BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ: NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA CỐT TRUYỆN: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (TRUYỆN KIỀU) CỦA NGUYỄN DU - Lê Nghị


             
                                Tác giả Lê Nghị


VĂN HỌC SỬ: MỘT GÓC NHÌN MỚI VỀ: NGUỒN GỐC CHÂN THỰC CỦA CỐT TRUYỆN: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (TRUYỆN KIỀU) CỦA NGUYỄN DU 

                                                                                            Lê Nghị

Bài này tôi viết nhân một nhóm bạn trẻ Hà Nội vừa thành lập trang Yêu Truyện Kiều, có mời tôi viết một bài về nguồn gốc truyện Kiều. Đối với người biên soạn văn học sử thì đó là tin vui. Xin phép trang Thăng Long- Hà Nội Ký, đăng lại toàn văn, thay cho một bài văn học sử trên cơ sở tiếp nối ý của Thượng Chi- Phạm Quỳnh.

***

Thân gửi: Yêu Truyện Kiều

Khảo sát sự phát triển của truyện bà Vương Thuý Kiều chính sử, gốc là từ Minh sử. Sử nhà Minh ghi nhận có sự kiện Từ Hải cùng 2 người vợ nhảy sông tự vận do bị Hồ Tôn Hiến lừa năm 1556.
- Tiếp đến là ghi chép của Mao Khôn (1525-1601), người dưới trướng Hồ Tôn Hiến: “Kỷ Từ Hải tiểu trừ bản mạt”. Trong ghi chép mang tính sử liệu này vai trò của Mã Kiều vợ Từ Hải mờ nhạt. Hai nhân vật chính là Từ Hải và Hồ Tôn Hiến.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

MẤY DÒNG TÂM TƯ - Thơ Tịnh Đàm


      
                       Nhà thơ Tịnh Đàm


        MẤY DÒNG TÂM TƯ

1.
Sáng tôi
Một cốc chè xanh
Chút riêng tư ấy... quẩn quanh góc đời.

Buồn vui
Năm tháng đầy vơi
Cái tình ấp ủ... trong lời thơ ngâm !

2.
Ngày buồn
Chỉ muốn ngủ thôi
Để quên giây phút... cái tôi muộn phiền !

Yêu thương
Giờ cách đôi miền
Vời trông...
Cùng nỗi niềm riêng. Chạnh lòng !

                                 TỊNH ĐÀM

TRẢ EM - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        
      Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


TRẢ EM

Đứng trước em anh thành người rất lạ
Thả rông hồn đắm đuối mắt em
Em rất gần
Nhưng cũng thật xa xăm
Em hời hợt để anh thèm vị biển
Em hoang sơ để anh khát đại ngàn.

Anh ngợp mình trong ảo vọng ái ân
Mải lặn ngụp xây lâu đài trên cát
Giấu niềm riêng em thản nhiên bỡn cợt
Kéo mùa đông giá lạnh nhích gần
Anh đốt mình cháy bỏng si mê
Thổn thức mãi miền yêu không thể.

Anh biết thế
Và anh không thế
Sánh vai em dạo bước song hành
Gió đại ngàn khắc khoải rừng xanh
Sao phải lén mơ nơi xa lắm
Trả lại em niềm đau đằm thắm
Trả đêm hoang vật vã rã rời
Câu thơ tình viết vội gãy đôi
Nhịp yêu ấy anh đành lỡ dở
Chân nhẹ bước. Tim yêu bỏ ngỏ
Khép nụ cười héo hắt nửa đời trai.

             Hà Nội, ngày 23.10.2013
             ĐẶNG XUÂN XUYẾN

KHÚC TÌNH HOÀI - Thơ Nguyên Lạc


     
                         Nhà thơ Du Tử Lê


KHÚC TÌNH HOÀI
(Tưởng niệm thi sĩ Du Tử Lê)

Riêng đời "cọc nhọn trăm năm"
Ta "chim bói cá" trên ngàn viễn bay
"Thụy du" một khúc tình hoài
Ta không còn nữa lệ ai khóc người?

"Sẽ mang theo được những gì?"
"Bên kia thế giới" Thụy ơi nghìn trùng!

                                         Nguyên Lạc
………

"..." Lời thơ Du Tử Lê

CHÙM THƠ ÁI NHÂN



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN



NẾU KHÔNG ĐÀN BÀ

Nếu nhân gian không có đàn bà
Thì thế giới đàn ông buồn thảm lắm
Chẳng khát khao, chẳng còn mơ mộng
Và loài người chắc chắn sẽ diệt vong!

Nếu Bóng đàn bà thế gian không còn nữa
Thì thơ ta viết chẳng để làm gì
Ta bẻ bút, xé thơ, trau dồi võ
Để phòng thân giữa thế giới…kẻ khùng!

Nếu đàn bà bỗng nhiên chết hết
Đêm nuối tiếc viết thêm bài li  biệt
Thay điếu văn ta khóc cả loài người
Rồi châm lửa đốt mình, thơ… tất cả!

Nếu nhân gian…nếu mà có thể
Xin triệu triệu lần đừng nếu thế trời ơi!

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

MỘT THẾ - KỶ MẤY VẦN THƠ - Thơ Truy Phong

Nguyễn Thanh - Nhà thơ Truy Phong hay T.P (1925-2005) là bút danh của Dương Tấn Huấn, người tỉnh Vĩnh Long. Ông là nhà thơ kháng chiến hai thời kỳ, thuộc thế hệ các văn nghệ sĩ : Kiên Giang (1920-2014), Sơn Nam (1926-2008), Nguyễn Bính (1918-1966), Viễn Phương (1928-2005), … là tác giả bài thơ “Một thế kỷ – mấy vần thơ”, đã làm dậy sóng văn đàn, đăng trên nhật báo Tiến Thủ (Sài Gòn) ngày 27.04.1956 do ký giả Việt Tha (Lê Văn Thử) làm chủ bút.
“Một thế kỷ – mấy vần thơ” là một bài thơ mới dài như một trường ca, có đủ tính cách biền ngẫu ở bài văn tế và tính mộc mạc của thơ nhiên nhưng sâu đậm, giản dị mà không tầm thường ghi lại được một thời điểm lịch sử – Pháp rút quân khỏi Việt Nam – bi hùng của dân tộc. 




   MỘT THẾ - KỶ MẤY VẦN THƠ 
                                                                           
   * Tiễn chân quân viễn chinh Pháp                     
   * Kỷ niệm 100 năm Việt Nam đau khổ     
            
    Ánh hồng chói rạng chân trời mới                   
    Ngọn lửa đao binh tắt lịm rồi.                   
    Có kẻ chiều nay về cố quán,                     
    Âm thầm, không biết hận hay vui ?!                 

    Chiều nay,                    
    Kèn kêu tức tưởi nghẹn lời                   
    Tiếng ngân xúc động dạ người viễn chinh !                   
    Chiều nay trên nghĩa địa                   
    Có một đoàn tinh binh                   
    Cờ rủ và súng xếp                      
    Cúi đầu và lặng thinh.                   
    Nghẹn ngào giã biệt người thiên cổ                     
    Đất lạ trời xa sớm bỏ mình.                     
    Thịt nát, xương tan, hồn thảm bại                     
    Nghìn năm ôm hận cõi u minh !                   
    Những ai làm lính viễn chinh,                     
    Chiều nay bước xuống tàu binh trở về.                     
    Tàu  xúp - lê !                       
    Tàu xúp - lê !                   
    Cửa Hàm Tử lao xao sóng gợn                     
    Bến Bạch Đằng lởn vởn hồn quê …                     
    Bước đi những bước nặng nề                     
    Ngày đi chẳng biết, ngày về chẳng hay !                    
    Một ngàn chín trăm năm sáu (1956)                     
    Một ngàn tám trăm sáu hai (1862)                     
    Giật mình bấm đốt ngón tay,                     
    Trăm năm một giấc mộng dài hãi kinh !                 

CHỐN VỀ - Thơ Lê Văn Trung


       


CHỐN VỀ

Rồi một hôm bên vực bờ sinh tử
Anh lắng nghe lời hát của trăng sao
Ôi cung bậc của ngàn năm thiên cổ
Như âm hao của lệ máu tuôn trào

Anh lắng nghe lời sương mây nức nở
Lời chia xa - lời trùng ngộ - phù vân
Ôi cánh cửa tồn sinh còn để mở
Anh trở về thất lạc cả tiền thân

Xin em thắp giùm đôi hàng nến đỏ
Dẫn soi đường khai mở cuộc tồn sinh
Ôi trái đất cũng vô cùng bé nhỏ
Hạt bụi nào chứng giải được vô biên?

Xin em mở hết cung lòng vi diệu
Cho hồn thơ anh lắng đọng kinh chiều
Ánh trăng nào soi hoàng hôn du tử
Và thuyền anh thôi đậu bến cô liêu.

                                 Lê Văn Trung

HOÀI NIỆM - Thơ Ngô Văn Ánh


        
              Nhà thơ Ngô Văn Ánh


HOÀI NIỆM
(Gởi cố nhân Quốc Học khóa 1972-1975)

Ta như cánh én lạc loài
Mịt mù giông bão, ưu hoài nắng xuân.
Hỡi cố nhân, hỡi tri âm,
Vó câu chiếc bách hoa râm mái đầu !
Máy tạo hóa trước sau vẫn thế,
Vòng càn khôn ai dễ đổi thay.
Tà huy lụy góc trời tây,
Hồn xưa trường cũ đong đầy trinh nguyên.
Người đi vào cõi thần tiên
Xiêm y phóng tẩy nhập miền thiên thai.
Có còn ai ? Biết còn ai ?
Trăng thu viễn xứ dặm dài cố hương.
Ngày hội ngộ rèm sương ánh lệ,
Buổi tương phùng nhân thế, thế nhân.
Hương trà, men rượu bâng khuâng
Phong ba yên nguyệt tím dần thời gian.
Tang điền thương hải đa đoan!

                                   Ngô Văn Ánh
                              (Ban C Quốc Học)

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

CHÙM THƠ TIỄN CON ĐI - Thơ Phạm Ngọc Thái


        
                          Phạm Ngọc Bảo
                   (7.3.1992 - 22.7.2019)


TIỄN CON

Con đi ! Nhớ giữ gìn. Ta sang trang đời khác
Thế giới ấy đẹp hơn, cha còn chút việc vẫn dở dang
Hãy mang theo Hà Nội vào tim !
Cha gửi lời thăm Bà Quan Âm và các thánh...

Năm tháng sống với mẹ, cha... trở thành kỷ niệm
Ai rồi cũng đi ! Kẻ xuống âm phủ, người lên tiên
Cha, mẹ dưới trần sẽ cầu nguyện cho con
Nói với Đức Như Lai, cha nhớ ông nhiều lắm !

Hồn thi nhân cha lãng đãng trôi, với bầu trời xanh vắng
Không có bóng con...  day dứt ngày, đêm...
Cha không viết thơ tình nữa, đâu con !
Thơ con xong rồi, cha viết sang tiểu thuyết

Nhớ những lúc, con lo cho cha chiếc máy tính làm văn học
Giờ ? Cha đành nhờ người khác sửa thay con
Công việc bộn bề... lòng già vẫn héo hon...
Nỗi nhớ thương có phút nào nguôi được ?

Thỉnh thoảng cưỡi gió mây... về thăm mẹ, cha một lúc
Rồi con đi ! Cha chẳng giữ con lâu
Khi nhớ nhà... lấy đàn ra gẩy giữa đêm thâu...
Ở hạ giới cha nghe, biết tiếng đàn con vọng đến

Nam mô a di đà Phật ! Con trai yêu mến
Theo áng thơ cha... mà bay khắp trần ai...
Không chỉ đất Nam, sang cả trời Tây
Hỡi nhân thế ! Con tôi, cháu thiêng lắm đó !

Gặp Chúa Jê Su ? Xin cho cha cây thánh giá
Nhớ đừng quên tới Tòa thánh Va Ti Căng
Chúa trời sẽ phù hộ cho con
Người cũng phúc, hiền... như Đức Như Lai, con ạ !

Cha viết những dòng thơ từ quê hương, nơi mẹ con sinh nở
Chốn chôn rau, cắt rốn... của con
Hà Nội mùa này sắp bước vào đông
Thôi con nhé ! Chẳng qua con chỉ ngủ quên, không thức...

                                                                 Phạm Ngọc Thái
                                                                       14.8.2019

TA CÒN TA - Thơ Trần Mai Ngân


    
                           Nhà thơ Trần Mai Ngân


TA CÒN TA

Thiêm thiếp đêm
Và thiêm thiếp trăng...
Bẫy tình giăng giam chặt
Mù rối những dây tơ oan nghiệt
Trói đời mình cùng cạn kiệt hôm qua...

Hấp hối mùa xưa
Hấp hối ngày
Tỉnh mộng tàn phai ta đóng kịch
Nói cười giả tạo vai tình nhân
Hạnh phúc gãy đôi đời lận đận!

Cuộc hồi sinh... bất tận
Gom hết hương hoa đời
Mặc kệ ta rong chơi
Nợ duyên thôi trả hết
Buông trôi đi... buồn gì...
Ta còn ta hôm nay!

            Trần Mai Ngân

TÌNH QUÊN - Thơ: Nhã My, nhạc & trình bày : Trần Quang Lộc


                   
                                Nhà thơ Nhã My


         

                        Thơ: Nhã My.
                           Nhạc và trình bày: Trần Quang Lộc.
                           Hòa âm: Trần Nhàn.
   

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG - La Thụy


      

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG
                                                                                            La Thụy

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A. France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”
                                           (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

HOÁ GIẢI NỌC ĐỘC KIM KIỀU ÁN 1830 VÀ TỔNG TỪ TỰ ĐỨC 1871 - Lê Nghị


              
                                 Tác giả Lê Nghị


HOÁ GIẢI NỌC ĐỘC KIM KIỀU ÁN 1830 VÀ TỔNG TỪ TỰ ĐỨC 1871

Thật ra bài này tôi đã chia làm 2 bài chi tiết đã đăng trang cá nhân, nhưng hôm nay tình cờ được chia sẻ 2 bài viết rất ngắn của một fb trẻ Nguyễn Tấn Sơn, tôi giật mình trước một hậu sinh khả uý, đặt ra những câu hỏi về Thanh Tâm Tài Nhân và Kim Thánh Thán mà trước đây cho là tác giả và nhà bình luận Kim Vân Kiều truyện. Vì vậy tôi đăng bài này sớm hơn dự định như là lời hoan nghênh một người thuộc thế hệ đàn em đã tâm huyết sưu tập sách và có một tư duy sắc bén.

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ VĂN THÙY “DỊ NHÂN” - Đặng Xuân Xuyến


                
                                Nhà thơ Văn Thùy


VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ VĂN THÙY “DỊ NHÂN”

Nghèo mà tài không được bằng ai nên tôi chọn sách (viết và kinh doanh sách) làm nghề kiếm kế sinh nhai. Ngót nghét hai mươi năm với nghề, khi thấy nghề sách có dấu hiệu “suy thoái”, tôi quyết định bỏ nghề, “về hưu” và tìm thú tiêu khiển với facebook... Lên mạng, tôi chăm chú đọc những bài về văn hóa tín ngưỡng, về đối nhân xử thế... chứ không mặn mà với thơ, truyện vì... ngại đọc, sợ phải “động não” nhiều nên khi thi sĩ Nguyễn Đăng Hành rủ Văn Thùy “dị nhân” đến thăm nhà - ở làng Đá, Ân Thi, Hưng Yên - tôi mới biết ông là thi sĩ cùng quê, là kẻ bấy lâu được giới văn chương “phong tặng” là “dị nhân”, là “lục bát giang hồ”... Cầm mấy tập thơ ông đề tặng, tôi cám ơn cho phải phép rồi cất vào tủ sách. Đêm. Ám ảnh bởi cuộc nói chuyện của ông, tôi vùng dậy “lôi thơ” của ông ra đọc.

NHỚ XÓM CỒN QUÊ TÔI - Thơ Đoàn Giang Đông


        
         Nhà thơ Đoàn Giang Đông


NHỚ XÓM CỒN QUÊ TÔI

Tôi lại viết những dòng thơ đầy cảm xúc
Đất và người đẹp lắm xóm Cồn tôi
Dẫu Bây giờ tuổi đã sắp hoàng hôn
Sương đã rớt đều trên mái tóc
Nhớ thuở ban đầu cất lên tiếng khóc
Rồi lớn dần theo những tháng ngày

Quên làm sao được tuổi hoa ngây
Bắt bướm hái hoa đùa vui chiều nồm lên trước ngõ
Những con đường xưa còn đó
In dấu chân bao thế hệ đi về
Trên cánh đồng quê
Những cánh diều bay giữa bầu trời cao rộng
Vụ trái vụ mùa con trâu cày trên đồng ruộng
Gánh lúa về.... Chiều trâu đạp đến mai lên
Tiếng hò giả gạo đêm đêm
Ngọn đèn dầu thức khuya cùng tôi ngồi học
Cơm gạo trái. Mắm cà. Mắm chêêng. Cua đồng. Khoai bắp luộc
Lâu lắm rồi giờ còn thoảng mùi thơm

Thương mẹ cha một nắng hai sương
Thương bà con sống tình làng nghĩa xóm
Dẫu trải qua trăm ngàn gian khó
Tối lửa tắt đèn vẫn có nhau

Dẫu mai này tôi có đi đâu.
Xóm tôi đó vẫn trong lòng hoài niệm
Bến nước. Luỹ tre. Cây Sanh. Đàn Miếu…
Nơi tôn nghiêm thờ tạ Đức Thần Linh
Chạnh lòng người xa xứ nhớ mãi không quên
Nhớ Xóm Cồn Làng Đâu Kênh. Ôi nhớ lắm…!

                                            Đoàn Giang Đông
                                           Mùa Thu năm 2019

NHỮNG BÀI THƠ VỀ MÙA THU CỦA NGUYÊN LẠC


         
                         Nhà thơ Nguyên Lạc


I. ĐÊM THU

Trăng ở nơi này em ở đâu?
Đến chi thu hỡi để tôi sầu?
Rượu đây. sao chẳng làm vơi nhớ?
Phương đó. muôn trùng!
Tinh vẫn sâu?

Trăng ở nơi này em mãi đâu?
Lay chi tôi hỡi bóng nguyệt sầu?
Mù sương ngút mắt người có nhớ?
Biết tìm đâu hở?
Kiếp đời sau?

Tôi ở nơi này đêm trắng thu
Trăng thu sáng quá dáng ai ngời
Tôi uống ánh thu từng giọt đắng
Cho say
say để cố quên người

Chẳng say
tôi biết làm sao hở?
Trăng vẫn trêu tôi dáng nguyệt cười
Trong tôi vẫn mãi
Em có rõ?
Cô lữ. Đêm thu. Một bóng người

GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH - Võ Văn Cẩm


           
             Anh Bảo Lâm phụ trách trang facebook Đồng Môn Nguyễn Hoàng


GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH
                                                                             Võ Văn Cẩm

Từ lâu có một cựu học sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị tâm huyết, đem hết tài năng, trí tuệ thời gian sưu tập nhiều thông tin, bài vở, hình ảnh có giá trị, về một ngôi trường của một tỉnh địa đầu giới tuyến. Anh có ước vọng làm "Kỷ yếu NH" trên trang mạng như một kỷ vật của trường.
Ngôi trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị chỉ tồn tại 25 năm. Một thời gian không dài so với đời người, nhưng ngôi trường ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành đạt, đóng góp nhiều nhân lực cho tỉnh nhà Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

ĐỌC “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” TẬP THƠ CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM - Châu Thạch


                
                           Nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam


ĐỌC “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” TẬP THƠ CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM
                                                                                      Châu Thạch

Nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam còn là một nhà giáo, một nhạc sĩ, một nghệ nhân tranh đá Bảy Núi,  một tay thư pháp, một quản trị trang  web Bông Tràm - An Giang.
Trước khi gởi sách tặng, Phan Võ Hoàng Nam nhắn tin cho tôi như sau: “Thơ em chân chất thường thường thôi anh ơi, không có gì sâu sắc, gửi anh chia sẻ niềm vui với em.”

CHÙM THƠ TỨ TUYỆT THÁNG 10-2019 CỦA NGUYỄN KHÔI


        
                   Nhà thơ Nguyễn Khôi


        CHÙM THƠ TỨ TUYỆT THÁNG 10-2019 
                         
"Mùa thu vàng sáng trời mây
Áo em giặt suối hong đầy nắng trưa"
                           
*1- Mừng Hà Nội 65 năm Giải Phóng:
- Ô nhiễm không khí thứ nhất loài người
-"Đường sắt trên cao như con Trăn quằn quại
-Nhà xây vô lối ...ùn tắc kêu trời !
                          
*2- "Lò Bác Trọng" vẫn chưa thôi rực cháy
Cái buồn đau : tòan Củi Gộc đầu ngành
- Tham nhũng vặt : lắp "Camêra bảo vệ"
Bao đặc quyền "đầy tớ" đớp rất nhanh.
                         
*3- Sài Gòn ngập vì những cáí đầu Duy ý chí
Cứ xây Đô thị chặn lối nước ra khơi
Dân tứ xứ ào đổ về Đất hứa
Thành phố đang chìm... Xe máy thỏa mà bơi...
                          
*4- Mấy Nhà văn đi đo mộ Tướng Quang:
- 5 héc ta rưỡi giữa đồng làng
Ngô Quyền, Công Uẩn thua "Vua Cộng" trẻ
Lê Duẩn, Trường Chinh... 6 mét vuông ?!?
                           
*5- Tàu Cộng hung hăng vào "Tư Chính"
Dọa nạt gì đây, quấy rối chăng?
"Đốt nhà hàng xóm" đòi chung sống
Ôi ả thay "16 chữ vàng" !  (1)

                               Nguyễn Khôi
                           Hà Nội 7-10-2019

---------
 (1) Quan hệ Việt- Trung : như lãnh đạo 2 bên đã ký kết theo Phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai" và Tinh thần 4 tốt "Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt ".

VÀI CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM - Đặng Xuân Xuyến




VÀI CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” CỦA PHAN VÕ HOÀNG NAM

Chiều 30 tháng 09 năm 2019, nhận được tập thơ “Nhà Không Có Đàn Bà” của nhà thơ, họa sĩ Phan Võ Hoàng Nam gửi tặng, tôi háo hức ngồi đọc. Sách dày 96 trang, khổ 13x21cm, gồm 46 bài thơ, chủ yếu được viết ở thể thơ tự do, là những hồi ức, những cảm xúc về quê hương, cha mẹ, bạn bè, người xưa cũ...