BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN - Lê Nghị


             
                            Tác giả Lê Nghị


TẢN MẠN TÂM SỰ QUA THEO DÕI MỘT CUỘC TRANH LUẬN
                                                                                      Lê Nghị

Cuối tuần được đọc các ý kiến thân hữu tranh luận xung quanh hai cụm từ “miên trường”“bóng tà huy bay” thấy vui, mở rộng thêm kiến thức, nghe được thông tin nhiều chiều. Thật ra những bài này cũng tương tự nhiều bài khác, mình đã đọc vài lần, nhưng không bình luận. Lý do không phải sợ mất lòng một phía mà sợ bị ném đá từ cả hai phía. Hi,hi. Nhưng đã trình bày thì thật lòng, hiểu sao nói vậy, quý ACE thông cảm.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ - Tạp văn của Hoàng Đằng



        
                             Tác giả Hoàng Đằng

        GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ CHỮ QUỐC NGỮ
                                               Tạp văn của Hoàng Đằng

Có người hỏi tôi: “Vì sao sáng tạo chữ Quốc Ngữ là công trình của nhiều người, mà bây giờ khi nói đến chữ Quốc Ngữ ai cũng chỉ nghĩ ngay đến giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ)?”

Trước khi tìm hiểu và suy luận để có câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi xin giải thích mấy từ “Chữ Quốc Ngữ”.

“Quốc”“nước”, “ngữ”“tiếng nói”; “quốc ngữ” là tiếng nói của người trong nước. “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân” đều nói thứ tiếng ấy, nên thứ tiếng ấy được gọi là quốc ngữ. Người xưa gọi là “quốc âm”
                          (Quốc Âm Thi Tập, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị…)

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

     
       TÔN VINH CHỮ QUỐC NGỮ

Cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau 2 người có công đầu trong việc hình thành chữ Quốc ngữ là Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes, 2 giáo sĩ dòng Tên Paris vào nước ta truyền bá đạo Ki Tô từ những năm đầu thế kỷ XVII. Linh mục Francisco de Pina (1585-1625), người Bồ Đào Nha đến xứ Đàng Trong  năm 1617, phạm vi truyền đạo từ Hội An đến Quy Nhơn. Ông  là giáo sĩ đầu tiên thành thạo tiếng Việt và truyền giảng Phúc âm không cần người thông dịch. Ông cùng với một số giáo sĩ, dùng mẫu tự La tinh ký âm tiếng Việt. Ông  dạy thứ chữ này cho các giáo sĩ, giáo dân. Thứ chữ này phát triển hoàn chỉnh thành chữ Quốc ngữ ngày nay. Linh mục Alexandre de Rhodes (An-Đắc-Lộ-Sơn, 1591-1660) người vùng Avignon (Pháp). Ông đến Hội An năm 1624, học tiếng Việt và chữ Quốc ngữ từ ông Pina và các giáo sĩ đến trước. Ông đã có công hệ thống hóa và dùng chữ Quốc ngữ viết tài liệu "Phép giảng 8 ngày", biên soạn Từ điển Việt-Bồ-La xuất bản tại Roma năm 1651. Đây là cuốn từ điển đầu tiên đối chiếu tiếng Việt với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh. Chữ quốc ngữ là văn tự chính thức của nước ta ngày nay. Đến nay, chữ Quốc ngữ hình thành và phát triển đã hơn 400 năm, ghi nhận nhiều thành tựu và góp phần xứng đáng trong lịch sử văn hiến, công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc hiện nay.  Là văn tự thứ 3 trong quá trình tiến hóa của văn tự nước nhà, tiếp sau chữ Hán và chữ Nôm, việc tôn vinh chữ Quốc ngữ và công lao những người sáng tạo ra nó làm nẩy sinh nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, gay gắt. Chỉ xét trên mặt văn tự, điểm qua sự phát triển của 3 loại văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ ở nước ta, những người quan tâm đến vấn đề dễ nhận ra những nét tương đồng cần lưu ý để thấy rõ hơn mặt tích cực, mặt tiêu cực trong sự hình thành từng loại, nhằm lựa chọn chừng mực nào là vừa phải, nếu không sẽ tạo nên mặc cảm phủ nhận toàn bộ những thành tựu dân tộc đã đúc kết trong 2 loại văn tự kia.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ - Đặng Xuân Xuyến


             
                       Tác giả Đặng Xuân Xuyến



            NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ
                                      
Anh điện đến hỏi:
- Này, sao thơ tôi, ông không chịu bán giúp? Ông thấy đấy. Trên phây, bài nào của tôi cũng vài trăm like. Thơ thế, ông mà bán thì thôi rồi, tôi khẳng định sẽ đắt như tôm tươi...

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ - Vương Trí Nhàn

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50425379

Bài đã đăng trên trang cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu văn hóa ở Hà Nội.


      
                 Nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn
           

NGƯỜI VIỆT VÀ TRIẾT LÝ ‘GIÀU NHANH, ĐI TẮT, GỒM CẢ PHÁ HOẠI’ 
                                                                         Vương Trí Nhàn

Qua câu chuyện 39 người thiệt mạng tại Anh, tôi thấy nổi lên nhiều vấn đề có liên quan đến đến toàn thể cộng đồng Việt hiện nay, trước tiên là câu chuyện cách kiếm sống của con người và triết lý ẩn sau cách kiếm sống đó.


        
           
Cụ thể là người Việt hiện rất kém về mặt nghề nghiệp để tạo nên năng suất lao động cần thiết trong khi đó nhu cầu có một cuộc sống tiện nghi lại quá mạnh mẽ và quyết liệt, khiến cho người ta sẵn sàng làm bậy kiếm tiền, những người vốn ngại ly hương thì sẵn sàng ra đi tìm cách kiếm ăn ở nước ngoài dù đôi khi phải đổi lấy mạng sống.


            Nhiều người dân Nghệ Tĩnh sẵn sàng bán đất để kiếm đủ tiền đi nước ngoài, 
            và gửi tiền về cho người thân mua những căn biệt thự nguy nga.

VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH - Tuệ Chương Hoàng Long Hải




  VĂN MINH CÁI ĐÒN GÁNH 
                                                                Hoàng Long Hải


Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và Lê Yên). Về địa lý, người ta ví đồng bằng sông Nhị và đồng bằng sông Cửu Long như hai thúng gạo, miền Trung là cái đòn gánh. Phạm Duy viết: “Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền Trung, gánh đừng để rơi.”

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

NẾU CÓ TẦM NHÌN, CHÚNG TA NÊN ĐỨNG VỀ PHÍA ANH, LẬT ĐỔ NHÀ THANH – Phùng Học Vinh

Nguồn:
https://soha.vn/bai-viet-khien-du-luan-trung-quoc-day-song-neu-co-tam-nhin-chung-ta-nen-dung-ve-phia-anh-lat-do-nha-thanh-20191009142859437.htm


Phùng Học Vinh là tác gia đương đại nổi tiếng Trung Quốc. Ông sinh năm 1979 tại Dương Giang, Quảng Đông, tốt nghiệp Học viện Pháp luật, Đại học Ngoại ngữ Quảng Đông, hiện đang sinh sống tại Hồng Kông.
Ông có nhiều tác phẩm khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng vì quan điểm phê phán mạnh mẽ những điều chướng tai gai mắt trong xã hội. Bài viết “Vì sao tôi coi thường các nhà sử học Trung Quốc” là một ví dụ.

Bài viết khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng:

NẾU CÓ TẦM NHÌN, CHÚNG TA NÊN ĐỨNG VỀ PHÍA ANH, LẬT ĐỔ NHÀ THANH 
                                                                               Phùng Học Vinh

“Các nhà sử học Trung Quốc là một nhóm những người giảo hoạt, họ hiểu được nhân quả của việc cắt gọt các sự kiện lịch sử để phù hợp với thị hiếu của độc giả”, học giả Phùng Học Vinh viết.

Các nhà sử học Trung Quốc là một nhóm những sự nực cười. Hôm nay chúng ta cùng thảo luận xem họ là loại người như thế nào.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

VỀ MỘT BÀI THƠ NGƯỜI TA “CỐ TÌNH” GÁN CHO NHÀ THƠ DU TỬ LÊ – La Thụy


     
                                 Nhà thơ Du Tử Lê


VỀ MỘT BÀI THƠ NGƯỜI TA “CỐ TÌNH” GÁN CHO NHÀ THƠ DU TỬ LÊ 
                                                                                          La Thụy

Nhằm thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào “khúc ruột nghìn dặm” về đầu tư, kinh doanh ở trong nước, một trong những việc đầu tiên, Nhà nước CHXHCNVN mời một số chính trị gia, thiền sư và văn nghệ sĩ miền Nam nổi tiếng ở hải ngoại về thăm lại cố quốc. Lần lượt từng người như cựu PTT VNCH Nguyễn Cao Kỳ, thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly… về Việt Nam diễn thuyết hoặc tham gia một vài hoạt động văn nghệ gây xôn xao một thời.
Nhà thơ Du Tử Lê cũng được chính quyền Việt Nam cho phép ông về nước ra mắt tập thơ “Giỏ Hoa Thời Mới Lớn” (tranh minh họa do Lê Thiết Cương vẽ), cũng như gặp gỡ giao lưu cùng các văn nhân, thi sĩ trong nước vào năm 2014. Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói.


        
        

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA - Tô Kiều Ngân

                            
        

                                 Nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ thổi sáo Tô Kiều Ngân


THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…

Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH - Võ Văn Cẩm


           
             Anh Bảo Lâm phụ trách trang facebook Đồng Môn Nguyễn Hoàng


GÓP Ý VỀ TRANG ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG DO BẢO LÂM PHỤ TRÁCH
                                                                             Võ Văn Cẩm

Từ lâu có một cựu học sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị tâm huyết, đem hết tài năng, trí tuệ thời gian sưu tập nhiều thông tin, bài vở, hình ảnh có giá trị, về một ngôi trường của một tỉnh địa đầu giới tuyến. Anh có ước vọng làm "Kỷ yếu NH" trên trang mạng như một kỷ vật của trường.
Ngôi trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị chỉ tồn tại 25 năm. Một thời gian không dài so với đời người, nhưng ngôi trường ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành đạt, đóng góp nhiều nhân lực cho tỉnh nhà Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

KÝ ỨC VỀ NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LÒNG THỜI TIỂU HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 - Phan Văn Phước

Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/ky-uc-ve-nhung-bai-hoc-thuoc-long-thoi-tieu-hoc.html


        Bài học thuộc lòng “Chiếc áo ấm” trong sách giáo khoa trước 1975 ở miền Nam

KÝ ỨC VỀ NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LÒNG THỜI TIỂU HỌC Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn bốn thập niên. Hồi đó, cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt. Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các thầy cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách.
Sở dĩ như vậy là vì bậc học này được xem là vô cùng quan trọng, dạy học trò từ chỗ chưa biết gì đến chỗ biết đọc, biết viết, biết những kiến thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là biến từ chỗ không có gì đến chỗ bắt đầu có.


                              Một lớp học cấp tiểu học của miền Nam trước 1975

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

SỐNG BUÔNG THẢ VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ - Vũ Thị Hương Mai


          


        SỐNG BUÔNG THẢ VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

Bất kỳ cái gì cũng có giá của nó, và quả thật hầu hết các "cậu ấm cô chiêu" có lối sống chơi bời trác táng, sa đoạ đều có những kết cục "bi tráng". Dẫu biết là vậy, nhưng vẫn có nhiều kẻ như thế. Phải chăng họ đang muốn sống theo kiểu "thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt...?" xã hội đã lên án nhiều và chính họ cũng trở nên lạc lõng trong xã hội đời thường. Nhưng cái hậu quả lớn nhất thì vẫn chính bản thân và gia đình họ phải gánh chịu. Không biết họ có nghĩ rằng đằng sau mỗi cuộc chơi, mỗi thú tiêu khiển chẳng giống ai ấy đang ẩn chứa những kết cục chẳng  hề tốt đẹp gì, thậm chí là tàn khốc? Không biết gia đình, bố mẹ của các "cậu ấm cô chiêu" đang tỏ ra mình là bậc sành đời trong thiên hạ ấy nghĩ gì, có lo lắng gì và đang làm gì để ngăn chặn nó?

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

CÔ GIÁO PHAN THỊ LAN, MỘT BUỔI GẶP KHÓ QUÊN - Võ Cẩm


                    
                        Tác giả bài viết Võ Cẩm


CÔ GIÁO PHAN THỊ LAN, MỘT BUỔI GẶP KHÓ QUÊN

Những năm cuối học Nguyễn Hoàng, trên đường từ Sãi lên tỉnh, sáng nào tôi cũng gấp chị trên chiếc xe đạp cũ không mấy đẹp.
Dù gặp chị nhiều lần, chưa học chị một giờ, chưa dám hỏi thăm chị một câu nên khoảng cách giữa cô trò khá xa. Tôi nhỏ thua chị vài tuổi.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ LÊ ÂM THẦM VUN ĐẮP GIA ĐÌNH ĐỂ CHỒNG CON TỎA SÁNG - Khúc Hà Linh

Nguồn:
https://www.tienphong.vn/van-hoa/hai-nguoi-dan-ba-ho-le-am-tham-de-dan-ong-toa-sang-1464065.tp

         Bà Lê Thị Sâm (ngồi bên phải) và các con trong tòa báo đi thực tế. Ảnh: Tư liệu


HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ LÊ ÂM THẦM VUN ĐẮP GIA ĐÌNH ĐỂ CHỒNG CON TỎA SÁNG

Hai bà họ Lê, hơn kém nhau chục tuổi, đều sinh ra cuối thế kỷ 19. Dẫu thân phận có khác nhau nhưng lại có điểm chung: Vợ chồng cùng tuổi, sinh ra những người con đầy tài năng, từng ghi trong sử sách.

NGƯỜI MẸ CỦA NHỮNG NHÀ VĂN TỰ LỰC VĂN ĐÀN

Bà Lê Thị Sâm sinh năm 1881 (Tân Tỵ), là con gái cụ quản Lê Quang Thuật, người gốc Huế, làm quan võ ở Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thời ấy tri huyện Cẩm Giàng là Nguyễn Tường Tiếp, có con trai Nguyễn Tường Nhu đến tuổi trưởng thành. Hai cụ đã gả con cho nhau nên tình thông gia.
 Ông Nhu và bà Sâm cùng tuổi Tân Tỵ. Vì chồng bà làm thông phán, dân làng quen gọi bà bằng tên chồng là bà Thông Nhu.

                 Bà Lê Thị Sâm, đã được đưa về cạnh bên chồng, tại thị trấn Cẩm Giàng

Bà thông Nhu chỉ trong 13 năm (1901- 1914) sinh được bảy người con. Đời bà lênh đênh, xê dịch các nơi để kiếm kế sinh nhai, nuôi con ăn học. Khi ở Hà Nội, lúc sang Tân Đệ, Thái Bình rồi quay về Cẩm Giàng buôn bán. Có dạo bà đi cân gạo, làm hàng xáo. Có thời kỳ khốn quẫn, người mẹ đành liều nấu rượu lậu, bị tây đoan bắt.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

MỘT CHÚT VỀ “NHỮNG GÓC PHỐ ĐƯỜNG PHỐ” CỦA TÔ HOÀI – Vũ Thị Hương Mai


        


MỘT CHÚT VỀ “NHỮNG GÓC PHỐ ĐƯỜNG PHỐ” CỦA TÔ HOÀI
                                                         Vũ Thị Hương Mai

Tôi đã từng say sưa thả hồn mình theo từng con phố khi đọc "Hà Nội, ba mươi sáu phố phường" của Thạch Lam, từng cười chua xót khi nhìn Hà Nội dưới ngòi bút Vũ Trọng Phụng trong "Số đỏ" và "Cơm thầy, cơm cô". Và, bây giờ cầm trên tay cuốn "Những ngõ phố - Người đường phố" của Tô Hoài, lại thêm một lần nữa tôi thấy mến yêu thành phố Thủ đô - nơi có những ngõ phố, những mảnh đời lam lũ từ cuộc sống tăm tối trong nô lệ đến với ánh sáng tự do sau ngày Thủ đô được giải phóng. "Những ngõ phố - Người đường phố", đúng như tên gọi của nó, gồm hai truyện (Những ngõ phố và Người đường phố) xoay quanh cuộc sống của người dân lao động trong các ngõ nhỏ những năm kháng chiến.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

LẼ VÔ THƯỜNG TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU… - La Thụy


  
                 “Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
              Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi”


  LẼ VÔ THƯỜNG
  TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU…

Tình cờ lướt web, đọc bài Đạo Chích (chương 29, Trang Tử Nam Hoa Kinh), tôi cứ tủm tỉm cười. Trang Tử khá “độc” khi đem “vạn thế sư biểu” Khổng Tử của Nho giáo ra đùa cợt. Hình ảnh uy nghi, khẳng khái “uy vũ bất năng khuất” đâu chẳng thấy mà chỉ còn là hình ảnh lão già tầm thường run như cầy sấy trước hành động hung cuồng bạo ngược của Đạo Chích – kẻ bị cho là “đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên”. Đạo Chích vừa mới cất vài lời “cường ngôn” phản bác màKhổng Tử vái hai vái rồi vội vàng chạy ra cửa, lên xe ba lần mới nắm được dây cương vì hoảng hốt, mắt không thấy rõ, mặt tái như tro tàn, ngồi dựa vào cái đòn ở trước xe, đầu cuối xuống, thở không ra hơi”. Trang Tử khéo giễu quá đi thôi! Đạo giáo cùng Nho giáo Tàu cũng “chỏi” nhau ra trò đó chứ!

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

NỖI BUỒN BÚT MỰC - Đinh Hoa Lư


        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


           NỖI BUỒN BÚT MỰC

Có lúc nào bạn ngồi nhớ lại một thời mực và giấy không? Cái thời chúng ta hay mua từng đồng mực viên hoà với nước rồi đựng trong cái chai nhỏ xong không quên 'nhém' hay vặn thật kỹ. Có mực đồng nghĩa chúng ta đang học lớp ba lớp tư niềm hãnh diện này khiến chúng ta  nâng niu những bình mực này chẳng khác chi báu vật? Làm sao chúng ta quên được hình ảnh xin mạ vài đồng rồi chạy ù ra cái quán đầu kiệt mua cho ra cái lưỡi viết rồi về nhà cắm vào cái cán viết. Nếu mua chưa ra cán, chúng ta cột tạm vào đầu cái đũa gãy hay cái que tre nào đó cũng xong.

      

ĐÁNG NGẠI VỀ “VĂN HÓA” NÓI TỤC Ở LỚP TRẺ - Vũ Thị Hương Mai


  


        ĐÁNG NGẠI VỀ “VĂN HÓA” NÓI TỤC Ở LỚP TRẺ

"Nói tục chửi bậy" tưởng chừng như một chuyện nhỏ, chẳng có gì đáng bàn, nhưng thực chất nó đang là vấn đề khá bức xúc trong giới trẻ ngày nay. Ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể nghe được những lời tục tằn được phát ra từ những cô, cậu nhìn bề ngoài thì rất "bảnh choẹ" và lịch sự. Nhiều khi chính bản thân người nghe còn cảm thấy xấu hổ nhưng người phát ra nó thì lại tỉnh bơ như không. Nói hài hước nhưng lại là sự thật, đứng trên xe bus khoảng 20 phút, bên cạnh 4 cậu sinh viên nhìn rất đẹp trai, lịch sự nhưng tôi đã đếm được không dưới 30 câu nói tục. Tần suất nói những câu tục tĩu ấy của mấy cậu sinh viên lớn đến mức mà hành khách cùng chuyến xe đều phải để ý và lắc đầu, còn phụ xe thì phải nhắc nhở. Những câu đại loại như "đéo" đối với dân chuyên nói tục có lẽ còn là quá nhẹ, còn vô số những câu mà người nghe được không thể tưởng tượng nổi.

LAN MAN VỀ CA KHÚC “VÀ TÔI CŨNG YÊU EM” CỦA ĐỨC HUY - Phạm Đức Nhì


           
                        Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

LAN MAN VỀ CA KHÚC “VÀ TÔI CŨNG YÊU EM” CỦA ĐỨC HUYMột Bình Luận Độc Đáo


Dưới bài viết Lỗi Kỹ Thuật Trong Hai Bản Nhạc Của Đức Huy của tôi trên Facebook (Tủ Sách Thi Văn Việt) có một bình luận như sau:
Theo em, cảm nhận của mỗi người ở mỗi tầng khác nhau. Trong mỗi tầng lại có nhiều ngăn khác nhau, nghĩa là góc nhìn. Vậy nên, nhiều người sẽ có góc nhìn đơn giản, người khác lại có góc nhìn nghiêm khắc. Người hiểu biết nhiều lại càng nghiêm khắc hơn.
Từ lâu, khi 2 bài hát này ra đời, đại đa số người yêu dòng nhạc này đều yêu và “chấp nhận”, chứ không phải bị “đầu độc”.
Thuyết nhà Phật cũng cho rằng: “Đời tương đối mà!”
Bản thân em, dù rất yêu mến anh qua bao nhiêu bài bình, nhưng lần này em đứng về phía Đức Huy. Muốn yêu dài lâu, yêu đậm sâu, yêu nồng nàn, yêu chứa chan..... cũng chỉ là một cách dành tình cảm hết lòng cho đối phương.
Em chúc anh luôn khoẻ và cũng rất mong đọc được nhiều những lý lẽ của anh trong chuyện này để em có dịp nâng tầng cảm nhận của mình. (1)

VỀ CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ - Đỗ Trinh Huệ


       
                             Tác giả Đỗ Trinh Huệ


          VỀ CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ

​Đọc bài viết của Ông Nguyễn Hải Hoành “Sao lại nói chữ quốc ngữ rất nực cười ?” (đầu đội nón chân đi giày) đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ An, cảm thấy tâm đắc nên xin mạn phép trở về câu chuyện 117 năm trước (tài liệu tham khảo: Indochine Số 207 tháng 7.1944 tr.17-21).