BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo) - Lê Nghị


         
                            Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA TRUYỆN KIỀU (tiếp theo)
                                                                                               Lê Nghị

Nhiều người nghĩ rằng tôi bài Tàu nên đưa ra tư tưởng cực đoan: Nguyễn Du tự vẽ nên truyện Kiều! Thực ra các vị đó chưa đọc hết những gì tôi đã viết. Có tích mới dịch ra tuồng. Đó là kinh nghiệm lâu đời cha ông truyền lại, tôi làm sao quên!?
Khảo sát của tôi là xác định phần nào Nguyễn Du đã mượn để chế biến, phần nào là sáng tạo.

                                           Các bản in Truyện Kiều thời Tự Đức

THƠ MƯA... - Quang Tuyết


    
                  Nhà thơ Quang Tuyết


THƠ MƯA...

Thì thôi em đi về
Mặc trời mưa ướt áo
Gió nghiêng tình giông bão
Đường xa đau gót hài

Ừ! Thì ta chia tay
Lối cỏ gầy da diết
Lòng người ai hay biết
Nên mãi tình nhạt phai

Mờ ánh đèn chấp chóa
Mưa cuốn người trong mưa
Dòng đời trôi... trôi mãi
Em một đời bơ vơ.

Ừ! thôi em về đây
Mơ gì chuyện mây bay
Biết duyên mình không thể...
Vấn vương chi tháng ngày.

Quay lưng là cúi mặt
Lời ai thoảng qua tai
Ừ mưa hoài không ngớt
Nên mắt môi hao gầy...

Mưa Sài Gòn chiều lang thang
              Quang Tuyết

HƯƠNG QUÊ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


         
       Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


HƯƠNG QUÊ

Hương cốm nhà bên duyềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông
Vi vút gió đồng...

Ngẩn ngơ
giấc mơ
Níu đôi bờ bằng dải yếm
Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm
Áo tứ thân trải lá lót nằ
Gom gió lại để chiều bớt rộng...

Thẩn thơ
Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi...
Người ơi...”
Dan díu lời thề
Ngõ quê líu quíu.

Hà Nội, chiều 31.08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CHIỀU THU MỘNG TƯƠNG PHÙNG - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Nhà thơ Nguyên Lạc


CHIỀU THU MỘNG TƯƠNG PHÙNG

Thu. Chiều. Moi hết tình tôi
Chắt chiu riêng giữ gởi mây đến người
Em giờ mất dấu mù khơi
Tôi giờ cô lữ kiếp đời tha phương!

Nhớ ơi nhớ một con đường
Thương ơi thương thắm phượng hồng trường xưa
Trắng dài lụa tóc nhung tơ
Đỏ môi giả bộ chua ngoa. điếng hồn

Biển dâu oan nghiệt đoạn trường!
Một thời xa đó mộng tàn thanh xuân!
Tìm đâu?
Ly biệt đã từng
Em ơi!
Chắc được tương phùng kiếp sau?

                                Nguyên Lạc

ƠI ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG 1970-1975 / Phan Quỳ


                            Tác giả Phan Quỳ


ƠI ÁO TRẮNG NGUYỄN HOÀNG 1970 - 1975

Đã bao ngày tháng im ắng trong tôi, chợt một hôm nao áo trắng quay về, rộn rã mừng vui, e ấp ngại ngần như thời con gái, thời mẹ may cho áo dài để thay đầm mặc đi học. Mẹ bảo nay con đã lớn rồi, mặc áo dài đi thôi. Thuở ấy mình mười ba, ơi ngại ngùng chi lạ. Đã đến giờ vào lớp mà cứ tần ngần mãi không thôi. Hai tà áo cứ vướng víu bước chân. Anh trai nhìn theo cười cười làm mình càng thêm lúng túng...

TRĂNG LU - Truyện ngắn của Ngô Hương Thủy





            TRĂNG LU
                                                                              Ngô Hương Thủy

Xóm Xẻo Lờ. Cái tên khiến những người nhạy cảm dễ đỏ mặt. Nhưng có hề chi. Nó được đặt và quen miệng từ thời cha ông… Nào là xóm Cầu Bà Banh, Cầu Bà Tành, Xẻo trầu, Xẻo Lờ…mộc mạc, giản dị như con nước ngày hai buổi lên xuống, như chuyện trai gái xưa nay, như chuyện của Út Năm và Bé Gái bây giờ.
Hai đứa biết nhau từ hồi còn ở truồng theo mấy ông anh chạy nhong nhong ngoài bờ ruộng hớt cá lia thia. Lớn chút nữa thì chơi trò vợ chồng làm nhà chòi đằng sau mấy đụn rơm. Cho đến khi biết mắc cở trong một lần tắm sông nhìn qua ngực Bé Gái thấy hai cái chũm cau phập phồng… Từ đó là những câu nói trỏng giữa hai đứa “Lấy cái gỗ đựng mấy con cá gô mới bắt đem về cho bà già kho tộ nè” hay “Ăn gau cải không? Non lắm. Tui bứt nghen.”

BUỔI NẮNG TÀN TƠ VẪN VƯƠNG - Thơ Lê Đình Hạnh


    


BUỔI NẮNG TÀN TƠ VẪN VƯƠNG
(Gởi đến quí cụ còn yêu cuộc đời này)

01.
Rồi đây chống gậy thăm người
Dám xin nhan sắc... mỉm cười bỏ qua.
“Trăm năm trong cõi người ta”
Mấy ai tránh được tuổi già còn...mê...


    

02.

Xin giữ tình em làm vốn quí
Giữa đời cạn kiệt cả đam mê.
Ngỡ đâu xơ cứng bên đời sống,
Chợt đá mềm chân một lối về.
Xin giữ tình em làm chút lửa,
Sưởi ấm hồn ta buổi nắng tàn.
Những tưởng “trơ gan cùng tuế nguyệt”
Thoát đời lận đận với nhân gian !
Gió mang theo nắng... sang sông hết
Bỏ lại con trăng giữa đại ngàn,
Bóng núi trầm tư nghiêng dáng đợi,
Hồn sông u uẩn trải ly tan.
Này em dẫu có nghìn năm tuổi,
Đá chỉ rong rêu chả “đá vàng”.

                             Lê Đình Hạnh

EM - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân, video clip


          
                         Nhã My                             Nguyễn Hữu Tân và Huỳnh Tâm Hoài


        
 

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

ĐIỀU DUY NHẤT CUỐI ĐỜI EM NÊN BIẾT - Thơ Du Tử Lê


   

ĐIỀU DUY NHẤT CUỐI ĐỜI EM NÊN BIẾT

1.
khi em tới, băng ghế này đã có người ngồi.
phố thay da và, cây áo mới.
dù rất muốn, những con chim bồ câu già, lười chẩy thây
cũng chẳng thể nói gì với em
về kỷ niệm sót, rớt của đôi ta
hạnh phúc: - những cọng rác chứng gian, mục trong
tổ ấm hoác.
chỉ riêng trái tim ta còn băng ghế trống.
em có thể trở lại bất cứ lúc nào
điều duy nhất /cuối đời /em nên biết/

TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ - Nguyễn Tường Việt

Tác giả Tường Việt, tức Nguyễn Tường Việt, con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh. Ông viết bài này để đóng góp vào cuốn sách “Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ”, được ra mắt tại Nam California vào ngày hôm nay, 15 tháng 9, 2019.

 


     TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ

Chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc nửa đêm. Mục đích chuyến trở về lần này của chúng tôi (năm 2018) là muốn cháu Maya biết về quê nội của nó.
Sau chuyến bay dài mệt mỏi tôi ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, trong lúc gia đình Tường Anh, cậu con trai của tôi lấy taxi đi tham quan Sài Gòn, tôi một mình tản bộ xuống phố tìm quán cà-phê.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA - Tô Kiều Ngân

                            
        

                                 Nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ thổi sáo Tô Kiều Ngân


THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…

Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.

GIAI THOẠI CỦA THI SĨ - Bùi Chí Vinh

Nguồn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13905&rb=0101


            
                                     Nhà thơ Bùi Chí Vinh


GIAI THOẠI CỦA THI SĨ

Vừa rồi, sau khi ra mắt hai tập Thơ tình Bùi Chí Vinh và Thơ đời Bùi Chí Vinh trong nước lẫn trên mạng, tình cờ tôi được nghe một số giai thoại hay hoặc không hay của thiên hạ bàn tán về mình. Ðối với tôi, hay hoặc không hay đều vẫn là giai thoại. Nhưng giai thoại phải có cơ sở xác đáng, có thực tế chứng minh, có những người trong cuộc chứng kiến thì giai thoại đó mới trường tồn, truyền khẩu hợp lý và khoa học được. Những giai thoại đồn đại chung quanh hình tích, sự đi đứng, năng khiếu làm thơ ứng khẩu của tôi xuất hiện ngay từ sau giải phóng, lúc tôi còn rất trẻ, đang làm việc tại một tờ báo và chỉ mới 21 tuổi đầu. Giai thoại mỗi ngày mỗi phát triển thêm lúc tôi đi bộ đội, rồi đi giang hồ, rồi làm đủ mọi thứ nghề để sống, thậm chí cả giai thoại lúc tôi bày tỏ chính kiến của mình…

THỜI GIAN XIN LỖI... - Trần Mai Ngân


     
                                    Tác giả Trần Mai Ngân


THỜI GIAN XIN LỖI...

Có khi người ta phải vịn vào thời gian để sống!
Chờ đợi thời gian sẽ đem về lại yêu thương và trả lời rằng ta đã chọn đúng người trao gửi...

Cứ thế ta đợi chờ và đầy hi vọng!
Mỗi ngày rồi qua đi... Ta tự nhủ... ngày mai vậy. Ngày mai sẽ đến tốt đẹp hơn, sẽ mỗi ngày gần hơn và yêu thương sẽ trở về ở cạnh...

Cứ thế ta vui vẻ sống từng ngày!
Nếu mỗi ngày qua đi chỉ là sự im lặng và trống vắng. Ta hãy tự nhủ, không sao đâu... thời gian vẫn còn. Ta sẽ đợi ngày mai... ngày mai nữa... nữa...

TƯỞNG NHỚ VỀ NHẤT LINH ! - Trương Kim Anh

Nhà văn Trương Kim Anh ngay từ thời ấu thơ đã có nhiều kỷ niệm đẹp với "bác Nguyễn Tường Tam". Mời đọc bài viết của bà về nhà văn Nhất Linh.

           


Nhà văn Nhà văn Trương Kim Anh sinh 1946, tại Hà Nội, là ái nữ của nhà báo kiêm dịch giả Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Năm 1953 theo cha mẹ di cư vào Nam, Trương Kim Anh lớn lên, đi học, lập gia đình ở Sài Gòn. Năm 1967-1974 bà theo chồng sống tại Nha Trang. Năm 1980 bà cùng chồng con định cư tại Na Uy. Trương Kim Anh bút hiệu Bạch Liên Trương Kim Anh, là dịch giả của một số truyện Dân Gian Na Uy của hai nhà văn nổi tiếng Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Moe; Căn Nhà Búp Bê của kịch tác gia Henrik Johan Ibsen… 

NHỮNG LỚP HỌC BAN C TRƯỜNG QUỐC HỌC CỦA TÔI (1973-1975) / Đoàn Minh Phú


           
                    Tác giả bài viết Đoàn Minh Phú


NHỮNG LỚP HỌC BAN C TRƯỜNG QUỐC HỌC CỦA TÔI
                                      (1973-1975)

Không như những bạn đồng môn trường Trung Học Quốc Học Huế cùng trang lứa, họ bắt đầu được học ngôi trường danh tiếng này qua kỳ thi tuyển vào các lớp đệ thất niên khóa 1968 – 1975, tôi vào học các lớp đệ nhị cấp ban C qua việc chuyển trường.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

ĐỌC THƠ VỀ CHỢ QUÊ QUẢNG TRỊ CỦA VÕ VĂN HOA - Châu Thạch


         
        Nhà thơ Võ Văn Hoa và nhà bình thơ Châu Thạch   


ĐỌC THƠ VỀ CHỢ QUÊ QUẢNG TRỊ CỦA VÕ VĂN HOA
                                                                                      Châu Thạch

Tôi có người bạn văn viết về chợ thật là độc đáo, đó là ký giả Lương Minh với quyển sách “Chợ Tỉnh Chợ Quê” có một không hai giữa thời này. Tôi có người bạn làm bài thơ về chợ cũng tuyệt vời, đó là nhà thơ Lê Đình Hạnh với bài thơ “Kẻ Chợ” mà mỗi lần anh đọc lên thì bạn bè lắng nghe thích thú. Tôi cũng yêu 10 bài thơ viết về chợ của Anh Thơ, một nữ sĩ của thập niên 40 thế kỷ trước. Ngoài ra còn rất nhiều bài thơ về chợ khác xưa nay có thể làm cho ta thú vị.

VỀ ĐI EM - Thơ Đặng Xuân Xuyến


         
       Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


VỀ ĐI EM
(Thương tặng TTQT)

Về đi em! Về ngắm trăng buông
Câu mái đẩy lèn sâu ký ức
Dựa vai anh ngắm đời rất thực
Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi.

Em cứ về! Ừ! Một lần thôi
Dẫu nắng bên sông không còn chấp chới
Câu lý ngày xưa dẫu thôi diệu vợi
Ta tựa vai nhau nối lại câu hò.

Em cứ về! Đừng mải đắn đo
Về một lần thôi nằm nghe sông hát
Về một lần thôi rộn đêm gió mát
Nghe tiếng lòng khủa nước đêm trăng

Em cứ về! Ừ! Một đêm trăng...

Hà Nội, đêm 30.07.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

“LỜI THA THỨ LÀM RÚNG ĐỘNG NƯỚC MỸ” - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


     


“LỜI THA THỨ LÀM RÚNG ĐỘNG NƯỚC MỸ”

LỜI Người thiện cảm trổ ngàn hoa
THA kẻ sát nhân tỏ thuận hòa
THỨ lỗi Yêu người luôn chúc phúc
LÀM điều Mến Chúa đã truyền xa
RÚNG toàn thế giới vui thiên địa
ĐỘNG cả lương tri thắm hải hà
NƯỚC mắt ăn năn và hối cải…
MĨ tình - Bác ái nở ngời hoa…

Đức Hạnh
13 10 2019


BÀI HỌA

MỸ CẢNH TRẦN GIAN

LỜI tỏ nhân từ mãi ngát hoa
THA đi kẻ hại…giữ nhơn hòa
THỨ tha bác ái tình vươn nở
LÀM việc nhân từ nghĩa tiến xa
RÚNG cả tâm hồn ngời đạo lý
ĐỘNG luôn thế giới đẹp thiên hà
NƯỚC Trời thể hiện đường Chân lý
MỸ cảnh gian trần đượm sắc hoa.

Hồng Xuyến
13 10 2019

LƯƠNG SƠN HÀNH - Thơ Bùi Chí Vinh

Nguồn:


LƯƠNG SƠN HÀNH là một bài thơ uống rượu để đời. Quán Lương Sơn hay còn gọi là "Quán Ông Thầy" nằm trên biển Cần Giờ, các hảo hán phải dùng xuồng chèo mới có thể trèo lên quán đối tửu. Hồi đó mỗi lần tôi đọc xong một khổ thơ là tất cả bằng hữu trong bàn đều phải cạn chén hoặc cạn ly. Mỗi khổ thơ nói về một anh hùng Lương Sơn Bạc. Mới đọc chừng chục anh hùng Thủy Hử là cả bàn gục xuống không còn ai sống sót...
                                                                                    Bùi Chí Vinh


              Bùi Chí Vinh đối tửu Bùi Giáng (tranh sơn dầu Bùi Chí Vinh khổ 80x120cm)


LƯƠNG SƠN HÀNH

Lên duyên hải gặp Lương Sơn Bạc
Đứa vác cần câu, đứa kéo chài
Cùng săn cá sấu quanh rừng Sác
Thả xuồng ghé quán nhậu lai rai

Người trung niên ta gọi: anh hai
Xâm con ó bảy màu trên ngực
Gió biển nhiều sao ó chưa bay
Còn đậu chiều nay trong quán cóc
Hay con ó sợ bầy chim cắt
Mài cựa quanh năm móng vuốt dài
Hay rượu làm anh hai xếp cánh
Công hầu thua một chén đưa cay
Thảo nào hồi đó huynh Tiều Cái
Tống tửu vài chung đã rớt đài

Anh hai giới thiệu bạn vãng lai
Đầu trọc như nhà sư họ Lỗ
Xưa Trí Thâm không chơi rắn hổ
Tu mười năm chỉ nhớ thịt cầy
Nay anh tu ba chùa mãi lộ
Rắn mãng xà quàng vắt trên vai
Hà tất phải khà như phun nọc
Để chạnh lòng đám rắn hổ mây
Đệ dù sao cũng giòng phàm tục
Mời tam ca một chén rượu đầy

Rượu đầy nào phải là sóng dữ
Mà biển gầm lên tưởng nứt quầy
Anh bốn đi quyền quên luật rượu
Chém ba đao thua một dao gài
Lý Quỳ còn cả thời ngang dọc
Lẽ nào anh bốn sớm chồn tay
Đệ dân thành phố chưa quen sóng
Cũng tiếp tứ ca đủ chục bài

Mà chục bài huynh múa chưa hay
Quyền Mai Hoa thiếu gái cũng hoài
Coi kìa tỳ nữ cười khiêu khích
Chăn gối cần chi phải mập gầy
Nữ tỳ thừa biết khi lên ngựa
Anh hùng lỏng gối chẳng hơn ai
Võ Tòng bất lực nên sát tẩu
Tội Kim Liên chết uổng tuyền đài
Phải giống Yến Thanh vào hắc điếm
Thường động phòng nương tử mới hay
Nếu cha mẹ không ghiền tửu sắc
Làm gì có đệ có huynh đây!

Mà đệ gặp huynh mới chục chai
Chưa đáng mặt mà xưng hảo hán
Con voi khi sa xuống đầm lầy
Giọt lệ ngàn năm còn uất hận
Chúng ta những ông thần nước mặn
Vốn khinh thường áo mão cân đai
Vốn ghét công hầu như ghét cứt
Muốn trèo mây như Lý Thiết Quài
Muốn đạp gió như Tôn Hành Giả
Lương Sơn trăm lẻ tám thiên tài

Hôm nay góp gió làm giông bão
Thêu cờ "trăm lẻ tám thiên tai"

                           Bùi Chí Vinh

TÌNH THU… - Thơ Quang Tuyết


    


TÌNH THU…

Em về nhặt lá thu sang
Nghe trong sương lạnh ngỡ ngàng tiếng thơ
Giọt buồn nhỏ xuống trăng mờ
Rơi từ kẻ lá đọng tơ trong lòng
Từ muôn lối rẽ đường vòng
Em về bến cũ tìm dòng sông xưa
Rêu mòn phiến đá lau thưa
Dùng dằng kéo vạt... gió đùa áo phai
Em về người đã cùng ai
Kết hoa thắp nến kề vai vội vàng
Cuối thu lá rụng bàng hoàng
Đành lòng khép cánh cửa ngàn ngăn đôi.

                                           Quang Tuyết

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

CÓ NHỮNG ĐIỀU... - Thơ Trần Mai Ngân


   
                            Nhà thơ Trần Mai Ngân


CÓ NHỮNG ĐIỀU...

Có những điều cố tình anh không biết
Rằng hôm qua và cả hôm nay
Trái tim em khắc khoải vì ai
Anh mai mỉa “cô ta dại quá!”

Có những điều cố tình gây oan trái
Rồi đổ thừa tại số không duyên
Em khuyên em cất giấu ưu phiền
Sá gì nữa... người không tim óc...

Có những điều em như thật ngốc
Nói thuỷ chung... gạch ngói vô tình
Trơ ra đó nào đâu biết thở
Mà nồng nàn... mà lắm yêu đương...

Có những điều sâu thẳm tình thương
Và cao quý và đây thánh thiện
Anh đâu biết những điều em nguyện
Tim rung lên lặng lẽ thinh không...

Có những điều thôi chẳng đợi mong
Là đau buốt phong ba cách trở
Thôi hợp phố... tìm nhau thêm bỡ ngỡ
Sớm muộn gì... ta cũng đã chia xa...

                               Trần Mai Ngân

LÊ MẠNH THÁT VÀ THÍCH TUỆ SĨ, HAI VỊ THIỀN SƯ – Phạm Công Thiện


       
               Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện (1941 – 2011)


    LÊ MẠNH THÁT VÀ THÍCH TUỆ SĨ - HAI VỊ THIỀN SƯ 
                                                                             Phạm Công Thiện

Tôi được may mắn quen biết Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát khi hai vị này còn rất trẻ và còn dưới hai mươi tuổi. Bây giờ hai vị đã được 45 tuổi (cả hai đều sinh năm 1943).
Lúc tôi quen biết hai vị thì hai vị hãy còn là những chú tiểu ở chùa; bây giờ thì hai vị đã trở thành hai vị Thiền sư lỗi lạc của Lịch Sử Việt nam hiện đại. 

NHÓM THẦY GIÁO TRƯỜNG NGUYỄN HOÀNG VÀ HIỀN LƯƠNG NGHĨA THỤC (1972 – 1975) – Lê Hữu Thăng


            
                                 Thầy cô Lê Hữu Thăng


NHÓM THẦY GIÁO TRƯỜNG NGUYỄN HOÀNG VÀ HIỀN LƯƠNG NGHĨA THỤC (1972 – 1975)
                                                                            Lê Hữu Thăng
           
Hiệp định Geneve năm 1954, sông Hiền Lương chia đôi đất nước để một số bà con quận Vĩnh Linh rời bỏ quê hương lánh nạn. Vết thương chưa hàn gắn được, nỗi đau xót chưa nguôi phai rồi mười tám năm sau, năm 1973, hiệp định Paris lại chia đất mẹ Quảng Trị thêm một lần nữa. Sông Thạch Hãn cùng với sông Hiền Lương đi vào những trang sử bi thảm của dân tộc, hòa với những nỗi khổ đau nghiệt ngã của người dân Quảng Trị. Trận chiến mùa hè năm 1972, hơn ba trăm ngàn người dân Quảng Trị phải di tản trong những tình huống vô cùng gian lao, nguy khốn để đến và tạm cư tại Đà Nẵng.
Những căn cứ, doanh trại của quân đội Mỹ ở Đà Nẵng được tổ chức thành 32 Trại tạm cư, chia làm 2 khu vực tả ngạn và hữu ngạn của sông Hàn (khu Non Nước và khu Hòa Khánh). Chỉ một tuần lễ sau, người dân đã có nếp sống tương đối ổn định, phối trí chỗ ở, trợ cấp thực phẩm (mỗi ngày 500g gạo/người), nước uống… chương trình giọt sữa cho trẻ con và bánh mì buổi sáng cho người lớn. Tuy nhiên, còn một vấn đề mà chính quyền chưa giải quyết được: việc học hành cho học sinh.