BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

NHỚ MẸ CHIỀU ĐÔNG - Thơ Nhật Quang


        
                    Nhà thơ Nhật Quang    
                    

NHỚ MẸ CHIỀU ĐÔNG

Ngoài trời trở gió sang Đông
Lá vàng xơ xác, nhói lòng con xa
Rưng rưng hình bóng quê nhà
Chiều phai tím đẫm lệ nhòa bâng khuâng

Cúc vàng héo hắt ngoài sân
Nghe hanh hao rụng bao lần Thu qua
Mấy Đông thương mẹ, nhớ cha
Cách vòng tay ấm, con xa không về

Thương cha đau bệnh nằm mê…
Rẫy nương bóng mẹ chiều quê mịt mờ
Canh khuya vai lạnh bơ vơ
Tìm hơi ấm mẹ, con mơ…đêm dài

Nắng loang tóc mẹ bạc phai
Gánh đời dâu bể, bờ vai hao mòn
Con ngồi soi bóng hoàng hôn
Lòng nghe ray rứt, chiều hôm tháng ngày

Gió Đông buốt giá chiều nay
Trông về quê mẹ mắt cay giọt buồn.

                                     Nhật Quang

CHÙM THƠ THIỀN 19 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


        

MÙA XUÂN

quay đi thì vẫn quan tiền
quay về thì vãn tiền quan thế mà
quay đi thì vẫn đàn bà
bao năm vẫn chuyện con cà con kê
quay đi rồi lại lộn về
quay quanh rồi lại ê chề quay luôn
thảm thay cái cõi vô hồn
không già cũng bệnh chưa chuồn ngôì đây
thà làm một đámmây bay
cà lơ vớ vẩn đông tây rạc dài
thà làm ó biển thằng chài
bay quanh bờ đá mò trai dưới duềnh
em à núi chả có gần
biển xa xăm cũng chả ân tình gì ?
thôi thì em cứ vu qui
mùa xuân có đến ích gì về sau ?


THỦY MẶC

gã tiều phu ngủ trên phiến đá
dưới cội tùng bầy hạc lim dim
con suối uốn quanh núc chảy chậm
vài chiếc lá rơi vào cõi vô cùng

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

"ĐƯỜNG VỀ BÌNH TUY" NHẠC TRÚC PHƯƠNG - Trần Hữu Ngư




     ĐƯỜNG VỀ BÌNH TUY
                            Trần Hữu Ngư
      *Kính tặng những bạn bè tôi ở Bình Tuy trước 1975

Tôi đã từng viết rất nhiều bài hát của không ít nhạc sĩ, nhưng không hiểu tại sao “Tôi không cảm nhận được một bài hát của quê hương mình?”, tôi muốn nói đến nhạc phẩm “Đường về Bình Tuy” của nhạc sĩ Trúc Phương. Nếu nói không quá lời, thì đây là một tác phẩm viết về Bình Tuy được cho là “tuyệt tác” vì sau đó có năm ba bài hát khác cũng viết về Bình Tuy, nhưng làm sao mà “địch” nỗi “Đường về Bình Tuy” (nó ra đời một thời gian ngắn rồi chết không kịp ngáp). “Đường về Bình Tuy” sáng tác của nhạc sĩ Trúc Phương - một ông vua Boléro - đã gắn bó một thời gian khá dài trên mảnh đất “lắm người nhiều ma sống” được thành lập khá muộn so với tác tỉnh khác, tách ra từ tỉnh Bình Thuận từ 1957. Ngày ấy, Trúc Phương đến Bình Tuy trong Đoàn Văn công Nha Công tác Miền Thượng. Tiếc rằng không ai còn nhớ Trúc Phương đến Bình Tuy năm nào, cũng như ngày ông rời khỏi Bình Tuy? Và cũng tiếc rằng những người quen thân với Trúc Phương đã qua đời, còn tôi, còn rất nhỏ.

          

“VỀ QUÊ ĐI MÀY”, TIẾNG GỌI CỦA NHÀ THƠ HAY CỦA THỜI THƠ DẠI? - Dương Ninh Ninh


            

“VỀ QUÊ ĐI MÀY”, 
TIẾNG GỌI CỦA NHÀ THƠ HAY CỦA THỜI THƠ DẠI?
                                                                     Dương Ninh Ninh

Tôi xa Hà Nội không phải “năm lên mười tám” như nỗi lòng một người đã xa Hà Nội trong một nhạc phẩm nổi tiếng từ hơn 60 năm trước, mà là năm tôi mới lên mười bẩy. Tôi xa Hà Nội cũng không được như người đó “khi vừa biết yêu” mà là tôi chưa hề biết yêu và thật lòng cũng chẳng biết có ai đó đã yêu tôi (!)?. Tôi xa Hà Nội cũng không vì một biến cố trọng đại của chung xã hội hay của riêng gia đình tôi mà chỉ là một duyên cớ rất đời thường: Thi được một suất học bổng sang Sing học tập. Do vậy, khi nhận được giấy báo phải xa Hà Nội, trong tôi đã cuộn sóng những niềm vui sướng suốt cả hai tháng trời chờ đợi. Chỉ đến khi ngồi trên máy bay, tôi mới thấy một nỗi buồn cô đơn xâm chiếm lòng mình mặc dù chuyến bay có đủ cả trăm hành khách. Tôi bắt đầu thấy thiếu vắng gia đình, thiếu vắng bè bạn rồi bất chợt nhận ra cái thiếu vắng lớn nhất là một khoảng trời rộng lớn, đó là Hà Nội quê tôi. Vâng, Hà Nội quê tôi, mặc dù nơi tôi sinh ra và lớn lên chỉ là một con ngõ nhỏ trong lòng phồn hoa của Hà Nội, nhưng bố tôi bảo hơn 10 đời nhà ta đã sống trên mảnh đất ngõ này, trong căn nhà nhỏ thân thương này đã được tạo dựng và tu đi đi sửa lại cũng đã mấy trăm năm.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

MỘT BÀI THƠ XA XÓT - Đặng Kim Oanh bình thơ Nguyễn Lâm Cúc


       
                       Nhà văn Đặng Kim Oanh

           MỘT BÀI THƠ XA XÓT
                            Đặng Kim Oanh

Tôi và Cúc đã bao lần gặp nhau. Không biết nữa và tại sao phải biết, khi thực ra chỉ cần gọi là có thể gặp, dù cách nhau 150 km. Chúng tôi có bao nhiêu cuộc trò chuyện thâu đêm và cũng có bao nhiêu lần im lặng, không ai nói câu gì nhưng ai cũng biết bạn đang nghĩ gì.

ẢO ẢNH - 1 / Thơ Châu Thanh Thủy


        
               Nhà thơ Châu Thanh Thủy


ẢO ẢNH - 1

Bao giờ môi nhạt má phai
Mắt loang ánh bạc, chơi ngoài bãi trăng
Hoang vu ngọn gió vĩnh hằng
Ta ôm một trái tim bằng thiên thu...

Bao giờ đồng cỏ hát ru
Hoàng hôn tím ngát, lá thu vội tàn
Để rồi tình ấy nát tan
Còn ta với áng mây ngàn ngủ quên...

                          Châu Thanh Thủy

NẮNG CHIỀU... - Thơ Hiệp Kim Áo Tím

         
                    Nhà thơ Hiệp Kim Áo Tím


NẮNG CHIỀU...

Nắng chiều dưới cụm hoa vàng
Hiu hiu gió nhẹ lá bàng bạc rơi
Đông về thoảng buốt... hồn tôi
Nhớ người đã bỏ về nơi cuối trời

Mắt nhìn về cõi xa vời
Người ơi... có nhớ một thời ta yêu
Dìu nhau cuối phố mỗi chiều
Tung bay tà áo dáng kiều mộng mơ

Môi cười mắt nhỏ ngây thơ
Yêu anh nhưng cứ giả vờ như không
Bây giờ nhớ mãi trong lòng
Xa xăm nơi ấy chờ mong... ơi người

Bây chừ nên khóc hay cười
Hay là vất bỏ một đời yêu thương
Chỉ còn một chút vấn vương
Gửi cho mây gió chỉ đường tới anh...

                         Hiệp Kim Áo Tím
                        Đà Lạt, 22/10/2014

CHÙM THƠ THIỀN 18 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


       

TRÁI TIM

Một con gà chết
Một con gà nuốt dây thun
xe quét rác đi qua phố
hốt luôn gã thất tình
con quạ đậu trên cành
con gái ngồi trên ghế
chiều thứ bảy lặng thinh
con quạ kêu thảm lạ
có một gã làm thơ
thường viết về con quạ
con quạ đen cả đầu
đâu thua gì thân gã
buổi chiều tan nhè nhẹ
trái tim không tiếng gõ

CHÙM THƠ VỀ MÙA THU CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


   


HƯƠNG THU

Ô kìa chiều
Ai thả nắng vương cây
Tóc rối ai bay
Mòn ai đuôi mắt
Điệu lý buông lơi tính tang khoan nhặt
Da diết bổng trầm xao xác sông xưa

Ta hỏi chiều
Thu đã về chưa
Mà lá vàng rơi khẽ nghiêng thật nhẹ
Mà gió mơn man vuốt ve thật khẽ
Biêng biếc trời chiều
Man mát hương sen.

Ta hỏi chiều
Sao rất đỗi thân quen
Tí tách bếp ai dẻo thơm cốm mới
Câu lý giao duyên ngập ngừng bối rối
Bồng bềnh người ơi
Mây tím lưng trời

Hà Nội, chiều 07 tháng 08 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


CHÙM THƠ MÙA THU CỦA NGUYÊN LẠC


   


TÌNH THU

Níu tay anh hỏi thu phai ?
Thưa em. thu đó vẫn hoài thu xưa !
Riêng em. mộng đã đủ chưa ?
Để tôi chưa thấy hoang sơ cuộc tình !

HAI NỬA VẦNG TRĂNG - Thơ Hoàng Hữu


     
      Nhà thơ Hoàng Hữu

HAI NỬA VẦNG TRĂNG

Tình cờ anh gặp lại vầng trăng,
Một nửa vầng trăng thôi, một nửa.
Trăng vẫn đấy mà em xa quá,
Nơi cuối trời em có ngóng trăng lên ?

Nắng đã tắt lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm,
Trăng đầu tháng có lần em ví,
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa,
Tên anh như nửa trăng mờ tỏ,
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời.

Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi,
Trăng say đắm dào trên cỏ ướt,
Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được,
Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết.

Em đã khóc,
Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát.
Em đã khóc,
Nhưng làm sao tới được,
Bến bờ anh tim dội sóng không cùng.

Đến bây giờ trăng vẫn cứ còn xanh,
Cứ một nửa, như đời anh, một nửa,
Nhưng trăng sẽ tròn đầy, trăng sẽ...

Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau.

                                         Hoàng Hữu

CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI - Phan Chính

Trong 3 ngày (22 – 24/10), tại Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá du lịch Dinh Thầy Thím năm 2018. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức Thầy Thím và là hoạt động gắn với kỷ niệm 23 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/2018). Đây là một trong 5 lễ hội lớn của địa phương và được tỉnh Bình Thuận chọn là lễ hội phục vụ phát triển du lịch.
Xin mời quý bạn đọc bài viết CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI của tác giả Phan Chính

       

           CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI
                                             Phan Chính

           Dường như ở vùng đất biển La Gi vào những ngày lễ hội văn hóa Dinh Thầy Thím (La Gi, Bình Thuận) có sự chuyển động rõ nét hơn khi khắp ngõ đường rực rỡ sắc màu cờ phướn và những lượt xe ô tô từ các nơi qua lại rộn ràng. Có vẻ như khác thường với một không gian đất trời lởn vởn những áng mây bay trầm mặc sắc thu xanh. Tôi nhận ra nay là những ngày giữa tháng chín ta ở La Gi vẫn còn bất chợt những cơn mưa cuối mùa của thời tiết miền đông Nam bộ. Trong tôi vẫn không thể nào quên cảnh rừng hoang sơ ngày nào dù đang đi trên con đường nhựa phẳng phiu, hàng quán, bến xe nhộn nhịp bóng người ở ngảnh Tam Tân chẳng khác gì một góc phố thị thành.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X - Đặng Kim Oanh bình thơ Cao Hải Hà

Nguồn:
http://dangkimoanh.blogspot.com/2011/07/nhung-nguoi-ba-6x.html

   

       NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X
       (Người hay e lệ không nên đọc bài này)

Thế giới lổn nhổn người, mê man số phận. Người giàu kẻ nghèo, người hạnh phúc người cay đắng...Nhưng lúc này đây, những đôi mắt đau đáu nhìn về phía trước, vừa muốn nổi loạn vừa sợ hãi, vừa long lanh vừa u uẩn, vừa là cũ rích vừa mới toanh...là đôi mắt những người phụ nữ 6X.
6X luôn hoài vọng vào những điều tốt đẹp. Bởi khi 6X được sinh ra, đất nước bắt đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc và đánh Mỹ ở miền Nam. Trong đôi mắt ngây thơ của 6X chỉ có những người mẹ lam lũ tất bật và những người đàn ông khiếm khuyết về thể xác hoặc tinh thần để không ra trận. 6X phần lớn không được cha dạy dỗ cho mạnh mẽ đối mặt với đời. 6X sợ những đêm đèn dầu lờ mờ, sợ tiếng kẻng báo động đầy bất trắc, sợ bữa cơm không có cơm, sợ sự mất mát ở ngay quanh mình và từ chiến trường đưa về. Một tuổi thơ cực khổ trong chiến tranh và thiếu thốn. Tuổi dậy thì cũng 6X trùng với giai đoạn gian khó nhất của đất nước, khi chính sách Giá- Lương - Tiền được đem ra thử, mà thua.

Giờ, 2011
6X chưa đủ quá già để loanh quanh trong bếp, vứt béng giấc mơ vợ chồng vào giấc ngủ. Với 6X, linga vẫn có một vị trí, nhưng nó lỏng lẻo và khó điều khiển “có một ngày linga thất lạc,”. Rõ là không mất, chỉ đâu đó thôi, mà “thất lạc” thì có người sẽ tìm thấy, họ có trả lại không? 6X không biết. Nó có muốn về lại không? 6X không biết. 5X sẽ thở dài mà bó tay, 7X sẽ tung hê lên tất cả, nhưng 6X:

LỜI KINH (2) - Thơ Trần Mai Ngân


      
                  Nhà thơ Trần Mai Ngân


LỜI KINH (2)

Trú trong kinh Bát Nhã
Lời xưa và dáng em
Chim bay về lối cũ
Đậu lại khóc bên thềm...

Mùa Xuân sao lại mưa
Cây Sầu Đông trổ muộn
Chiều xanh gầy dấu xưa
Thương nhớ sao cho vừa

Tiếng chuông hồi huyễn mộng
Gióng lên tình hư không
Mây bay trôi vô vọng
Tôi nhớ người xa xăm...

Ai cho tôi trần gian
Chôn những nỗi âm thầm
Lấp vùi gần trăm năm
Tim tôi sầu rướm máu

Ai cùng tôi nương náu
Những rã rời nay mai
Bới tìm hoài vô vọng
Nguyện cầu đừng nhạt phai...

                Trần Mai Ngân
                   23-9-2018

NGHĨ THÊM TỪ “MẠ TUI” - Nguyễn Khắc Phê


          
                                      Nhà giáo Nguyễn Viết An Hòa

BÊN LỀ MẠ TUI

Ở đời có những cái hạnh duyên, thiện duyên hy hữu, kỳ thú.
Nhà văn cao niên Nguyễn Khắc Phê là gương mặt rất quen thuộc của văn giới Huế nói riêng và cả nước nói chung. Tui và "trưởng lão" có biết nhau chút ít từ 20 năm trước. Nhưng cũng như nhiều thân hữu khác, ông không hề biết tui là Nguyễn Viết An Hòa.
Sáng 23.8.2018, khi tui đón tiếp, chuyện trò với khách đến dự ra mắt tự truyện "Mạ tui", ông có vẻ sốt ruột hỏi: "Anh Kế nì, sao không thấy anh An Hòa đâu cả hè?". Tui ôm chầm ông. "Dạ thưa anh, em đây ạ". Ông trố mắt hơi ngạc nhiên và ánh lên niềm vui...
Cách đây mấy hôm, sau khi tạp chí Sông Hương tháng 10.2018 phát hành, tui đã nhận được email bài nầy của bậc niên trưởng quan tâm đến đàn em...
Xin chân thành cám ơn tác giả tự truyện nổi tiếng " Số phận không định trước" (2016) và xin trân trọng giới thiệu bài:

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

CHÙM THƠ THIỀN 17 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


       
   
ĐẤT

con gà chết vặt lông
luộc trong nồi nước sôi
con chó chết thui lông
làm mấy món luộc chả chìa
dựa mận ăn với lá mơ củ giềng
nhậu rượu cây lí
con vịt đẹt chết làm tiết canh
sáo măng
con cá chết rửa sạch đút lò
cuộn bánh tráng mắm nêm
những thứ trên
giữ lại trong lòng anh
em chết chôn ngoài nghiã địa
ở ngoài anh

-
gió thoảng trên đồi thông
bầy quạ rừng bay lại
kêu lên dăm ba tiếng
bay khuất vào không trung
nom mãi mà không thấy
toàn mây điệp điệp trùng

-
trên trời thì mây xanh
dưới đất thì hoa vàng
nơi này bầy chim sẻ
chỗ kia bụi hoa trang
diều vi vu trong gió
muà đông cũng vừa sang ?

ĐÊM THU RƠI - Thơ Nhật Quang


   

ĐÊM THU RƠI

Vàng lá Thu rơi ngả bóng chiều
Hoàng hôn rủ chạm bóng cô liêu
Thoảng đêm Thu buồn nghe quạnh vắng
Phím loan trầm lắng khúc đìu hiu

Thả lòng mình vào giữa phố đêm
Đường thênh thang mỏi gót chân mềm
Nghiêng chiếc lá vàng rơi xào xạc
Rụng mảnh trăng gầy vỡ bên hiên

Đêm Thu rơi, hồn chợt xuyến xao
Mơ mắt ai đắm đuối hôm nào
Em và thơ đôi bờ vương vấn
Ru mộng buồn chìm giấc chiêm bao

Đêm Thu rơi, nghe lòng buốt giá
Khóe mắt sầu đêm trắng mênh mang
Trở trăn dạ khúc hồn mơ Nguyệt
Nhẹ áng Thu tàn, gió Đông sang.

                               Nhật Quang
                                 (Sài Gòn)

SỐNG - Đức Hạnh và thi hữu


   

SỐNG
Sống yêu đất Mẹ ngời sông núi
Sống nở ngàn hoa thắm nghĩa tình
Sống giữ công minh lòng khiết tịnh
Sống hòa chính trực dạ anh minh
Sống gìn đạo lý đời an tĩnh
Sống tỏ nhơn tâm cảnh thái bình
Sống vọng sơn hà nguồn gốc thịn
Sống xây tổ quốc nước nhà vinh.
                              Đức Hạnh
                              13.10.2018

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA - Nguyên Lạc


                
                           Nhà bình thơ Nguyên Lạc


                GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA
                                                                  Nguyên Lạc
Phần 1

VÀI Ý NGHĨ VTHƠ VÀ BÌNH THƠ
Để giới thiệu thi nhân, tôi xin ghi ra đây sơ lược những ý nghĩ chủ quan v thơ và bình thơ cần thiết cho sự giới thiệu và "cảm nhận".

VTHƠ

THƠ LÀ GÌ?
Ngài Bùi Giáng đã nói đại để như sau:
"Con cá thì ta biết nó lội, con chim thì ta biết nó bay, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết được"
Ngài nói chơi chứ biết quá đi thôi. Tính ngài ưa giỡn nên "lửng lơ con cá vàng" như vậy!
Thôi tôi đành nhông Nguyễn Hưng Quốc: 
"Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy."
Và ông giải thích thêm:
[ Đó là sự đồng cảm giữa con người với nhau nói chung. Đó là mối "tương liên" giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa thế kỷ này với thế kỷ khác. Đó là những giọt nước mắt con người ứa ra qua những "tam bách dư niên hậu". Lại nhớ đến Nguyễn Du.
 Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ:
Dị đại tương liên không sái l
(Khác thời đại thương nhau ứa nước mắt)
Đỗ Phủ sinh năm 712 và mất năm 770 ở Trung Hoa. Nguyễn Du sinh năm 1766 và mất năm 1820 ở Việt Nam. Tính theo năm sinh, Nguyễn Du ra đời muộn hơn Đỗ Phủ 1.054 năm. Thế nhưng hai người gần nhau biết mấy. Đêm đêm hồn Nguyễn Du vẫn nằm mộng trong những vần thơ Đỗ Phủ (Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi). Bao nhiêu khoảng cách bỗng bị xoá nhoà. "Cách hàng ngàn năm gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau"(Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi).
Thơ xoá đi cái không gian trống giữa người với người. Để giậu mồng tơi xanh rờn không là nỗi phân ly. Để tam tứ núi, thập bát đèo không là điều cách biệt.
Thơ cũng xoá đi cái không gian chết giữa đời này với đời khác. Để những giọt lệ của Kiều ngày xưa còn cay cay trong mắt người bây giờ. Để nhân loại hôm nay còn thấy bàng hoàng trước tiếng thét dài làm lạnh cả hư không của thiền sư Không Lộ một ngàn năm xa xưa...](Nguyễn Hưng Quốc )
Tôi tâm đắc nhất ở đoạn này: "Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm". Do đó theo tôi: Không có CẢM XÚC thì không có THƠ. Nói rõ ra :"Tức cánh sinh tình" - Cảm nhận đưa  đến cảm xúc rồi từ đó đưa đến THƠ (tôi chỉ bàn về THƠ TÌNH, còn các loại thơ khác xin "viên chỉ", dành cho các cao nhân)