BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

NHÂN LOẠI ANH EM, THÁNG BA HÃY QUA ĐI ! - Thơ Nguyên Lạc


      
                      Nhà thơ Nguyên Lạc


NHÂN LOẠI ANH EM

Không ai là hoang đảo [1]
chúng ta cần có nhau
trong mùa âm khổ nạn
chúng ta cần có nhau
...
Chúng Ta Là Thế Giới [2]
Chúng Ta Cần Có Nhau
(cần thiết - hoàng xuân sơn)

*
"Không ai là hoang đảo
Chúng ta cần có nhau"
Không "địa ngục nhau" đâu [3]
Mở rộng vòng tay nào!

"Chúng ta là thế giới
Chúng ta cần có nhau"
Tứ hải giai huynh đệ
Nhân loại anh em nhau [4]

Nhân sinh lắm khổ đau [5]
Câu Kinh không nhớ sao?
Từ bi và bác ái
Hãy buông bỏ con dao!

"Không ai là hoang đảo"
Tặng lời thương cho nhau
Niệm Nam mô Amen!
Bonjour Hello nào!

                     Nguyên Lạc

….............

[1]  No Man Is An Island, thi ca – John Donne
[2] We Are The World, ca khúc tương tế viết bởi Micheal Jackson và Lionel Richie - 1985
[3]  L' enfer, c'est les autres - J Sartre
[4] Lời Chúa
[5] Lời Phật

SÀI GÒN NHỮNG NGÀY CÁCH LY - Thơ Nhật Quang


      
                     Nhà thơ Nhật Quang


SÀI GÒN NHỮNG NGÀY CÁCH LY
               (Thơ vui gởi bạn bè )

Sài Gòn đại dịch Corona
Phố phường vắng bước chân qua ngỡ ngàng
Lòng người ray rứt ngổn ngang
Nhìn nhau rưng rức, buồn man mác buồn
Cà phê quán đóng cửa luôn
Bạn bè dăm đứa giờ còn mình ta
Hết rồi rượu quán la đà
Cách ly tại chỗ kẻo mà rủi ro…
Ở nhà quanh quẩn buồn xo
Vào ra thơ thẩn, thẩn thơ một mình
Giá giờ mà có người tình
Cũng yêu qua máy* xập xình tí thôi
Nghĩ ra mà thấm sự đời
Nghĩa tình bè bạn, con người với nhau
Cầu mong đại dịch qua mau
Yêu thương nối kết đẹp màu thắm tươi
Chung tay dập dịch ai ơi!
Luôn luôn phải nhớ Cồn thời rửa tay
Đi đâu nhớ phải về ngay
Khẩu trang bịt kín không lây Cô- nà
Chắc ăn thôi cứ ở nhà
Có gì xơi đấy thế là khỏi lo.

                                 SG- 4/3/2020
                                  Nhật Quang

* máy (điện thoại)

CHUÔNG GIÓ - Thơ Lê Phước Sinh


        
                      Nhà thơ Lê Phước Sinh


CHUÔNG GIÓ

Anh biết tình yêu sắp ghé qua
Em sẽ đến
số điện thoại 0946... phía sau dòng Tin nhắn
ngân nga
như gió thoảng vờn nhánh mây trên trời
lang thang chẳng màng định hướng
chiếc Chuông Gió bên cửa sổ chiều nay
lại leng keng
cười cợt buồn vui.

                                             Lê Phước Sinh

VỀ “NGƯỜI TÌNH THÔN VỸ ” CỦA HÀN MẶC TỬ: HOÀNG THỊ KIM CÚC - Phan Thanh Tâm

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2015/02/17/ve-nguoi-tinh-thon-vy-cua-han-mac-tuhoang-thi-kim-cuc/


      Hoang-Thi-Kim-Cuc-11230
                         Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989)


        CÔ GÁI HUẾ THỜI TIỀN CHIẾN
                                                Phan Thanh Tâm

Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này có bóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), người tình trong mộng của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Cô còn là “Chị Cả” của tất cả anh chị em gia đình Phật tử  ba miền đất nước và Cô còn để lại một di sản văn hóa cho thế hệ mai sau: hai bộ sách nổi tiếng "Những Món Ăn Nấu Lối Huế"; "Cách Nấu Chay".


  


     

Bài thơ "Ở Đây Thôn Vỹ Dạ", được Hàn Mạc Tử viết từ năm 1939, đã đưa địa danh Vỹ Dạ và mối tình đầu của một thi sĩ tài hoa nhưng mệnh yểu vào văn học sử. Đó là một kỷ niệm của một mối tình trong trắng, thanh cao và bất diệt giữa hai tâm hồn khác tôn giáo. Cô Hoàng Thị Kim Cúc, người đẹp trong cuộc, đã xác nhận như vậy. Tuy thế, vẫn có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi trong hơn nửa thế kỷ qua đã viết về chuyện tình Hàn Mạc Tử + Kim Cúc không trung thực, “có khuynh hướng liêu trai hóa”. Vì vậy, gần đây mới có cuốn "Lá Trúc Che Ngang Chuyện Tình Của Cô Tôi " ra đời ở Huế.
Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cựu Giáo sư Anh Văn trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn trước 1975, hiện định cư ở Maryland, năm 2013 đã cho xuất bản cuốn sách dày 198 trang nhân 100 năm sinh nhật của cô mình, để phản bác các sai trái. Sách còn cho thấy chân dung của cô Kim Cúc. Tác giả Quỳnh Hoa đã mất 10 năm tra cứu tài liệu sách báo; đã về Huế nhiều lần để tham khảo thư từ mà cô mình để lại. Cô Kim Cúc bị hôn mê sau một tai nạn giao thông ở Saigon và qua đời ở Thôn Vỹ. Đám tang của cô ở Huế, ngày 15 tháng 2 năm 1989, được xem như  một trong vài đám tang lớn nhất từ trước tới nay.

han-mac-tu-6

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

SỬ VIỆT CHO CHÁU - Lê Nghị

Để định hướng vấn đề nguồn gốc người Việt và tiếng Việt theo tiêu chí : trung thực- dân tộc - nhân văn, bổ sung cho bài số 1 mở đầu, chúng tôi xin trích một đoạn biên khảo khá dài, nhưng thiễn nghĩ cần thiết truyền đạt cho trẻ em khi giảng sử.

           
                          Tác giả Lê Nghị 


           SỬ VIỆT CHO CHÁU

Theo luận thuyết thiên di chủng tộc tự nhiên (out of Africa: rời khỏi châu Phi) và di dân nhân tạo kéo theo biến đổi ngôn ngữ thì:
- Chủng tộc Việt là hậu duệ của Nam Á.
- Chủng tộc Hoa nam ( M122) là hậu duệ người Việt cổ (M175)
- Chủng tộc Hạ là hậu duệ của chủng Việt Hoa nam và chủng Mongoloid. (M122+M174)

Dẫn tới:

 - Tiếng Hoa Nam là hậu duệ của tiếng Việt bao gồm cả lời nói và chữ viết.
 - Tiếng Trung ngày nay là hậu duệ của tiếng Việt Hoa Nam và tiếng của tộc Hạ. Trong đó tiếng Việt Hoa Nam chiếm đến 80%
- Tiếng Việt ngày nay bao gồm cổ ngữ và kim ngữ. Kim ngữ, tiếng Nôm hay thuần Việt là bộ phận tiếng Trung ngày nay không sử dụng.
- Cổ ngữ Việt là tập hợp giao của tiếng Việt và tiếng Trung (tức ngày nay ta gọi Hán- Việt, bị hiểu lầm là gốc từ Hán. Sự thật thì đa phần là ngược lại). Nói cách khác tiếng Việt ngày nay có cổ ngữ, kim ngữ và một phần rất nhỏ Hoa ngữ. Quá trình ngàn năm nô lệ và giao lưu văn hoá người Việt cũng có sử dụng một ít Hoa ngữ có nguồn gốc người Hạ là không thể chối cãi.

ĐÀN BÀ KHÔNG BAO GIỜ CŨ - Thơ Châu Thanh Thủy


   
               Nhà thơ Châu Thanh Thủy


ĐÀN BÀ KHÔNG BAO GIỜ CŨ

Đừng tự nhủ mình đã cũ
Dù cho năm tháng mỏi mòn
Tóc mây không còn buông rủ
Làn môi cũng nhạt màu son

Tình xưa mấy lần khép lại
Buông tay mình đã không còn
Lời hứa bên nhau mãi mãi
Đã thành câu chuyện cỏn con

Đàn bà lại tìm hạnh phúc
Nâng niu từng chút ấm nồng
Biết rằng trong nhiều khoảnh khắc
Thấy mình tay nắm bàn không

Đàn bà không bao giờ cũ
Dù cho môi thắm không còn
Dù cho mắt tràn lệ nhỏ
Trái tim vẫn một màu son!

            Châu Thanh Thủy
               2 - 4 - 2020

NHÀ “ĐIÊN” Ở ĐÀ LẠT GÂY SỐT TRÊN BÁO NƯỚC NGOÀI

Sự quái dị và đặc biệt của Crazy House đã được nhiều tạp chí nước ngoài bình chọn là một trong những ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới.

                 Crazy House - một trong nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng tại Đà Lạt.

Tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng (TP. Đà Lạt), “Ngôi nhà quái dị” (Crazy House) hay biệt thự Hằng Nga được nhiều tờ báo nước ngoài dành sự khen ngợi về ý tưởng sáng tạo.

“Hoang dã, kỳ lạ, tuyệt vời”... là hàng loạt cơn mưa lời khen dành cho bà Đặng Việt Nga (79 tuổi) - tác giả của ngôi nhà độc nhất này.

Kiến trúc khác lạ, có phần “quái dị” của công trình này thu hút rất đông khách Tây đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: @liz.and.dav

KHÁM PHÁ MŨI TÊN BA CẠNH CỦA “NỎ THẦN” LIÊN CHÂU CAO LỖ


               

Trong hội thảo "Danh tướng Cao Lỗ thời dựng nước", PGS Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học) chia sẻ, vùng đất Cổ Loa là vùng của truyền thuyết xung quanh nước Âu Lạc và An Dương Vương. Càng ngày các nhà khoa học càng thấy rõ trong đám mây mờ tỏ của truyền thuyết đã le lói sự thật lịch sử. Những cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã có những minh giải khoa học về một thời đầy biến động lịch sử này.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

ĐƯỜNG CÁI QUAN QUA ĐẤT BÌNH THUẬN THUỞ XƯA - Phan Chính


         


Lịch sử con đường thiên lý nối từ Bắc vào Nam, đi ngang qua đất Bình Thuận từ buổi đầu hình thành vẫn còn là những điều thật kỳ thú đối với thế hệ sau này. Qua các thời kỳ có nhiều tên gọi khác nhau, đường quan lộ, đường hạ đạo, đường quan báo, đường cái quan… có một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển, mở mang đất nước từ giữa thế kỷ XI thời Lý Thái Tông (1028 -1054). Trên lãnh thổ Bình Thuận, phải liên hệ lại từ giữa thế kỷ XVII, người Chăm đã biết mở đường mòn, sử dụng voi làm phương tiện vận chuyển trong khai thác tài nguyên vùng rừng và biển miền Trung.

BUỒN TRONG NỖI NHỚ ! - Thơ Dũng Nguyên, nhạc Nguyễn Xuân Mai, ca sĩ Ngọc Mỹ trình bày


  


      


 

VIDEO CLIP TRANH TỐ NỮ - La Thuỵ, Trần Nhàn, Minh Tiến


    


TRANH TỐ NỮ           

Người đứng đó vai gầy tóc liễu rũ           
Môi bồng bềnh chao cánh võng nghiêng lơi           
Mắt thẳm đọng sóng hồ thu nhẹ vỗ           
Chớm u hoài mộng tỏa vút ngàn khơi          

Thân đọng gió lung linh ngàn phấn bướm          
Dưới sương mờ diễm ảo nét mi lay          
Xiêm áo mỏng ủ men tình thắm đượm          
Tiếng hồ cầm huyền hoặc dáng liêu trai          

Ta níu mộng để lòng hoài phơi mở          
Thoáng ơ thờ, tình vẫn mãi đong đưa          
Trăng xế bóng, thời gian đành hẹn lỡ          
Cung tơ trầm đồng vọng nuối âm thừa.

                                               La Thụy


        

Thơ: La Thuỵ.                 
Nhạc và hoà âm: Trần Nhàn.               
Trình bày: Ca sĩ Minh Tiến.


    
      

LỜI VỌNG CHÂN MÂY - La Thuỵ, Nhã My, Trần Nhàn cùng quý thi hữu

Bài thơ  LỜI VỌNG CHÂN MÂY tôi viết, sau khi đọc tập thơ HÁT GIỮA RỪNG CHIỀU do nhà thơ Đinh Hồi Tưởng tặng. (Đinh Hồi Tưởng là bút danh của thượng toạ Thích Tấn Tuệ, trụ trì chùa Thanh Trang Lan Nhã - còn được gọi là chùa Đây - cạnh con suối Đó khá thơ mộng ở thị xã La Gi, Bình Thuận). Bài thơ này, không ngờ được khá nhiều thi hữu vui họa. 

             
                 Từ trái sang:
                   Nhã My, La Thụy, Thích Tấn Tuệ, Kha Tiệm Ly


                 LỜI VỌNG CHÂN MÂY
                 (Cảm đề "Hát giữa rừng chiều" của ĐHT)

                 Non thiền lắng bợn sắc không
                 Suối nguồn lờ lững một dòng chân như
                 Hương Tây phương giũ phù hư
                 Thoát trùng bể khổ Thuyền Từ phiêu diêu
                 Hòa mình cùng chốn tịch liêu
                 Chuông mai Suối Đó, kinh chiều Chùa Đây
                 Thì thầm lời vọng chân mây
                 Rừng chiều ai hát riêng tây vô thường
                                                              La Thuỵ

                                  HOẠ:

                 1/
                 LỜI VỌNG CHÂN MÂY

                 Lắng lòng nuôi dưỡng tâm không
                 Vui cùng tuế nguyệt thuận dòng chân như
                 Sắc hồng mây thả phù hư
                 Hoa trôi suối bạc hiền từ phiêu diêu
                 Đâu quang đãng, đâu tịch liêu
                 Sắc không, không sắc những điều đó đây
                 Cuốn theo cơn gió đùa mây
                 Ngàn sao bóng nguyệt lắt lay vô thường
                                                                   Nhã My

                 2/
                 LỜI VỌNG CHÂN MÂY

                 Tâm thiền từng trải sắc không
                 Hữu thân hữu động lội dòng chân như
                 Lý tìm chân lý thực hư
                 Xả thân mới có hồn từ phiêu diêu
                 Khi rậm rực lúc hoang liêu
                 Vòng xoay nhật nguyệt sớm chiều là đây
                 Buồn vui trắng tải ngàn mây
                 Hạc vàng để lại lầu tây y thường
                                                  Võ Sĩ Quý 
                                       
                 3/
                 VÔ THƯỜNG

                 Hồng trần sắc lập dị không
                 Cuộc đời vốn dĩ là dòng chân như
                 Tịnh tâm mặc lẽ thực hư
                 Tạm rời bể khổ hồn từ phiêu diêu
                 An nhiên giữa chốn cô liêu
                 Ươm vần gieo ý vui nhiều từ đây
                 Thả hồn theo gió cùng mây
                 Sầu như tan biến ngất ngây vô thường
                                                               Clover

                 4/
                 VỌNG TỪ HƯ KHÔNG
          
                 Lòng trần đón gió hư không
                 Đường trần vô trước suối dòng như như
                 Cõi trần sạch bóng phù hư
                 Tây phương: Bến đó, thuyền từ tiêu diêu
                 Đất trời đâu chốn hoang liêu
                 Tâm bình ý tịnh sớm chiều: Chùa đây
                 Gió yên biển lặng quang mây
                 Bát phong bất động phương tây: Tâm thường   
                                                                Lê Văn Thanh

                 5/
                 SUY NIỆM BIỂN TÌNH

                 Đường trần ảo mộng có, không
                 Tâm hồn hướng thượng chung dòng sông như
                 Trái tim nhân ái nào hư
                 Mênh mông sóng vỗ biển Từ phiêu diêu
                 Sắc hồng nhân thế cô liêu
                 Bổng nghe tiếng vọng về chiều đâu đây
                 Biển tình tỏa sáng trời mây
                 Tâm linh suy niệm đẹp thay vô thường.
                                                             Đức Hạnh
                                                              4.7.2016

HỒ CẦM - Thảo Nguyên, La Thuỵ, Hải Đăng, Võ Công Diên, Thuỳ Dương


Bài thơ lục bát bình thanh  HỒ CẦM của La Thuỵ được nhạc sĩ Thảo Nguyên đồng cảm và phổ nhạc, ca sĩ Thuỳ Dương trình bày, Võ Công Diên phối âm, Hải Đăng tạo video clip. Xin mời cùng thưởng thức!


    



HỒ CẦM     

Vang đêm thanh hồ cầm ngân     
Trăng ngà giăng tơ cung trầm buông lơi     
Lâng lâng tình đang lên khơi     
Hồ, xừ, xang… lòng chơi vơi canh dài     
Mơ hồ hồn xưa liêu trai     
Mồ thu hoang vu chừ ai u hoài     
Vương mang chi, đàn ngân dài     
Lưu dư hương… ồ trang đài về đâu     
Tương tư sao, đàn dâng sầu     
Say men nồng hay say màu thời gian     
Vời chân mây, nhòa non ngàn     
Bâng khuâng heo may, mơ màng hơi thu     
Ai phiêu diêu trong sương mù     
Người muôn năm… từ thâm u quay về     
Trần gian kia còn si mê?     
Hồ cầm cao cung, thương hề niềm xưa     
Rơi rưng rưng từng âm thừa     
Sao trời lung linh đường tơ chìm dần                                                                                  

                                            La Thuỵ



      


Thơ: La Thụy.
Nhạc: Thảo Nguyên.
Ca sĩ trình bày: Thùy Dương.



    


* Trang phim.datdung.com cũng đăng tải videoclip này :

http://phim.datdung.com/2013/11/ho-cam-tho-la-thuy-nhac-thao-nguyen-ca.html
       

HỘI CHỨNG CÁ THÁNG TƯ - Truyện vui của Ái Nhân




    HỘI CHỨNG CÁ THÁNG TƯ

 Bảnh mắt Hắn đang sửa soạn đi đánh cầu lông thì điện thoại reo. “Gọi ra để ‘tỷ thí’ chứ giề...(lại Thắng Béo đây)”! – Hắn nghĩ vậy, xỏ nốt chiếc tất vào chân phải rồi mới bấm điện thoại để nghe máy.
   - A lô....
   - Ông... à, hôm nay sang Hồ Tây câu đi! – tiếng gọi sang sảng, chắc Lão Trọc có điều gì vui lắm đây?
- Ờ đi, hôm nay mình phải câu con Cá to nhất Hồ Tây nhé!
Hắn cất vợt rồi đi ra cổng...
Lão Trọc và Hắn chọn một vị trí đẹp dưới bóng liễu xum xuê bên bờ Hồ Tây (Chỗ gần nhà hàng mà năm ngoái hội Off linai mùa thu tụ hội. Nơi mà bọn con gái và Thanh Quế Hoa chụp ảnh làm dáng bên cây liễu năm trước đó)

CHIỀU SAY - Thơ Lê Kim Thượng


       
                 Nhà thơ Lê Kim Thượng


CHIỀU SAY

(Giải thưởng “Tác phẩm hay”
Văn học nghệ thuật Đồng bằng Sông Cửu Long)

Ngày đáo xứ em buồn dễ sợ
Nơi đây mù mịt khói quan biên
Chiều say chợt nhớ về phố chợ
Thương ta đời oằn gánh oan khiên

Rừng dựng chân mây rừng u tịch
Đường xa hiu hắt bóng nhạn về
Thời mạt dấn thân lầm Đất Trích
Thương quê nhà lạc nẻo sơn khê

Lâu nay xuôi ngược dòng định mạng
Mỏi vó trăm năm bước thẫn thờ
Núi chắn, rừng ngăn, chiều lãng đãng
Thở một tiếng dài động căn cơ

Lâu riết đâm khùng như trái đất
Cũng vu vơ hết sáng lại chiều
Hát quẩn quanh bài ca tàn tật
Lòng nhớ nhà quyện khói hắt hiu

Buông thân rớt xuống đời khinh bạc
Tráng sĩ buồn thiu một chỗ nằm
Lâu năm sầu dấy lên bát ngát
Về đâu, về đâu, cuộc trăm năm ?

Rượu uống, đôi khi cuồng bất tử
Túm áo người xưa đòi ấn công hầu
Không lẽ suốt đời làm lê thứ ?
Nhớ kiếp xưa, đội mảo mang râu

Thương ta trọn một đời mây nổi
Theo bóng công hầu lắm gian nan
Bây giờ người trốc trơ già cỗi
Vỗ bụng mình thấm ý cười khan !                     

           Nha Trang, tháng  4. 2020
                    Lê Kim Thượng

BẰNG LĂNG THÁNG TƯ - Thơ Trần Mai Ngân


    
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


BẰNG LĂNG THÁNG TƯ

Tháng Tư Bằng Lăng tím cả trời
Đâu có biết cuộc đời khốn khó
Corona chập chờn đe dọa
Bao con người cuộc sống bất an...

Tháng Tư Bằng Lăng vẫn huy hoàng
Màu chung thuỷ cũng là thương nhớ
Đâu biết bao điều đang lỡ dở
“Off” nhà hàng, trường học... vui chơi...

Bằng Lăng cứ nở, cứ chơi vơi
Đâu hề biết đời đang phân cách
Corona đến từng ngõ ngách
Làm nguy nan lắm cảnh trái ngang...

Tháng Tư Bằng Lăng nở bình an
Đâu biết lòng em hoang mang lắm
Cung đường nào cho đời yên ắng
Có anh em đón nắng bình minh...

Tháng Tư Bằng Lăng của chúng mình
Em khẽ nói : tình yêu bất tận
Tháng tư Bằng Lăng... em hờn giận
Vì cớ gì... lận đận đời nhau!

                              Trần Mai Ngân

LÒNG CỨ TƯỞNG, LÒNG THẬT BÌNH YÊN, LỜI KINH BUỒN CHUỘC TỘI - Thơ Lê Văn Trung


       


LÒNG CỨ TƯỞNG

Lòng cứ tưởng ngày mưa cùng tháng nắng
Đã vạn lần hò hẹn với trăm năm
Ai ngờ được mưa mịt mù vô tận
Để nắng tàn vàng cả giọt sương tan

Lòng cứ tưởng trời kia và đất nọ
Là thiên thu nghìn kiếp bất phân ly
Ai ngờ được bên vực đời sinh tử
Đất và trời tàn cuộc bỏ nhau đi

Lòng cứ tưởng trăng nghìn thu vẫn khuyết
Để chờ nhau mầu nhiệm buổi trăng rằm
Ai ngờ được nỗi lòng trăng tận nguyệt
Để đò chiều lặng lẽ một dòng sông

Lòng cứ tưởng, ôi lòng tôi cứ tưởng
Trái tim người còn nhịp đập trong tôi
Ai ngờ được chỉ là cơn ảo mộng
Chỉ là nguồn khát vọng cháy khôn nguôi.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

NHÂN DUYÊN “TIỀN ĐỊNH” CỦA HỒ QUÝ LY VÀ CÔNG CHÚA HUY NINH QUA HAI VẾ CÂU ĐỐI


              Hồ Qu‎ý Ly lấy được công chúa Huy Ninh nhà Trần chỉ nhờ một vế câu đối…


Hồ Qu‎ý Ly, trước có tên là L‎ý Qu‎ý Ly, tự là L‎ý Nguyên, sinh năm 1335. Theo gia phả họ Hồ, Qu‎ý Ly vốn dòng dõi xa của Hồ Hưng Dật, vốn người Chiết Giang, Trung Quốc, sang làm Thái thú Diễn Châu (Nghệ An) thời Hậu Hán.

Ông có 2 người cô được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ của hai vua Trần.

Vì vậy, khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, vua đã rất tín nhiệm và cất nhắc ông từ chức Chi hậu Tức cục Chánh chưởng lên Khu mật Đại sứ rồi lên Tiểu tư không, tiến phong Đồng bình chương sự, gia phong đến Phụ chính Thái sư nhiếp chính, Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, Quốc tổ Chương hoàng. Sau đó ông cướp ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, truyền ngôi cho con là Hán Thương.