BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

VÓ NGỰA THỜI GIAN – Đức Hạnh và Thi Hữu


    


VÓ NGỰA THỜI GIAN
"Áp cú"

Vó ngựa thời gian trỗi nẻo đường
Đường đi bão nổi lắm tai ương *
Ương mầm** rõ giống hoa hồng nở
Nở nụ vui nhà suối mộng vương
Vương vấn nàng thơ lòng cảm động
Động thương đất Mẹ cảnh buông tuồng
Tuồng khơi sáng tỏ thuyền mơ bến…
Bến đổ dòng đời vọng cố hương.

Đức Hạnh
25 05 2019

* tai ương: danh từ
** ương mầm: động từ


BÀI HỌA:


CÙNG ANH THƯỞNG NGOẠN

Cùng Anh thưởng ngoạn những con đường
Đường trỗi bông hồng mộng chẳng ương
Ương tứ hòa lưu tình mãi nhớ
Nhớ hồn xướng họa nghĩa hằng vương
Vương về đất Mẹ ngời hoa mộng
Mộng nở mùa xuân thắm những tuồng
Tuồng cảnh chân thành vui hạnh phúc
Phúc nhà sáng tỏ đẹp làng hương…

Hồng Xuyến
25 05 2019

MẦU TRẮNG EM YÊU - Thơ Quách Như Nguyệt


       
                        Nhà thơ Như Nguyệt


MẦU TRẮNG EM YÊU

Trắng như mầu mây, trắng như tờ giấy
Trắng như mầu áo anh yêu thuở ấ
Trắng như giấc mơ ảo mờ mầu trắn
Trắng như tình ta trong trắng nên th

Áo trắng thiên thần, nhìn em thánh thiện
Mỗi lần đối diện, ngây ngất ngất ngây
Em còn thơ ngây, thích mầu giản dị
Yêu mầu áo em, yêu quá tình nầy

Từ ngày yêu em, mặc hoài áo trắng
Mầu mà em thích, mầu áo thư sinh
Mầu trắng không phai, mong tình không phai
Nguyện cầu, mong sao cho tình đẹp mãi

Vẫn yêu em mà, tình vẫn đậm đà
Vẫn thương mầu trắng, vẫn yêu thiết tha
Tại trắng bạc tình nên phải lìa xa
Hai ta yêu chi mầu trắng mù lòa?

Trắng mầu đơn sơ, trắng mầu vô thườn
Trắng mầu tinh khiết, trắng mầu ngọt đường
Trắng mầu sương khói, trắng ánh đèn so
Nói anh nghe đi, sao tình nhức nhối
Anh muốn níu lại mà sao em thôi?

Trắng như tình đời bạc trắng như vôi
Trắng như mầu trăng, ảo ảnh mờ nhò
Trắng tay tôi trắng, số phần nghiệt ngã
Trắng như nỗi nhớ, em ngày một xa       

Lần chót gặp nhau, chia tay vội vã
Em mặc áo trắng, trắng mầu thiên ng
Trắng khăn choàng cổ, trắng đôi bông tai
Ôi trắng bi thương,  trắng mầu tê tái

Áo trắng không phai nhưng sẽ ố vàng,
nếu em bỏ xó như tình bẽ bàng
Bây giờ áo em không trắng như xư
Bây giờ áo em lộng lẫy tím, vàng

Trắng như tang trắng để tang cuộc tình
Mầu trắng dễ thương thành mầu phản bộ
Em hết yêu tôi, đành chấp nhận thôi!
Vết thương khó lành, tội nghiệp tình tôi!

Chẳng trách em đâu, không lỗi tại ai
Trắng nhẫn em mang, kim cương lấp lóa!
Ngón tay áp út… tim tôi lập lòa 
Em đi lấy chồng, trắng nhách tình ta…

                         Quách Như Nguyệt                     
                            May 9th, 2019

BÀN VỀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG 5G



                           Thế giới đang bước vào giai đoạn công nghệ viễn thông 5G


            BÀN VỀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG 5G

Trước tiên, xin mạn phép giải nghĩa cho những người bình thường, ít quan tâm đến những thuật ngữ. Chữ G trong 2G, 3G, 4G và 5G mà chúng ta thường nghe gần đây, là viết tắt của chữ Generation, nghĩa là thế hệ. 5G là thế hệ thứ 5 của công nghệ điện thoại di động. Mạng 5G, nếu hiện giờ được phát triển ở VN thì cũng không khác nào việc xây dựng đường cao tốc cho bò đi như một số nơi ở ngoài Bắc hiện nay. Có bao nhiêu người VN hiện nay đang có nhiều hơn một chục thiết bị thông minh, luôn kết nối với internet tại nhà? Không phải tôi có ý xem thường người dân Việt, nhưng đây lại là sự thật.

            

             

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

THÁNG SÁU MƯA,TRÚ MƯA, THÁNG SÁU - Thơ Nguyễn Thị Vĩnh Phước, Phan Thạch Nhân,Nguyễn Thị Liên Hưng


   


THÁNG SÁU MƯA

Chiều lạc bước liêu xiêu nhìn lá đổ
Lối xưa mờ vết bụi của tháng năm
Thôi còn đâu dấu chân in góc phố
Gió mây về cho bất chợt mưa giăng

Bi khúc miên man ký ức réo gọi
Tháng sáu mưa – Mưa tí tách vương thềm
Bên quán vắng, ly cafe nhỏ giọt
Chờ mong ai mà nghe đắng môi mềm

Mưa. Mưa theo tiếng nhạc sầu da diết
Mưa thấm lạnh hồn thê thiết một đời đau
Tháng sáu mưa. Gió lùa khóc lá biếc
Dòng thơ xưa đã lỡ một nhịp cầu

Ôi Tháng Sáu! Quờ tay ôm kỷ niệm
Lòng chênh vênh như cánh phượng lưng trời
Tháng Sáu mưa. Chuông thời gian chợt điểm
Bất chợt tạnh mưa rồi,
Hỏi nắng có chơi vơi?

                              Nguyễn Thị Vĩnh Phước

TA CÒN NỢ EM - Thơ Lương Mùi


     
                    Tác giả Lương Mùi


TA CÒN NỢ EM

Một buồng cau vàng
Một nhánh trầu cay
Một gói vôi trắng
Một mâm rượu nồng

Nợ em cặp nhẩn, đôi bông
Dây chuyền đeo cổ vàng vòng đeo tay
Ngày xưa còn khổ ai hay???
Gạo thì chưa đủ, qua ngày lất lây

Lấy mô mà sắm sửa đây?
Đồng lòng hai đứa chung tay thành nhà
Vui buồn sướng khổ mặn mà
Quanh đi ngoảnh lại: con ta một bầy

Nuôi con khôn lớn đêm ngày
Vừa bồng vừa bế, quá tày vú em
Nhờ ơn, con đã lớn thêm
Đứa vừa dựng vợ, đứa bèn đẻ con

Đến nay cháu chắt vuông tròn
Thời gian rắc muối, trắng sương tóc huyền
Sáu lăm, anh vẫn nợ em
Xin cho kiếp nữa mình đền nợ nhau

                                 Lương Mùi
                          20h ngày 2/6/2019

Thơ vui: LÀM DÂU ĐÌNH BẢNG – Nguyễn Khôi


          


          LÀM DÂU ĐÌNH BẢNG
          (Tặng các cô gái thiên hạ lấy trai Đình Bảng)
                            *
       "Vật thú Đình Bảng thê" (1)
                        
         Em đã theo anh về Đình Bảng
        "Thưa thày, thưa đẻ" ở làm dâu (2)
         Lề thói ngàn năm dân Kẻ Báng
         Nhẫn nhịn lựa theo tự buổi đầu.
                           
         Gái Cảng nhập gia tình ý khéo
         Chồng yêu... ngứa mắt mấy "bà cô" (3)
         Dâu trưởng phải tay hòm, thìa khóa
         Mẹ chồng phó mặc cứ mà lo...
                           
         Khó thật làm con Dâu Đình Bảng :
         - Lễ tang như đón rước cả làng
         - Lễ hội mời bàn dân Thiên hạ...
         Xứng tầm "mợ cả" đẹp- kiêu- sang.

                                 Nguyễn Khôi
                       Đình Bảng, rằm tháng 3...

  -------

(1) Bắc Ninh tứ vật : 4 điều cấm kỵ ở đất Bắc Ninh xưa :
         "Vật giao Phù Lưu hữu
           Vật thú Đình Bảng thê
          Vật ẩm Đồng Kỵ thủy
           Vật thực Cẩm Giang kê"

        (Chớ đánh bạn với người Phù Lưu - chợ Giầu
         Chớ lấy con gái Đình Bảng làm vợ
         Chớ uống nước làng Đồng Kỵ
         Chớ ăn thịt gà làng Cẩm Giang)

(2) Đình Bảng (kẻ Báng và Chợ Giầu là 2 làng Buôn nổi tiếng ở Bắc Ninh  nên lối sống rất khác các vùng thôn quê , do đó con Gái nơi khác về làm Dâu rất khó khăn trong việc giao tiếp ứng xử ) ở Đình Bảng gọi Bố mẹ là Thày đẻ (xem "Vỡ đê" - Vũ Trọng Phụng)

 (3) Tục ngữ "giặc bên Ngô không bằng Bà Cô bên chồng".

LỜI MẸ DẠY - Thơ Nhật Quang


   
                Nhà thơ Nhật Quang


LỜI MẸ DẠY
(Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi)

Con yêu thương! Hãy nghe lời mẹ dạy
Muốn nên người, con phải gắng học chăm
Biết kính trên và yêu thầy, mến bạn
Biết thương người lúc hoạn nạn gian nan

Con yêu thương! Hãy nghe mẹ bảo ban
Phải sống thật thà, không nên dối trá
Nhặt của rơi, con đem trả cho người
Khi vấp ngã, hãy bình tâm đứng dậy

Con yêu thương! Hãy nghe lời mẹ dạy
Trên đường đời, bao cạm bẫy xa hoa
Con hãy tránh, đừng lạc bước sa đà
Không đam mê trò đỏ đen, chích hút

Con yêu thương!  Hãy nghe mẹ khuyên nhủ
Giấy có rách, con phải giữ lấy lề
Sống nghĩa nhân, cho đời khỏi trách chê
Đừng vì tiền mà làm hoen nhân cách

Con yêu thương! Dù đời bao thử thách
Luôn vững tin vào cuộc sống ngày mai
Hãy trau thân thành kẻ đức, người tài
Ra giúp đời, công danh ngời tươi sáng.

                                        Nhật Quang

VÀI LỜI VỚI TẬP SÁCH: ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ - Đặng Xuân Xuyến


       

       VÀI LỜI VỚI TẬP SÁCH: ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ

(LỜI GIỚI THIỆU cuốn ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, xuất bản năm 1997)

ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ là tập V của bộ sách "CHUYỆN CÁC VỊ VUA TRUNG QUỐC" do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - Nhà sách Bảo Thắng liên kết xuất bản, giới thiệu các gương mặt hôn quân vô đạo trong gần một trăm quân chủ phản diện mà bộ sách đề cập. Nếu các tập trước bạn đọc đã làm quen với những vị hoàng đế hoặc ít hoặc nhiều có những cống hiến nhất định trong lịch sử Trung Quốc nhưng vì một vài lý do nào đó: Hoặc kiêu căng ưa xiểm nịnh, hoặc không thể vượt quá phạm vi mà điều kiện lịch sử cho phép nên buộc phải rời khỏi vũ đài chính trị, thì ở tập sách này bạn đọc sẽ gặp những vị hôn quân ngu muội, bạc nhược, với những việc làm xằng bậy, quái đản dẫn đến sự diệt vong của một vương triều mà trước đó tổ tiên của họ đã cống hiến nhiều cho lịch sử Trung Quốc.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


            
               Nhà bình thơ Châu Thạch


         ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN
                                                                               Châu Thạch

Trước hết, đọc cài đầu đề của bài thơ là “Ngũ Ngôn Tình” cho ta hiểu đây là thứ ngôn ngữ của tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa hẹp là bài thơ sáng tác theo thể ngũ ngôn (năm chữ) nói về tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa rộng là 5 thứ ngôn ngữ có trong kho báu của tâm hồn để hai người yêu nhau đem tặng nhau và làm giàu lâu đài tình ái của mình. Lời nói yêu thương, quà tặng ý nghĩa, thời gian cho nhau, hành động cao thượng và cử chỉ trao nhau là 5 ngôn ngữ tình yêu cần và đủ để cuộc tình thăng hoa mà các nhà nghiên cứu đã rút ra từ kinh nghiệm tình trường, qua bao nhiêu thế hệ con người.
Nhà thơ Trần Mai Ngân trong ẩn ý, muốn đề cập đến ngôn ngữ đó trong quá khứ cuộc tình, thứ ngôn ngữ mà không thể lấy “tam đoạn luận” để hiểu nó được. Cho nên khi đọc thơ “Ngũ Ngôn Tình Yêu” ta cũng không thể đi vào thơ bằng cái suy luận “Tam Đoạn”, thứ cơ bản mà thầy đã khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học Triết.

MAI EM VỀ - Thơ Nguyễn Thị Vĩnh Phước, Phan Thạch Nhân, Nguyễn Thị Liên Hưng

Thơ của Nguyễn Thị Vĩnh Phước đăng trên tập san Hương Quê Nhà 2019, cùng cảm tác của Phan Thạch Nhân và Nguyễn Thị Liên Hưng.





MAI EM VỀ

Mai em về đồi thông buồn réo gọi
Nắng Pleiku thôi gợn má em hồng
Núi biếc ưu tư cúi đầu mòn mỏi
Ngày sương vây lành lạnh cả hư không

Mai em về Buôn Mê mưa không tạnh
Dã quỳ thương rũ rượi ướt rèm mi
Đường sỏi chông chênh chiều hoang hiu quạnh
Dãy đèn đêm đỏ mắt nhớ người đi

Mai em về trời cao nguyên thê thiết
Phố im hơi, nghiêng bóng giữa đêm về
Ai thức trắng mà nhớ ai da diết
Giọt đắng ngàn đời buộc mệnh Buôn Mê

Mai em về đường xa – xa quá đỗi
Rồi chắc sẽ quên – quên tiếng cồng chiêng
Quên buôn làng, buổi rộn ràng mở hội
Đón chân em, hoa lá rợp mấy miền

Mai em về chớ quay đầu ngoái lại
Cứ nhẹ nhàng nâng bước chân chim
Chớ biết nơi đây có người ngây dại
Đếm thời gian… nhìn khói thuốc. Làm thinh.

Xin trả lại em về thành phố biển
Với nhạc tân thời với áo hoàng hoa
Có khi nào em thấy mình trở nên xa lạ
Để ngậm ngùi tiếc nhớ chuỗi ngày qua.

                     Nguyễn Thị Vĩnh Phước

PHÚT GIÂY... - Thơ Phan Quỳ


   
                Nhà thơ Phan Quỳ


PHÚT GIÂY...

Lặng lờ êm ả một không gian
Cho ta trú ngụ với muôn vàn
Phiền muộn trần ai xin bỏ lại
Cho ta còn thắm với non ngàn.

Cho ta chút mộng giữa trần gian
Mai về dâu bể với trách than
Phút giây cười nụ cùng sương khói
Còn mãi trong ta những rỡ ràng

Cho ta dừng bước nhé sơn lam
Tìm chút nghỉ chân, giấc mộng vàng
Về trong đời muộn, bao sầu đắng
Xin hãy qua đi những lỡ làng...

Xin hãy về đây những nhẹ nhàng
Bên trời mây nước với thênh thang
Ngày xuân còn đợi còn mong ước
Gởi gió đưa hương mấy dịu dàng...

                                   Phan Quỳ

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

VIẾT LẠI MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN - Võ Văn Cẩm


                
                             Tác giả Võ Văn Cẩm 


               VIẾT LẠI MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN 
                                   (Tặng Văn Mạnh)
                                                                       Võ Văn Cẩm

Hôm nay không ngủ được, không biết tại sao? 3giờ sáng tôi mở điện thoại lướt một vòng Facebook để tìm đọc thời sự, chuyện vui buồn, những trang thư tình vụn vặt, những mẫu chuyện ngắn, qua trang Đồng môn Nguyễn Hoàng.
Hoa Trương đã truyền tải bài:
“Người con gái đất Duy Xuyên” của Hương Thủy.
Với cái tên tác giả thấy quen quen. Tôi chưa nghĩ là Hương Thủy Bảo Lộc, nàng là học sinh Nguyễn Hoàng, dân Quảng Trị rặc, sao lại viết về người con gái Duy Xuyên Quảng Nam. Chắc nàng có một thời gian ở đó, hay vương vấn chàng trai nào bên dòng sông Thu Bồn?
Thủy là cô giáo dạy văn ở trường cấp 3 Bảo Lộc Lâm Đồng. Người đã viết bài “Người tình phụ” mà tôi đọc một lèo không nghỉ. Tôi đọc đến lần thứ 3 mà chưa chán.
Không biết đời thường cô giáo thế nào? Mà những chuyện tình cô viết lúc nào cũng trắc trở, ngang trái, đau buồn, bi lụy, đau cho thân phận đời người, thế sự, trách cho vận nước ngả nghiêng, trách cho lòng người đen bạc, trách cho số phận hẩm hiu, trách cho tuổi thơ một một quảng đời chinh chiến.
Tôi dùng thời gian đọc hết chuyện tình ngang trái của Hương Thủy kể về người bạn học cùng lớp thời Trung học, câu chuyện khá thật, khá lý thú xảy ra vào thời ly loạn. Trong câu chuyện tình này thấp thoáng, mường tượng chuyện tình không trọn vẹn của tôi, của bạn bè cùng trang lứa.
Tôi chắt lọc, quay chậm những thước phim về cuộc đời mình, nhớ lại một số tình tiết chính chuyện tình của mình để :
“VIẾT LẠI MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN”

KHOẢNH KHẮC - Thơ Hương Lan


   
                  Tác giả Hương Lan


KHOẢNH KHẮC

Nếu một mai sóng biển chẳng vỗ về
Bờ cát lặng trong não nề thương nhớ
Con dã tràng chẳng buồn xe cát lỡ
Hoa lông công quên không nở mỗi ngày.

Sóng đã ngừng chắc gió chẳng còn lay
Cây lặng phắc những phút giây còn lại
Chim cất tiếng trong nỗi niềm khắc khoải
Giữ trưa hè sao tê tái mùa đông.

Thuyền không về chắc biển chẳng xanh trong
Cát cồn lên như đầy đong duyên nợ
Mãi ngóng trông khi người đi kẻ ở
Biển bơ phờ sa mạc thuở sơ khai.

Trái đất buồn, như hình chẳng còn ai
Sẽ lạc lõng giữa nắng mai hiu hắt
Em tập quen với đảo hoang thường nhật
Trải duyên đời từng nếm mật đắng cay.

Cám ơn người cho em khoảng nồng say
Cám ơn đời cho những ngày rất thật
In đậm mãi duyên tình không thể mất
Dẫu chỉ là trong khoảnh khắc trăm năm.

                                          Hương Lan
                                      ĐL, 02/06/2019

CẢM TÁC VỀ PHẠM VĂN BÌNH - Thơ Hạ Thái


        
                                     Nhà thơ Hạ Thái 


CẢM TÁC VỀ PHẠM VĂN BÌNH

Quảng Trị mình là như vậy đó
Buồn vui khổ nhọc ưa có bên nhau
Sống với đời có trước có sau
Hoà kỷ niệm muôn màu trên tranh vẽ.

Quảng Trị mình thương mến nhau là thế
Mảng tình quê bặm giữ kỹ trong lòng
Dòng Thạch Hãn có khi đục khi trong
Người Quảng Trị như bông lài bông lý

Nhìn đã đẹp thêm mùi hương rất quý
Nên xa quê mọi cách họ tìm nhau
Tôi và Bình thuở nhỏ có gặp đâu
Chỉ vài lần thành bạn thân văn nghệ

Anh Bình đó một con người Quảng Trị
Đi lên từ muôn vạn gian nan
Chúng tôi cùng một thuở cơ hàn
Không ngờ sống gặp nhau trên đất Mỹ

Về Bình, thơ viết hoài không hết ý
Xá vài hàng tiễn biệt thiên lý Tây phương

                                                     Hạ Thái

THÁNG SÁU - Thơ Trần Mai Ngân


     
      Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG SÁU

Tháng Sáu đến rồi anh có hay
Trời mưa bay hạt mưa rất gầy
Nhè nhẹ mong manh và hư ảo
Như buổi hẹn đầu nụ hôn say...

Tháng Sáu về rồi anh biết không
Con sông vẫn thế cứ mênh mông
Thuyền về bến cũ sao xa vắng
Nhớ mắt, nhớ môi cháy cả lòng

Tháng Sáu huyễn mộng, tháng Sáu mơ
Về đây ngồi lại hát vu vơ
Mà sao thương nhớ như lạc giọng
Cứ hoài bữa ấy đến chơi vơi...

Tháng Sáu về, đi... tháng Sáu ơi!
Trên trang giấy trắng viết bài thơ
Cứ về, cứ đi tháng Sáu nhé
Còn ta cứ mãi... cứ mong chờ!

              Trần Mai Ngân  

NÓI THÊM VỀ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH - Lê Đình Bì


     
              Lê Đình Bì (phải) và công trình kỷ lục của anh, 
                          cuốn "Từ điển cách dùng tiếng Anh".


Kính gửi Thầy Hoàng Đằng

Qua email của anh Đoàn Minh Phú, em có đọc được bài viết của Thầy: “GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH (1940-2018). Vì bà xã của em là người Đông Hà nên hai đứa em khá thân với Anh Bình. Hồi còn ở Nam Cali 2007, 2008, em cũng thường cà phê với anh ấy, cùng với anh Chánh (ba của Quỳnh Như mà mọi người thường biết đến là ca sĩ Như Quỳnh). Sau này lên định cư ở Bắc Cali, cứ vài tháng xuôi Nam về thăm bạn bè, cũng hay gặp anh Bình, tụ tập ở cà phê hay nhà của Vang+Diệp, mà nhiều nhất là ở nhà của Hùng+Hà (là cặp vợ chồng dễ thương mà 2 đứa em rất thân nên mỗi khi xuống Nam Cali “bị” ở lại đó). Cũng chính vì vậy nên có rất nhiều dịp la cà với anh Bình, và một dịp khi có nhiều bạn bè Quảng Trị tụ họp tại nhà của Hùng+Hà hồi tháng 7, 2010, anh Bình đã hát cho mọi người nghe cả 3 bản nhạc, cũng như kể lại “tình sử” dẫn đến sự ra đời của bài thơ bất hủ “Chuyện Tình Buồn”, được Phạm Duy phổ nhạc mà hồi đó, những “tên lãng tử thời chiến” như tụi em thường hay nghêu ngao một vài đoạn. Điều may mắn là lần đó, em có thu hình đầy đủ rồi để quên bẵng, đến khi anh Bình qua đời, tìm lại được thì video cũ bị trục trặc. Nay thì em đã nhờ phục hồi lại được, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, và mới đưa lên youtube để phổ biến. Đây có thể xem là một tài liệu quý. Hồi đám tang anh Bình, vì không đi dự tang lễ được, nên em có cho nhân viên dưới Nam Cali thu hình làm phóng sự chiếu trên Viettoday TV, và nay, em dự định đến tháng 7/2019, sẽ làm một Talkshow tưởng niệm 1 năm ngày mất của anh, đồng thời trình chiếu trên TV 3 bản nhạc do chính anh ca và tự đệm đàn.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ DÂN TỘC KINH Ở QUẢNG TÂY

Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Kinh_Tam_%C4%90%E1%BA%A3o_(Qu%E1%BA%A3ng_T%C3%A2y)

                       Vị trí Tam Đảo (Quảng Tây) mà thiểu số dân tộc Kinh sinh sống


  CỘNG ĐỒNG THIỂU SỐ DÂN TỘC KINH Ở QUẢNG TÂY

Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Cộng) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của Trung Cộng, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…

Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa. Người Kinh tại đây là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.