BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

ANH... - Thơ Trần Mai Ngân


    
          Nhà thơ Trần Mai Ngân


ANH...

Tôi gọi anh là người tình cũ
Bởi có lúc ta đã từng yêu
Những ngày vui qua mất... không nhiều
Sầu chất ngất đỉnh cao chật vật

Tôi gọi anh là người tình cũ
Đắng cay nào nhói buốt trái tim
Còn bao điều không nói lặng im
Anh đâu hiểu tình sâu như biển

Tôi gọi anh là người tình cũ
Một sớm mai, một tối tìm nhau
Lời chia tay nào chẳng đớn đau
Những thương tổn không sao liền sẹo

Tôi gọi anh là người tình cũ
Chuyện ngày xưa trả lại sao trăng
Anh một lần đã chẳng băn khoăn
Sẽ nhớ mãi dư âm giọng nói

Tình nông nổi đã thành mây khói
Bay lên trời cay mắt mình tôi !

                       Trần Mai Ngân
                          05-10-2018

CHÙM THƠ THIỀN 14 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


        

ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC

ban nhạc truyền thống
phường bát âm
kèn đàn chũm chọe
nhị trống cơm
ò, í, e
cắc tùng tùng
kế đến là thuyền rồng
bát nhã để quan tài
cuả người nhập cõi niết bàn
bát cơm quả trứng
theo sau là người trong gia đình
vợ hay chồng ngươì quá cố
con trai cùng con gái
và cháu chắt chít
theo sau là thân bằng quyến thuộc
bằng hữu gần xa
ban nhạc tây đi sau chót
vừa tấu Giòng Sông Xanh
vừa cầu sông kwai
và sau chót là lòng mẹ bao la

ĐỘC THOẠI Ở PHIÊN TÒA - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        

ĐỘC THOẠI Ở PHIÊN TÒA

Đứa trẻ
Hiếng mắt nhìn mẹ
Gằn giọng nhìn cha:
- Các người:
Ở đâu khi con vấp ngã
Ở đâu khi con đói lòng?
...
- Nói đi:
Cha say săn gái!
Mẹ mải mồi trai!
Bỏ con cút côi thui thủi giữa nhà mình.
Đấy là gia đình
Hay nơi động thổ?
...
- Các người
sao không xấu hổ
Còn múa mép
        Còn khua môi
Trổ tài bêu nhau chối tội
Rồi rửa lỗi
Rồi gột sai
Bằng những cọc tiền con không đòi hỏi
Để con quên mẹ mải mồi tra
Để con quên cha say săn gái
Để con nghiện những trò thác loạ
...
- Ôi!
Các người...
Khốn nạn!

Làng Tám, 25 tháng 08.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

KHÔNG ĐỀ, MƯA ĐÊM - Thơ Tịnh Đàm


        
                 Nhà thơ Tịnh Đàm


KHÔNG ĐỀ 

Buồn chia
Nửa mảnh trăng gầy
Đêm hong tình cũ
Phút giây... chạnh lòng !

Người bên song cửa
Còn mong ?
Tôi ngoài sương gió
Lạnh vòng tay ôm !

GIỚI THIỆU "MỘT THỜI" - Tập thơ của Nguyên Lạc


   

MỘT THỜI

Thơ Nguyên Lạc
Trình bày:  T. Vấn & Bạn Hữu
Tranh bìa và minh họa Ái Lan Công Tằng.
Xuất bản & ấn hành: T. Vấn & Bạn Hữu 2018
Phụ lục:-- 
Văn: Nhận xét của nhà bình thơ Châu Thạch và Nhã My Sương Lam. Tâm tình của tác gi
-- Nhạc:  những bài thơ phổ nhạc: Mộc Thiêng phổ thơ Nguyên Lạc
Sách dày 268 trang, dạng điện tử (Ebook)
Copyright @ T. Vấn & Bạn Hữu, Nguyên Lạc
                                     ~~oOo~~
TỰA CHO THI TẬP MỘT THỜI
                                               T.Vấn
Đọc thơ Nguyên Lạc, nghĩ về những cuộc hành xác tự nguyện
Nguyên Lạc, như những người miền Nam cùng thời với mình, thuộc về một thế hệ rất không may trong lịch sử Việt Nam cận đại. Đi lính, đi tù, rồi đi làm kiếp lưu vong vì không thể sống được trên quê hương mình. Mỗi chặng đường đã qua, mỗi một thời đã sống, đều được Nguyên Lạc ghi lại. Trong tim. Trong óc. Ghi sâu, ghi kỹ đến độ không thể nào quên được, dù có lúc rất muốn. Lâu dần, những “một thời” ấy đã trở thành phần không thể thiếu trong quãng đời còn lại, dù như tên gọi, chúng đã qua, đã là quá khứ. Bà mẹ nó dòng sông chết tiệt!/Cố quên đi. vẫn ròng lớn trong đầu.
Thế là, cũng giống như một số người cùng thời, Nguyên Lạc chọn văn chương làm chỗ cất giữ những thứ không thể quên được ấy trong đời mình. Cất đi, cho nhẹ lòng. Và, có lẽ, cũng nhẹ cả người khi cuối đời cất bước ra đi về miền miên viễn.
Thế là, bầu trời thi ca hải ngọai lại có thêm một tiếng đọan trường kêu trời thất thanh, tiếng kêu bi thiết, uất ức của con chim bị buộc phải xa bầy, lẻ bạn. Tiếng kêu dồn nén từ bao nhiêu năm, nay mượn những vần thơ mà thắp ngọn đèn ký ức/soi hồn tôi nỗi  sầu!

PHÙNG GIA LỘC VÀ “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ” CHẤN ĐỘNG 30 NĂM TRƯỚC - Đỗ Gia Thống

Nguồn:

          
                           Nhà văn Phùng Gia Lộc

Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…

      PHÙNG GIA LỘC VÀ “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ” 
      CHẤN ĐỘNG 30 NĂM TRƯỚC
                                                                          Đỗ Gia Thống

Thế là đúng 30 năm tính từ khi bài kí “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (1988) của Phùng Gia Lộc xuất hiện trên tờ Văn nghệ. Ngày ấy nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập. Ngày ấy báo Văn nghệ bán chạy như tôm tươi. Ngày ấy bạn đọc hồi hộp chờ từng giờ, từng ngày đón đợi báo ra để…. đọc. Ngày ấy đã xa rồi, bao giờ báo Văn nghệ lại được như… ngày ấy.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

BÙI GIÁNG MỘT BÀI THƠ LẠC VẬN - Nguyễn Đình Toàn

Nguồn:
https://haibatrung12e1985.wordpress.com/2012/10/28/bui-giang-mot-bai-tho-lac-van/

        
                       Bùi Giáng trước cà phê Mưa Nguồn


           BÙI GIÁNG MỘT BÀI THƠ LẠC VẬN
                                                 Nguyễn Đình Toàn

Bùi Giáng đã được nói đến nhiều. Mỗi người đọc ông nói đến ông theo một cách. Người ta nói đến thơ ông, nói đến tư tưởng của ông, nói đến cách thế ông sống, tùy theo cách nhìn của mình.
Người ta nhìn thấy ở ông, rõ hơn, kiến thức của ông, tư tưởng của ông, như một hội tụ lớn của tư tưởng Đông Tây.
Người ta cũng nói đến ông như một người điên.
Nếu ai có dịp nhìn thấy ông mang trên mình đủ các thứ: nồi, niêu, xoong, chảo, vành bánh xe đạp, đầu đội mũ sắt, tay cầm một chiếc gậy, đứng giữa đường, thổi còi, vung tay chỉ lối cho xe cộ, thì coi ông là một người điên cũng không gì quá đáng.
Nhưng cũng người điên ấy, vai mang một tấm biển, đi rong qua các phố, trên tấm biển có những dòng chữ viết tay:

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhảy tưng lên trời

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ? - Phan Chính

Nguồn:
http://www.baobinhthuan.com.vn/van-hoa/hon-ba-danh-thang-bi-bo-quen-105818.html#.WrRKn7gWFuc.facebook

BT- Khái quát về thiên nhiên của thị xã La Gi (Bình Thuận) thì Hòn Bà trở thành một biểu trưng khá ấn tượng, khó nhầm lẫn với bất cứ vùng đất biển nào. Đó là một hòn đảo nhỏ quanh năm bao phủ màu xanh cây lá và giống như một con rùa khổng lồ, ngẩng cao đầu lên sóng bạc bơi về phương Nam. Cũng có người ví von, Hòn Bà như một nốt nhạc trên những làn sóng lung linh hay một dấu chấm than của một huyền thoại sử thi Thiên Y Ana- Bà Chúa Ngọc…

                HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ?

             
                                               Hòn Bà – La Gi

Năm 2012, tỉnh Bình Thuận quyết định xếp hạng Hòn Bà là Di tích danh thắng nhưng lại tiếp tục lãng quên dù cách xa bờ chừng 2 cây số. Hòn Bà không chỉ đẹp với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mà còn gắn với một sự tích có gốc gác văn hóa Chăm từ phiến đá nguyên sơ mang hình ảnh Po Inư Nưga bà mẹ xứ sở, nhưng trong quá trình phát triển, hội nhập của cộng đồng người Việt thì trở thành Thiên Y Ana thánh mẫu. Cũng từ ấy người dân địa phương truyền tụng nhau về câu chuyện tình rất đẹp với hồi kết là cảnh ly tan với các địa danh Núi Ông (Tánh Linh), suối Nước Nóng (Bình Châu) và Hòn Bà, đậm chất nhân văn và tâm hồn Việt. Đó cũng là giá trị văn hóa độc đáo của di tích Hòn Bà.

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ TRẦN MAI NGÂN - Đặng Xuân Xuyến


        

        VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ TRẦN MAI NGÂN
  
Thơ của Trần Mai Ngân là thơ của nỗi lòng. Hình như, chị mượn thơ chỉ để ghi lại Nhật Ký Nỗi Lòng nên thơ của chị gần gũi, dễ đi vào lòng người bởi đọc thơ chị. người đọc dễ “cảm”, dễ nhớ. Chị viết nhanh để ghi lại những cảm xúc thật của mình nên những câu thơ của chị rõ là của chị, không chịu ảnh hưởng cúa ai, cứ nhẹ nhàng đằm thắm, nhẹ nhàng chịu đựng, nhẹ nhàng hy sinh (có lẽ) như chính con người của chị.

Đọc những câu thơ:

- “Tôi đi nhặt lấy phù du
Trần gian một cõi mịt mù chơi vơi
Tôi tìm trong chiếc lá rơi
Phận người với cả một đời hư hao”
                                      (Phù Du)

- Ngồi buồn xòa ngón tay hao
Đã đan trong gió đã nhòa trong mưa
Gần xa cũng đã từng chưa
Ngón tay đeo nhẫn như vừa chơi vơi.
     (Ngồi Buồn Bấm Đốt Ngón Tay)

- Gió chiều, chân vội bước qua
Chỗ cười, chỗ đứng đã là ngày xư
Mười Hai trời chẳng thôi mưa
Tiễn Thu hay tiễn tôi vừa hôm nay!”
                                  (Tiễn Thu 2)

Người đọc thấy trân quý cuộc đời hơn dù những câu thơ ấy viết về sự cô đơn, về nỗi xót xa vì những dang dở chuyện tình, bởi thơ ấy không hề bi lụy, tiêu cực mà chỉ nhẹ nhàng dâng kín nỗi buồn, rồi nhẹ nhàng buông bỏ để người thơ trở về với những gì là của mình, thuộc về mình.

Tôi thích thơ chị, có lẽ cũng từ những câu thơ hay và tinh tế như thế.

Hôm nay, đưa thơ chị lên trang blog Đặng Xuân Xuyến, không hiểu lý do gì mà 3 lần tôi lập cập làm hỏng, cứ phải dàn trang lại. Vì đặc thù riêng (một phần do thiết kế) nên thời gian dành cho việc đưa bài lên trang blog Đặng Xuân Xuyến thường tốn khá nhiều nên tôi bực, định xóa hẳn bài nhưng tiếc công sức đã bỏ ra nên nán làm lại, vì thế mà tôi đọc kỹ bài thơ GIẬN của chị. Tôi bật cười với suy nghĩ: Thảo nào tên bài thơ là Giận!

Và cặm cụi ngồi gõ đôi dòng về Giận và cả về thơ của chị:

GIẬN...

Cứ một lần giận dỗi
Là thêm một cách xa
Mà em luôn nói dối
Không sao...em ổn mà!

Cứ một lần im lặng
Không nhìn nói với nhau
Làm tim em băng giá
Một mình âm thầm đau

Thêm một lần... lần nữ
Có chắc còn lần sau
Ngày mỗi ngày hờ hững
Nên tình đành xa mau...

Canberra trắng màu
Mây trôi xa xôi quá
Em nhủ lòng quên đi
Chuyện đôi ta... còn gì?

Canberra, 25 tháng 08.2018
     TRẦN MAI NGÂN

Vâng. Thơ Trần Mai Ngân là thế. Cứ thẳng tuột với những suy nghĩ của mình, chẳng cần chọn lựa câu chữ bóng bảy, chẳng cần rào dậu chắn be. Sự thẳng tuột ấy chỉ là chị tự nói với lòng mình, tự lẩm bẩm với nỗi buồn đang xâm kín lòng mình, sự nhẹ nhàng ấy rất phụ nữ Miền Tây:

Cứ một lần giận dỗi
Là thêm một cách xa

Biết là giận dỗi là căn nguyên của sự “cách xa” nhưng chị không giãi bày, không phân tỏ mà chỉ âm thầm chịu đựng, âm thầm để níu giữ:

        Mà em luôn nói dối
        Không sao... em ổn mà.

Câu: “Không sao... em ổn mà!” nghe như tiếng nấc đang được chị cố ghìm lại.

Chị tiếp tục thật thà với nỗi ấm ức đầy vơi của mình, bằng những câu không thể đời thường hơn, không thể thật hơn, cứ như chị bê nguyên xi nỗi ấm ức, hờn tủi của chị bằng những câu nói thường nhật trong cuộc sống vào thơ mà chẳng cần cầu kỳ gọt rũa, chẳng cần chọn lựa kỹ câu từ. Vì thế mà chuyện của chị, thơ của chị thật lắm, đời và dễ chạm vào lòng người:

Cứ một lần im lặng
Không nhìn nói với nhau
Làm tim em băng giá
Một mình âm thầm đau

Biết là sức chịu đựng của con người có giới hạn nên khi đối diện với lòng mình, chị lắng hỏi lòng mình, và cũng là tự nhủ với lòng mình: "Thêm một lần... lần nữa/ Có chắc còn lần sau". Biết sự nhường nhịn ấy, cam chịu ấy rồi cũng sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp, nhưng chị lại buông xuôi, bất lực, tiếp tục cam chịu “thêm một lần”, rồi lần nữa, “lần nữa”... để chấp nhận sự đổ vỡ, chia ly: “Ngày mỗi ngày hờ hững/ Nên tình đành xa mau...”, thì thật là một bi kịch.

Nhẫn nhịn và bất lực trước cuộc tình sắp tan vỡ là tư tưởng yếm thế của một phụ nữ cam chịu xuyên suốt bài thơ.

Đọc bài thơ, không thấy hình bóng ai ngoài hình bóng chị, được mặc định bởi nhân vật "em" đang thủ thỉ kể chuyện tình buồn của mình. Cũng không biết căn nguyên những lần giận dỗi từ đâu, sự giận dỗi ở mức nào mà chỉ thấy hình ảnh nhẫn nhịn, cam chịu của chị, với những tâm sự của riêng chị, cũng rất chung chung, mơ hồ, khiến người đọc dù mến thương, cảm thông với nhân vật "em", vẫn buông tiếng thở dài, nhẹ nhàng trách cứ: "tại anh tại ả, tại cả đôi đường.".

Dù thế, thì "Giận" vẫn là bài thơ nhiều cảm xúc, cuốn hút người đọc bởi sự chân thành trong từng câu chữ của người viết.

Vâng! Thơ của Trần Mai Ngân là thế, là thơ của nỗi lòng, là tấm gương phản chiếu chân thực cuộc sống mà nữ sĩ Trần Mai Ngân đã trải qua, đã cảm nhận và đối diện.

Tôi thích những câu thơ buồn nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu, rất thấm, kiểu:

Xa nhau, ừ nhỉ xa nhau vậy
Vá víu trăm năm một nụ cười
Mắt đã rời xa không trở lại
Lúc ở cạnh nhau đã vắng rồi.
                   (Khắc Vào Gió)

Nhưng tôi mong lắm được đón đọc những bài thơ tươi rói nụ cười, những niềm tin rạng ngời về sự vẹn tròn, đủ đầy của tình yêu chung thủy như mái ấm gia đình mà chị đang có, về những hạnh phúc lứa đôi mà tôi thấy đã có nhưng chưa nhiều trong thơ của chị.

                                                            Hà Nội, 27 tháng 09.2018
                                                              ĐẶNG XUÂN XUYẾN

EM... - Thơ Trần Mai Ngân


      
                          Nhà thơ Trần Mai Ngân

EM...

Em thích được vùi vào ngực anh
Để nghe nhịp nồng nàn nơi đó
Trái tim anh rực đỏ
Nói lời dấu yêu em...

Em thích úp mặt vào tóc anh
Để hít hà thanh xuân còn lại
Đừng hỏi em tại sao
Lời tình yêu không màu. 

Em thích quấn chặt anh không buông
Dẫu có lúc buồn hay chấp giận
Nhưng em không ân hận
Vì ta vẫn còn đây

Em hương trầm mê hoặc ngất ngây
Cho đông lạnh ấm nồng mãi mãi
Để ta không ngần ngại
Làm giông bão trời sao...

Em trôi bồng bềnh ngọn sóng cao
Vỗ vào bờ tràn khát yêu đương
Nhưng dường như...dường như
Nhưng... hình như...  hình như...

Khát vọng là mây trôi
Và vẫn còn xa xôi...
Xa xôi...anh ơi !

        Trần Mai Ngân
           1-10-2018

CHÙM THƠ THIỀN 13 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


       


       CHÙM THƠ THIỀN 13

những cụ bà cụ ông
dời nhà riêng đến sống chung
ở chung cư của người già
nói khoa đại là hành lang thiên đàng
sau bữa ăn sáng
sau ly cà phê
mơ về cõi xa xăm
nơi hoa hồng cỏ xanh
một nơi an nghỉ vĩnh viễn
một cõi an lạc
không còn ưu phiền


MUỘN

những con diều nilông bay ngoài bãi biển
chẳng qua cũng để cho thiên hạ nhòm
những con sứa nổi lềnh bềnh
cũng mong cho thiên hạ bắt
những con nghêu con sò nằm yên
dưới bãi đá cũng để cho người ta lượm
em mặc áo tắm hở hang đi khơi khơi
mục đích cũng để cho thiên hạ cuỗm
anh ngồi nhìn mấy con hải âu bay
nhủ thầm giờ này còn ngồi đây
Quá muộn


YÊU

yêu nhau yêu cả đường đi
ghét nhau ghét cả cái ly chuyên trà
yêu nhau nước lạnh cũng là
ghét nhau nước ngọt đổi ra nước phèn
yêu nhau chả kể trắng đen
ghét nhau phân biệt cả đèn lẫn trăng
yêu nhau thung lũng cũng bằng
ghét nhau đồng cỏ đồng rừng cũng sâu
ghét yêu cũng bởi cái đầu


CÂY VÀ BỐN MÙA

đầu xuân cây nở hoa
mùa hè hoa kết trái
ngọt trĩu cành
muà thu lá từ từ đổi màu
từ vàng qua đỏ
rồi giã từ rơi xuống gốc
làm phân hữu cơ bón cho cây
mùa đông mọi loại cây
đều ngủ dưỡng sức
để chờ mùa xuân

CHU VƯƠNG MIỆN

ANH CŨNG ĐỪNG MONG MỘT KẺ NHƯ TÔI - Thơ Châu Thanh Thủy


       

ANH CŨNG ĐỪNG MONG 
MỘT KẺ NHƯ TÔI

Đá vẫn buồn vì biển không là biển
Gió thôi ru lời tình cũ không thành
Sóng khát mãi buổi đầu tiên huyễn mộng
Cát vun chiều để mây chẳng còn xanh

Có lẽ rồi tôi cũng chẳng còn anh
Đôi ngã rẽ con đường đâu chốn hẹn ?
Tình ảo mộng khi không là trọn vẹn
Anh là anh và tôi vẫn là tôi.

Tôi vẫn nhìn vầng mây cũ xa xôi
Sóng khắc khoải đập tan ghềnh ào ạt
Chiều hoang vu,đám thông reo dào dạt
Nhắc tên anh nhưng chẳng gọi tên tôi…

Tôi biết rằng trong bận rộn cuộc đời
Tôi thỉnh thoảng mới nhớ lời yêu cũ
Bản tình mới ngọt hơn lời quyến rũ
Anh chỉ còn là ngọn gió xa xôi

Anh cũng đừng mong một kẻ như tôi
Coi tình ái là trò chơi dễ chán
Chỉ thế thôi, đến, để đi, ngao ngán...
Dẫu có buồn cũng chẳng nhớ anh đâu...

                             Châu Thanh Thủy
                                   2-10-2108

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

TÌM HIỂU NHỮNG BÀI THƠ, CA DAO LIÊN QUAN TỚI “CANH GÀ THỌ XƯƠNG” - Vương Trung Hiếu

Nguồn: https://damau.org/archives/27920

        
                           Tác giả Vương Trung Hiếu

Vương Trung Hiếu sinh 1959 tại Long Xuyên, sống bằng nghề cầm bút ở Sài Gòn từ năm 1987. Năm 2011, ông cùng vợ sang học tập và làm việc tại Bangkok, Thái Lan. Trong giai đoạn đầu viết lách, Vương Trung Hiếu chủ yếu viết báo, sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết. Về sau ông chuyển dần sang biên soạn và dịch sách. Tính đến nay ông đã trình làng trên 200 đầu sách.

         TÌM HIỂU NHỮNG BÀI THƠ, CA DAO 
         LIÊN QUAN TỚI “CANH GÀ THỌ XƯƠNG”

Trước đây nhiều nhà nghiên cứu đã tranh luận sôi nổi về nguồn gốc, dị văn, dị bản của những câu ca dao và bài thơ có liên quan đến “canh gà Thọ Xương”. Năm 2012, thêm một lần nữa, xuất hiện rầm rộ những bài viết liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là quan điểm cho rằng “canh gà” là một món ăn, điều này trái ngược với nhận định truyền thống: “canh gà” chỉ thời gian (tiếng gà báo canh). Thật hư thế nào, chúng ta thử tìm hiểu các quan điểm, phân tích và minh định đôi điều, bởi vì đây là một tác phẩm đã từng xuất hiện trong sách giáo khoa trung học và đại học, đã từng được ghi nhận, đánh giá trong những công trình nghiên cứu có trọng lượng như “Lịch sử văn học Việt Nam” (NXB Khoa Học Xã Hội, 1980), “Văn học dân gian” (NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1973) hay “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (1956, tái bản nhiều lần)….

Về cơ bản có ba bài như sau:

Trong ca dao Hà Nội:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa làn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của Dương Khuê:

Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ.

Và trong ca dao Huế:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Thuyền về xuôi mái dòng Hương,
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay.

CHÙM THƠ THIỀN 12 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


       

NĂM THÁNG

năm có tuần có tháng
ngày có phút có giờ
có nắng cùng có mưa
già thì chưa già lắm
mà chết chưa chết ngay
tóc càng ngày thêm bạc
y bầu trơì rối mây
một ngày qua cái vèo
hai mắt rỗi trông theo
bụi mờ mờ trước mặt
hết núi lại qua đèo

ĐÊM THU - Trần Mai Ngân



                Tác giả Trần Mai Ngân


   ĐÊM THU

   Đêm Thu
        Một dải Ngân Hà lấp lánh vây lấy vầng Trăng đầy tròn khi màu xanh, khi màu vàng. Loáng thoáng trên trăng có dáng của Hằng Nga trăm năm diệu vợi... không biết vui buồn. Cứ mãi khuôn trăng đầy đặn, nụ cười hiển nhiên xa vắng...

   Đêm Thu
        Một và nhiều kỷ niệm kéo về... Nào là khăn voan áo cưới, xác pháo và hoa Giấy rơi rơi... Nào là hụt hẫng hoang mang khi qua đi thời thiếu nữ...
        Lâu ngày, nhiều tháng, qua năm... qua năm tất cả trở nên im ắng như đám mây nhiệm vụ là phải trôi đi theo gió!

   Đêm Thu
        Một trái tim thức giấc và thấy nó vẫn còn đập. Đập để nuôi nhịp thở sáng, trưa, chiều, tối...
       Lắm lúc trái tim buốt đau khi chợt nhận ra nó đã phai úa và chẳng còn bao lâu nữa!

   Đêm Thu
         Có những hội ngộ, có những chia tay. Đôi khi chỉ là tạm biệt, nhiều khi là vĩnh viễn. Con người ta hay rơi lệ khóc người, khóc mình...
         Sắc không hư ảo. Rồi cũng quên và quen thôi!

   Đêm Thu
        Thiền! Quạnh vắng lắm âm thanh đêm thật thà yên lặng... Thở, thở... nghĩ đến một điều hay một người duy nhất luôn canh cánh bên lòng...
       Thiền ! Thở và nghĩ. Thở và nghĩ. Đêm Thu.

                                                     Trần Mai Ngân