BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

VƯỜN TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN - Phạm Hiền

Chúng tôi tới tham quan Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào một buổi chiều đầu thu, nắng nhẹ. Đi qua cổng di tích, thẳng theo con đường được lát gạch phẳng nhẵn, sạch sẽ, 2 bên trúc mọc ken dày, cao vút đan vào nhau trên không tạo thành chiếc cổng vòm rộng dài, xanh mướt là tới đền Trúc cổ kính, linh thiêng.

                                       Đường vào đền Trúc trúc mọc ken dày 2 bên.


VƯỜN TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN
                                                                                         Phạm Hiền

Trò chuyện với chúng tôi nơi chiếc bàn nhỏ, dưới bóng trúc râm mát, gió thổi nghe lao xao, lao xao, thủ từ đền Trúc Đinh Văn Tuyến vui vẻ cho biết: Tương truyền, xưa kia vùng Quyển Sơn này có tên là trại Canh Dịch. Ngày ấy, trúc mọc như rừng từ bờ sông Đáy ra sát đường cái (quốc lộ 21 bây giờ). Có hai mẹ con nhà nọ không biết từ nơi đâu đến đây không may bị chết, làm động đến làng. Dân làng góp tiền của, công sức xây dựng một miếu nhỏ sát bờ sông để thờ cúng.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

CHIM VÀ NGƯỜI - Cao Hữu Lợi




    CHIM VÀ NGƯỜI

Lúc còn giảng dạy bộ môn ngữ văn cấp 2, tôi thích nhất là tiết văn bản “Lao xao” (sách ngữ văn lớp 6 .T2)… Bài trích từ hồi kí tự truyện “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán. Bằng ngòi bút của mình, tác giả kết hợp tả và kể để khắc họa những hình ảnh của thế giới các loài chim ở làng quê hiện lên một cách sinh động.
Từ những loài chim trong tác phẩm văn học, hôm nay tôi được may mắn khi trong những ngày nắng ấm đầu Xuân, tôi phát hiện ra những loài chim sáo, họa mi, sẻ... bay về trong khu vườn nhà mình. Chúng sà đậu và kiếm ăn trên nóc các cơ sở lân cận như trường mẫu giáo, trụ sở ủy ban, đền liệt sĩ... Chúng ríu rít gọi nhau và cất lên những tiếng hót dài như một khúc hoà tấu chào đón buổi sáng mùa xuân vậy. Một điều khá thú vị là các chú chim lúc này thấy dạn dĩ, gần gũi và thân thiện với con người hơn. Thậm chí chúng còn bay đậu sát vào hành lang sân nhà. Có lẽ trẻ nít lúc này chỉ tìm thú vui bên những chiếc điện thoại cảm ứng chứ không săn bắt chim cá như ngày xưa. Do đó chim chóc bây giờ sinh sản nhiều và trở thành thân thiện với con người chăng? Nhờ vậy mà trong những ngày qua, cả nước đang sống ngạt thở vì ảnh hưởng của dịch Covid19 ở Trung Quốc thì quê nhà là môi trường đáng tin cậy nhất đối với chúng tôi.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ? – Hòa thượng Thánh Nghiêm

Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao.
Hòa thượng, Ni cô, cư sĩ đều là những danh từ hết sức thông tục, nhưng e rằng, số người hiểu rõ nghĩa của những danh từ ấy không nhiều.

        HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ?
                                        Hòa thượng Thánh Nghiêm                      

      
            Sau 50 năm tuổi đạo mới được tôn gọi là bậc "Trưởng Lão Tôn túc".
            Ảnh: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

HÒA THƯỢNG LÀ GÌ?

Theo quan niệm của Trung Quốc, Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao. Nhưng người nông dân quê mùa ở làng đẻ con sợ không giáo dục được, cũng lại gọi nó là hòa thượng! Kỳ cục thật!.

Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Bởi vì người xuất gia phải sống theo nếp sống "sáu hòa hợp" của tăng đoàn. Đó là : giới hòa đồng tu (cùng tu giới luật), kiến hòa đồng giải (cùng kiến giải như nhau), lợi hòa đồng quân (lợi cùng chia đều), thân hòa đồng trụ (cùng ở một nơi), khẩu hòa vô tránh (không tranh cãi nhau), ý hòa đồng duyệt (ý hòa vui vẻ). Cách giải thích này cũng tựa hồ có lý. Nhưng tôi có tra cứu từ nguyên, mới thấy cách giải thích trên là không đúng.

Hòa thượng hoàn toàn là do dịch âm từ một từ ngữ Tây vực (Trung Á) ở Ấn Độ, gọi các nhà bác học thế gian là Ô tà. Qua tới nước Vu Điền (Trung Á) thì gọi là Hòa Xã hay Hòa xà (khosha), qua Trung Quốc, bèn gọi là Hòa thượng (Xem Ký quy truyện và bí tạng ký bản). Vì vậy mà ngoại đạo ở Ấn Độ cũng có Hòa thượngHòa thượng ni [Tạp A Hàm quyển 9, tr. 253, 255].

Như vậy, từ Hòa thượng không phải là từ riêng của Phật giáo, nhưng có căn cứ trong Phật giáo. Luật tạng Phật giáo gọi các vị sư truyền giới và độ cho người khác xuất gia là Opađàgia (Upadhyaya). Từ Hòa xà là dịch âm từ Upadhyaya, rồi sau đổi thành Hòa thượng. Trong sách Hán người dùng từ Hòa thượng sớm nhất là vua Thạch Lặc, ông gọi Tăng sĩ Ấn Độ Phật Đồ Trừng là : "Đại Hòa thượng".

 Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Ảnh: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.

Nhưng, đôi khi, trong luật, thay vì chữ Hòa thượng người ta dùng chữ Hòa thượng để tránh hiểu lầm, vì rằng, căn cứ nội dung chữ Upadhyaya, thì nên dịch là Thân giáo sư (ông thầy thân cận). Chỉ có những tu sĩ đã thụ giới tỷ khiêu trên 10 năm, biết rõ 2 bộ luật tỷ khiêu và tỷ khiêu ni, mới có khả năng độ cho người khác xuất gia, và truyền giới cho người khác, mới có thể được gọi là Upadhyaya. Như thế là có khác với từ Ô tà (là bác sĩ) ở Ấn Độ, cũng khác với từ Hòa thượng do Trung Quốc dịch sai (lão tăng là lão hòa thượng, Sa di là tiểu hòa thượng, và trẻ con ở nông thôn, không lớn lên được cũng gọi là hòa thượng!).

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

VỀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT KINH DỊ ĐÊM CUỐI NĂM, BÁO HIỆU ĐIỀM GÌ? - Hoàng Quốc Hải

Trước dịch CORONA VIRUS từ Vũ Hán của Trung Quốc đang tác động trên đất nước chúng ta cùng những hiện tượng thiên nhiên biến động bất thường ở một số tỉnh Bắc Bộ vào thời điểm đêm giao thừa và những ngày đầu năm Canh Tý (2020) vừa qua, tạo nhiều cung bậc cảm xúc. Ông Hoàng Quốc Hải, nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử viết một tạp luận…

           
                                  Nhà văn Hoàng Quốc Hải

Hoàng Quốc Hải sinh năm 1938 tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử. Hiện nay, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ngoài những tác phẩm đã xuất bản. Năm 2010, ông cho xuất bản hai bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”với độ dày trên 6000 trang, được đánh giá cao:
- “Đây là hai cuốn sách đồ sộ nhất mà một nhà văn Việt Nam từng viết về thời Lý và thời Trần.”
                               (Bà Mai Quỳnh Giao, Giám đốc Nhà Xuất bản Phụ Nữ)

- “Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử ‘Tám triều vua Lý’ và ‘Bão táp triều Trần’ cùng 6.442 trang sách, tác giả Hoàng Quốc Hải đã không chỉ dựng lên bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý và thời Trần, hơn thế, ông đã khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa Việt cùng các bài học lịch sử, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng sông núi, khí phách cùng niềm tự hào dân tộc Việt Nam.”
                                                                                                         (Chi Anh)


 VỀ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT KINH DỊ ĐÊM CUỐI NĂM, BÁO HIỆU ĐIỀM GÌ?
                                                                                Hoàng Quốc Hải

Tôi sống hơn 80 tuổi chưa từng được nghe đêm trừ tịch (30 Tết) lại có sấm chớp và mưa như trút nước, mưa như thuở hồng hoang. Nhiều tỉnh có mưa đá như Lạng Sơn, Lao Kai, Yên Bái, Sơn Tây (nay là ngoại thành Hà Nôi)… mưa đá làm vỡ cả kính ô tô, mưa đá làm cả chục ngàn gia đình nhà cửa bị sập mái. Nhiều cánh đồng hoa mầu, lúa má bị mất trắng. Nhiều vườn cây ăn trái bị gẫy đổ. Ngay giữa thành phố nước ngập lút trong nhà, đường phố thành sông…

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

THƠ, CA DAO CHO NGÀY LỄ TÌNH YÊU - Nguyên Lạc


               
                             Tác giả Nguyên Lạc


SƠ LƯỢC VỀ NGÀY VALENTINE

1. Ý nghĩa của ngày Valentine
Ngày Valentine (tên tiếng Anh là Valentine’s Day, Saint Valentine’s Day) còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân, diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn tại châu Âu và Bắc Mỹ. Nó được đặt tên theo Thánh Valentine - một trong những vị Thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên.
 Valentine chính là dịp để cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và rộng hơn là tình cảm bạn bè khác phái. Mỗi khi đến Valentine, người ta lại bày tỏ tình cảm cho nhau thông qua những lời chúc ngọt ngào hay những món quà ý nghĩa như thiệp, hoa hồng, socola, tấm thiệp tình yêu xinh xắn …

GIA ĐÌNH - Trần Mai Ngân


      


Mấy mươi năm rồi chị em tôi mới ngồi lại cùng ăn với nhau trên một bàn ăn ở ngôi nhà cũ. Ngôi nhà mà chúng tôi đến đầu tiên sau khi cất tiếng khóc chào đời...

Mấy mươi năm trước, ngôi nhà vẫn diện tích như thế này nhưng chúng tôi không thấy nó nhỏ hẹp mà lại thấy nó là cả bầu trời rộng lớn... chứa đựng những vui buồn của hạnh phúc!

Ở đó có Má của chúng tôi tất bật lo toan... như Gà mẹ lúc nào cũng vươn cánh ra bào vệ đàn con 8 đứa... chăm chút các con theo cách riêng của mình, dù thiếu, dù đủ nhưng vẫn đầy tràn tình yêu thương...
Ở đó có Ba chúng tôi, nói ít, làm nhiều... Ba kiếm tiền giỏi để cho chúng tôi ăn học và lớn lên... Ở đó, Ba hay trầm tư ngồi bên balcon với ly cà phê đợi sáng...
Má không nói, còn Ba thì cưng con mèo nhỏ bằng tuổi đứa con gái thứ sáu ở xa... nhìn con mèo tôi biết ba luôn nhớ thương con gái của mình...

Hằng năm, những ngày giáp tết và mùa hè là đứa con gái thứ sáu được quay về sum họp với ba má với anh chị em... Nó sống và cảm nhận về hai từ gia đình thiêng liêng.
Gia đình là tiếng cười của ba má và 8 đứa con chen chút trong bàn tròn ăn cơm thật vui. Gia đình cũng có khi là tiếng la rày của Má lúc các con không ngoan...
Thế đấy, anh chị em chúng tôi lớn lên từng ngày...

Rồi thời cuộc... rồi chia xa... Có những nỗi buồn, mất mát...
Nhưng trong chúng tôi dòng máu của họ Lee vẫn luôn luân chuyển trong cơ thể và tình yêu thương vẫn đầy tràn khi có dịp gặp nhau, ở cạnh nhau...

Lần này, một dự định thật hạnh phúc là chúng tôi đủ đầy quay về căn nhà cũ 151...HMĐ... Nhưng. “Người định như thế như thế, trời bảo chưa thế chưa thế...” Cơn đại dịch Corona ...đã làm sự sắp xếp chu đáo trở nên bất thành...
Không có các con trai của họ Lee, và ngũ long công chúa lại vắng một...
Buồn và tiếc lắm! Tiếng cười bớt đi một cung bậc của âm thanh... Thương và nhớ!
Thôi thì lại hò hẹn một lần nữa và cầu mong ý nguyện sẽ thành... Chúng ta sẽ đầy đủ bên nhau thật vui thật hạnh phúc...

Thấp thoáng tôi thấy trên áng mây vàng nụ cười an nguyện hài lòng của ba má về tình ruột thịt của chúng tôi... Của các con của ba má…

                                                                                 Trần Mai Ngân

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

CÔNG BỐ BÚT TÍCH CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN VÀ BÀI THƠ KHAI XUÂN “ÔNG ĐỒ 2” - Tần Tần

Nguồn:
https://news.zing.vn/cong-bo-but-tich-quy-cua-vu-dinh-lien-va-bai-tho-khai-xuan-ong-do-2-post1039785.html


     
                     Nhà sưu tầm sách Nguyễn Bình Phương - 
                     người đang gìn giữ bút tích “Bóng ông đồ”.

   
CÔNG BỐ BÚT TÍCH CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN VÀ BÀI THƠ KHAI XUÂN “ÔNG ĐỒ 2”
                                                                                        Tần Tần


     Bức ảnh chụp nhà thơ Vũ Đình Liên và bút tích của ông. Ảnh: Nguyễn Bình Phương

Bản viết tay bài thơ “Bóng ông đồ” do đích thân nhà thơ Vũ Đình Liên viết khai xuân tặng bạn thơ của mình vừa được công bố.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, người ta lại nhớ đến bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên như một niềm hoài cảm. Trước đây, bài thơ là niềm thương cảm cho những giá trị cũ đang dần mất đi, bị gạt sang rìa đời sống. Đến nay, nhắc tới Ông đồ là nhắc tới những giá trị văn hóa truyền thống cũ. Bài thơ Ông đồ nổi tiếng vậy nhưng ít ai biết Vũ Đình Liên còn có thêm một tác phẩm khác viết về ông đồ.
Mới đây, nhân dịp xuân Canh Tý, nhà sưu tầm sách Nguyễn Bình Phương đăng tải bức ảnh chụp bút tích của nhà thơ Vũ Đình Liên kèm ảnh thi sĩ. Bút tích này do chính tay nhà thơ Vũ Đình Liên viết bài Bóng ông đồ. Bài thơ như một sự tiếp nối mạch cảm xúc của thi phẩm Ông đồ nổi tiếng (sáng tác năm 1936).

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

SỰ NHẦM LẪN GIỮA 2 BỨC TRANH CHUỘT ! - Đỗ Thành Dương


                                             Tranh Chuột múa rồng.


      SỰ NHẦM LẪN GIỮA 2 BỨC TRANH CHUỘT !

Nguồn:
https://giaoduc.net.vn/…/su-nham-lan-giua-2-buc-tranh-chuot…

(GDVN) - Hai bức tranh dân gian Đông Hồ tuy cùng tái hiện đám rước chuột có vẻ giống nhau, nhưng nội dung phản ánh không hoàn toàn giống nhau.

So với các con vật khác như gà, lợn, trâu... đề tài “chuột” được phản ánh trên tranh dân gian khá ít ỏi.
Trước hết có lẽ phải kể đến bức tranh “Chuột múa rồng”, phản ánh hoạt động vui chơi múa rồng qua phương thức nhân hóa cả đám rước toàn là chuột, hân hoan nhảy múa, thổi kèn, đánh trống, gõ phèng la... cờ giong trống mở múa rồng đón xuân vui tết.
Bức tranh thể hiện sự khát khao hoà bình, cầu cho mưa thuận gió hoà và mong cho toàn dân được mùa, cuộc sống bình an, no đủ.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (2) - Nguyên Lạc


               

Phần II

CHUỘT TRONG ĐỜI SỐNG, KHOA HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

CHUỘT TRONG BỆNH HỌC

     Ngoài những sự phá hoại trong nhà, ngoài đồng, ngoài đường phố quanh các thùng rác, thân xác của chuột từ nước miếng, nước tiểu đến phân chuột đều có độc chất có thể gây tử vong cho loài người. Bọ chét Xenopsylla cheopis trên mình chuột được xem là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Năm 1347 lục địa Á- Âu bị bệnh dịch càn quét khiến cho hàng triệu người chết.
Chuột mang hại cho loài người:
- Bệnh thương hàn chuột (rat- borne typhus)
- Bệnh leptospirosis do ký sinh trùng Leptospira interrogans gây ra sốt vàng da, bắp thịt đau nhức, tổn hại đến gan, thận, màng óc, cột xương sống và dẫn đến tử vong.
- Bệnh salmonellosis do nhiễm trùng Salmonella enterica gây nóng sốt, nôn mửa, thổ tả.
- Bệnh trichinosis do nhiễm trùng Trininella spiralis gây tiêu chảy, nóng sốt, bắp thịt suy nhược v.v.
- Hội chứng hô hấp vi khuẩn Hanta (HPS: Hantavirus Pulmonary Syndrome) gây sốt, vỡ phế mạch.
- Hội chứng thận và sốt xuất huyết (HFS: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome)
                                                                       (Theo Phạm Đình Lân)

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (1) - Nguyên Lạc


          


         NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (1)
                                                                          Nguyên Lạc

Dẫn nhập:

Nhân dịp Xuân về, Nguyên Lạc tôi gởi đến các bạn bài LẠM BÀN về Tý/ Thử/ Chuột này cùng với lời chúc an khang và thịnh vượng. Mong các bạn tìm thấy được vài điều lý thú, đáng quan tâm.

Nào, mời các bạn nâng ly cùng hát!
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi!
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui!
Nhấc cao ly này!
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà!
(Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương – 1975)

*

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến


                   
                             Tác giả Đặng Xuân Xuyến


CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

Sáng ngày 07 tháng 07 năm 2019, tầm 9 giờ anh đến nhà tôi ở phố Nguyễn Văn Trỗi theo lời hẹn. Bắt tay anh, tôi nói: - "Em có mời anh Đỗ Hoàng. Chốc gặp nhau, anh có ngại không?". Thoáng chút bối rối nhưng nét mặt anh rất nhanh tươi trở lại: - "Không sao! Chuyện thật người thật thì có gì tớ phải ngại.", rồi chậm chậm bước lên tầng.
Vừa gặp Đỗ Hoàng, anh đã quày quả trách tôi:
- Chú viết “Tưng tửng 7 chuyện cùng Nguyễn Đăng Hành” như thế hại anh quá. Nhiều người hiểu sai nói anh thế này thế kia..
Tôi ngớ người, phân trần:
- Em viết nhẹ đi rất nhiều so với lời anh nói. Anh mắng em hèn, không dám trich dẫn 100% lời anh vì sợ mọi người chửi, sao giờ lại trách em?!.
Không trả lời tôi, anh cười rất tươi với nhà thơ Đỗ Hoàng, giọng hồ hởi:
- Anh Đỗ Hoàng, bác Chử Văn Long, bác Nguyễn Khôi là 3 sư phụ em rất kính trọng! Đời em chỉ tôn kính 3 sư phụ đây thôi!
Rồi vồn vã chuyển đề tài thăm hỏi, luận bàn thơ phú. Tôi tròn mắt nhìn anh: Chẳng có lẽ tôi đang nghe nhầm?

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

NĂM CHUỘT DẠY ĐỜI - Kha Tiệm Ly


       


NĂM CHUỘT DẠY ĐỜI

1. Chuột dưới mắt người

Tên mười hai con giáp và các con vật “cầm tinh” tương ứng, trẻ em cũng rành sáu câu, thiết tưởng không nên nhắc cho dài dòng.
Lại không ít người thắc mắc tại sao con chuột nếu xét về hình vóc thì nhỏ xiú, còn về “võ công” thì chẳng là cái đinh gì so với 11 con giáp khác (gặp mèo, gặp rắn là chạy té khói), thế mà không biết lý do gì nó lại được đứng đầu sổ trên 11 con kia?
Về việc nầy cũng có hàng lô lời giải thich; người thích lời giải thích nầy, kẻ thích lời giải thích kia, chưa ai chịu thua ai, nên lại thiết tưởng không cần liệt kê cho thêm rườm rà!
Điều chúng tôi muốn nói là con chuột trong mắt con người và trong văn chương bình dân.
Dưới mắt con người, chuột là con vật bé nhỏ, hôi hám, xấu xí, dơ bẩn, phá hoại, hèn hạ, bậc nhất, nếu không thì sao: “hình thù như con chuột nhắt” (nhỏ); “hôi như chuột”; “dơ như chuột”; “phá như chuột”; và theo tướng số, nếu bị mắng là “đồ mặt chuột” thì ngầm hiểu rằng đó là người nhỏ nhen, hèn hạ! (xin lỗi, chúng tôi chỉ nói theo sách vở chớ không theo quan điểm của mình)
Với loài có vú thì chuột là nhà vô địch về sinh đẻ: Khoảng 3 tháng tuổi, chuột cái có thể đẻ lứa đầu tiên; đẻ một lứa từ 5 đên 10 con; và cứ sau chưa đầy 1 tháng thì lại đẻ lứa khác! Người ta tính, một vợ chồng chuột sau một năm sẽ cho ra đời cháu chít là 15 ngàn (còn tồn tại bao nhiêu là chuyện khác)! Bởi vậy cũng đừng lấy làm lạ khi biết rằng số “chuột khẩu” lại tương đương với số nhân khẩu trên trái đất nầy!

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

CHÈ TRONG NỖI NHỚ - Nguyên Lạc và Lê Văn Quới


           
                       Đồng tác giả Nguyên Lạc


       CHÈ TRONG NỖI NHỚ
                                                              Nguyên Lạc và Lê Văn Quới

Mỗi tên chè - một nỗi thương
Mỗi tên chè - gợi mùi hương nhớ đời

Cần Thơ thành phố thân yêu của tôi, thành phố của một thời, một thời mộng mơ. Thành phố của những con đường, những ngõ ngách thân quen, những quán cà - phê với những bài ca muôn thuở. Đặc biệt là những quán chè bên lề đường của thời áo trắng môi hồng phượng đỏ. Những chén chè ngọt lịm môi người, ngào ngạt hương yêu.
 Ai mà ở bến Ninh Kiều không nghe tiếng rao chè tha thiết, ngọt ngào, ngân nga kéo dài trầm bổng nửa khuya: "Ai ăn chè bột khoai, đậu xanh, nước dừa, đường cát hô.ô.ô...hôn? ", lời rao gợi nhớ đến bài ca vọng cổ "Gánh chè khuya" của soạn giả Viễn Châu, qua giọng ca ngọt ngào, trầm ấm của "Đệ nhứt danh ca" Út Trà Ôn và "sầu nữ" Út Bạch Lan. Chỉ đoạn ca mở đầu, người nghe cảm thấy tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến:
"Nghe tiếng rao/ Trong đêm dài u buồn/ Đêm từng đêm thầm vang bên phố vắng/ Nghe tiếng rao/ Như một lời kêu than cho số kiếp phụ phàng…"
Về chè của Cần Thơ, tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết rất lý thú của thầy Lê Văn Quới, đồng nghiệp và cũng là đàn anh cùng dạy ở Cần Thơ trước 1975.
Trước khi vào bài viết của thầy Quới, tôi xin bàn sơ về hai chữ CHÈ và TRÀ:

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN - Lê Nghị


             
                            Tác giả Lê Nghị


TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN
                                                                                      Lê Nghị

Cuối tuần được đọc các ý kiến thân hữu tranh luận xung quanh hai cụm từ “miên trường”“bóng tà huy bay” thấy vui, mở rộng thêm kiến thức, nghe được thông tin nhiều chiều. Thật ra những bài này cũng tương tự nhiều bài khác, mình đã đọc vài lần, nhưng không bình luận. Lý do không phải sợ mất lòng một phía mà sợ bị ném đá từ cả hai phía. Hi,hi. Nhưng đã trình bày thì thật lòng, hiểu sao nói vậy, quý ACE thông cảm.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ - Tạp văn của Hoàng Đằng



        
                             Tác giả Hoàng Đằng

        GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
                                               Tạp văn của Hoàng Đằng

Có người hỏi tôi: “Vì sao sáng tạo chữ Quốc Ngữ là công trình của nhiều người, mà bây giờ khi nói đến chữ Quốc Ngữ ai cũng chỉ nghĩ ngay đến giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ)?”

Trước khi tìm hiểu và suy luận để có câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi xin giải thích mấy từ “Chữ Quốc Ngữ”.

“Quốc”“nước”, “ngữ”“tiếng nói”; “quốc ngữ” là tiếng nói của người trong nước. “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân” đều nói thứ tiếng ấy, nên thứ tiếng ấy được gọi là quốc ngữ. Người xưa gọi là “quốc âm”
                          (Quốc Âm Thi Tập, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị…)

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

     
       TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ

Cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau 2 người có công đầu trong việc hình thành chữ Quốc ngữ là Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, 2 giáo sĩ dòng Tên Paris vào nước ta truyền bá đạo Ki Tô từ những năm đầu thế kỷ XVII. Linh mục Francisco de Pina (1585-1625), người Bồ Đào Nha đến xứ Đàng Trong  năm 1617, phạm vi truyền đạo từ Hội An đến Quy Nhơn. Ông  là giáo sĩ đầu tiên thành thạo tiếng Việt và truyền giảng Phúc âm không cần người thông dịch. Ông cùng với một số giáo sĩ, dùng mẫu tự La tinh ký âm tiếng Việt. Ông  dạy thứ chữ này cho các giáo sĩ, giáo dân. Thứ chữ này phát triển hoàn chỉnh thành chữ Quốc ngữ ngày nay. Linh mục Alexandre de Rhodes (An-Đắc-Lộ-Sơn, 1591-1660) người vùng Avignon (Pháp). Ông đến Hội An năm 1624, học tiếng Việt và chữ Quốc ngữ từ ông Pina và các giáo sĩ đến trước. Ông đã có công hệ thống hóa và dùng chữ Quốc ngữ viết tài liệu "Phép giảng 8 ngày", biên soạn Từ điển Việt-Bồ-La xuất bản tại Roma năm 1651. Đây là cuốn từ điển đầu tiên đối chiếu tiếng Việt với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh. Chữ quốc ngữ là văn tự chính thức của nước ta ngày nay. Đến nay, chữ Quốc ngữ hình thành và phát triển đã hơn 400 năm, ghi nhận nhiều thành tựu và góp phần xứng đáng trong lịch sử văn hiến, công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc hiện nay.  Là văn tự thứ 3 trong quá trình tiến hóa của văn tự nước nhà, tiếp sau chữ Hán và chữ Nôm, việc tôn vinh chữ Quốc ngữ và công lao những người sáng tạo ra nó làm nẩy sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, gay gắt. Chỉ xét trên mặt văn tự, điểm qua sự phát triển của 3 loại văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ ở nước ta, những người quan tâm đến vấn đề dễ nhận ra những nét tương đồng cần lưu ý để thấy rõ hơn mặt tích cực, mặt tiêu cực trong sự hình thành từng loại, nhằm lựa chọn chừng mực nào là vừa phải, nếu không sẽ tạo nên mặc cảm phủ nhận toàn bộ những thành tựu dân tộc đã đúc kết trong 2 loại văn tự kia.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến



            NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ
                                      
Anh điện đến hỏi:
- Này, sao thơ tôi, ông không chịu bán giúp? Ông thấy đấy. Trên phây, bài nào của tôi cũng vài trăm like. Thơ thế, ông mà bán thì thôi rồi, tôi khẳng định sẽ đắt như tôm tươi...

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ - Vương Trí Nhàn

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50425379

Bài đã đăng trên trang cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu văn hóa ở Hà Nội.


      
                 Nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn
           

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ 
                                                                         Vương Trí Nhàn

Qua câu chuyện 39 người thiệt mạng tại Anh, tôi thấy nổi lên nhiều vấn đề có liên quan đến đến toàn thể cộng đồng Việt hiện nay, trước tiên là câu chuyện cách kiếm sống của con người và triết lý ẩn sau cách kiếm sống đó.


        
           
Cụ thể là người Việt hiện rất kém về mặt nghề nghiệp để tạo nên năng suất lao động cần thiết trong khi đó nhu cầu có một cuộc sống tiện nghi lại quá mạnh mẽ và quyết liệt, khiến cho người ta sẵn sàng làm bậy kiếm tiền, những người vốn ngại ly hương thì sẵn sàng ra đi tìm cách kiếm ăn ở nước ngoài dù đôi khi phải đổi lấy mạng sống.


            Nhiều người dân Nghệ Tĩnh sẵn sàng bán đất để kiếm đủ tiền đi nước ngoài, 
            và gửi tiền về cho người thân mua những căn biệt thự nguy nga.

VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH - Tuệ Chương Hoàng Long Hải




  VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH 
                                                                Hoàng Long Hải


Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và Lê Yên). Về địa lý, người ta ví đồng bằng sông Nhị và đồng bằng sông Cửu Long như hai thúng gạo, miền Trung là cái đòn gánh. Phạm Duy viết: “Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền Trung, gánh đừng để rơi.”

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

NẾU CÓ TẦM NHÌN, CHÚNG TA NÊN ĐỨNG VỀ PHÍA ANH, LẬT ĐỔ NHÀ THANH – Phùng Học Vinh

Nguồn:
https://soha.vn/bai-viet-khien-du-luan-trung-quoc-day-song-neu-co-tam-nhin-chung-ta-nen-dung-ve-phia-anh-lat-do-nha-thanh-20191009142859437.htm


Phùng Học Vinh là tác gia đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông sinh năm 1979 tại Dương Giang, Quảng Đông, tốt nghiệp Học viện Pháp luật, Đại học Ngoại ngữ Quảng Đông, hiện đang sinh sống tại Hồng Kông.
Ông có nhiều tác phẩm khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng vì quan điểm phê phán mạnh mẽ những điều chướng tai gai mắt trong xã hội. Bài viết “Vì sao tôi coi thường các nhà sử học Trung Quốc” là một ví dụ.

Bài viết khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng:

NẾU CÓ TẦM NHÌN, CHÚNG TA NÊN ĐỨNG VỀ PHÍA ANH, LẬT ĐỔ NHÀ THANH 
                                                                               Phùng Học Vinh

“Các nhà sử học Trung Quốc là một nhóm những người giảo hoạt, họ hiểu được nhân quả của việc cắt gọt các sự kiện lịch sử để phù hợp với thị hiếu của độc giả”, học giả Phùng Học Vinh viết.

Các nhà sử học Trung Quốc là một nhóm những sự nực cười. Hôm nay chúng ta cùng thảo luận xem họ là loại người như thế nào.