BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

TÌNH “ẢO” LÀ “MỐT” HAY LÀ “HỌA” - Vũ Thị Hương Mai


     


TÌNH “ẢO” LÀ “MỐT” HAY LÀ “HỌA” 

Bé hàng xóm chạy về tíu tít khoe với tôi: “Chị ơi, em đánh đổ hắn rồi, hắn đổ thật rồi chị ạ”. Tôi cứ ngẩn người ra và chẳng hiểu gì cả. Nó cười một hồi rồi kể: “Em quen hắn qua mạng chị ạ. Hắn nói chuyện tuyệt lắm, em thấy webcam của hắn rồi, hắn đẹp trai lắm, lại học giỏi, con nhà tử tế. Bố hắn làm ở Bộ tài chính, mẹ hắn là giáo viên, hắn học đại học Giao thông vận tải...” Nó cứ thao thao bất tuyệt bên tôi mà đầu tôi lại nghĩ lan man sang một chuyện khác. Thì ra, nó đã yêu người qua mạng thật, nhìn nó mà tôi lại thấy day dứt về chuyện một thời: Giá như ngày ấy tôi tỉnh táo hơn, quan tâm đến bạn tôi hơn thì bây giờ tôi và Hạnh có lẽ không phải kẻ Bắc, người Nam thế này và biết đâu đời Hạnh cũng không khổ như thế.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT - Nguyên Lạc


       
                                Nhà thơ Nguyên Lạc  


       VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT
                                                                        Nguyên Lạc

Trong Facebook ca nhóm Diartlogue - văn đàm có đăng bài viết “Lc Bát: Ca Ta Hay Ca Tàu”, tác gi Đỗ Qu Dân cùng lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trng ca vấn đề nguồn gốc này, tôi xin ghi ra đây nguyên văn bài viết ca ông Đỗ Qu Dân cùng lời phn biện ca tôi.
Sau đây là nguyên văn bài viết ca ông Đỗ:

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG CHO TÔI NIỀM TỰ HÀO VÀ TIN YÊU - Quang Tuyết


          

            ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG 
            CHO TÔI NIỀM TỰ HÀO VÀ TIN YÊU

Về dự hội trường Nguyễn Hoàng thấy cô em gái chụp hình chung với người bạn ngồi xe lăn, anh để tâm hỏi thăm rồi gởi chút quà động viên đàn em đã không nghĩ đến thân thể thương tật, đều đặn có mặt mỗi kỳ họp mặt. Ông anh Nguyễn Hoàng quá tuyệt vời ấy, là anh Nguyễn Lịch.

                

     

+ Anh Nguyễn Văn Lành, là đàn anh kỳ cựu khoá đầu tiên của trường Nguyễn Hoàng, năm nay đã vào hàng tám... bị tai biến những năm trước nên di chuyển khó khăn khg thể tham dự ngày hội, nhưng vẫn một lòng mong mỏi tìm bạn, mà bạn cùng lứa giờ quá hiếm hoi... một số A.C lớn tuổi đã vui vẻ đến cùng cafe đàm đạo với anh chuyện xưa chuyện nay.
Tại đây tôi đã gặp và biết người xưa một thời xinh đẹp, được các anh gọi là Lý Lệ Hoa.

           

           
   
+ Cô giáo Giáng Hương. Ngày xưa là người đẹp lý tưởng của các em học sinh, sau 1975 tan đàn xẻ nghé cô thân chinh đi tìm tung tích học trò cũ. Và dù mấy năm qua cô nhận nhiều tin xấu cho sức khỏe. Vừa tạm khỏe qua hai kỳ phẫu thuật cô vẫn về Quảng Trị vui niềm vui hội ngộ với các em

       

+ Thầy dạy tôi Lý Hoá đồng thời truyền cho chúng tôi nguồn sinh khí nhạc trẻ sôi động, yêu đời yêu người thay những bài hát ủy mị. Tuy sức khỏe không tốt vì tim mạch có vấn đề, nhưng vẫn vui vẻ sinh hoạt và tham gia văn nghệ cùng các học trò là nguồn động viên tinh thần cho Nguyễn Hoàng Huế: Thầy Hoàng Thế Hiệp

       

            

+ Ba anh em đồng môn từng là thành phần chính trong đội văn nghệ của trường Nguyễn Hoàng. Sau nầy hai người theo đuổi nghiệp dĩ đam mê, một người theo ngành sư phạm... Lâu ngày lắm mới tái ngộ, bùi ngùi nhớ lại một thời tay trống tay đàn... Quang Ngân - Quang Tạo - Ngọc Châu

        

+ Bảo Lâm, một CHS năng động, tầm hoạt động rộng rãi và mát tay nên tổ chức họp trường từ Tiểu Học, đến Trung Học đều thành công và để lại trong lòng mọi người niềm vui ấm áp, hưng phấn... Nhất là “họp làng” năm nay rất thành công tạo động lực cho tương lai.

       
    
Cảm ơn tất cả AC, những người đã tạo cho tôi xúc cảm mỗi lần gọi hai tiếng Nguyễn Hoàng, cho tôi niềm hạnh phúc khi tuổi đời đã vào thu.
                                                                                  Quang Tuyết

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

LỖI KỸ THUẬT TRONG HAI BẢN NHẠC CỦA ĐỨC HUY - Phạm Đức Nhì


           
                        Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LỖI KỸ THUẬT TRONG HAI BẢN NHẠC CỦA ĐỨC HUY

Ăn Sáng Và Nghe Nhạc

Đang ăn sáng ở một quán bình dân, trong khu rất đông người Việt thuộc giới thợ thuyền gần Houston thì băng nhạc của quán phát ra tiếng hát của Đức Huy. Anh hát bản Yêu Em Dài Lâu do chính anh sáng tác. Bản nhạc có điệp khúc cũng được dùng làm đoạn kết:

Anh muốn yêu em dài lâu
Anh muốn yêu em đậm sâu
Anh đã thương em từ lâu
Anh muốn yêu em dài lâu. (1)

Nghe xong bản nhạc, 2 bạn trẻ bàn bên cạnh có trao đổi ngắn như sau:
“Sao tao nghe câu ‘Anh muốn yêu em đậm sâu’ có cái gì đó kỳ kỳ; hình như 2 chữ ‘đậm sâu’ sượng quá.”

Ờ! Tao cũng thấy vậy. “Yêu đậm sâu” có vẻ không ổn về ngữ pháp. Nhưng bản nhạc hay thì chút “sượng” đó cũng chỉ như “cộng rác”, mày để ý làm gì cho mệt.
Tôi cũng nhận thấy ngay điều ấy, nhưng là “kẻ xa lạ” nên không tiện góp chuyện.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

ĐẠI NGÃI, QUÊ HƯƠNG TÔI - Nguyên Lạc


     song Huong


      HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG

1. Quê hương (danh từ): Đất Nước, nói về một Đất nước mà trong đó có quê (làng, cái nhà) mà mình đã được sinh ra.(Wiktionary)
“Trời sinh ra bác Tản Đà/ Quê hương thời có cửa nhà thì không” (Thú ăn chơi – Tản Đà).
“Ai có biết làm sao nói được/ Lòng tha hương trằn trọc nhớ quê hương” (Tổ quốc – Huy Cận)
2. Trong tùy bút “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga Ilya Grigoryevich Ehrenburg (1891- 1967) có viết: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa có thảo nguyên có hơi rượu mạnh…
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu hàng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. [1]
3. Quê hương qua trích đoạn thơ:

Quê hương. chiếc đò nho nhỏ
Qua sông. kham khổ từng ngày
Thân me vai gầy. gánh khổ
Thương con. chịu nỗi đắng cay

Quê hương đong đầy thương nhớ
Ngoại nhai tóm tém trầu cay
Mẹ mày. thằng cháu mất dạy
Rong chơi lêu lỏng suốt ngày

Quê hương làm sao không nhớ?
Cầu tre lắt lẻo sớm mai
Đường vui. trống trường réo gọi
Cây cao. chim hót từng bầy
Chia nhau từng viên đạn nhỏ
Bịt mắt. kiếm tìm. Ai đây?
Chia nhau nỗi lo thầy gọi
Nhói đau. thước khẽ bàn tay
Chia nhau trái me keo ngọt
Chia nhau từng tiếng cười đầy

Quê hương làm sao không nhớ?
Dòng sông tuổi trẻ mênh mang
Bần de. phóng đùng. nước mát
Lặn tìm. chân bắt. la vang
Bờ sông. chị khàn tiếng gọi
Vết roi cha đánh. tím bầm!
(Quê Hương – Nguyên Lạc)

Trên là vài ý nghĩ của tôi về hai chữ “quê hương”, giờ mời các bạn ghé thăm Đại Ngãi quê tôi.

“CON GÁI RƯỢU” - Tạp bút của Hoàng Đằng


        
                  Tác giả Hoàng Đằng


         “CON GÁI RƯỢU”
                                                       Tạp bút của Hoàng Đằng

Trước đây, do đặc thù của công việc mưu sinh, tôi ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều giới trong cộng đồng. Giai đoạn về già, tôi may mắn sống giữa bà con, xóm giềng – người già có, người trẻ có, người lăn lộn với công việc đầu tắt mặt tối có, người ăn không ngồi rồi sáng chiều cờ bạc rượu chè có, người lựa lời ăn tiếng nói có, người bỗ bã ăn ngang nói ngược có … Nhờ môi trường sống đó, tôi thường nghe được cụm từ “con gái rượu” hay “thằng cu rượu”.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

YÊU THƯƠNG LÀ MỐI RÀNG BUỘC LỚN NHẤT - Trần Mai Ngân


      


          YÊU THƯƠNG LÀ MỐI RÀNG BUỘC LỚN NHẤT

Chúng ta bị ràng buộc bởi tình yêu thương.
Thật vậy, yêu thương rất khó hơn là ghét bỏ một ai đó!
Nếu bạn không thích con người đó, bạn chẳng cần quan tâm cách sống của anh ta, bạn chẳng cần chú trọng lời nói của anh ta và cả đối xử.
Còn khi bạn đặt hết yêu thương vào người đó, bạn luôn luôn cầu toàn. Mà sự cầu toàn này sẽ đem lại cho bạn nhiều tổn thương và khổ đau nếu không như ý!

BÁNH BỘT LỌC - Quang Tuyết


             
                                    Tác giả Quang Tuyết


                BÁNH BỘT LỌC 

Quê tôi, Quảng Trị… Hay nói rộng ra là miền Trung, cứ mỗi mùa mưa lũ về, là Sắn bày bán đầy chợ. Thuở ấy, xưa thật là xưa, các bà nội trợ chế biến đơn giản thôi, nhổ về bóc hết võ mài ra rồi nhồi vắt thành từng miếng tròn đem hấp, có gđ thế bữa cơm chính luôn đó. Từ tình yêu thương chồng, con. Từ bản năng nội trợ trời phú cho người đàn bà... Nói theo ngôn ngữ trào lưu: “Tư duy được đầu tư, trí tuệ phát sinh”, dù chỉ quanh quẩn hạn chế trong bếp ăn cũng là một sáng kiến. Không biết quá trình chuyển biến thế nào mà sau đó Sắn mài ra hòa nước, nhồi vắt cho ra bột rồi lượt, lọc sạch qua dụng cụ chứa khác. Xác Sắn nuôi heo, bột lóng vài ba lần cho sạch mủ và trắng tinh tươm: Thế là Bột sắn lọc ra đời. 

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

NGHỀ THẦY XƯA VÀ NAY - Hồ Ngọc Thanh


            
                     Thầy Hồ Ngọc Thanh


NGHỀ THẦY XƯA VÀ NAY

Sự nghiệp giáo dục nước Việt Nam ta bắt đầu hình thành và phát triển từ thời nhà Lý, khi việc học được coi trọng, được đặt làm nền tảng cho việc tuyển chọn nhân tài để kinh – bang – tế - thế. Triều đình đã cho lập Quốc tử giám để đào tạo, mở khoa thi tam trường để chọn người chăm lo việc nước, việc dân. Nối tiếp nhà Lý, các đời vua Trần, Lê, Nguyễn đã lập Văn Miếu, Văn Thánh,... ở kinh đô của các triều đại như Hà Nội, Huế để dựng bia đá khắc tên nhằm tôn vinh hiền tài, khuyến khích việc học và lưu danh hậu thế.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

“GIÓ NAM NON…” - Hoàng Long Hải


               
                          Tác giả Hoàng Long Hải


“GIÓ NAM NON…”

“Gió Nam non thổi lòn hang cóc…”

Tôi yêu Quảng Trị của tôi vì tôi sinh ra và lớn lên ở nơi ấy, dù ở đó cảnh sắc có đẹp hay không.
Dù không đẹp, nhưng vì nó là nơi tôi chôn nhau cắt rốn, nơi tôi lớn lên cùng với gia đình, cha mẹ, anh chị, bà con xóm làng, học hành vui chơi cùng bạn bè, thì không đẹp, quê hương tôi cũng cứ đẹp vô ngần. Tôi yêu quê hương tôi là tôi yêu cảnh sắc nơi ấy, tôi yêu người dân ở nơi ấy, không cần biết ai giàu ai nghèo, ai bần cùng, ai sang trọng. “Chốn quê hương đẹp hơn cả”, sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư nói vậy đấy!
Người dân quê tôi càng nghèo, tôi càng thấy yêu họ hơn, mà Quảng Trị tôi thì nghèo nhất trong các tỉnh nghèo của miền Trung. Miền Trung nghèo vì miền Trung chỉ là cái đòn gánh, oằn lên vai chị, vai mẹ, như câu tục ngữ “đòn gánh đằn vai”. Hai đầu Nam Bắc mới giàu, hai đầu là hai thúng gạo: “Gạo Nam, gạo Bắc, ấy đòn miền Trung”. Phạm Duy viết như thế.
Miền Trung nghèo vì “đất cày lên sỏi đá”. “Quê hương anh, nước mặn đồng chua, quê hương tôi đất cày lên sỏi đá”. Đất ấy chỉ có thể trồng khoai sắn. Dọc miền Trung, tỉnh nào cũng nhiều khoai sắn, ăn khoai sắn thay cơm. “Bên nồi khoai mới luộc, ngát thơm vườn ngâu thưa...” Phan Lạc Tuyên viết như thế khi theo Quân Đội Quốc Gia “tiếp thu” Bình Định năm 1954.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

VỀ CHỮ “BẬU” - Nguyên Lạc


       
                              Nhà thơ Nguyên Lạc         


         VỀ CHỮ “BẬU”
                      Nguyên Lạc

"Bậu" là tiếng dân dã, tiếng thân yêu của vùng tây nam bộ chúng tôi. Mỗi lần nghe ai nói, hoặc gặp trong thơ văn là lòng tôi cảm thấy bồi hồi. Tiếng"Bậu" nầy hình như bây giờ trong nước ít ai dùng, ít ai nhắc đến! Tại sao? Vì quê mùa? Tôi xin được tìm hiểu và giới thiệu đến các bạn vài bài thơ có liên quan đến chữ "Bậu" thân yêu nầy.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

ĐI TÌM NHÂN CÁCH ĐÃ MẤT CỦA NGƯỜI VIỆT - Trần Thành Nam

Nguồn:
http://huongduongtxd.com/nhancachnguoiviet.pdf

    

         ĐI TÌM NHÂN CÁCH ĐÃ MẤT CỦA NGƯỜI VIỆT
                                                                      Trần Thành Nam

Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra - đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?
Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những người thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…
Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Korchagin  trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”

            

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

CHẦN CHẦN ƠI HỠI CHẦN CHẦN - Hoàng Long Hải


               
                          Tác giả Hoàng Long Hải


        CHẦN CHẦN ƠI HỠI CHẦN CHẦN
         (Tặng Trần Quốc Phiệt, “người Chợ Cạn” - Tác giả)
                                                                  
“Chần chần ơi hỡi chần chần,
 Ham ăn bỏ việc không mần mạ la”
                                      (Ca dao)

      Ốc chần chần nhỏ bằng hột nút áo, dẹp, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ. Tất cả đều xoắn theo một chiều đó mà thôi, cả triệu con chưa chắc đã có con ốc nào có đường xoắn ngược lại. Tỷ lệ đường xoắn rất đều, từ trung tâm mà ra, ở tâm thì nhỏ, to ra dần dần. Nếu dùng thước mà đo - có lẽ cũng khó đo lắm - hay như bây giờ, dùng computer mà đo, tỷ lệ trong nhỏ ngoài to không xê xích chút nào. Đó là sự nhiệm mầu của Tạo Hóa.

           

       Ốc chần chần thường màu trắng, có những đường viền theo hình xoán ốc màu đỏ nhạt, kèm theo là những đường xanh nhạt; trông cũng không đẹp lắm, nhưng cũng không xấu. Mùa hè - chỉ mùa hè mà thôi - người miệt biển gánh lên thị xã Quảng Trị bán chần chần nhiều lắm. Ốc chần chần đã nấu chín, đựng trong thúng cạn, đong bằng cái chén nhỏ, hay bằng cái “loon” sắt, không bán chung với nước như hến hay chắt chắt. Thường người bán cho thêm mấy cái gai cây bưởi. Dùng gai đó để lể, tức là móc con chần chần từ trong vỏ ốc ra.

                

       Ăn chần chần không cần thêm nước chấm - nước mắm pha ớt, gừng chẳng hạn, luộc bằng nước biển hay vì con chần chần ở biển, đã mặn sẵn. Cái gai bưởi dùng nhiều lần bị cùn, không móc được nữa, thì dùng “kim găm”, - có nơi gọi là “kim băng”, mấy cô bà thường dùng găm ngang túi áo, để đồ đạc trong túi khỏi rớt ra ngoài; mũi kim băng bằng sắt, nhọn, móc đầu con chần chần ra nhanh và dễ hơn.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (2) - Nguyên Lạc


       
                              Nhà thơ Nguyên Lạc         


         LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (2)
                                         Nguyên Lạc               

Thtiếu:
Nhân sinh hàm khly
 Y phn tích bi thành
Phóng thvn stuyt
Đc tiếu, tiếu nht thanh.

Hãy Cười:
Kiếp người nhiu khnhc,
Cơm áo lm được thua,
Buông tay muôn vic hết,
Ðùa được, thì cứ đùa!
(Nguyên tác và dịch Ht Cát)

Đời như giấc chiêm bao : "Xử thế nhược đại mộng" - Lý Bạch. Hãy vui lên đi, hãy nâng ly lên cùng nhau hát:  " Một chăm em ơi, chiều nay một chăm  phần chăm...", rồi cùng Nguyên Lạc tui cười giỡn chút chơi.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

CẦU VÀM CỐNG, CẦU DÂY VĂNG THỨ HAI BẮC QUA SÔNG HẬU CHÍNH THỨC THÔNG XE - Trương Hữu Danh



CẦU VÀM CỐNG, CẦU DÂY VĂNG THỨ HAI BẮC QUA SÔNG HẬU CHÍNH THỨC THÔNG XE   
                                                                              Trương Hữu Danh
Nguồn: dcvonline.net

Sáng ngày 19/5, cầu Vàm Cống, cây cầu dây văng thứ 2 bắc qua sông Hậu đã chính thức được thông xe. Sau cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Cổ Chiên, Cao Lãnh thì cầu Vàm Cống là một “mắc xích” quan trọng kết nối vùng nam sông Hậu hòa quyện trọn vẹn với cả vùng ĐBSCL, góp phần đưa vùng châu thổ giàu tiềm năng này vươn lên, cất cánh. Còn người dân đã trút được sự phiền toái bao đời, qua sông phải lụy phà.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

THÂN PHẬN CON RÙA - Ugno Vn


         
                                   Tác giả Ugno Vn


           THÂN PHẬN CON RÙA

Văn chương dân gian lúc nào cũng là tiếng nói bày tỏ tâm tình, thái độ của quần chúng. Ngày xưa, người dân đen thấp cổ bé miệng, ở đâu cũng bị chèn ép, áp bức, phải phục vụ cho bọn ăn trên ngồi trước. Người nghệ sĩ nhân dân đã mượn hình tượng con rùa để nói lên tiếng nói tập thể cảm thông cho số phận của đại đa số quần chúng trong vòng khổ lụy trần ai:

Cám thương thân phận con rùa
Ở đình đội hạc, lên chùa đội bia.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

KỂ THÊM VÀI CHUYỆN... CỦA TÔI - Đặng Xuân Xuyến


            
                          Tác giả Đặng Xuân Xuyến


                 KỂ THÊM VÀI CHUYỆN... CỦA TÔI

Sáng 11 tháng 05 năm 2019, vào viện thăm người ốm, thằng em (xã hội) than thở: - Năm ngoái mẹ em đi xem, thầy nói năm 2019 đề phòng hao tổn nhân mạng. Về nhà mẹ cứ rầu rĩ, lo mẹ có mệnh hệ gì thì em sẽ khổ. Em càu nhàu là mẹ mê tín vớ vẩn. Giờ nhìn mẹ nằm một chỗ, đến cả em mẹ cũng không nhận ra... Em xót xa lắm.
An ủi thằng em vài câu rồi về. Định đến thăm cậu (họ) cũng đang trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai nhưng sợ cái lưng trở chứng nên về nhà, để chiều hoặc tối đến thăm vậy.
Dù bác sĩ dặn phải thật hạn chế ngồi, hạn chế vận động để dưỡng lưng, nhưng hôm nay, cũng cố ngồi lạch cạch bàn phím kể vài chuyện “người thực việc thực” có liên quan tới tôi về “thuyết Thiên Mệnh”, không phải để “tuyên truyền” mê tín dị đoan mà chỉ để củng cố niềm tin tín ngưỡng trong tôi: CON NGƯỜI CÓ SỐ PHẬN.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (1) - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc                                                                                                                                                               

         LOẠN BÚT V TỬU SẮC (1)                          
                                        Nguyên Lạc                                                                                                                                    
Dẫn nhập:

Một hôm, tình cờ đọc được một bài thơ của ông thi sĩ Trần Hoài Thư, lòng tui bồi hồi quá mạng!

Bn đến thăm kéo ra chp nh
Ta l
a cây hng sai trái làm phông
B
i đi ta githm thiết quá chng
Nên v
n lá cành trang hoàng đti
Hãy nhìn đ
u ta mt vùng trng ph
Hãy nhìn tóc ta, si ngn si dài
Đã g
n hai năm bphế tóc tai
Đ
i thm quá ly ai mà “trang đim”?  

Trời! Sao thảm quá vậy ông Trần!  Như mộng, huyễn, bào, ảnh thôi!  Hãy cười đi, mọi sự rồi cũng sẽ qua.

Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh
           (Lý Bạch)
Ở đời như giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì? 
                                   (Tản Đà)

Đời như giấc chiêm bao, hãy vui lên đi, hãy nâng ly lên, cùng nhau hát: “một chăm em ơi, chiều nay một chăm  phần chăm”, rồi cùng Nguyên Lạc tui cười giỡn chút chơi.