BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI - Trần Mạnh Hảo


                 
                                     Nhà thơ Trần Mạnh Hảo


          PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
                                                                          Trần Mạnh Hảo

Sau vụ “Nhân Văn giai phẩm” (1955-1957), Phùng Quán (1932-1995) bị đuổi khỏi quân đội, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị kiểm điểm quy tội đại phản động vì dám viết bài thơ “Lời mẹ dặn” in trên báo “Nhân Văn” năm 1956 và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” viết năm 1957 cũng in trên báo “Nhân Văn”; cả gan dám quần tam tụ ngũ với bọn “đại phản động, đám chống đảng dòi bọ xấu xa, đám hút xách, đĩ điếm gián điệp cho Mỹ Diệm” (lời thóa mạ của báo “Nhân Dân”) gồm : Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Trần Đức Thảo…Xin chép ra đây tên của “đám phản động chống đảng” :
Một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào “Nhân Văn giai phẩm”, hoặc không tham gia nhưng từng viết bài đăng trên báo của phong trào này [8]
• Hoàng Yến
• Huy Phương
• Hữu Loan
• Hữu Thung
• Lê Đại Thanh
• Lê Đạt
• Nguyễn Bính
• Nguyễn Hữu Đang
• Nguyễn Mạnh Tường
• Nguyễn Thành Long
• Nguyễn Tuân
• Bùi Xuân Phái
• Cao Xuân Huy
• Chu Ngọc
• Đào Duy Anh
• Đặng Đình Hưng
• Đỗ Đức Dục
• Hoàng Cầm
• Hoàng Công Khanh
• Hoàng Huế
• Hoàng Tích Linh
• Hoàng Tố Nguyên
• Nguyễn Văn Tý
• Như Mai
• Phan Khôi
• Phan Vũ
• Phùng Cung
• Phùng Quán
• Quang Dũng
• Sĩ Ngọc
• Thanh Bình
• Thụy An
• Trần Công
• Trần Dần
• Trần Duy
• Trần Đức Thảo
• Trần Lê Văn
• Trần Thiếu Bảo
• Trần Thịnh
• Trương Tửu
• Tử Phác
• Văn Cao
• Vĩnh Mai
• Xuân Sách
• Yến Lan

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          


      BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT
                                                                                  Phan Chính

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.

THẾ NÀO LÀ BÌNH YÊN - Trần Mai Ngân


      
                                  Tác giả Trần Mai Ngân


          THẾ NÀO LÀ BÌNH YÊN

Thế nào là bình yên?
Khi bạn được sống trong yêu thương, trong hạnh phúc và trong sinh hoạt bình thường thì tâm bạn không sầu lo, không đau khổ đó mới thật sự là bình yên.

Người ta hay nói hay viết những câu hoa mỹ “bình yên từ tâm”... Tôi không nghĩ thế!
Nếu bạn đang gặp khó khăn, hoạn nạn, mất mát, bệnh hoạn... thử hỏi tâm sao tự bình yên được. Lúc đó, người yếu đuối thì đau khổ, tuyệt vọng khóc than có khi lại buông trôi theo số phận... Người bản lĩnh thì chịu đựng đè nén và tìm lối thoát bằng nhiều cách và họ cố đứng vững, cố bước qua, cố giữ lòng không bi luỵ gục ngã... Tâm lòng lúc ấy cũng đau, cũng tan nát... chứ sao mà “bình yên từ tâm” được. Thế cũng là đã hay lắm rồi!

“BỖNG”, “NHƯ”, “LÀ”… NHỮNG ĐIỀU TÔI YÊU VÀ KHÔNG YÊU - Phan Quỳ

  
               
                              Tác giả Phan Quỳ


“BỖNG”, “NHƯ”, “LÀ”… NHỮNG ĐIỀU TÔI YÊU VÀ KHÔNG YÊU

Cuộc sống vốn dĩ bất thường hằng. Điều đó thì ai cũng biết và phải chấp nhận như là một quy luật để phát triển, nhưng chắc rằng ai trong chúng ta cũng thích những điều ngạc nhiên thú vị hơn là những gì bất xứng ý chợt đến: một tin vui từ xa gởi về, một người bạn lâu ngày bỗng gặp, một thông báo về niềm vui của người thân, một niềm hạnh phúc nho nhỏ do con cháu mang lại, một dòng tin nhắn nhủ hỏi thăm.… hơn là một sớm mai thức dậy bỗng như cổ họng đau rát và thấy mình lại mắc bịnh nữa rồi, hay cơn gió lành lạnh ngoài kia và nghe nhức nhức đâu đó trong cơ thể.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

DẪU CÓ BUỒN CŨNG CHẲNG NHỚ ANH ĐÂU - Thơ Châu Thanh Thủy


     
                       Nhà thơ Châu Thanh Thủy


DẪU CÓ BUỒN
CŨNG CHẲNG NHỚ ANH ĐÂU

Đá vẫn buồn vì biển không là biển
Gió thôi ru lời tình cũ không thành
Sóng khát mãi buổi đầu tiên huyễn mộng
Cát vun chiều để mây chẳng còn xanh

Có lẽ rồi tôi cũng chẳng còn anh
Đôi ngã rẽ con đường đâu chốn hẹn ?
Tình ảo mộng khi không là trọn vẹn
Anh là anh và tôi vẫn là tôi.

Tôi vẫn nhìn vầng mây cũ xa xôi
Sóng khắc khoải đập tan ghềnh ào ạt
Chiều hoang vu, đám thông reo dào dạt
Nhắc tên anh nhưng chẳng gọi tên tôi…

Tôi biết rằng trong bận rộn cuộc đời
Tôi thỉnh thoảng mới nhớ lời yêu cũ
Bản tình mới ngọt hơn lời quyến rũ
Anh chỉ còn là ngọn gió xa xôi
                                 
Anh cũng đừng mong một kẻ như tôi
Coi tình ái là trò chơi dễ chán
Chỉ thế thôi, đến, để đi, ngao ngán...
Dẫu có buồn cũng chẳng nhớ anh đâu...

                                Châu Thanh Thủy

NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ: XIN CÁM ƠN CUỘC ĐỜI VÀ BÈ BẠN… - Kim Cúc


                                                   Nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ

Là một trong năm nhà văn nữ có tiếng ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ là người duy nhất chỉ viết về những nhân vật và bối cảnh rặt chất Nam Kỳ, bằng tất cả vốn sống của một công dân Vĩnh Long thứ thiệt. “Phần lớn cuộc đời tôi kiếm tiền nuôi con bằng việc viết feuilleton trên các nhật báo. Mỗi sáng tôi tới toà soạn, viết tay trên mấy tờ giấy có kẻ ô, đưa nộp cho họ rồi chạy ù sang toà soạn khác, viết tiếp cái feuilleton khác.” – nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ.


NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THỤY VŨ: XIN CÁM ƠN CUỘC ĐỜI VÀ BÈ BẠN…

Mười tác phẩm đã công bố trước 1975 của bà vừa được NXB Hội Nhà văn và Phuong Nam Books tái bản làm hai đợt. Nhà văn Thuỵ Vũ là con gái của một người có cái nhìn phóng khoáng về mọi chuyện – nhà văn Mặc Khải – bà thừa hưởng từ ông thói quen không áp đặt bất cứ điều gì lên người khác, kể cả với con cái trong gia đình.


         
                          Nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ. Tranh: Hoàng Tường

RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ, THÁNG BA NĂM ĐÓ - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc  


RƯỢU CHIỀU LỮ THỨ

Tay nâng chén rượu chiều rơi
Mời ai cạn chén kiếp đời lưu vong?
Mời em. nhan sắc còn không?
Mời tôi. tan mộng trăm năm nỗi sầu!

Hồ Trường biết rót về đâu? [*]
Về đâu rồi cũng một màu tàn phai!

Uống đi! Cạn chén đắng cay
Xé câu thơ cổ thả bay lũng chiều
Tà huy đổ bóng liêu xiêu
"Hồ Trường! Say. tỉnh?"
Hắt hiu đất trời!

Sao không say hở tôi ơi?
Tỉnh chi? Sầu với cỏ cây. Hồ Trường!

..........

[*] "Vỗ gươm mà hát/ Nghiêng bầu mà hỏi/ Trời đất mang mang ai người tri kỷ/ Lại đây cùng ta cạn một hồ trường/ Hồ trường! Hồ trường!/ Ta biết rót về đâu?
                                                         (Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác)

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

HÀO QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER - Lê Tiên Long

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

                                Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier.


HÀO QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER
                                                                               Lê Tiên Long

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.

GIẤC MƠ XANH - Thơ Quang Tuyết


        
                  Nhà thơ Quang Tuyết


GIẤC MƠ XANH

Lạ lùng thay! Giấc mơ XANH
Lời thơ TÍM bỗng ngủ lành trên môi
Ta nghe một khúc xuân ngời
Tô son lên đóa hoa cười thêm duyên
Lạ lùng thay nắng chửa lên
Mà sao hương lạ xông mềm áo xưa?
Dỗi hờn mắt nguýt lời thơ
Tình em đẹp mãi bên bờ lau thưa
Duyên vừa thắm dấu bỗng mờ
Thềm rêu còn đó ngẫn ngơ gót hài
Em về thương giọt nắng phai
Tương phùng điệp khúc xanh hoài trong mơ

                                                Quang Tuyết

GIỚI THIỆU TẬP HỒI KÝ “CHUYỆN ĐỜI TÔI” CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP - Châu Thạch


    


GIỚI THIỆU TẬP HỒI KÝ “CHUYỆN ĐỜI TÔI” CỦA NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
                                                                                      Châu Thạch

     Chắc chắc, rất ít người biết đến bút hiệu nầy vì tác giả không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Chắc chắn, rất ít người biết đến tác phẩm nầy vì tác giả chỉ in 100 quyển dành để tặng cho những người yêu mến mình. Thế nhưng, nếu ai đọc được tập hồi ký nầy thì nước mắt sẽ rơi, rơi vì nhiều cảm xúc:

Thứ nhất:
- Cảm xúc vì một đời người luôn chịu những nỗi đắng cay
- Cảm xúc vì một thời cuộc đã qua trong máu lửa và trong đau thương.

Thứ hai:
- Cảm xúc vì một nhân vật có thật trong hồi ký đã vượt qua mọi chông gai của đời để lớn lên trong tri thức, trong nhân cách của mình, như một bông hoa đẹp nở trên vùng sỏi đá.
- Cảm xúc vì phẫn nộ trước những con người gian ác, rung động trước những tâm hồn nhân đạo. Tất cả đều có thật, diễn ra trong tập hồi ký như một hoạt cảnh trường đời hấp dẫn và lý thú

     Tập hồi ký dài gần 500 trang, gồm có 5 chương và phần kết, 68 tiêu đề, nhà thơ Lang Trương viết lời tựa:

SỐ PHẬN LẠ LÙNG CỦA NỮ HOÀNG ĐẾ DUY NHẤT Ở VIỆT NAM - Trung Sơn

Cuộc đời đầy giông bão của nữ hoàng đế nhỏ tuổi duy nhất ở Việt Nam – người có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng Thái tử nhà Lý, Nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.

     
                      Tượng thờ vua bà Lý Chiêu Hoàng đầu đội miện Kim Khôi, 
                              mình khoác áo long bào ở đền Rồng. Ảnh tư liệu.


SỐ PHẬN LẠ LÙNG CỦA NỮ HOÀNG ĐẾ DUY NHẤT Ở VIỆT NAM

Với 7 chức vị trong đời, Lý Chiêu Hoàng có số phận lạ lùng nhất trong lịch sử Việt Nam và vai trò của bà với vận mệnh quốc gia khá mờ nhạt.

Là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam, song Lý Chiêu Hoàng (Chiêu Thánh) ở ngôi báu chỉ hơn một năm nên sách sử khi viết về bà chỉ đề cập đến với những dòng sơ lược khiến hậu thế ít biết về cuộc đời lắm nỗi truân chuyên của bà.

THƠ LÊ VĂN TRUNG


      


LÊNH ĐÊNH QUA NHỮNG PHẬN NGƯỜI

(Tặng Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn, Phan Xuân Sinh, Phạm Cao Hoàng )

Con sáo bỏ bờ sang bến lạ
Nhớ người hót gọi mãi trăm năm
Nao nao phiền muộn hồn sương cũ
Rơi lạnh buồn ngân một tiếng đàn

Thương bạn phương người mơ cố quận
Tên lính ngày xưa áo bạc màu
Gươm súng rỉ hoen mùi huyết sử
Chôn hoài không lấp kín niềm đau

Thương mẹ mớm con từng hạt gạo
Chong đèn vá mãi những lầm than
Thánh sử tro tàn thâm vết máu
Chân lý rừng hoang rụng lá vàng

Thương cha từng sớm từng chiều mong
Đốt lửa tình soi tận đáy lòng
Không soi nổi mặt phường vô đạo
Chùa đổ oan hồn lạnh miếu hoang

Thương em già muộn nhánh thanh xuân
Đong mãi thời gian bằng nỗi buồn
Nước mắt xé cay hồn cô phụ
Đời em dằng dặc những mùa đông

Thương rừng xưa trụi lá trơ cành
Chim bỏ ngàn vượn hú buồn tênh
Suối khe kiệt sức trơ hồn đá
Núi ngậm ngùi đau khóc phận mình

Thương bến đò ngang quạnh quẽ chiều
Gió tàn đông sông nước đìu hiu
Xác xơ quán vắng người đi biệt
Ly xứ buồn theo những bước Kiều

Ôi thương cây khế đứng sau hè
Hoa tím rụng thầm theo gió bay
Áo tím ngày xưa hoa khế tím
Bây giờ hoa rụng áo xưa phai?

Thương bạn bỏ tình xa, viễn xứ
Thương cha thương mẹ đất vùi sâu
Thương em bèo giạt trăm dòng lạ
Cây khế buồn nghe đứng cúi đầu

Thương ta con nước không dòng chảy
Quanh quẩn trăm năm bãi sậy già
Xào xạc gió oan hồn gọi mãi
Còn như hoài vọng bến bờ xa

Thương ta thương nỗi đời lưu lạc
Lưu đày trên chính đất quê hương
Bạn bè dăm đứa còn hay mất
Một kiếp mười phương vạn nẻo đường

Thương ta thương nửa đời dang dỡ
Chữ nghĩa eo sèo buổi chợ tan
Chút nợ văn chương không trả nổi
Mong gì kết cỏ nghĩa trăm năm

Không muốn cũng đành như vong bội
Hổ với người xưa thẹn với lòng
Xơ xác bão đời giăng bốn phía
Ta còn nhìn rõ mặt người không?

                             Lê Văn Trung
                                  1985
                   

ĐI QUA NGÀY CŨ - Thơ Trần Mai Ngân


   
                  Nhà thơ Trần Mai Ngân


ĐI QUA NGÀY CŨ

Gỡ bỏ tờ lịch cũ
Ngày xưa cũng đi qua
Cảm ơn những nhạt nhoà
Đã nuôi ta lớn dậy...

Nỗi buồn không che đậy
Cứ phơi ra trong thơ
Tất cả là ước mơ
Rồi mai ta tỉnh giấc

Những được còn hay mất
Rồi cũng an yên thôi
Hãy mỉm cười với tôi
Đón bình minh hạnh phúc

Hãy nhận những lời chúc
Từ những messenger
Nào đâu phải tình cờ
Là chắt chiu nuôi giữ

Hãy là đoá vô thường
Tặng cuộc đời sắc hương
Không vì ai mà nở
Nên héo úa chẳng vương...

Gỡ bỏ tờ lịch cũ
Hãy là ta hôm nay
Yêu thương trong mỗi ngày
Năm cũ rồi phôi phai!

                   Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

NUÔI CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY - Đặng Xuân Xuyến


     


         NUÔI CÁ CẢNH THEO PHONG THỦY

Bể cá cảnh có nước là yếu tố thủy trong phong thủy học, có tác dụng điều hòa âm dương, tăng cường sinh khí và có thể thúc đẩy khí cát hoặc khí hung nên cách bài trí bể cá vô cùng quan trọng.

Nếu bài trí phù hợp với phong thủy thì tài lộc chảy đến, phát tài chẳng mấy chốc, còn ngược lại thì tài vận sẽ liên tục bị tán tài, suy giảm.

Theo kinh nghiệm dân gian thì người có bát trạch thiếu thủy, hợp thuỷ thì nên nuôi cá cảnh, còn người có bát tự kỵ thủy thì không nên nuôi cá cảnh. Nếu nuôi cá cảnh thấy có tác dụng thúc đẩy tài vận hưng vượng thì nên nuôi, ngược lại thấy gia vận ngày một suy đi thì nhanh chóng không nuôi cá cảnh nữa.

COVID MƯỜI CHÍN – Đức Hạnh & Thi Hữu


    


COVID – MƯỜI CHÍN

C o vòi lại, ít ăn chơi..!
O ng hoa, vũ điệu… chớ mời ghé qua
V iệc làm sạch sẽ trong nhà…
I n dòng phòng dịch: phòng xa, tránh gần…
D uy trì phòng bệnh muôn dân
Mười điều [*] thực hiện ngăn phần dịch lây
Chín vùng chống dịch chung tay…

Đức Hạnh
20 03 2020

[*]
1/ Siêng rửa tay đúng quy trình
2/ Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng…
3/ Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, đeo khẩu trang đúng cách ở nơi công cọng
4/ Tránh tiếp xúc với người có biểu hiện cúm
5/ Tập thể dục, ăn chín uống chín và dủ chất để tăng cường sức khỏe
6/ Sau khi cầm đồng tiền, phải rửa tay
7/ Khi uống bia,.. chớ cụng li, hô hét to, khiến vi rút nhảy vào miệng..
8/ Không tụ tập nơi đông người
9/ Dù thật nhớ nhung, nhưng chỉ hôn gió từ xa thôi!
10/ Cần đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng: sốt, ho, khó thở


BÀI HỌA:


COVID – MƯỜI CHÍN

C ảnh tình dịch, chớ rong chơi..
O bế làm chi lại mời nhiễm qua
V ệ sinh sạch đẹp thơm nhà…
I m re chẳng tụ, hôn xa, chớ gần
D uyên tình cải cách đừng dâng
Mười phương tránh dịch muôn phần khó lây
Chín điều thực hiện liền tay…

Hồng Xuyến
20 03 2020

TỰ SỰ NỖI ĐAU ĐỜI - Phạm Ngọc Thái



                                TỰ SỰ NỖI ĐAU ĐỜI
                                                                                 Phạm Ngọc Thái
                                               
Sau cái mất của người con trai yêu quí ! Đã lâu rồi... mà lòng tôi vẫn không hết đớn đau, mệt mỏi. Phần vì tuổi tác, phần vì nỗi đời ?
Sớm nay ra Hồ Tây, nhìn cảnh sống mọi người đang diễn ra thường nhật – Tôi lại ngẫm ngợi về "đời" trong chốn nhân gian: Nhiều người cũng gặp cảnh đau, chứ đâu phải riêng con mình ? Lại nghĩ đến những nỗi đau mất con của mấy bậc cao nhân, trong kim cổ xưa nay !

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

TIẾN SĨ NGÔ ĐỒNG, NGƯỜI SÁNG LẬP MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATE-DO - Đoàn Cường & Thái Lộc

Nguồn:
https://thantrinhomhue.com/2015/10/01/hue-mot-mien-dat-vo-ky-5-tien-si-ngo-dong-va-mon-phai-moi/

     
              Võ sư Ngô Đồng, người sáng lập môn phái cương nhu karate-do 
              Ảnh: Đoàn Cường

TIẾN SĨ NGÔ ĐỒNG, NGƯỜI SÁNG LẬP MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATE-DO
                                                                    Đoàn Cường – Thái Lộc

Có bề dày gần 50 năm phát triển, môn phái cương nhu karate-do phát tích tại Huế giờ đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới.

     
          Màn biểu diễn võ thuật của võ sinh cương nhu karate-do – Ảnh: Đoàn Cường

Người mang môn phái này ra với thế giới chính là tổ sư Ngô Đồng (1937 – 2000).
Ông là một võ sư tài hoa, uyên bác và được một thành phố tại Mỹ dành riêng một ngày để vinh danh ông.

LA GI, ĐỘNG TRẮNG BÊN CỬA BIỂN BA ĐĂNG - Phan Chính


           


           LA GI, ĐỘNG TRẮNG BÊN CỬA BIỂN BA ĐĂNG

         Dọc dài 28 km bờ biển thị xã La Gi còn lạc lõng một phần đất rộng khoảng năm mươi mẫu nhưng được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh quan lạ lẫm và thơ mộng. Ba phía là bờ biển hoang sơ và đồi cát cao nghiêng bóng xuống dòng sông đầy cây xanh quyến rũ. Đó là Động Trắng, một địa danh gắn liền với bao truyền thuyết và lưu dấu cư dân ngày xưa, nằm bên bờ tả ngạn cửa tấn Ma Ly (Sông Phan) và phía hữu ngạn là làng chài Ba Đăng (thôn Hiệp Thành, xã Tân Hải). 

THƯ TÌNH TRÊN LÁ - Thơ Ngô Quý Lành


    
                  Nhà thơ Ngô Quý Lành


THƯ TÌNH TRÊN LÁ

... Khắc tình
lên chiếc lá non.
Lời yêu ướp mật…
khi còn xuân xanh.
Gió thu…
hiu hắt lay cành.
Lá vàng gói cả…
tình anh úa nhàu.
Tàn thư rơi…
đắm vũng sầu.
Sông Tương ngắt nghẽn…
hai đầu… hoang vu...

               Ngô Quý Lành

BÍ ẨN VỀ KHO BÁU CỦA VUA HÀM NGHI - Nguyễn Hồng Lam

Kho báu vua Hàm Nghi không chỉ tồn tại như một huyền thoại. Ít ra, những dấu tích, cứ liệu còn sót lại cũng chứng minh hùng hồn: Sự tồn tại của, không chỉ một mà có thể là nhiều kho báu vua Hàm Nghi là điều có thật. Nó đủ hấp dẫn để đốt lên khát vọng tìm kiếm ở không ít người.


Mặt trên và mặt dưới của Ấn Quốc gia tín bảo bằng vàng, đúc năm Gia Long, cao 9,50 cm, cạnh 10,70 x 10,70 cm, dày 1,65 cm - một báu vật triều Nguyễn.


         BÍ ẨN VỀ KHO BÁU CỦA VUA HÀM NGHI
                                                                  Nguyễn Hồng Lam

 Xâu chuỗi tư liệu lịch sử và cứ liệu thực tế từng xảy ra trong hàng chục năm qua, chúng tôi cho rằng sự thật không hẳn đáng phải kết thúc bi thảm và cực đoan như cuộc kiếm tìm của người xấu số.
Trong hành trình bôn tẩu của Vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương quả thật đã có một lượng châu báu, tài sản khổng lồ được mang theo.
Nhiều văn bản lịch sử của triều Nguyễn đã nhắc đến và khẳng định điều đó. Thỉnh thoảng một vài dấu tích vật chất liên quan đến kho báu lại có dịp phát lộ ở một số địa phương thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, những nơi Vua Hàm Nghi và đạo quân Cần Vương từng có thời gian lưu lại.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

NHỮNG THẮC MẮC VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI - Đặng Xuân Xuyến




       NHỮNG THẮC MẮC VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

(Trích trong HỎI ĐÁP VỀ CHUYỆN KÍN CỦA ĐÀN ÔNG của Đặng Xuân Xuyến; xuất bản năm 2008)

Thắc mắc:
 - Tôi đọc báo, thấy các thuật ngữ như khuynh hướng tình dục đồng giới, quan hệ tình dục đồng giới hoặc hành động đồng tính... Tôi thật sự không rõ các thuật ngữ đó có sự khác biệt gì không? Rất mong anh giải thích giúp.

Giải đáp:
Thuật ngữ khuynh hướng tình dục đồng tính được dùng để chỉ những người có thái độ, tình cảm thân thiện "đặc biệt khác lạ" với những người cùng giới do sự cuốn hút của những ngưòi mà họ "yêu thích", kiểu gần giống như tình cảm trai gái, hoặc có ham muốn quan hệ sinh lý với người cùng giới nhưng không biểu hiện bằng hành động cụ thể mà chỉ "âm thầm" trong suy nghĩ, tình cảm.

Các nhà tâm sinh lý tình dục trên thế giới khẳng định có số lượng lớn người như vậy nhưng không bao giờ họ thừa nhận điều đó.

Còn người đồng tính là người có khuynh hướng tình dục đồng giới và có ham muốn quan hệ tình cảm, sinh lý với người cùng giới bằng hành động cụ thể.