BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRƯỜNG XƯA THẦY BẠN CŨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRƯỜNG XƯA THẦY BẠN CŨ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

TIẾNG VỌNG TỪ MỘT TẬP SÁCH - Võ Thị Quỳnh


             


 TIẾNG VỌNG TỪ MỘT TẬP SÁCH

Từ khi làm tập sách Trường Nguyễn Hoàng- Chân dung & Kỷ niệm, tôi đã đọc được bao nhiêu là hồi ức… về thầy cô giáo Nguyễn Hoàng… Tôi đã khâm phục trí nhớ của rất nhiều anh, chị, em đồng môn Nguyễn Hoàng gởi kỷ niệm xưa về cho tôi. Có hai người đẹp Nguyễn Hoàng tên Thủy, có trí nhớ theo tôi vào loại siêu, nhưng một người thì còn lo viết truyện ngắn và… nên chỉ góp nhớ chút xíu dinh dính cho người ta thèm thôi (Ngô Hương Thủy); còn một người thì tuyên bố: “Khi mô có ai thổ đựng được ta cho chữ chạy ngược ra thì ta mới viết” (Phan Quỳnh Thủy). Riêng anh Đoàn Đức và chị Cao Thị Thanh Nhàn, cho đến tập cuối - Nguyễn Hoàng 10 – chỉ là lá thư khất nợ (hoài hoài, mãi mãi) của anh chị, dẫu ngày xưa cặp đôi ni là dân ban C nổi tiếng.

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Nguyễn Lê Văn


         

   ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
                                                                     Nguyễn Lê Văn

Thầy cô giáo là những người gần gũi trong quãng đầu đời mà ta đã kính trọng, thương mến như ruột thịt, như tri kỷ, thậm chí như người bạn đường thủy chung, như chiếc bóng dẫn đường mà ta không thể nào vượt qua được. Nhưng khi trưởng thành, có lúc phút chốc nào đó, ta cảm thấy thầy cô trở nên xa lạ chỉ còn là những kỷ niệm “quên đi trong nỗi nhớ”.
Với Đoàn Đức thì không thế, anh viết “Hoài niệm thầy cô giáo” ở cái tuổi “Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ” (Luận ngữ - Khổng Tử) trong tâm thế tịch chiếu, với tâm thần lặng yên, tự nhiên soi tỏ nên hầu như không sai sót một thứ gì. Bằng trí huệ tưởng như hoằng viễn, với tình cảm phú dật, thênh thang của một tấm lòng, anh đã đưa ta về, đi trên con đường cổ tích, tìm lại những bước chân xưa dù đã tan nhưng vẫn ghi những dấu ấn không thể nào tan được. Những tầng tầng, lớp lớp, những mảng khối ký ức của một thời dĩ vãng, của thầy cô bạn bè “mất còn – còn mất” và cả của chính bản thân anh đã để lại cho chúng ta niềm tự hào nhưng cũng không thiếu những xót xa. Với anh, thầy cô, bản thân, bạn bè, thời dĩ vãng là một thể thống nhất biện chứng không thể tách rời được, “không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà ngay cả lúc vào đời”.


Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

THƯ ĐỖ TƯ NGHĨA GỬI ĐOÀN ĐỨC, BẠN ĐỒNG MÔN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG 1960-1967


      


THƯ ĐỖ TƯ NGHĨA GỬI ĐOÀN ĐỨC, 
BẠN ĐỒNG MÔN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG 1960-1967

Dalat, 30.9. 2017
Đức ơi,
Nhớ xưa, cô Nhã gọi Đoàn Đức, Nguyễn Thắng và Đỗ Tư Nghĩa là “Tam anh Vườn  Đào xứ Quảng.”
Thuở ấy, chúng mình chưa có lần nào “uống máu ăn thề” theo kiểu người xưa, đúng không? Chỉ nhớ, thời trung học, chúng mình luôn ngồi bàn đầu – mình ngồi giữa Đức và Nguyễn Thẳng. Hiếm khi rời nhau. Chỉ biết, vắng nhau thì nhớ.
Nhà Đức ở làng Thạch Hãn, um tùm cây lá vây quanh. Mình vẫn thường đến đó. Có anh Đoàn Liên, Đoàn Minh... Lúc ấy, hình như còn song thân của Đức. Có cô cháu gái Đoàn Thị Hoa, vẫn còn bé xíu. Ngày đó, Đức và mình đều thích nhạc của Trúc Phương. Đức thích Mưa nửa đêm, Chiều cuối tuần... Còn mình thì thích Con đường mang tên em, Ai cho tôi tình yêu...
Nhà Nguyễn Thắng ở tận phía cầu ga, gần bệnh viện Quảng Trị. Thắng có hai cậu em trai, là Nguyễn Thái, Nguyễn Lang, và một người anh, mình đã quên tên. Một chị gái tật nguyền, nhưng có khuôn mặt xinh đẹp, hồng nhan bạc mệnh. Nhớ ca khúc "Một bàn tay" của Phạm Duy, mà Thắng vẫn thường ôm đàn và hát. “Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người / Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời / Bàn tay êm ái, ôi bàn tay khoan khoái / Nhạc ru tiếng khóc trần ai...

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

CẢM TƯỞNG CỦA THẦY HỒ SĨ CHÂM KHI ĐỌC "ĐOÀN ĐỨC - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO”


                    


       CẢM TƯỞNG CỦA THẦY HỒ SĨ CHÂM KHI ĐỌC
            “ĐOÀN ĐỨC  - HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO”

       Tôi viết lên đây không phải chỉ cho cá nhân tôi mà xin phép được đại diện cho quý đồng nghiệp của tôi một thời cùng dạy ở trường Nguyễn Hoàng. Trước hết cảm ơn ngôi trường, cảm ơn tất cả học sinh và em Đoàn Đức đã cho chúng tôi trở lại tìm thấy“những bước chân tưởng đã tan, nhưng vẫn ghi những dấu ấn không thể nào tan được trong quá khứ.” (Nguyễn Lê Văn). Tôi tìm lại được không những bước chân thời đi dạy mà còn những bước chân thuở học trò, và nếu được đọc những lời tâm huyết trong tập sách này sớm, chắc các thầy cô chúng tôi phải giật mình suy nghĩ lại phương pháp đã giảng dạy, nhất là tình cảm thầy trò để biết rằng nghề thầy giáo không phải là một nghề bạc bẽo, chỉ là bến đợi, sân tàu chơ vơ, chờ những chuyến tàu đến và đi như lời thầy Lê Văn Sét trong tập lưu bút cho học trò Nguyễn Thắng “Học trò ví như con tàu, Thầy là bến tàu. Thuyền ghé bến rồi lặng lẽ xuôi đi để lại cho bến kia một nỗi buồn không bao giờ dứt.” Vui lên chứ sao lại buồn được. Nếu biết mỗi con tàu đi qua bến dừng lại một lát nhưng lại mang theo hình ảnh của bến đợi để làm chất liệu sống trong suốt hành trình cuộc đời.  

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

TA TRỞ LẠI CON ĐƯỜNG XƯA ÁO LỤA - Phan Phụng Thạch, Cao Hữu Điền, Trần Quang Lộc


                  Kỷ niệm 40 năm ngày mất (1973 - 2013)

                  Nhà giáo - thi sĩ PHAN PHỤNG THẠCH



                  



  



                     Thơ: Phan Phụng Thạch.

                     Nhạc: Cao Hữu Điền.

                     Tiếng hát: Trần Quang Lộc.

                     Video clip: Phú Đoàn.



         TA TRỞ LẠI CON ĐƯỜNG XƯA ÁO LỤA



          Ta trở lại con đường xưa áo lụa

          Hàng cây cao đứng đợi các em về

          Các em chưa về cây già bóng xế

          Ta cũng buồn đi giữa nắng lê thê



          Những chuyến đò ngang qua về Thừa Phủ

          Còn chở tình bên nớ tới bên ni

          Ta mỗi bước càng thêm dài nỗi nhớ    

          Những chiều mưa sớm nắng các em về



          Từ bờ bên ni nhìn qua Thành Nội

          Phượng đã tàn rụng xuống buổi đầu thu

          Làm sao quên những ngày qua bóng tối

          Lửa kinh thành ngùn ngụt khói âm u



          Ta trở lại giữa sân trường ngày cũ

          Lòng hoang vu nhớ cỏ dại ven đường

          Ôi những con đường cây già lá úa

          Có điều chi muốn nói với quê hương



                                       Phan Phụng Thạch

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

THƯ THĂM THẦY HỒ XUÂN DIỆN NHÂN NGÀY 20/11/2014 - Hoàng Đằng


                        
             
              Tác giả Hoàng Đằng

 Đông Hà, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Thầy Hồ Xuân Diện thân kính,

Ở Việt Nam, đã phảng phất không khí ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM – 20/11. Có người gọi đó là Ngày Tết của thầy cô giáo, vì học trò đang nô nức mua hoa, mua quà tặng thầy cô. Nhìn cảnh ấy, tự nhiên em bùi ngùi xúc động, nhớ đến Thầy nhiều hơn.

Thầy đến dạy em – thuộc khóa đầu tiên của trường bán công Đông Hà – từ 1957. Năm học 1957 – 1958 ấy, em đã lên đệ lục (lớp 7 bây giờ). Cũng gọi là trường, nhưng bán công Đông Hà, về cơ sở vật chất, chỉ có một dãy gia binh dành cho vợ con lính đi theo chồng bỏ lại. Vách xây qua loa, không tô trát, mái lợp tôn đã ố rỉ, nền đất. Trước đó, dãy nhà này chia ra bao nhiêu “căn hộ” không biết, khi dùng làm nơi học, được phân thành hai phòng học: một dành cho lớp đệ thất (lớp 6) và một dành cho lớp đệ lục (lớp 7), không có chỗ nào nữa làm nơi nghỉ ngơi cho các thầy ngồi chờ trước khi dạy. Thế mà vì chúng em, Thầy đã đáp lời mời đến với trường. Năm học đó, trường có 3 giáo sư: thầy Nguyễn Viết Trác, thầy Trần Tu và Thầy. Cụ Nguyễn Khắc Thảo – người có công lớn trong việc vận động mở trường – vừa dạy Hán Văn, vừa làm giám thị, vừa quản lý văn phòng.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

DỰ GẶP MẶT TRƯỜNG TRIỆU PHONG LẦN III - Hoàng Đằng


Tác giả Hoàng Đằng


DỰ GẶP MẶT TRƯỜNG TRIỆU PHONG LẦN III

Sáng 22/6/2014, mình được mời dự GẶP MẶT THÂN MẬT các thế hệ học sinh trường trung học Triệu Phong 1960 – 1975 tại nhà hàng khu Sinh Thái Tích Tường - thị xã Quảng Trị.

Tại Triệu Phong, trường không còn dấu tích, buổi Gặp Mặt không biết tổ chức nơi mô, nên mới chọn khu vui chơi giải trí. Tội nghiệp! Hiện tại, huyện Triệu Phong có đến 30 trường bậc trung học: 04 trung học phổ thông và 26 trung học cơ sở; mà chẳng có trường nào nhận bà con – làm em út - trường Triệu Phong cũ!

Khu Sinh Thái nằm bên hồ nước lớn, trước mặt là mương chính thủy lợi Nam Thạch Hãn chảy qua, phủ bóng cây cối, thoáng. Gió Lào thổi từng luồng mạnh cuốn hơi nước tạt vào làm không khí mát mẻ; trời hè nóng bức mà quạt không cần sử dụng. Sướng thiệt!

Khu Sinh Thái Tích Tường ngày Gặp Mặt Triệu Phong 2014

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

ĐI TÌM NGUỒN VUI PHẦN III - Hoàng Đằng

Thầy Nguyễn Văn Thị, người cầm hoa

       ĐI TÌM NGUỒN VUI - PHẦN III
     (Viết về thầy giáo già Nguyễn Văn Thị)

Sáng 13/4/2014, tôi cho in ĐI TÌM NGUỒN VUI phần 1 và phần 2. Con trai tôi chở tôi đem lên giao cho anh đọc. Anh không xài vi tính nối mạng. Mắt anh mờ, đọc chữ được chữ mất. Anh bảo tôi đọc cho anh nghe. Anh lắng nghe chăm chú, gặp đoạn nào tâm đắc, anh cười.  

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

ĐI TÌM NGUỒN VUI PHẦN II - Hoàng Đằng


       
                Thầy Nguyễn Văn Thị người cầm hoa


               ĐI TÌM NGUỒN VUI
                                Hoàng Đằng 
       (Viết về thầy giáo già Nguyễn Văn Thị - Phần 2)

- Ngày ni anh em mình đi chơi nữa hi?
Anh cả gọi về khi tôi đang “nằm gắng” trên giường; lúc đó khoảng 6 giờ sáng 10/3/Giáp Ngọ (09/4/2014). Hàng đêm, anh chỉ ngủ nhiều lắm là từ 21 giờ đến 02 giờ. Anh dậy thắp hương cho chị, rồi đi lui đi tới trong nhà; chân yếu, độ bật của cơ không có, kéo lệt bệt hai bàn giữa sàn nhà, tiếng sột soạt làm cho con cháu không ngon giấc. Rõ khổ ông già nầy!
 Tôi hỏi:
- Đi bằng phương tiện gì rứa anh?
- Đi ô-tô chứ còn gì nữa. Anh tự hào trả lời.
Biết anh không làm gì có thu nhập từ lâu, trong tình anh em, tôi thật thà hỏi:
- Rứa tiền mô mà mới thuê xe đi bữa kia hôm nay lại thuê nữa? 

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

ĐI TÌM NGUỒN VUI PHẦN I - Hoàng Đằng


      
          Thầy Nguyễn Văn Thị, người cầm hoa


                 ĐI TÌM NGUỒN VUI
                                 Hoàng Đằng
      (Viết về thầy giáo già Nguyễn Văn Thị - Phần 1)



Sao đời thì ngắn mà ngày thì dài!”. Dạo này, ông anh cả tôi thường thở than như vậy. Anh già quá rồi, quỹ thời gian trên đời không biết còn bao nhiêu, nhưng chắc chắn ít, không nhiều. Hàng đêm, anh ngủ không ngon giấc, hàng ngày ngồi bên bàn thờ khói hương nghi ngút, không biết làm gì; đọc sách hay xem TV thì mắt đã mờ, cũng khó khăn. Trí óc, lòng dạ anh dành cho những kỷ niệm trong quá khứ rồi ngậm ngùi. Rứa mới khổ!     

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

THĂM LẠI CĂN VƯỜN CỦA MỘT NGƯỜI VỪA ĐI XA - Đỗ Trầm Tư

Mời đọc bài viết của nhà giáo Đỗ Tư Nhơn (dưới bút danh Đỗ Trầm Tư), vào lễ giỗ 49 ngày mất của nhà thơ Thái Sao Mai

          

(Đỗ Trầm Tư thăm lại vườn thơ của Cô giáo – Nhà thơ Thái Sao Mai nhân 49 ngày chị rời xa cõi tạm)

Những dấu chân ngày nào còn để lại trên con đường cát bụi một lần đi qua ... Hồi ức ngày tháng chiến tranh chia cắt đầy bi tráng. Nhớ lại cái phút giây được gặp Bác Hồ tại nơi đóng quân của người cha ... Rồi đến ngôi trường bên Thành Cổ cùng bao lớp học trò trong mưa nắng bão lụt của một thời khó khăn gian khổ không dễ gì quên được! Thời gian cứ qua đi, qua đi, màu xanh về theo sự hồi sinh, phát triển tươi hồng của cuộc sống chung quanh. Và Vầng trăng cổ tích, Hát mãi cùng em… Còn rất nhiều cỏ hoa, trăng sao, ong mật…trong căn vườn của một người vừa rời cõi tạm. Một vì sao rụng cuối trời! Qua từng trang viết, bài thơ, cô giáo Thái Sao Mai trang trải tâm hồn, tình cảm chân thành của mình trên các Tuyển tập Thơ Nhà Giáo (TNG), Đặc san trường THPT TX Quảng Trị (ĐS), Catxanh, blogtiengviet (CX), Violet (V), chúng ta gặp lại một thân hữu trân quý.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

TRỌN TÌNH VẸN NGHĨA - Hoàng Đằng


Di ảnh cô Lê Thị Dạn


TRỌN TÌNH VẸN NGHĨA

Lúc 11,15 giờ, ngày 27/3/2014 (27/2/Giáp Ngọ), chiếc quan tài đựng thi hài chị Lê thị Nhạn, hiền thê ông anh kết nghĩa của tôi Nguyễn Văn Thị, đã từ từ hạ huyệt tại Nghĩa Trang Nhân Dân thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đông Hà là nơi chị đã sống gần một nửa phần đời.
Chị không về nghĩa trang làng Bồ Bản, nơi Tổ Tiên chị đã yên nghỉ; chị cũng không vào nghĩa trang bên chân núi Ngự Bình, nơi yên nghỉ của các vị gia tiên chồng chị. Chị nằm đây bên cạnh chỗ nằm của anh đang để chờ; xóm giềng chị giờ đây là những người chọn Đông Hà làm quê hương.
Quả tim chị đã ngừng thở lúc 8,15 giờ ngày 24/3/2014 (24/2/Giáp Ngọ). Chị từ biệt cõi trần trong nỗi ngậm ngùi của người chồng đã chia ngọt xẻ bùi với chị 54 năm qua.   


Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

CHUYỆN THẦY TRÒ QUA ĐƯỜNG GẶP NHAU - Hoàng Đằng

Mời đọc một truyện ngắn, thầy Hoàng Đằng gửi đến chúng tôi qua email
       
               

Thầy Hoàng Đằng, cựu giáo sư trường Trung Học Đông Hà và Nguyễn Hoàng, Quảng Trị trước 1975. Ảnh từ trang Hội ái hữu Công Lập Đông  Hà

  CHUYỆN THẦY TRÒ QUA ĐƯỜNG GẶP NHAU

                         (Truyện ngắn của LÃO GÀN)

Hôm ấy, Thắng đi Đà Nẵng, dự đám cưới đứa cháu gọi Thắng bằng cậu. Thắng diện bộ trang phục oách nhất: quần dài đen sẫm ống phủ lên đôi giày đen bóng, veston đen sẫm khoác lên áo sơ-mi trắng tinh, điểm thêm trước ngực chiếc cà-vạt đỏ tươi.
Đường xa gần 200 cây số. Gió thổi lồng lộng qua cửa xe mở hé, đầu tóc Thắng rối xù. Đến nơi, mới bước xuống xe, Thắng rút từ túi veston chiếc lược nhựa màu nâu. Nhìn vào kính chiếu hậu của chiếc xe vừa đậu, Thắng ngắm nghía mặt mày, nghiêng đầu qua về, chãi lại tóc.  
Bất chợt, trong kính, Thắng thấy một người đàn ông già đang cỡi chiếc xe đạp đèo hai giỏ than hầm hai bên porte-bagages – loại than thường dùng trong các thành phố để nấu nướng vào thời nhiên liệu khan hiếm.  

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

TIẾT VĂN KÉO DÀI 46 NĂM - Hoàng Đằng


     
              Một dãy lầu của trường trung học Nguyễn Hoàng 
              Quảng Trị trước 1975


      TIẾT VĂN KÉO DÀI 46 NĂM 
                                             Hoàng Đằng   
                          
Năm nay (2013), chiều 15/11, tôi được nhóm học sinh cũ Nguyễn Hoàng – Quảng Trị khóa 1963 – 1970 mời dự họp mặt chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11) tổ chức tại tư gia anh Đinh Quang Tạo ở 228 Lý Thường Kiệt – thành phố Đông Hà.
Bên ngoài, trời mưa nặng hạt. Từ Thừa Thiên-Huế vô tới Bình Định, lũ lụt rất lớn. Lớn do mưa nhiều, mưa to, do rừng rú đã mất nhiều độ che phủ và do các đập thủy lợi, thủy điện xả nước vì sợ vỡ.
Căn phòng không lớn lắm được trang hoàng cẩn thận: banderole, lẵng hoa, hệ thống âm thanh, đàn organ. Bốn chiếc bàn tròn được xếp ngăn nắp kèm ghế nhựa, cứ mỗi bàn 10 ghế.
Người tham dự, ngoài khoảng 30 anh chị em là chủ, có một số khách: về thầy cô giáo có thầy Đỗ Tư Nhơn, thầy Hoàng Đằng, về đại diện ban liên lạc Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị có anh Nguyễn Lớn, anh Nguyễn Văn Hoàng, chị Lê thị Dũng, về đại diện các khóa bạn có anh Văn Mạnh, anh Đoàn Văn Tầm, anh Lê Đình Phiến. Tất cả mọi người ngồi xây quanh đầy cả 4 bàn.
Anh Đinh Quang Tạo, một cây văn nghệ có tiếng của Nguyễn Hoàng xưa, đóng vai MC. Chương trình họp mặt chia 2 phần rõ rệt:

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

ĐIẾU VĂN KÍNH VIẾNG HƯƠNG LINH THẦY HOÀNG VĂN QUẢNG - Trần Kiêm Đoàn


TIN BUỒN

Chúng tôi vừa nhận được tin buồn :
Thầy HOÀNG VĂN QUẢNG - cựu giáo sư trường Trung Học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị ( trước 1975) - sau thời gian bạo bịnh, đã mất lúc 22g30 ngày 27-10 -2013. Hưởng thọ 77 tuổi
Nhập quan : 11g ngày 28-10.
Lễ tang tổ chức tại nhà riêng C.26/5 hẻm 449 đường Lê Văn Việt, Phương Tăng Nhơn Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Lễ động quan cử hành  lúc 7g ngày 31-10-2013.
An táng tại nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh.
Thành kính phân ưu cùng tang quyến
Cầu chúc hương linh Thầy sớm siêu thoát


ĐIẾU VĂN
KÍNH VIẾNG HƯƠNG LINH THẦY HOÀNG VĂN QUẢNG
                                                                 (Thầy Trần Kiêm Đoàn)

             Trời Phương Ngoại nghe tin Thầy mất,
             Thu Cali trời đất buồn man man
             Nhớ linh xưa!
             Cùng mái ấm Nguyễn Hoàng,
             Một thuở gian nan,
             Đồng thuyền đồng hội:
             Đạn pháo kích sáng lòa đêm tối,
             Khói giao tranh che lối ngày xanh.
             Cả Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh,
             Và Quảng Trị, Cổ Thành, trường xưa tan tác.
             Thầy cô chung số phận,
             Với quê hương, học trò.
             Những tháng ngày lận đận
             Qua rồi như giấc mơ.
             Nhưng hỡi ơi…
             Đời người ngắn ngủi,
             Vé một chiều tàn lụi quỹ thời gian.
             Đi về thôi: Thành trụ hoại không.
             Đâu phải cúc mai mà mùa xuân trở lại,
             Một dòng xuôi Thạch Hãn chẳng quay về
             Ngậm ngùi thay!
             Cõi vô thường Thầy lặng lẽ về quê,
             Kẻ ở lại – bạn cũ trò xưa – chung ngấn lệ.
             Về thôi!
             Tình nghĩa muôn sau ca dao còn nhớ:
             “Trăm năm dù lỗi hẹn hò,
             Cây đa bến cộ con đò khác đưa.
             Cây đa bến cũ còn lưa,
             Con đò năm trước người xưa mô rồi!”

             Ô hô, ly biệt!
             Lần cuối một đời,
             Xin đưa tiễn hương linh về cõi tịnh.
             Rỗng lặng – Bình an.
             Đồng nghiệp tiếc thương,
             Học trò bái biệt.
                                        
                        Sacramento, Cali. 10-27-13
                               Trần Kiêm Đoàn
                   (Thầy giáo Nguyễn Hoàng 70-75)


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ TANG THẦY HOÀNG VĂN QUẢNG  


            






         




                


                     

            
                
                                   

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

ẤM MÃI TÌNH QUÊ - Hoàng Hữu Bản, Ngô Hướng



Vừa qua, anh Ngô Hướng - bạn đồng môn Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị (khối 1964 - 1971), ghé khu resort Quốc Tế, thị xã La Gi, Bình Thuận cùng với gia đình và bạn bè Sài Gòn của anh để nghỉ dưỡng. Nhận lời mời của anh Hướng, một số anh chị em đồng môn NH La Gi - Hàm Tân cùng đến họp mặt giao lưu. Là nguyên hiệu trưởng trường Đại Học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh, nhưng anh Hướng vẫn tỏ ra rất giản dị, hoà đồng, gần gũi thân mật với anh chị em đồng môn NH La Gi - Hàm Tân. Buổi giao lưu họp mặt thắm đượm tình quê hương và say men tình bạn đồng môn qua từng điệu hò, câu ca, tiếng ngâm thơ... hào sảng, thoáng đạt. Chị Ngô Hướng cùng gia đình, bè bạn anh Hướng rất lịch thiệp niềm nở, thân tình trong giao tiếp. Thi hứng dâng trào, cảm xúc dào dạt , những người bạn đồng môn vong niên cùng dệt những vần thơ kỷ niệm về lần họp mặt này.

          
    

          ẤM MÃI TÌNH QUÊ
          (Thân gởi anh chị Ngô Hướng)

          Giữa biển trời bao l
          Lagi vào mùa lá rụng\
          Vodka ngọt tình quê
          Hơn trái cơm rượu làng miềng
          Gió ru hồn chúng t
          Quạt hương đồng môn một thuở
          (Nguyễn Hoàng Quảng Trị buổi can qua)
          Ta nghe chừng mát dạ
          Ấm rọt ấm gan
          Chảy băng vào huyết quả
          Băng qua bỉ ngạn
          Vượt không, thời gian
          Còn lại đây: răng, ri, mi, tau, mô, rứa
          Trời Nguyễn Hoàng chớp lửa
          Đá Thạch Hãn còn trơ
          Hoa non Mai vẫn nở
          Dòng trong mãi lặng lờ
          Sáng một trời tha hương
          Thuỷ chung hương lan toả
          Cảm ơn! Cảm ơn! Ngô Hướng!
          Điệu hò người ấm áp
          Ủ tình quê

                                Hoàng Hữu Bản



     


          KHÔNG ĐỀ

          Cho dù năm tháng có mòn
          Sông quê vẫn đậm tiếng còn ru nhau
          Ngọt bùi như thể trầu cau
          Uống năm ba chén để sau khỏi buồn
          Mờ xa Mai Lĩnh mây tuôn
          Thạch Hãn ơi có gọi nguồn mưa mau
          La Gi một buổi tìm nhau
          Biển trời lồng lộng sang giàu có chi
          Gặp nhau là rứa, tau, mi
          Hồn quê thắm đượm mấy thì trăng sao
          Dù cho mưa giận sấm gào
          Cứ thương nhau, sẽ còn nhau suốt đời


                                                   Ngô Hướng

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

TRÊN ĐƯỜNG BỤI PHẤN - Trần Kiêm Đoàn

Chúng tôi xin giới thiệu một bài viết mới của thầy Trần Kiêm Đoàn mà thầy vừa gửi qua email

        


             TRÊN ĐƯỜNG BỤI PHẤN 
                                        Trần Kiêm Đoàn

Bình luận về một bài viết rất chi là “sư phạm chơn ngôn” của thầy Lê Duy Đoàn, một đóng góp văn chương kỷ niệm 45 năm Đại Học Sư Phạm Huế, dưới nhan đề “Sư Phạm -  một con đường”, thầy Đoàn Ứng Viên bèn ra thơ… nóng hổi:

rằng hay thì thật là hay
không hay sao lại đỗ ngay sư...phàm
bây chừ con cháu càm ràm
phải chi không học chắc làm quan to

(Đoàn Ứng Viên. Email: Vào 13:52 Ngày 01 tháng 4 năm 2013)


 
                         Sư Phạm Đại Học Huế 
           - Một cảnh trại Hè, khóa Phan Châu Trinh 1970

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

HỒI CƯ - Trần Kiêm Đoàn

Sau bài TẢN CƯ  mà chúng tôi đã giới thiệu  (http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/tan-cu.html ) thầy Trần Kiêm Đoàn đã từng viết thêm một số bài về ngôi  trường Trung Học Nguyễn Hoàng và vùng đất Quảng Trị trong những ngày còn vương khói lửa chiến tranh mịt mù từ 1972 đến 1975. Xin giới thiệu bài viết HỒI CƯ  trong loạt bài viết ấy của thầy Trần Kiêm Đoàn



      Thuở nhỏ, ít khi tôi và lũ bạn cùng lứa ở làng chịu bỏ sót bất cứ một gánh hát nào về diễn ở làng, ở xã. Chúng tôi phải coi cho bằng được từ đầu chí cuối, nghĩa là từ khi các đoàn hát dựng cột làm sân khấu đến ngày dỡ cột ra đi, dù phải “hy sinh” bị quỳ và đánh đòn vì không thuộc bài và ngủ gục trong lớp. 

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

HOA YÊU THƯƠNG - Nguyễn Thị Đông


       Chị Nguyễn Thị Đông là  một cựu học sinh Trung Học Nguyễn Hoàng ( lớp 12 niên khóa 1973 - 1974 -  Trại 5 Non Nước, Đà Nẵng ). Hiện nay chị Đông đang định cư  tại Houston, Texas, Hoa Kỳ .  Chị Đông có bài thơ gửi anh Hoàng Yên Lynh và đề nghị chúng tôi  đăng tải  với hi vọng  tìm lại được bạn  bè đồng môn và  đồng hương xưa cũ



              



Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

HỒI ỨC MIÊN MAN - Đoàn Minh Phú


   

       Mùa hè đỏ lửa năm 1972, chiến tranh tàn phá Quảng Trị. Theo dòng người tản cư vào Đà Nẵng, trường Nguyễn Hoàng tiếp tục hoạt động với 2 phân hiệu : một ở trại Hoà Khánh, một ở trại 5 Non Nước (các trại tản cư của người tị nạn Quảng Trị). Lớp 10A3 chúng tôi thuộc phân hiệu đặt tại trại 5 Non Nước (Hoà Long, Hoà Vang, Đà Nẵng). Trại 5 Non Nước vốn là căn cứ quân sự cũ, một phi trường bị bỏ hoang do lính Mỹ giao lại. Trường Nguyễn Hoàng lúc đó gồm vài dãy nhà bán kiên cố, vách ván, mái tôn khá rộng rãi, nhưng trống hoang trống huếch. Quý thầy cô phải cố gắng mới ngăn tạm các phòng học bằng những tấm “gót” tre, hở trên, trống dưới, các bạn nghịch ngợm có thể chui lòn qua các lớp bạn một cách dễ dàng. Trường chỉ trang bị cho các phòng học bảng lớp và một số bàn học sinh, không có các băng ghế. Học sinh đi học phải mang theo ghế đẩu từ nhà đến trường mới có chỗ ngồi. Vì các phòng học chỉ ngăn tạm bằng gót tre nên không có sự cách âm tối thiểu nào. Đang giờ học sử địa, nhưng tiếng giảng bài của thầy lý hoá, của cô Việt văn, thầy toán… của các lớp chung quanh vẫn nghe rõ mồn một. Ngược lại, lớp này phát âm đồng thanh tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) thì các lớp gần cạnh chỉ việc nín khe, nếu không muốn đọc phụ hoạ theo. Giờ học luôn có sự “hoà âm” bất đắc dĩ như thế. Cuộc sống tạm bợ trong trại tạm cư cũng bất ổn. Những điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học của thầy trò trường Nguyễn Hoàng lúc đó, nhưng không làm vơi đi sự tận tâm của quý thầy cô cũng như tinh thần hiếu học của học sinh trường Nguyễn Hoàng. Chính những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy lại là hồi ức sâu đậm cho tôi, dù gần 40 năm đã trôi qua
        Gần bốn mươi năm rồi , phải chăng thế
        Ơi ! Mái tôn vách ván sân trường xưa
        Ơi ! Bè bạn thẹn thò ngày mới lớn
        Ghế cầm tay thắm dệt đoá hoa mơ

        Nguyễn Hoàng ! Thôi vời vợi ngôi trường cũ
        Ngăn phên gót vẫn thích hơn tường vữa
        Tiếng học ồn ta vẫn thấy véo von
        Còn chăng hương má cốm đến thơm giòn