BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

TRẦN TỬ NGANG, CHẾT LÀ HẾT, THƠ GIĂNG, CÓ NGƯỜI SỐNG - Thơ CVM và Khanh Tương





TRẦN TỬ NGANG

Chuyện dân
chuyện tộc
y lời vàng thước ngọc
của cụ nhà văn Nguyễn Bá Học
"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi
mà vì lòng người ngại nùi e sông"
chuyện đất nước
non cùng sông
đời đời cũng khó
không thể ngồi uống trà hút thuốc
rồi chửi tục
là xong việc ?
tình hình bây giờ gặp khó khăn chung
không thể tùy tiện
tự do là xơi dùi đục
-
bạc thì dân
bất nhân thì lính
người sinh vào thời nhà Đường
thế kỷ thứ 8
thơ như vầy :
người trước không biết ta là ai ?
người bây giờ không đọc ta ?
người sau này
không biết ta là ai nốt
y nước sông Hoàng Hà
chẩy một mạch đi tuôt luốt
thơ như vầy
"đúng là hay tuyệt "
sau này có vài thi nhân
bắt chước
Thi hào Trần Tử Ngang
nguệch ngoạc đôi dòng
nhưng không ai khóc


Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

QUÁN RƯỢU CHIỀU MƯA - Thơ Phan Phụng Thạch


       
       Nhà thơ Phan Phụng Thạch


QUÁN RƯỢU CHIỀU MƯA

Hãy rót cho ta đầy ly nữa
Này cô quán rượu buổi chiều mưa
Mắt em sao cũng sầu chan chứa
Hay bởi lòng ta rượu đã thừa

Ta uống cho quên đời đen bạc
Quên người phản bội mối tình ta
Bao năm quên bước đường phiêu bạt
Sao bỗng chiều nay chạnh nhớ nhà

Sao bỗng chiều nay mềm yếu quá
Ngẫm thương cho một nửa đời ta
Còn một nửa đời như chiếc lá
E cũng tàn rơi giữa nắng tà

Cho ta ly nữa đi cô quán
Sầu đã vơi đâu mà bảo ngừng
Ta vẫn tỉnh khô chưa chuếnh choáng
Sá gì một góc rượu vừa lưng

Hãy ngồi xuống đây người đồng điệu !
Em ngại rằng ta kẻ say sưa ?
Lòng ta buồn lắm em sao hiểu
Giận người rót rượu buổi chiều mưa

                            Phan Phụng Thạch

MƯA RỚT XUỐNG CHIỀU - Thơ Tịnh Đàm


       
                     Nhà thơ Tịnh Đàm

MƯA RỚT XUỐNG CHIỀU

Cơn mơ rớt vội xuống chiều,
Lòng nghe như có bao điều vừa nhen.
Chút gì tựa đã thân quen,
Từ lâu quên, lại mon men nhớ về.

Chút gì gợi thuở đam mê
Cùng em vui với hẹn thề, chung đôi .
Chút gì đắng đót bờ môi,
Nụ hôn lần cuối, bồi hồi tiễn nhau.

Chút gì còn giữ mãi sau,
Phải chăng là một nỗi đau phụ người !?!
Cơn mưa chiều... Hát tình ơi,
Vẳng trong xa vắng, thầm khơi tiếng lòng...

                                       TỊNH ĐÀM
                                (Hóc Môn, TP. HCM)

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

ĐÊM CAO NGUYÊN VỚI VẦNG TRĂNG CỐ XỨ, BÀI THƠ QUÁN RƯỢU - Thơ Hoàng Yên Lynh



  Nhà thơ Hoàng Yên Lynh

ĐÊM CAO NGUYÊN VỚI VẦNG TRĂNG CỐ XỨ                                         
Tôi có một vầng trăng hoài niệm
Tỏa sáng đôi bờ tuổi ấu thơ
Tôi có một vầng trăng để nhớ
Có nhịp võng khoan hò...
Có gió lộng hàng tre.

Tôi có một mối tình như thế
Người yêu xưa ai lỗi hẹn thề
Người xa mãi cuối trời xứ lạ
Đêm nặng sầu... ngóng mãi vầng trăng.

Có ai về Cửa Việt Gio Linh
Có ai ngược Cam Tuyền
Có ai xuôi sông Hiếu
An Lạc ơi bạn bè mấy đứa
Cõi đi về còn nợ nắng mưa.

Tôi có một dòng sông đạn lửa
Khi pháo về tan tác tuổi đôi mươi
Đứa trôi dạt đứa ngàn trùng xa thẳm
Quê hương ơi còn nặng tiếng ru hời.
                        
Đêm cao nguyên lang thang cùng gió núi
Chút hương tình đọng lại với trăng sao
Tiếng vó ngựa gõ đều qua đêm vắng
Chợt nhớ mình tóc trắng
Hơn nửa đời phiêu lãng...

Lưng dốc núi hàng cây nghiêng bóng rũ
Chỉ sương bay và hoa nỡ vô tình
Tôi đi mãi theo vầng trăng quê cũ
Với ngày xưa in dấu những hẹn hò
Tôi đi mãi với mênh mông nỗi nhớ
Nhớ quê hương và một chốn đi về.

Đêm cao nguyên trời cao như thấp lại
Điếu thuốc tàn không ấm nỗi lòng tay
Ở nơi đây mà nhớ tình nơi đó
Để nhớ người... mà chẳng nhớ riêng ai.

Tôi có một miền quê và mơ ước
Có một thời đằm thắm mộng yêu thương
Có nắng Đông Hà
Có vầng trăng Thạch Hãn
Theo tôi ngậm ngùi đi suốt cuộc bể dâu.

Tôi giữ mãi vầng trăng bao thương nhớ
Đêm cao nguyên ấp ủ ánh trăng chờ.

GIÁ NHƯ... - Thơ Trần Mai Ngân


      
                  Nhà thơ Trần Mai Ngân
            

   GIÁ NHƯ... 

   Giá như em có thể
   Buộc mây trời dừng bay
   Bắt ngày mãi là ngày
   Trong vòng tay của anh...

   Giá như em có thể
   Giữ mãi trời màu xanh
   Như giữ em bên anh
   Để tình đừng mỏng manh

   Giá như mà có thể
   Xoá tan những muộn màng
   Thì đâu phải ngỡ ngàng
   Cách xa như định mệnh

   Giá như chỉ giá như
   Ông tơ bà nguyệt lão
   Cột đính sợi chỉ hồng
   Thì đôi ta hoàn hảo...

   Em chỉ nghĩ giá như
   Để bài thơ có tứ
   Để em được mỉm cười
   Giá như... ừ... giá như!

             Trần Mai Ngân
                 22-6-2018

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

RU TÌNH - Thơ Nhật Quang



          Nhà thơ Nhật Quang


RU TÌNH

Mi ngoan hãy khép giấc say…
Cho em gối tạm ngực gầy của anh
Đêm vàng áo nguyệt long lanh
Ru ngây ngất phút mộng lành bên nhau

Để anh gỡ mới tơ nhàu
Đong đưa… em giấc mơ đầu yêu đương
Đêm trầm nhẹ níu vấn vương
Ngực thơm còn thoảng mềm hương căng đầy

Trái tình ngào ngạt hây hây
Chạm tay nâng nhẹ... nhấp say môi nồng
Ngủ đi em… giấc mơ hồng
Chắt chiu khoảnh khắc bềnh bồng hương yêu.

                                                    Nhật Quang
                                                      (Sài Gòn)

HẠT BỤI 1 - 2 / Thơ Lê Kim Thượng


          
              Nhà thơ Lê Kim Thượng


HẠT BỤI 1 - 2
1.
Ngày qua, lần lữa tháng năm
Tìm Quê gõ cửa ghé thăm... Xuân này
Mừng vui rót chén rượu đầy
Cùng Quê đối ẩm, sum vầy với ta
Ấm lòng lãng tử xa nhà
Trao nhau một khúc tình ca giữa đời
Hoa Xuân nở cánh môi cười
Cho ta xao xuyến, cho người ngẩn ngơ...
Chiều qua bến vắng thẩn thơ
Đò vào gối bãi mộng mơ ngủ vùi
Sương lam khói sóng bờ vui
Chiều hoang xẻ nửa... bùi ngùi nắng say
Gọi đò tiếng vọng đâu đây
Sông Quê chở nặng, nặng đầy phù sa
Gió qua kẽ lá ngân nga
Tiếng Quê đầm ấm, thiết tha xao lòng
Em tươi bên lúa đòng đòng
Hương tình qua mấy vạt đồng xuyến xao
Vườn hoang Cu gáy cành cao
Âm ba chuông vọng, nghiêng chao cánh diều
Bếp nghèo khói tỏa hắt hiu
Canh chua Bông Súng... cơm chiều đậm hương...

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

KHẤP TỐ NHƯ, QUA ĐANG NGHÈO, CÁT, BỊP, CVM VÀ KHANH TƯƠNG - Thơ Chu Vương Miện





KHẤP TỐ NHƯ

bất tri tam bách dư niên hậu
thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
                  (Thơ Nguyễn Du)

trên 300 năm nữa ?
còn ai khóc Nguyễn Du ?
xứ lạ quê người gần tám bó
câu thơ trên đọc thấy như thừa
ốm đau lạnh quá ngồi bó gối
mỏi miệng mà kêu mãi hừ hừ
thơ cổ mắt mờ không đọc được ?
huống gì thơ của cụ Nguyễn Du ?
một túi càn khôn xơ xác cả
kẻ thì nằm đất kẻ nằm tù
ngẫm nghĩ câu "thi trung hữu họa"
mà buồn cho tới tận ngàn thu ?
chết sau hay trước cũng giống nhau
Châu Mỹ, Châu Úc hoặc Châu Âu
lỡ cỡ phần đời nơi Châu Á

Lưỡng Quảng xưa là đất Quảng Châu ?

GIẢI OAN CƠM HẾN HUẾ - Trần Kiêm Đoàn


            
                    Tác giả Trần Kiêm Đoàn

Nguồn: 
https://www.baocalitoday.com/van-nghe/giai-oan-com-hen-hue.html


   GIẢI OAN CƠM HẾN HUẾ

   Chén rượu làng Chuồn xin uống cạn,
   Giải oan cơm hến dở, ngon nầy.
  (Phóng tác thơ Tô Thùy Yên -TKĐ)

Cơm Hến Huế mang bản chất đậm đà của Huế. Hương không sang cả nhưng có sức thẩm nhập và gây cảm giác thinh thích, nghiền nghiện nhẹ nhàng cả đời. Vị ngọt ngào mà không lịm nên làm người nhớ mà không phải chạy tìm quay quắt để chóng thỏa mãn rồi lại sớm quên. Tướng không kiêu sa kiểu nem công chả phụng mà mặn mà rau cỏ toát lên từ phèn chua nước mặn của quê hương.
Hơn ba mươi năm trước, khi tôi viết bài Cơm Hến Huế;

bây giờ đọc lại bỗng hiện lên hai tảng đá to sờ sờ chặn đường khiến tiến thoái lưỡng nan. Tảng đá bi quan khi tôi cho rằng, cơm hến Huế chỉ có thể nấu với hến tươi nằm duới đáy sông Hương bao quanh Cồn Hến nên xa Huế là đành vĩnh viễn chia tay với cơm hến. Và tảng đá lạc quan khi tôi nghĩ chung chung rằng: Là dân Huế ai cũng thích cơm Hến Huế (như tôi!)


Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

TÌM BẬU - Thơ Trần Mai Ngân




TÌM BẬU

Bậu về - Sáo qua sông
Ta ở lại chạnh lòng
Hương Bậu còn trên áo
Sao bảo là dễ quên !

Bậu về có vấn vương
Đôi má thắm màu hường
Áo bà ba duyên dáng
Ta cứ đợi hoài thương...

Năm tháng trôi đi mãi
Bậu không lại nơi này
Nỗi nhớ ta đong đầy
Cũng đành chôn tuyệt vọng !

Chiều nay qua sông rộng
Tìm dáng Bậu thinh không
Đôi má thắm hồng đào
Môi cười đầy như mộng...

Bây giờ đang ở đâu
Bậu giờ đang ở đâu
Để dạ ta mãi sầu
Tìm nhau đến bạc đầu !

Trần Mai Ngân

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

MƯA ĐÊM, CHÚT TÌNH - Thơ Tịnh Đàm


       
             Nhà thơ Tịnh Đàm


MƯA ĐÊM

Gối vào đêm,
Trở giấc buồn
Nghe mưa về gõ nhịp... muôn tiếng thầm !
Giấu lòng vào nỗi tình câm,
Đèn khuya thắp bóng
Lệ dầm ướt khăn !

Lời yêu còn những băn khoăn
Về đâu ?
Sóng mãi lăn tăn vỗ bờ !

Phải chăng xưa...
Đến bây giờ
Con tim biết sẽ đợi chờ...
Vì nhau !

NHÂN VẬT TÀO THÁO - Thái Quốc Mưu


             
                        Tác giả Thái Quốc Mưu


                NHÂN VẬT TÀO THÁO
                                       Thái Quốc Mưu

Tào Tháo, tự Mạnh Đức, tên tục A Man, tự Cát Lợi. Sanh 155 sau tây lịch, tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé là người rất thông minh, ít để ý đến việc nhỏ, tính tình phóng khoáng, thích giao du,… rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, là người biết quyền biến, nhiều mưu lược. Ông mất ngày 15 tháng 3 năm 220, tại Lạc Dương, Hà Nam, thọ 66 tuổi.
Trong Bách Khoa Toàn Thư viết: “Tào Tháo vốn xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm…” Người viết về Tào Tháo trong bộ Bách Khoa Toàn Thư, không tra cứu kỹ, viết câu trên đây hoàn toàn sai sự thật!
Thực tế, theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Tào Tháo vốn dòng dõi Tào Tham, Tướng quốc của nhà Hán. Tào Tham sinh Tào Đằng.  Tào Đằng, một Thái giám có thế lực trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời Hoàng Đế: Hán An Đế, Hán Thuận Đế, Hán Xung Đế, Hán Chất Đế và Hán Hoàn Đế. Do công lao trải 5 đời, ông được phong chức Trung Thường Thị Đại Trường Thu Phí Đình Hầu.
Tào Tung tên thật Hạ Hầu Tung, sau khi làm con nuôi của Tào Đằng bèn đổi sang họ Tào. Tào Tháo còn có 1 người em trai, bị thất lạc từ nhỏ.

Năm 178, Hán Linh Đế nghe lời Đổng Thái Hậu cho áp dụng chính sách mua bán quan chức. Chức Tam công bán 10 triệu, tước hầu bán 5 triệu. Tào Tung (tức Hạ Hầu Trung) thân phụ Tào Tháo đã bỏ tiền ra mua chức Thái Úy trong dịp nầy.
Nhờ “chính sách” mua quan bán chức, bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn trọc phú, có cơ hội vào chốn quan lại. Sau khi mua được chức quan, chúng tha hồ bốc lột, cướp đoạt tài sản của dân lành hầu mau lấy lại vốn. Và, trong số ấy có nhiều tên ngu dốt, thất học. Cho nên, đôi khi cần giải đáp cho dân, chúng buông ra những câu trả lời chỉ làm trò cười cho trăm họ.
Thể chế chính trị thời Hán Linh Đế là một thể chế chính trị tồi tệ nhất trong mọi thời đại trên thế giới.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐẤT BẮC TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 - Hoàng Lan Chi


    
                 Tác giả Hoàng Lan Chi


        HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐẤT BẮC 
        TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 
                                                              Hoàng Lan Chi

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…

Năm 1954 – 1960
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy người Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Người hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Người Pháp trên tàu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. Tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa người di cư vào Nam. Nếu họ cứ mặc kệ thì không biết số dân Bắc có đến được miền Nam dễ dàng không…

Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tàu. Rồi xe đưa vào Sài Gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội, mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu người là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo, đường Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam uýnh và xỏ xiên: “Bắc kỳ ăn cá rô cây”… Không rõ có đúng không, nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”...

            

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

HỎI - Trần Mai Ngân



 

HỎI

Đêm thật lặng yên, hoa lá thầm thì tỏa hương cho nhau, cho cả cuộc đời nếu ai đủ tâm để nghe thấy...
Tôi nằm vắt lên chiếc võng nhưng không đong đưa. Tôi ngắm nhìn bầu trời đầy sao. Những ngôi sao lấp lánh, lấp lánh làm bầu trời đen tỏa sáng.
Tất cả nhiệm mầu và thật đẹp.

Tôi bỗng nhớ đến N. Và tôi muốn hỏi N... Sáng mai khi ta thức dậy, những ngôi sao này thực ra vẫn còn ở đó đợi đêm về, hay sẽ biến mất...

Tôi biết thế nào N cũng la tôi "vớ vẩn" như mọi khi. Nhưng tôi vẫn muốn hỏi...Những ngôi sao ấy vẫn thức và chờ đêm lại về. Phải không ?

                                                                       Trần Mai Ngân

CAO NGUYÊN MỘT CÕI, DỐC HOA - Thơ Nguyễn Kim Hương


        

       CAO NGUYÊN MỘT CÕI

Thông reo bờ lá Thiền viên
Nơi đây Đà Lạt cao nguyên một miền
Hồ xanh sương trắng mơ huyền
Rừng ơi ! Thư thả làm duyên.Thác ngàn

Ngày tràn trên đỉnh Biang
Đatanla suối hát mơ màng cảnh tiên
Phải đây là chốn đào nguyên
Dã quỳ dằng dặc khắp miền núi cao

Suối trong khe khẽ thì thào
Hồ xưa Than Thở mà xao xuyến lòng
Mây hồng lơ lửng về không
Sắc trời Đà Lạt xanh mông mênh. Chiều

                                       KIM HƯƠNG
                                          14/06/201

TỘI NGHIỆP, NHỮNG CON ROBOT - Thơ Chu Vương Miện

 
      

TỘI NGHIỆP

cho vua Thục Đế
làm mất nước
thác sinh làm chim quốc
tối ngày mò mẫm trong bụi rậm
kêu quốc quốc
tiếng kêu đau thương thảm thiết
Quốc quốc bốn phía không một hồi âm nào ?
thiên hạ bây giờ
hai tai điếc
hai mắt mù và miệng câm
chỉ cần ấm nước bát cơm
đút vào mồm là xong
kéo lê đời thú vật
không đất không nước
còn sống đi đứng ăn uống
nhưng cái đầu cái óc đã liệt
quá tội nghiệp
cho con chim đa đa
tối ngày kêu nhà nhà
nhưng gia gia còn đâu nữa ?
đã mang bàn cho khách trú
đã mang cho thuê
hoàng hạc bạch hạc bay đi
không chốn trở về
hỡi Trần Danh Án
hỡi Bà Huyện Thanh Quan
hỡi Hồ Xuân Hương
cơ ngơi đã thụt xuống lòng hồ
đâu còn nơi nao là Cổ Nguyệt Đường
ôi Nguyễn Du cùng Tổng Cóc
những anh hồn còn phảng phất
mặt trời chiếu chênh chếch ngả về tây
vẫn văng vẳng chốn này
Gia gia Quốc quốc ?

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

NAM QUAN TRƯỜNG HẬN - KỊCH THƠ HOÀNG CẦM


     
                                    Nhà thơ Hoàng Cầm
      
NAM QUAN TRƯỜNG HẬN - KỊCH THƠ HOÀNG CẦM

Một đêm giăng mờ lạnh lẽo. Tiếng tiêu nào trên ngàn xa văng vẳng trong sương. Trên một khu rừng gần Ải Nam Quan, chi chít cây cối, có một bóng đen vạch cây, rẽ lá tìm đường.
Gần chỗ ấy, Nguyễn Phi Khanh bị giam trong một cái cũi lớn. Lúc đó đã nửa đêm. Bốn bề tịch mịch. Duy có tiếng tiêu vẫn réo rắt, não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng mõ cầm canh xa xa. Hồi lâu, Phi Khanh hơi cử động và ngồi dậy.

“MỘT RẺO CHIỀU” THƠ CA DAO NT, BỨC TRANH ĐẸP LỒNG TRONG CHIA LY BUỒN – Châu Thạch


             
           Nhà bình thơ Châu Thạch


     “MỘT RẺO CHIỀU” THƠ CA DAO NT, 
     BỨC TRANH ĐẸP LỒNG TRONG CHIA LY BUỒN  

                                                                          Châu Thạch

Đọc “Tôi: chiếc lá/ Em: chiếc lá/ Bạn bè: từng chiếc lá/ Một khoảnh rừng đã xanh trong nhau” ta như lập tức thấy trước mắt một bức tranh đẹp và sống động. Mỗi linh hồn con người là một chiếc lá xanh thắm và mỗi chiếc lá đại diện cho một linh hồn con người trong khoảnh rừng xanh thắm ấy là hình ảnh của sự sống bình an, hạnh phúc, êm đềm và quyến luyến biết bao.
Những câu thơ  trên đây ngắn gọn, thật là bình dị, bình dị đến độ tưởng không phải là thơ nhưng ngược lại nó là “vô thi”, nghĩa là ở trình độ làm thơ không còn bị gò bó bởi luật làm thơ nữa. Nhà thơ vừa dùng phương pháp tưởng tượng người thành lá, vừa nhân cách hóa lá thành người, khiến cho sự suy nghĩ tưởng như ngộ nghĩnh của một em bé lại phát họa một góc thiên đường đầy sự thân ái trong cuộc sống. Câu thơ “một khoảnh rừng đã xanh trong nhau” với cụm từ “xanh trong nhau” hình dung hoàn toàn sự hài hòa, sự đồng cảm của mỗi cá nhân sống trong xã hội đó. Tuy thế, nếu những câu thơ trên không có những câu thơ dưới đây chắp đôi cánh cho nó, thì nó hoàn toàn không thể bay lên cao được:

                  Và thế đó, gió về ru ta hát
                  Vầng trăng non ngả ngớn lướt qua đầu

THUYỀN - Thơ Chu Vương Miện & M.Loan Hoa Sử


      
     

THUYỀN

lớn sóng lớn thuyền con sóng con
không có sóng nếu mặt nước bằng phẳng
nếu cuộc đời bình yên
không chiến tranh
con chó giống con mèo
-
dù cho tha thiết yêu nòi giống
cũng đến đau thương ngắm cõi bờ
năm 1958 cụ Thạch Ẩn Làm thơ
năm nay 2018 "60 năm"
thủa xưa lại giống thủa bây giờ
60 năm thời gian tụ một chỗ
y khám Chí Hòa + Lý Bá Sơ
thế thái nhân tình đã đổi thay
đầy vơi với chiếc điếu cày say
kéo vào sao thấy lòng tê tái
đất nước rồng tiên mãi thế này?
nhà văn Nguyễn Bàng than "thân cá cơm"
lòng tong tép nước giải Thu Bồn
vinh quang sống sót qua mùa nước ?
ôi chả khác gì sướng như tiên ?
60 năm Văn Hóa Ngày Nay
của văn hào Nhất Linh
tụ kết tinh anh của gió sương
muôn màu muôn vẻ thoảng muôn hương (*)
mần được chín số thì tắt nghỉ
nơi trang bìa đen thùi lùi vẽ hoa Hắc Lan
thôi đành về thác Đam Mê thổi hắc tiêu
tài cao chí cả tuổi xế chiều
văn chương rắc rối không ai đọc
bận tâm chi con khỉ con tườu ?
giấy nát còn ghi mấy cụm thơ
tang thương còn kéo tận bi giờ
"dù cho tha thiết yêu nòi giống
cũng đến đau thương ngắm cõi bờ" (**)

                           Chu Vương Miện 

* Thơ Bùi Khánh Đản
** Thơ Thạch Ẩn