người đàn ông trung niên đi cùng hai cán bộ công an đến nhận xác Mơ. Sau này nhiều người biết được rằng người đàn ông đó là cha của người thanh niên đua xe, gây ra tai nạn. Anh thanh niên này đi chơi về khuya, người cha ra mở cổng, thấy đứa con có thái độ khác thường. Ông ta gặng hỏi. Người con nói thật với cha là đã gây tai nạn rồi bỏ chạy. Thấy lòng day dứt, ông điện thoại cho công an ngay trong đêm đó và sẵn sàng nuôi dưỡng và đền bù cho người bị nạn. Nhưng ông không ngờ nạn nhân lại không thể sống được.




     Đám tang Mơ thật là đông người, thật ồn ào. Cha của Mơ được người ta dắt lên xe tang, mặt ông chng vui, cũng chng buồn. Đứa con gái của Mơ lăng xăng chạy theo đội kèn trống để nhìn, để nghe những âm thanh lạ tai. Khi chuẩn bị hạ huyệt, tôi nhìn sang một góc xa của nghĩa địa, thấy thằng Khang đang ngồi quay lưng lại với đám đông đang ồn ào trước huyệt mộ. Tôi thấy vai thằng Khang rung lên, giật giật liên tục, hai tay hắn đang ôm đầu. Thằng Khang cũng khóc ư, đối với nhiều người thì đó là điều lạ. Chính tôi cũng ngạc nhiên về chuyện này.Trước đây Khang là thằng uống rượu suốt ngày. Vốn tính nó đã ngang tàng nhưng khi nốc rượu vô thì trông mặt hắn còn dữ hơn, nên ai trong xóm cũng sợ hắn. Sau đám tang, cha của người gây tai nạn đã giao cho cha Mơ 10 cây vàng và xin ông làm giấy bãi nại. Ở cái xóm rừng này 10 cây vàng là to lắm, bởi vì người dân ở xóm tôi dù có lặn lội quần quật suốt đời trong rừng cũng không thể làm ra số vàng nhiều như vậy. Người đàn ông mù lòa lăn tay vào một tờ đơn người ta đã soạn sẵn. Mắt ông nhìn vào khoảng không một cách vô hồn.
Xóm “Lâm Tặc” dù còn rất nghèo, nhưng mỗi ngày mỗi đông thêm bởi vì đây chính là nơi để những mảnh đời nghèo khổ, phiêu dạt từ đâu đó tìm đến nương thân. Bà con trong xóm còn nhớ cách đây gần hai chục năm, có một người đàn bà ăn mặc rách rưới có dắt theo một đứa con trai còn rất nhỏ về xóm này. Bà ta nấu cơm thuê cho những người thợ cưa gỗ thuê. Bà cứ  đem thằng nhỏ đi theo đám thợ cưa từ cánh rừng này qua cánh rừng khác. Không hiểu sao, sau đó bà đi theo một người thợ cưa góa vợ, bỏ lại thằng Khang bơ vơ. Thằng Khang lớn lên như rong rêu, như bọt bèo ở trong cái xóm này. Nhiều ông chủ đầu nậu gỗ thấy hắn hung dữ nên luôn thuê hắn để trừng trị những thợ rừng muốn bỏ chủ cũ để sang làm cho chủ mới. Thằng Khang đã trở thành một đại diện của luật rừng ở đây. Ông chủ của hắn thấy công lao cống hiến của hắn cũng khá nhiều, nên thưởng cho một chuyến về thành phố thăm chơi. Chủ của hắn dắt hắn đi chơi đĩ. Hắn bị bệnh lậu. Ông ta cho hắn uống mấy viên thuốc thì lành bệnh và không quên dặn hắn nếu ăn thịt gà thì bệnh sẽ tái phát. Từ đó thằng Khang sợ thịt gà như người ta sợ nó. Biết được chuyện này đàn bà, con gái trong xóm sợ hắn như sợ rắn. Sau này, có một lần tôi uống rượu với Khang ở trong rừng, hắn nói với tôi là có thời gian nó rất buồn vì không biết chữ. Nhưng bây giờ hắn đã biết đọc được chữ trên tờ báo và viết được tên của chính mình là do Mơ dạy cho.
Sau đám tang của Mơ, cả xóm như buồn hẳn đi. Tôi đã kiếm đủ tiền đóng học phí để vào học tiếp. Thằng Khang đổ ra uống rượu nhiều hơn. Những “ lâm tặc” chính hiệu bây giờ không còn sợ hắn nữa nhưng vẫn thích mời hắn uống rượu. Trong xóm có Hoàng – một thợ cưa lành nghề - một lâm tặc khôn khéo nổi trội. Có một lần hắn nhậu ở một quán thịt chó ngoài huyện, nghe đánh lộn hắn nhảy ra can. Lúc đó có đông người quá, hắn chẵng biết ai lại ai. Có một người xông ra, hắn tức giận vì tự dưng lại đánh vào đầu hắn. Hắn vung tay đấm vào mặt người kia một cái thật mạnh. Máu chảy tràn mặt, người đó bất tỉnh. Ngày hôm sau công an đến bắt hắn vì tội đánh người thi hành công vụ. Lúc đó hắn mới biết người bị hắn đánh là một cán bộ của huyện. Có người đến nói với hắn là cứ yên tâm nhận tội đánh người thi hành công vụ thì sẽ được gia đình anh cán bộ đó chu cấp trong những ngày ở tù. Hồi đầu hắn cũng ưng bụng nhưng nghĩ lại sợ người ta không giữ đúng lời hứa thì thêm khổ. Tòa xử hắn một năm tù ở vì tội đánh người gây thương tích. Hắn không kháng án. Sau khi ra tù ít ngày, hắn đến nhờ tôi viết cho người yêu hắn một lá thư báo tin hắn đã hết hạn tù và xin được cưới cô ta làm vợ. Hắn tâm sự với tôi là thời gian ở trong tù, mấy bạn tù khen hắn là can đảm và công bằng. Nếu trước tòa, hắn nhận tội chống người thi hành công vụ thì người cán bộ đó sẽ trở thành thương binh, trong khi vết thương do hắn gây ra không đáng là bao. Hoàng huyênh hoang tuyên bố mình là thằng đã từng vào tù, ra tội làm cho mấy thằng thợ rừng có máu mặt phải kiêng nể. Những tay buôn gỗ giàu có cũng biết sợ Hoàng. Hắn đảm nhận việc bốc gỗ lên xe cho các chủ gỗ. Thằng Khang cũng được Hoàng thu nhận vào đám bốc gỗ của hắn. Chủ gỗ trả cho Hoàng bao nhiêu tiền một xe gỗ khi đã bốc lên thì không ai biết, người ta chỉ biết nhận tiền công từ Hoàng trà mà thôi. Kiếm được tiền kha khá, Hoàng cưới vợ, mua xe tải để chở gỗ thuê, sắm dàn Karao ké để mỗi tối cho đám bốc vác hát thoải mái, khỏi trả tiền. Thằng Khang trước đây mang tiếng dữ dằn vậy mà cũng lép vế trước Hoàng. Theo tôi biết máu lạnh của thằng Khang không thua gì Hoàng nhưng chỉ có điều là Hoàng khôn ngoan hơn.
      Cái số thằng Khang đã nghèo thì đành chịu nhưng không hiểu sao nó lại lây lan cái nghèo cho người khác mới đáng buồn chứ ?.  Trong một cuộc nhậu, đang dở chừng thì Hoàng sai Khang đi mua thêm rượu, thêm mồi. Khang tính đi bộ nhưng Hoàng bảo cứ lấy xe máy của Hoàng mà đi cho nhanh. Một lúc sau đám nhậu tan rã do có người chạy đến báo tin là Khang đã gây tai nạn cho người đi đường. Nạn nhân là một thằng bé và vết thương cũng khá nặng. Ác thay, thằng nhỏ là con của một “ lâm tặc” bữa đó, bữa no ở trong xóm. Người ta đưa thằng bé về bệnh viện huyện, rồi chuyển lên bệnh viện tận trên Sài Gòn. Ba thằng nhỏ phải đi vay tiền của những đầu nậu gỗ để có tiền đưa con đi bệnh viện và cam đoan sẽ trả bằng gỗ khai thác trong rừng. Công an bắt thằng Khang trong ngày hôm đó, ngay trong lúc hắn còn nồng nặc mùi rượu.
    Công an bắt Khang cũng là điều may mắn cho hắn. Ai cũng biết thằng Khang chỉ có “trên răng dưới rứa” thì biết lấy cái gì mà bồi thường cho người ta. Nếu hắn còn ở ngoài chắc cũng khó sống với bà con thằng nhỏ mà hắn gây tai nạn. Điều may mắn cho Khang là thằng nhỏ không chết.
    Thằng Khang đang ở trong tù thì nghe cán bộ trại giam thông báo là hắn được lệnh tha. Được ra tù mà hắn lại không muốn ra. Hắn xin ở lại trong tù cho yên thân. Anh công an nói với hắn là cứ yên tâm, do gia đình thằng bé đã làm đơn xin bãi nại cho hắn rồi. Chân hắn bước không muốn nổi để ra khỏi trại giam khi hắn nghe anh công an nói là có một người đàn ông bị mù trả toàn bộ tiền bồi thường cho gia đình thằng nhỏ mà nó gây tai nạn. Ra khỏi cổng trại giam thằng Khang gào lên thật to: “ Ba ơi”
     Đến nay nhà nước đã xây cầu qua bốn con suối ở trên đường đến xóm “Lâm Tặc”. Tôi đã ra trường và làm ở một cơ quan của huyện. Thằng Khang về ở với cha của Mơ. Hoàng bị kết án ba năm tù vì tội phá rừng. Hôm tôi đến thăm Hoàng trong trại giam, Hoàng nói đi, nói lại với tôi một câu nói đã trở thành lời nguyền: “ Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”./.                                                                                            

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

CHỚM NỤ TÌNH ĐẦU


         La Thụy năm 1973

      CHỚM NỤ TÌNH ĐẦU

      Em có biết rằng anh đã yêu
      Nhìn em anh đã vấn vương nhiều
      Tơ lòng sao cứ ngân vang mãi
      Thổn thức reo lên tiếng hắt hiu

      Cũng muốn cùng em tỏ nỗi niềm
      Trao bao tơ tưởng trút tình điên
      Nhưng lòng e ấp ươm tình mãi
      Đành dấu trong tim một bóng hình

      Nếu được ngày kia em biết cho
      Mối tình câm nín - Mối tình thơ
      Xin đừng cô phụ tình anh nhé
      Đừng để hồn anh phải dại khờ

      Thôi thế chúng mình sắp cách xa
      Em ơi mắt ướt thấm lệ nhoà
      Bao nhiêu thương tưởng bao sầu nhớ
      Cùng bóng hè sang ám ảnh ta

      Hè đến rồi đây em biết không ?
      Vắng tiếng ve ran, vắng phượng hồng
      Về ta , em nghĩ gì chăng nhỉ !
      Hay chỉ thờ ơ xem như không ? 
            
                                 LA THUỴ                 
                                   (1973)


     


     

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

BỜ XANH CỦA HUẾ

Ba mươi năm xa Huế, về lại, Huế vẫn còn xanh. Trong lúc nhiều nơi khác thì có nơi đã đổi trắng hay hóa vàng. Đổi trắng, vì quá nhiều tòa nhà vôi gạch mới mọc. Và, vàng đi vì khuynh hướng đô thị hóa “diêm dúa” nửa vời.

“Sân khấu” Ngọ Môn

Con sông xanh mát thường trôi chảy êm đềm là linh hồn của thành phố. Với Huế, sông Hương không phải chỉ là linh hồn mà còn là thể phách tinh anh của thành phố. Núi ấy phải có sông ấy. Sông ấy phải có núi ấy và bầu trời Xuân xanh, Hạ trắng, Thu vàng, Đông tím... mới hội đủ đường nét tạo hình cho một tác phẩm tâm ảnh trong lòng người đi. Phía Nam và phía Bắc, Đà Nẵng và Quảng Trị là hai thành phố đẹp và có thể thay thành phố cũ ra thành phố mới như tái sinh. Đà Nẵng một ngày nào đó có thể đẹp như Hồng Kông. Quảng Trị - Đông Hà có thể đẹp như phố mới. Nhưng Huế thì khó mà có được một sự thay hình đổi dạng tương tự vì Huế đã định hình thành một biểu tượng: Huế tự làm nên Huế mất rồi! Một cặp phạm trù mâu thuẫn và sinh khắc đã làm nên xứ Huế. Ngay điều kiện thiên nhiên và thời tiết cay nghiệt “Tháng tám nắng nám trái bưởi. Giêng hai (lạnh tới mức) cắn tay không ra máu” cũng đã vẽ nên một cảm nhận sinh khắc ngoài tầm thay đổi. Rồi tới cảnh một trú xứ Thần kinh miên mật đến thế mà Huế thơ, Huế mộng; nhưng Huế vẫn “tộng bộng” hai đầu. “Tộng bộng” là một biểu tượng cởi mở thông thoáng, một phong thái tiếp nhận cái mới không cần điều kiện. Nhưng có ai quên được rằng, những người Huế khai phá tiền phong thời chúa Nguyễn Hoàng tiến về Nam là đoàn lữ khách “tới nơi đây đất nước lạ lùng; con chim tê kêu cũng sợ, con cá nớ vẫy vùng cũng run”. Phải chăng vì thế mà cái “đẹp… dễ sợ!”thì chỉ Huế mới có. Huế đã mang số mệnh hy sinh chính mình cho nghĩa lớn của Huyền Trân. Tên gọi cụt ngủn: “Huế, Sịa, Nong, Truồi, Chuồn, Cồn, Hương, Bồ, Dinh, Trò, Độn…” đã không làm cho tình Huế ngắn đi và đất Huế hẹp lại mà cảm xúc mãi dài ra quá tầm một đời người ngắn ngủi. Có một lối sống, lối nghĩ, lối hành xử theo một phong cách riêng gọi là “văn hoá Huế”. Cũng như có một lối gọi tên, phát âm và diễn đạt riêng gọi là “tiếng Huế” hay phương ngữ Huế. Huế toàn ròn không thể thay bằng một Huế khác như người Việt “Huế xa”… mô đó; không thể thay bằng một người Tây hay người Mỹ trở về! Bà mẹ quê lưng còng tóc bạc, lụm khụm hái mớ rau tập tàng luộc cho con ăn không thể thay bằng một hình ảnh “Amy” mô đó… mặc váy đầm, tóc mi-nhon, dắt chó chạy loăng quăng trên đường Thượng Tứ được.
Ba tuần về với Huế vào cuối tháng Ba, khi những cơn lạnh và cơn mưa bất chợt cuối mùa làm Huế vừa già đi, vừa trẻ lại. Tôi đã bắt gặp và cảm nhận từ trong chính mình một chút co ro của tuổi già và một chút tươi mát của tuổi trẻ khi cỡi xe máy Honda chạy loanh quanh khắp các ngã đường quanh Huế và từ làng lên Huế; từ Huế về làng.
Hơn nửa đời sống với Huế, tôi thường tự hào là mình đã thuộc lòng... từng cái ổ gà trên đường qua Đập Đá, đường về An Cựu, đường xuống Bãi Dâu, đường tới  Bao Vinh, đường vô Mang Cá, đường ra An Hòa… hay nhớ rõ màu rêu từng mùa trên những bức tường vôi gạch cổ thành. Thế mà nay về lại, vẫn bị lạc đường hỏi lối loanh quanh. Nghĩa là Huế có mở rộng. Huế thêm nhiều con đường và phố xá lên theo.
Mỗi khi nói đến một thành phố mới, một con đường mới mọc lên thường đồng nghĩa với một khung cảnh thiên nhiên vừa bị biến cải qua bàn tay tái tạo của con người. Tội nhất là những dòng sông rầu đời tuyệt vọng bởi những công trình khai thác không tiếc thương “tình sông nghĩa núi“ của kỹ thuật lạnh lùng. Hình như càng ngày, văn minh nhân loại càng gắn bó tha thiết với những dòng sông. Như châu Mỹ trẻ trung hơn châu Âu nên những con sông không bị biến thành những lạch nước quặn mình làm kiểng cho những công trình xây dựng lâu đài. Những dòng trường giang  như Mississippi, American, Colorado ở Mỹ, Wheaton ở Canada vẫn còn là những bờ xanh lồng bóng nước như hôm nay. Trong khi đó, những con sông nổi tiếng một thời ở châu Âu, vốn đã lên lão từ thời Trung Cổ, như sông Seine ở Paris, sông Thames ở Luân Đôn, sông Brisbane ở Úc,  sông Danube ở Đức… đã bị những cơn lũ đô thị hóa biến thành những dòng kênh quặn mình giữa hai bờ thành lũy bê tông và cao ốc. Hy vọng mãi sau nầy rằng, mai tê cô Thắm con nhà Huế có về làng, dẫu có lỡ để cho “hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều” thì cũng vẫn còn thấp thoáng đâu đó đôi nét mặn mà của cô gái chân quê.
Dẫu có đi khắp năm đồng bảy đội, tuổi già trở về Huế, vẫn thấy Huế đẹp với  những bờ xanh: Bờ sông, bờ suối, bờ ao, bờ hồ, bờ rào, bờ cỏ… Dòng sông Hương xa tít tắp có thể nhìn thấy trong tầm mắt từ đồi Vọng Cảnh, qua chùa Linh Mụ, chạy dọc theo thành phố, rẽ về Vỹ Dạ, qua ngã Ba Sình trước khi xuôi về biển. Hai bên bờ sông vẫn còn xanh mướt. Dòng nước xanh, lác đác lục bình, đôi cụm lau lách hoang dã vẫn còn thấy nhau và những con đò xuôi ngược. Sông An Cựu, Sông Bồ, sông Đào, hồ Ngự… vẫn còn bờ xanh với mùa Xuân và dây leo đong đưa với mùa Hạ. Nếu Huế mất những bờ xanh, làng tôi mất những bờ cây dại dọc sông Bồ thân ái có lẽ tôi sẽ mất đi những hoài niệm một thời nhưng vẫn còn kéo dài và khắng khít của ngày xưa và bây giờ đã trên 60 năm. Và, trong tâm thức của những người trên 60 tuổi như tôi, đã sống nửa đời ở Huế và một nửa ở quê người, khái niệm về quê hương không còn thuần nhất như xưa. Bạn bè sống một đời ở Huế có lẽ khó tình chia sẻ nỗi niềm phân chia trong lòng người có hai bến bờ để tới. Tôi có Quê Mẹ, đó là quê hương nguồn cội đã sinh tôi ra và nuôi tôi khôn lớn một thời. Nhưng tôi cũng có Quê Người, đó là một quê hương khác đã dang tay cưu mang đời tôi và gia đình – giữa lúc cơn bão tâm lý, tri thức và cuộc sống quay cuồng tới đỉnh điểm – mà không cần điều kiện hay sự đổi chác nào. Trong một trạng thái tâm lý “dùng dằng nửa ở nửa về” như thế, những bờ xanh của Huế đã dang tay đón tôi lại. Sự cuốn hút của thiên nhiên đầy tâm cảm là một sáng tạo tuyệt vời của tình yêu cuộc sống. 
Mùa Xuân năm nay, chúng tôi muốn làm một cuộc du lịch “tùy duyên”. Tùy duyên trong du lịch có nghĩa lấy vui làm chính. Còn đi đâu cũng được, miễn sao tìm được thú vị và an lạc trên mỗi bước đi.  Lần nầy “tùy duyên về Huế”, trong lứa tuổi về chiều ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, chúng tôi thường đùa rằng, may thì gặp duyên lành, không may thì gặp duyên chướng. Về Huế tháng Ba. Nắng chưa rát da rát thịt và thời tiết đã qua những tháng mưa Đông… héo úa tâm hồn! Thời điểm nầy Huế có Festival, mùa Phật Đản và vụ gặt Đông Xuân. Festival với những lễ hội rộn ràng đầy màu sắc, Phật Đản với những thuyền hoa rực rỡ trên sông Hương và mùa gặt năm nay nghe bà con nói được mùa với rau cỏ xanh hơn năm ngoái. Nếu Huế không có những bờ xanh của sông núi, ruộng đồng thì lễ hội, thuyền hoa, lúa mùa lấy đâu làm chỗ dựa thiên nhiên cho con người núp bóng.
Chúng tôi cũng có mặt giữa những người Huế gần, Huế xa và khách xem từ bốn phương tám hướng trong buổi mở đầu Huế Festival năm 2012. Có thể nói mà không sợ bị cho là đại ngôn rằng, “sân khấu Ngọ Môn” đêm khai hội là một kiệt tác đẹp hiếm thấy có tầm cỡ toàn cầu, vì đây là dấu tích của một công trình kiến trúc đế vương non hai thế kỷ còn đọng lại trước mắt nhân gian. Tôi chỉ thấy cảnh phế tích đấu trường Colosseum thời đế quốc La Mã ở Ý là nơi có thế gây cảm giác mạnh cho du khách vì lịch sử bi hùng vủa nó. Nhưng Colosseum chưa hề tổ chức… “festival” nên Huế vẫn là nơi xứng đáng cho những lễ hội mang tính văn hóa và truyền thống gây được cảm tình yêu mến cho du khách khó tính vì đã quá từng trãi với bao ngõ ngách địa cầu thời hiện đại.
Lần này tôi về Huế, được gặp lại những người quen, bạn bè ở Huế và từ Pháp, Mỹ, Úc, Canada cùng từ nhiều nơi trong nước “ghé Huế mùa Xuân cho khỏi nóng”. Từ những năm trước, nhiều anh chị em gốc Huế sống xa quê tự động ngồi lại với nhau và góp tay nhau thành một nhóm sinh hoạt từ thiện và văn nghệ, văn hóa Huế gọi là “Huế Xa”. Anh chị em chỉ có một tấm lòng chung là: “Huế Xa mà không xa Huế.”
Chúng tôi ở lại Huế lâu hơn vì được sống với bà con, bạn bè trong màu xanh mùa Xuân tươi mát của Huế. Buổi trưa đi trên Cầu Mới, nhìn về phía cầu Trường Tiền và cầu Bạch Hổ còn ẩn hiện trong màn sương mỏng và nắng mơ phai đầy ẩn dấu như người con gái Huế khi chưa biết “phía bên tê”. Chao ơi là đẹp!

Bờ xanh sông Hương

Nấn ná ở với Huế lâu lắm cũng chỉ tới ba tuần. Tôi thích về làng ra sau vườn hái rau tươi luộc chấm tương ngon như ngày còn mẹ. Lên thành phố, Huế vẫn còn dáng vẻ phố cổ của một thời; có nghĩa là chưa bị biến dạng sau những bóng dáng “đại gia” nửa quê, nửa tỉnh, nửa thị, nửa thành. Huế bây chừ cũng có những nơi cho bạn bè hẹn nhau đầy hương vị như Vỹ Dạ Xưa, Không Gian Xưa, Ven Đồi, Tân Hương Sen, Hoàng Trúc, cà phê Cây Đa Thành Nội, cà phê Thiên Đường.
Về lại Mỹ, nghe tin Huế “nóng như chảo bắp rang” mà tội Huế quá. Bên nầy trời Cali nhớ Huế, chúng tôi bỗng nhớ bạn bè, làng xóm, người thân quen. Chỉ nhớ lại lớp học nhỏ bé của chúng tôi ở trường Hàm Nghi Huế thôi cũng đủ hình ảnh để tính đời dâu biển. Gặp lại thầy xưa, bạn cũ tưởng như mới chiều hôm trước thôi mà hóa ra đã gần một đời đi qua.

Bốn thế hệ trường Hàm Nghi Huế: Thất1 - Tứ 1 (1959-63)
 (Hình chụp trước cổng Di Luân Đường - Quốc Tử Giám;
 trường Hàm Nghi cũ. Tháng 4-2012)

Nhớ nhất là tiếng vọng thời gian “mới đó” thảng thốt mà ngậm ngùi của Huế: Mới đó mà đã 53 năm. Mới đó mà thằng Phúc, thằng Ni, thằng Phụ, thằng Lân, thằng Hòa... trong lớp đã ra đi hơn bốn chục năm rồi.Mới đó mà cả lớp đều đã lên hàng ông nội, ông ngoại. Mới đó mà thằng Viêm đã có chắt! Mới đó mà thế hệ những đứa học trò nhỏ chúng tôi ngày nào nay đã thành những “cụ” già gặp nhau với ít nhiều dáng vẻ lụm khụm và những nụ cười vui buồn vui bay tóc trắng. Và,mới đó mà những nàng dâu Hàm Nghi hương sắc một thời bây chừ hoá ra… đẹp lão. Các cụ chỉ còn biết cố níu lại thời gian bằng tiếng xưng hô “thằng, con, mi, tau…”, của những ngày xưa thân ái cho đã cái miệng (không răng) mà thôi.
Xa Huế, người ta có thể quên những mảnh sống vui buồn, những ngày sướng khổ trong một chặng đời nào đò. Nhưng mấy ai quên được những con đường quê hương đã từng quặn mình giữa bao tuồng ảo hóa của thời gian và cuộc thế trùng trùng dâu biển. Càng về già, tâm hồn lại trở thành chơn chất và thanh thản hơn để còn thương nhớ những bờ xanh của Huế. Mong Huế còn mãi những bờ xanh. Màu xanh sớm mai của Huế chính là nền đậm cho Màu tím Huế buổi chiều. Và màu sắc Huế cũng là nhịp cầu thế hệ nối tuổi già vàng phai và tuổi trẻ xanh mướt mượt mà; nối kẻ ra đi và người ở lại – cho dẫu là Huế Xa mà không xa Huế.

                                                                   Huế - California, tháng Tư đầu mùa Hạ 2012
                                                                                             Trần Kiêm Đoàn

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

NGƯỜI CHỒNG BẰNG MÂY ĐAN


    Sau truyện dịch VUSI MAKUSI, NGƯỜI CHỜ XE BUÝT thì NGƯỜI CHỒNG BẰNG MÂY ĐAN   truyện dịch thứ hai của anh Nguyễn Khắc Phước được chính tác giả - nữ văn sĩ người Anh Ursula Wills - Jones đăng trên trang web của bà.
       Ursula Wills - Jones là nữ văn sĩ người Anh, lớn lên ở thành phố Stroud, tỉnh Gloucestershire, xứ Wales. Hiện nay bà sống ở thành phố Bristol. Bà thích các truyện hoang đường, thần thoại, truyện ma và bất cứ chuyện nào có thể làm người lớn sởn tóc gáy. Chuyện của Ursula thu hút chúng ta vì nội dung rất gần gũi với con người - tốt và xấu, thiện và ác, chân và giả - được diễn tả đầy tính hoang đường, thần thoại nhưng phần kết luôn để lại một dư âm, một suy tư ở người đọc. 


     Nguyên tác : The Wicker Husband
     Truyện ngắn của Ursula Wills-Jones
     Nguyễn Khắc Phước chuyển ngữ


                         


Ngày xưa có một cô gái xấu xí, vừa mập vừa lùn, chân đi khập khiễng, hai lông mày dính liền nhau. Cô gái xấu xí sống bằng nghề làm ruột cá. Căn nhà xiêu vẹo của cô nằm ở ngoài làng. Cô không bao giờ than thở chuyện gì.

Trai gái trong làng lần lượt kết hôn với nhau. Họ tung tăng dẫn nhau đến nhà thờ làm lễ cưới. Cô gái xấu xí cũng đến dự nhưng chỉ đứng sau lưng nhà thờ khóc thầm. Phụ nữ trong làng thường ngồi lê đôi mách đủ chuyện về cô gái ấy. Rằng họ không biết cô tiều tiền vào việc gì. Rằng cô ta không bao giờ mua váy mới, không hề sửa nhà và không bao giờ đến quán ăn gì.

Vào thời gian ấy có một ông lão sống bên đầm lầy rất giỏi nghề đan rổ rá. Một hôm ông lão nghe có tiếng gõ cửa, liền mở, và trông thấy cô gái xấu xí đứng ngoài cửa. Trong tay cô có sáu đồng xu bằng vàng.

" Cháu muốn ông đan cho cháu một anh chồng," cô gái nói.

"Một tháng nữa trở lại," lão đáp.

Lão thợ đan hết sức cảm động vì cô gái xấu xí tin lão và giao cho lão một việc quan trọng. Lão quyết định đan một anh chồng đẹp nhất cho cô gái. Anh chồng do ông đan phải có đôi vai rộng, đôi chân dài, cánh tay khỏe, cổ dẻo dai, đôi lông mày đậm và cân đối, mái tóc nâu đen và đôi mắt xanh nâu. Và nhiều thứ khác mà đàn bà thích.

Đúng hẹn, cô gái đến. "Anh ấy nói hôm nay chưa được. Ngày mai anh ấy sẽ đến nhà thờ lúc mười giờ," lão thợ đan nói. Cô gái xấu xí ra về, suốt ngày ngồi gỡ vẩy cá dính trên áo.

Tối hôm đó anh thợ may trong làng nghe tiếng gõ cửa, liền mở, và thấy anh chồng bằng mấy đan đứng bên ngoài.

"Cho tôi mượn một bộ đồ," anh ta nói. "Sáng mai tôi cưới vợ và không thể trần truồng đến nhà thờ".

"Á á á á á!" anh thợ may sợ hãi kêu thét và bỏ chạy ra cửa sau. Chị vợ bước ra, nắm chặt hai bàn tay cho khỏi run, hỏi,"Chuyện gì vậy?". "Cho tôi mượn một bộ đồ," anh chồng đan nói. "Ngày mai tôi cưới vợ và không thể trần truồng đến nhà thờ." Chị vợ ném cho anh ta một bộ đồ và đóng sầm cửa.

Sau đó anh thợ giày trong làng nghe tiếng gõ cửa, liền mở, và trông thấy anh chồng đan đang đứng đó. "Cho tôi mượn một đôi giày," anh chồng đan nói. "Ngày mai tôi cưới vợ và không thể đi chân trần đến nhà thờ." "Ua trời ơi!" anh thợ giày hét lên và bỏ chạy ra cửa sau. Vợ anh thợ giày run rẩy hỏi,"Anh muốn gì?". " Cho tôi mượn một đôi giày," anh chồng mây đan nói. "Ngày mai tôi cưới vợ và không thể đi chân trần đến đám cưới." Chị vợ cho anh ta một đôi giày và đóng sầm cửa lại.

Anh chồng đan đi đến quán làng. "Cho tôi ít đồ uống. Ngày mai tôi cưới vợ và muốn có thứ gì đó để đãi khách," anh chồng đan nói. "Ối làng ơi!" chủ quán hét lên và tất cả khách hàng bỏ chạy. Anh chồng đan vào trong quán và lấy đồ uống.

Sáng hôm sau, khi đến nhà thờ, cô gái xấu xí vô cùng sung sướng vì thấy chồng mình quá đẹp trai và bảnh bao.



Sau đêm tân hôn thứ nhất, anh chồng đan bảo vợ, "Cái giường gảy rồi, kiếm cái đục để anh chữa lại." Như bao anh chồng tốt trên đời, anh chồng đan bắt đầu chữa giường. Chị vợ xấu xí đi làm ruột cá. Chiều cô về đến nhà, anh chồng đan nhìn chị nói, "Anh được tạo ra để sống với em."


Sau đêm trăng mật thứ hai, anh chồng đan nói, "Mái nhà bị dột, kiếm cái thang để anh chữa." Thế là anh chồng tốt trèo lên và bắt đầu chữa mái tranh. Chị vợ xấu xí đi làm ruột cá. Chiều đến, chị về nhà . Anh chồng đan nói, "Nếu không có em, anh đã không bao giờ được thấy ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt nước và mây bay trên trời."

Sau đêm trăng mật thứ ba, trước khi đi làm, chị vợ xấu xí nói, "Cần phải làm sạch ống khói để đốt lửa." Chị vừa dứt lời, anh chồng tỏ vẻ sợ hãi. Từ đó, chị vợ xấu xí hiểu rằng không thể bắt một người đàn ông làm bất cứ chuyện gì, cho dù người ấy là một anh chồng tốt.

Vài tuần sau, dân làng bắt đầu chú ý sự thay đổi của chị vợ xấu xí. Dù chân vẫn cà thọt, nhưng mông chị bắt đầu lắc lắc làm họ khó chịu. Dù áo quần vẫn bốc mùi tanh, nhưng chị vừa làm cá vừa hát. Chị diện váy mới và cài hoa trên tóc. Cặp lông mày không còn dính nhau nhờ anh chồng nhổ bằng những ngón tay khỏe và dẻo. Họ để ý thấy nhà chị sơn mới, các cửa sổ sạch bóng, cửa lớn không còn xiêu vẹo. Đừng tưởng rằng những thay đổi này làm dân làng vui, không đâu. Trái lại, các chị vợ bắt đầu ra lệnh các anh chồng sửa chữa cửa nẻo và phàn nàn chồng sao không tự kiếm việc mà làm. Các anh chồng cãi : nếu các chị vợ diện váy mới và cài hoa lên tóc, thử hỏi họ có thích chữa nhà hay không. Mọi người cằn nhằn và nguyền rũa lẫn nhau, nhưng trong thâm tâm, họ đổ tội cho chị vợ xấu xí và anh chồng đan của chị ta.

Chị vợ xấu xí không hề biết người ta đang ganh ghét mình. Chị đang bận làm quen với cuộc sống hôn nhân, và thấy rằng anh chồng mây đan của mình có nhiều bất cập. Anh không ăn, không bao giờ phàn nàn vì cơm tối trể. Anh chỉ uống nước, càng đục càng tốt. Chị hơi buồn vì không có cơ hội nấu nướng và nhìn chồng ăn như bao người vợ khác. Vào những đêm giá lạnh, họ không ngồi cạnh nhau bên bếp lửa vì anh chồng sợ lửa, chỉ thích ngồi trong bóng tối. Khi mùa xuân đến, trời mưa nhiều, anh chồng đan bị ẩm mốc, chị phải dùng bàn chải và giấm để làm sạch mốc. Vào mùa hè, đặc biệt vào tháng sáu nóng nực, các khớp xương của anh trở nên khô cứng, và suốt ngày anh cứ nằm bên mương nước. Chị phải bưng cá ra mương làm, để ngồi với anh cho vui.

Càng ngày, thói tò mò thôi thúc dân làng đến nổi họ không còn chịu đựng được nữa. Nhân có một đám cưới trong làng, cặp vợ chồng ấy được mời đến dự. Đám cưới có dàn nhạc, nhảy múa, thức ăn và rượu. Khi nhạc trổi lên, chị vợ xấu xí và anh chồng đan ra sàn nhảy. Dân làng ngạc nhiên thấy anh chồng đan nhảy quá đẹp. Anh ta nhắc bổng chị vợ mập ú và quay nhiều vòng nhẹ nhàng tựa như một nhấc một chiếc lông chim. Anh chồng mây đan tỏ vẻ hết sức lịch lãm và duyên dáng. Chị vợ xấu xí tưởng mình như đang trên thiên đường.

Cánh phụ nữ che miệng nói thầm với nhau. Vợ anh thợ rèn là người bạo dạn nhất. Chị ta quyết định mời anh chồng đan cùng nhảy. Khi nhạc vừa ngừng, chị ta đi về phía cặp vợ chồng ấy. Chị vợ xấu xí đang ngồi trên đùi anh chồng đan làm anh này phát ra tiếng cót két. Vợ anh thợ rèn định đập vào vai anh chồng đan nhưng hai tay anh này đang ôm choàng lấy chị vợ. "Em là lý do duy nhất để anh sống và thở", anh chồng đan nói. Vợ anh thợ rèn nghe được câu ấy liền bỏ đi, chẳng nói chẳng rằng.

Hôm sau, không khí giận dỗi căng thẳng lan ra khắp làng.
" Ông chỉ có hai chân biết đi mà thôi," chị vợ anh thợ giày mắng chồng.
" Ông không bao giờ nói với tôi điều gì hay ho," chị vợ anh thợ rèn hét vào mặt chồng.
" Ông chỉ biết mỗi một việc là nhìn xoáy vào đám đàn bà con gái mà thôi," vợ anh chủ lò bánh nhiếc chồng. Mặc dù chính chị ta cũng không làm gì khác hơn là nhìn anh chồng đan chết mê chết mệt suốt buổi đám cưới.

Sau đám cưới, cánh đàn ông tụ tập tại quán rượu.
"Bậy quá, bậy quá."
"Thằng chả làm mất mặt bọn ta."
"Bày đặt sơn cửa."
"Sửa mái tranh nữa chứ."
"Thì thầm với vợ những câu lãng xẹt."
"Bày đặt khiêu vũ nữa chứ."
"Hắn có phải là người đâu. Đồ tởm lợm."
"Hắn không ăn."
"Không cằn nhằn."
"Đánh rắm cũng không," anh thợ may buồn bực nói.
Đám đàn ông lắc đầu và đều đồng ý rằng chuyện này không thể tiếp diễn được nữa.

Trong khi đó, cánh đàn bàn tập trung trong nhà bếp.
" Có gì đó bậy bạ trong chuyện này," họ thì thầm với nhau.
"Con vợ làm sao mà xứng với thằng chồng ấy."
"Chắc con này bỏ bùa nó thôi."
"Rồi nó sẽ bỏ bùa chồng của bọn ta . Coi chừng đấy," vợ anh chủ lò bánh nói.
"Phải làm cho nó hết vênh váo."
"Nó mà hơn bạn ta, hả?"
"Còn bày đặt cài hoa lên tóc nữa chứ."
"Thấy nó nhảy mà phát ghét."
Và họ dứt khoát chuyện này không thể tiếp diễn được nữa.


Một hôm, sau khi kiểm tra mấy cái bẩy cá, anh chồng đan mây đang đi về nhà thì tay chủ lò bánh xuất hiện và đi theo.
"Tối hôm đó anh tạo ấn tượng khá đấy."
"Thế hả?" anh chồng đan nói.
"Bọn phụ nữ bị kích động . Anh có bao giờ nghĩ...e hèm..."
"Cái gì?" anh chồng đan bối rối hỏi.
"Đàn ông như anh...có nhiều cơ hội lắm đấy". Anh ta nghiêng người về phía anh chồng đan khiến anh này phải lùi lại, né tránh. Hơi thở tay chủ lò bánh bốc mùi bột chua khiến anh chồng đan khó chịu.
"Vợ thằng hàng thịt rất hấp dẫn. Tôi biết chắc thằng chả không có ở nhà. Lên thăm thằng em ở thành phố rồi. Tới đó thử xem."
"Không được đâu," anh chồng đan nói. "Vợ tôi đang chờ tôi ở nhà". Anh chồng đan quay người và bước nhanh. Tay chủ lò bánh bực tức quay về nhà.

Anh chồng đan có tính cả tin, lại chẳng để bụng chuyện gì nên vợ anh ta không hề hay biết có chuyện rắc rối đang nhen nhúm. Chừng một tuần sau, khi chị vợ xấu xí đang hái quả dâu trên hàng rào thì vợ anh thợ may rón rén bước tới.
"Này em yêu quý ơi!" vợ anh thợ may vừa kêu vừa vẫy tay.
"Chuyện gì thế?" chị vợ xấu xí nói.
Vợ anh thợ may giả đò lau nước mắt, nhìn trước nhìn sau, rồi thì thầm, "Em yêu quý ơi, chị đến đây để báo cho em biết chuyện này: chồng em đang đi lại với mấy người đàn bà, em biết chưa?"
"Đàn bà nào?" chị vợ xấu xí hỏi.
Vợ anh thợ may khoát tay. Hình như chị ta không có ý định nói thế.
"Em yêu quý ơi! Đừng tin bọn đàn ông. Họ đều một giuộc như nhau. Chẳng tốt lành gì đâu - đàn ông như chồng em, đàn bà như em- thật đấy."
Chị vợ xấu xí quá tức giận, lấy cái rổ đập chị vợ anh thợ may và chạy đi. Chị vợ xấu xí về nhà, mặc dù biết nhiều chuyện chẳng lành hơn chồng mình và nghĩ mãi về chuyện ấy nhưng vì sợ phật ý chồng nên chị làm thinh.
Vợ anh thợ may giận dữ quay về nhà, trên mặt có nhiều vết xước. Tối hôm đó, tất cả những cặp vợ chồng trong làng nhất trí phải có hành động quyết liệt.

Vài ngày sau, lão thợ đan nghe tiếng gõ cửa, liền mở, và thấy nhiều dân làng đứng ngoài. Ngay lúc đó, vợ anh thợ may bắt đầu khóc nức nở.
"Chuyện gì thế?" lão thợ đan hỏi.
"Chị ấy không có con," vợ anh chủ lò bánh sụt sùi.
"Trai không, gái cũng không," tay thợ may buồn bã nói.
"Chẳng ai chăm sóc họ lúc tuổi xế chiều," tay lò mổ thêm.
"Họ buồn ghê lắm," chủ lò bánh tiếp.
"Thế nên chúng tôi đến yêu cầu..."
"...nhờ lão đan cho chúng tôi một đứa bé. Bằng dây mây."
Và họ cầm một túi vàng đưa ra.
"Được," lão thợ đan nói. "Một tháng sau đến đây."


Vào một ngày thu trời xám xịt, chị vợ xấu xí đang ngồi bên bếp lửa thì nghe tiếng gõ. Anh chồng đan mở cửa và thấy dân làng đứng bên ngoài. Vợ anh thợ may ẵm một cái bọc phát ra tiếng khóc oe oe.
"Cái gì thế?"
"Cái này là do mày tất," tay hàng thịt chỉ vào anh chồng đan và rít lên.
"Đồ bẩn thỉu, người không ra người," tay chủ quán khịt mũi.
Tay thợ may kéo phăng cái mền và chị vợ xấu xí trông tấy một đứa bé đan bằng dây mây. Mắt, mũi giống chồng chị như đúc. Chị khóc rống lên.
" Trời ơi! Hãy nói cái này không phải của anh đi!"
Nhưng anh chồng của chị chẳng nói chẳng rằng, cứ nhìn chằm chặp vào đứa bé. Chưa bao giờ anh trông thấy đồng loại của mình và cảm thấy hết sức xúc động. Trông thấy vẻ mặt của anh, chị vợ nằm lăn trên nền nhà, rên rỉ.
"Đồ thối tha , dơ bẩn. Đồ súc vật," tay thợ may rít lên. Anh ta chụp đứa bé liệng vào trong bếp lửa. Ngay lập tức, anh chồng đan la lên, nhảy ra. Chị vợ xấu xí hét lên, ném cây đèn dầu vào anh chồng đan. Bầu thủy tinh vở và dầu văng tung tóe. Lửa bắt đầu liếm vào ngực anh chồng đan, cháy lên cổ, lên mặt. Anh ta cố dập lửa nhưng ngón tay dính dầu bật cháy. Anh ta rú lên, chạy ra và lao xuống sông.
"Mọi sự diễn ra tốt đẹp," tay hàng thịt thỏa mãn nói.
Dân làng chẳng ai để mắt tới chị vợ xấu xí. Họ về nhà ăn cơm tối. Trên đường về, vợ tay thợ may ném đứa bé đan xuống rãnh nước, lấy chân đạp vào mặt nó và nói, "Đồ ghê tởm."

Hôm sau, chị vợ xấu xí lang thang trên đường, gặp ai chị cũng hỏi, "Chồng tôi đâu rồi?". Thấy mắt chị có vẻ dữ tợn, người ta bỏ đi. Chiều tối, khi đang lang thang không biết nơi đâu, chị nghe có tiếng gì kêu trong rãnh nước. Cúi xuống, chị trông thấy đứa bé mây đan. Nó kêu gào và cố vùng vẫy. Mắt và mũi của nó làm chị nhớ chồng. Chị ôm nó vào lòng và bồng về nhà.

Bấy giờ, lão thợ đan chẳng hay biết chuyện gì đã xảy ra. Một hôm lão chợt nảy ý tưởng nên đi xem hai tạo vật của lão tiến bộ ra sao. Lão vào làng, đến gõ cửa nhà tay thợ may, gặp chị vợ, lão hỏi, "Đứa bé ra sao rồi?". "Ối dào, nó chết rồi," chị vợ trả lời và đóng sầm cửa lại.
Lão thợ đan tiếp tục đi đến nhà của chị vợ xấu xí. Nhà đóng cửa, vườn tược nhếch nhác, cửa ngõ bụi bẩn. Lão thợ đan gỏ cửa, đợi thật lâu vẫn không ai trả lời.
Lão thợ đan thất vọng quay về nhà. Khi đang đi trong bóng tối chạng vạng gần đầm lầy, lão nghe có tiếng gì trong bụi cây bấc. Lúc đầu lão sợ, lấy khăn trùm mặt. Nhưng tiếng kêu hình như đi theo lão, lâu lâu lại rên rỉ. "Ai đó?" lão kêu lên. Một bóng người tã tơi đang lê bước khập khiễng trên đường, trông rất thương tâm. Lão kinh hoàng nhận ra đó là cái phần còn lại của anh chồng mây đan: tay bị lửa thiêu, mặt bị mất. Ngực bị lửa đốt tạo thành những lỗ đen, bắt đầu mục rã. Lão thợ đan khóc rống lên, "Trời ơi, ai làm gì con tôi thế này?" Anh chồng đan không nói được: lưỡi anh ta đã bị mất. Lão mang anh ta về nhà mình. Sáng hôm sau, lão bắt đầu sửa chữa. Càng chữa, lão càng tức giận, "Tao làm ra mầy, lại để cho mầy hư hỏng thế này," lão nói. "Tao sẽ không để cho mầy tới đó nữa."

Anh chồng đan sau một thời gian được chữa lại như mới mặc dù mùi khét vẫn còn. Nhưng vài ngày sau, mốc đen do ẩm bắt đầu mọc. Lão thợ đan rút những sợi mục và thay vào những sợi mới. Nhưng hình như vô ích: anh chồng đan bị mục từ trong ra ngoài. Rốt cục, lão thợ đan đành bó tay.

Không kể đêm hôm khuya khoắt, lão khoác áo và đi băng qua làng, đến nhà chị vợ xấu xí. Trong vườn đầy rác rưởi, chị vợ đang đứng, tay bồng đứa bé. Chị đang hát một điệu ru buồn da diết. Nhìn kỹ, lão thấy nó chính là đứa bé lão đã tạo ra.

Lão thấy cơn giận của mình dịu lại. Bước ra khỏi bóng tối, lão nói, "Chị giữ đứa bé làm gì khi mà chị đã đuổi chồng ra khỏi nhà." Nghe có người hỏi, chị vợ bật khóc òa lên, "Nó là tất cả những gì mà chồng cháu để lại," chị nói sau một hồi khóc lóc. "Dù đây là bằng chứng lừa dối của anh ấy nhưng cháu không nỡ nào để nó chết trong rãnh nước." "Chị ngốc quá," lão nói. "Chính ta đã tạo ra đứa bé nầy, chồng chị chẳng có tội gì."

Vừa nghe xong lời ông lão, chị vợ xấu xí hét lên và chạy ra sông. Ông lão chụp tay chị, ngăn lại, "Khoan đã. Đi theo ta, ta sẽ cho xem cái này."

Chị vợ xấu xí bước theo sau lão thợ đan, vòng qua đầm lầy. Khi trời sáng, chị thấy rõ mặt ông lão có nhiều nét giống đứa bé. Như những người sáng tạo khác, lão đã truyền hình dáng và tính cách của mình vào trong tác phẩm.

Khi họ đến chỗ ở của ông lão, chị vợ xấu xí mở cửa và thấy chồng mình đang ngồi trong bóng tối.
"Lẽ nào chồng của em đây," chị nói. "Anh đã chết rồi. Chính em đã giết anh rồi mà!"
"Anh đã được tạo ra để dành cho em", anh chồng đan nói. "Nhưng em lại vứt anh đi."
Chị vợ khóc òa lên và quỳ xuống, gục đầu vào chân chồng.

Vài ngày sau, dân làng ngạc nhiên thấy lão thợ đan đứng trước nhà thờ.
"Lão có chuyện muốn nói với các người," lão nói. "Ta sắp nghỉ hưu. Nhưng trước khi nghỉ hưu, ta muốn làm một kiệt tác - một cô gái bằng mây đan. Nếu muốn, các người sẽ được phép sở hữu cô ta. Nhưng các người phải cho lão quà để lão nghỉ hưu. Bất cứ ai mang quà có giá trị nhất sẽ được phép sở hữu cô ta." Nói xong, lão quay lưng và đi về đầm lầy.
Khi lão vừa đi xong, dân làng bắt đầu xầm xì.
"Thằng chồng mây đan cao ráo và phong nhã quá đi chứ!"
"Nó làm việc siêng năng quá chứ lỵ?"
"Anh ta không đẹp trai nhưng biết chiều vợ đấy chứ?"

Hôm sau, dân làng tuyệt đối không ai nói mình thích cô gái đan, nhưng bắt đầu có kế hoạch. Đàn ông hỏi nhau về giá bò. Đàn bà lén mở hộp đựng nữ trang.
"Thằng chồng đan làm việc như nô lệ, chẳng bao giờ đòi ăn," vợ anh thợ giày nói với chồng. "Mua cho tôi con gái đan ấy để tôi bắt nó làm đầy tớ. Tôi sẽ làm bà hoàng, suốt ngày chẳng đụng đến móng tay."
"Thằng chồng đan không bao giờ cãi cọ với ai, chẳng khi nào to tiếng," tay chủ quán trọ nói với vợ. "Không như bà, giống hàng tôm hàng cá."
"Thằng chồng đan chẳng mỏi mệt, nhức đầu," anh hàng thịt nói với anh chủ lò bánh. "Hãy tưởng tượng xem..."
"Này em, cho chị mượn ít tiền," vợ anh thợ giày nói. "Chị cần mua đồ lót mới."
"Không được đâu," vợ anh thợ rèn nói. "Em đã mua thuốc hết rồi. Con em đau nặng lắm."
"Trả món tiền mầy còn nợ tao ngay đi," anh hàng thịt nói với anh thợ may đang thuê nhà mình.
"Lâu nay có may vá gì được đâu," anh thợ may nhỏ nhẹ. " Em sẽ trả bác nay mai thôi."
Anh hàng thịt lên phố thuê luật sư đuổi anh thợ may khỏi nhà mình. Anh thợ may dẫn vợ đến thuê nhà anh thợ giày.
"Ông định dùng cái nhà trống vào việc gì?" vợ anh hàng thịt hỏi chồng.
"Chẳng làm gì cả," anh hàng thịt nói, bụng nghĩ đến chỗ ở cho cô vợ bé.
Vợ anh hàng thịt đánh nhau với vợ anh thơ may ngoài chợ, về nhà mặt sưng bầm. Trong quán, không ai nói gì, chỉ len lén nhìn nhau.
Tay luật sư vẫn chưa về làng. Người ta đồn vợ anh thợ may đang muốn ly hôn. Vợ anh chủ quán trọ kêu cảnh sát bắt chồng khi thấy cầu thang có bôi mỡ.
Tóm lại, lúa không ai gặt, bò không ai vắt sữa, bếp lò không ai dọn. Cả làng đang bị ám.

Thế rồi một ngày lão thợ đan đến, ngồi bên hông nhà thờ. Dân làng mang quà tới. Đầu tiên anh thợ may mang một cái áo bành tô đắt giá. Kế đến, anh thợ xay xát mang một chục bao lúa. Anh chủ lò bánh mang một cái bánh cực kỳ ngon. Anh thợ mộc mang một bộ bàn ghế. Anh xà ích mang một con ngựa to khỏe. Vợ anh thợ rèn khệ nệ bưng một miếng pho-mát to cỡ bánh xe. Em họ chị ta, vợ anh thợ may, mang đến một túi vàng.
"Vàng ở đâu ra vậy?" anh thợ may hỏi vợ.
"Mắc mớ chi ông," chị vợ đốp chát.
Vợ chủ quán trọ không có mặt. Chị ta bị trượt chân khi lên cầu thang.
Người cuối cùng là tay hàng thịt. Anh ta bỏ xa những người khác: hai con bò đực, bốn con bò cái và chục con cừu.
Lão thợ đan nhìn quanh rồi nói, "Được rồi. Phần thưởng thuộc về ... anh hàng thịt. Lão mang những thứ nầy về và sẽ mang cô gái đan trở lại."
Tay hàng thịt quá sung sướng đến rớt nước dãi.
"Tôi lấy lại lúa," anh xay xát nói.
‘Không không," lão thợ đan nói. "Đây có phải là mua bán gì đâu". Lão chất hết hàng lên ngựa.

Đáng lẽ ra dân làng phải túm nhau mà đánh lộn nhưng vì họ quá tha thiết muốn trông thấy cô gái đan nên chỉ đứng đó và chờ.

Khi lão thợ đan trở lại thì trời đã nhá nhem tối. Cô gái đan ngồi trên lưng ngựa, mặc áo choàng, đầu đội khăn voan như một cô dâu. Khi cô đi ngang, dân làng ngửi thấy mùi hương ngào ngạt.
Anh hàng thịt đứng trước ngôi nhà trước đây cho anh thợ may thuê. Để chuẩn bị, anh đã nhốt vợ vào trong kho than.
Lão thợ may đưa tay, giúp cô gái đan bước xuống. Anh hàng thịt trố mắt nhìn cô. Cô gái đan thấp và chân đi vòng kiềng, mặt đen và thô nhám. Nhưng tệ hơn, từ đầu đến chân phủ đầy gai.
"Cái quái gì thế này?" tay hàng thịt rít lên.
"À," lão thợ đan nói. "Anh chồng đan được làm bằng cây mây. Mây là cây cao, thân mềm mại, chẳng làm ai đau đớn. Nhưng ta thấy các người không thích, nên ta làm cô gái này bằng cây mận gai. Mận gai thì cứng và đầy gai. Lửa hay nước không làm cô ta chết."

Dân làng có lẽ đã đè lão thợ đan mà đánh nếu cô gái đan không bước ra. Cô ta chụp tay hàng thịt và hôn vào môi anh ta. Tay hàng thịt rú lên. Khi dứt ra được, môi anh ta bị cào xước, máu chảy xuống cằm. Đúng lúc ấy, người ta nghe một tiếng rầm: vợ tay hàng thịt đã thoát khỏi kho than và đang chạy tới. Trông thấy cô gái đan đang hôn chồng mình, chị ta thét lên và đè cô gái đan xuống. Hai người xoắn với nhau, lăn xuống rãnh nước, vừa hú vừa cào.
Ngay lúc ấy, tay luật sư xuất hiện. "Các người chưa làm biên bản sao? Phải kiểm tra mọi dấu vết. Quan trọng lắm đấy," tay luật sư nói.
Dân làng lấy dao của tay hàng thịt, kéo của tay thợ may, xảy rơm của mình, rượt đuổi tay luật sư. Chạy đến khi mệt đứt hơi, họ ngừng.
"Lão thợ đan gian trá," tay lò bánh nói. "Lão lừa bọn ta rồi." Thế là họ quay sang đường khác, nhắm hướng đầm lầy.
Trời đã tối và họ vấp ngã, lỏm bỏm trong bùn, lạc đường và gần bị sa lầy.
Khi đến được chỗ ở của lão thợ đan, họ đốt lửa lên cho sáng. Nhưng lão thợ đan, anh chồng bằng mây đan, chị vợ xấu xí, đứa bé và tất cả hàng hóa của dân làng, hết thảy đều biến mất.

                                                                                        Ursula Wills-Jones
                                                                                     Nguyễn  Khắc Phước chuyển ngữ.