BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

TẾT NGUYÊN TIÊU - Trần Kiêm Đoàn


     

        TẾT NGUYÊN TIÊU

Hình ảnh và nội dung tết Nguyên tiêu vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ với phần đông người Việt Nam thuộc thế hệ trẻ, nhất là người Việt tại hải ngoại.

Vậy sau tết Nguyên Đán thì tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng Âm lịch - là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 trọn ngày 15 và kéo dài cho đến nửa đêm 15 ( có trăng Rằm vằng vặc) vào tháng giêng âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện điều lành; mặc dầu tín lý nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư với sự quy tụ quần chúng Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày Thơ Việt Nam. Cho đến nay tinh thần “Thơ Nguyên Tiêu Việt Nam” đã thành nếp sinh hoạt văn nghệ rất đẹp ở nhiều địa phương.

Đặc biệt tại Huế, tết Nguyên tiêu vẫn được duy trì và tổ chức dưới hình thức lễ hội như một ngày truyền thống đầu năm. Hầu hết các chùa đều có có mở Đàn Tràng Dược Sư để cầu an và cầu nguyện sự an vui trong năm mới.

Những năm về sau này, tết Nguyên tiêu ở Huế đã trở thành một lễ hội mang tính nghệ thuật đầy thú vị trong đại chúng. Địa điểm được chọn là núi Ngự Bình. Đêm rằm Nguyên tiêu, thường có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ văn nghệ Huế, hẹn nhau lên núi Ngự Bình để uống rượu thưởng trăng trên núi Ngự Bình mà người ta thường cho rằng đây là hình ảnh mặt trăng treo trên bầu trời trong sáng và đẹp nhất trong năm. Những hình thức và tục lệ khả ái, mỹ thuật như làm thơ, ngâm thơ, vịnh thơ, bình thơ, thả thơ... cũng được nhiệt tình hưởng ứng.

Theo truyền thống Thả Thơ tại Trung Quốc trong dịp Nguyên tiêu thì phổ thông nhất là thể thơ Đường luật được sáng tác, ngâm vịnh, họa thơ, bình thơ và thả thơ. Thơ được làm ra viết trên giấy thả theo dòng nước hay là thả bay tung lên không gian qua nhiều hình thức khác nhau.

Các vị sính thơ tại Việt Nam thì thường dùng ba hình thức thơ phổ biến nhất là: Thất ngôn Bát cú, Song thất Lục bát và Lục bát. Vẫn có hình thức thơ tự do nhưng còn hiếm.

Sau đây, người viết những dòng này xin thả thơ với một bài Thất ngôn Bát cú “Con Cóc” như sau:

CÓC DẠ NGUYÊN TIÊU

Đêm trăng vằng vặc Tết Nguyên Tiêu,
Cóc nhớ Hằng Nga phải đánh liều.
Ra khỏi hang sâu trăng sáng quá,
Trở về chốn cũ bóng cô liêu.
Da cóc quản chi đời ấm lạnh,
Tâm trong chẳng ngại cảnh tiêu điều.
Cóc dạ Nguyên tiêu nhìn bốn hướng,
Thả thơ tặng bạn với thân yêu.

Tại Hoa Kỳ, California, nơi chúng tôi đang định cư trên 35 năm nay, tục lệ tết Nguyên tiêu thường được tổ chức trong các chùa theo môn phái Đại thừa Tịnh Độ mà các tăng ni chủ trì phần lớn xuất thân từ Huế.
Tết Nguyên tiêu năm nay, tôi được tham dự lễ hội tại chùa Kim Quang. Đây là một trong những ngôi chùa đầu tiên của người Việt Nam tại Mỹ được xây dựng sau 1975. Và theo truyền thống “Đông Tây đề huề” thì bất cứ lễ hội nào, dẫu quan trọng đến đâu tại các nước Âu Mỹ cũng phải tổ chức vào dịp Weekend - cuối tuần, nên “Nguyên Tiêu” năm nay là ngày Chủ Nhật, dẫu mới là ngày 13 tháng giêng Âm lịch.

Sau ba ngày hành lễ Đàn tràng Dược sư, Tết Nguyên tiêu kết thúc với một chương trình văn nghệ đặc biệt của Gia đình Phật tử Kim Quang với hơn 200 đoàn sinh tập luyện công phu từ nhiều tháng trước. Các cháu đã trình diễn khá xuất sắc, thu hút và tạo được sự hưởng ứng, cổ võ nồng nhiệt của đông đảo khán giả ngồi chật sân chùa.

Chào hội Nguyên tiêu và xin chúc mọi người tiếp tục hưởng một Năm Mới Kỷ Hợi 2019 sức khỏe và an vui.

                                                     Sacramento, Nguyên tiêu 2019
                                                                Trần Kiêm Đoàn

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO (Phần 2) - Hoàng Đằng


        


        NHÂN NĂM HỢI - KỶ HỢI, NÓI CHUYỆN VỀ HEO
                                            (Phần 2)

Hiện nay, ngoài heo nuôi nhỏ lẻ ở từng gia đình, heo nuôi ở trang trại chiếm số lượng nhiều, nuôi heo xem như một ngành kinh doanh thu dụng nhân công cả nữ lẫn nam.
Ngày xưa, nuôi heo chỉ để kiếm thu nhập phụ, ngoài trồng trọt là sinh kế chính.
Trong mỗi gia đình nông dân, việc nuôi heo được phân công cho phụ nữ: “Heo, ca (gà) đàn bà; cửa nhà đàn ông”. Ở một xã hội trọng nam khinh nữ, việc phân công này chắc do nam giới bày ra. Tội nghiệp là nữ giới chỉ biết chấp hành, không so bì thiệt hơn, dù sự chia việc này không công bằng chút nào!

“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến

        


“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

1.

Khi đọc Trần Đăng Khoa viết về tâp "Bảy Sắc Mơ" của Ái Nhân (Bùi Cao Thế) đăng trên trang blog Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành mắng tôi đã hùa vào với nhà thơ Trần Đăng Khoa để bêu xấu bạn anh - Ái Nhân Bùi thi sĩ:

- Cả bài dài hàng mấy nghìn chữ, lão Khoa không thèm đả động đến 1 câu thơ của tay Thế “hâm”, toàn tán hươu tán vượn về bùa mê thuốc lú của nàng thơ với mấy thằng dở người,... khác đếch gì lão Khoa chửi tay Thế đã không biết làm thơ còn mắc bệnh ngộ chữ. Chú là chỗ anh em đồng hương với tay Thế, không gạt bài ấy đi mà lại hùa vào với lão Khoa, đưa bài lên trang web làm trò cười cho thiên hạ?

Tôi phân trần:
- Em điện cho anh Thế, nói bài của anh Khoa rất hay, nhưng trang nhà không có mục thư giãn cuối tuần ... Anh Thế bảo kệ, cứ đưa lên cho vui. Em biết làm sao?

Anh mắng xối xả:
- Chú ngụy biện. Sao chú không nói toẹt ra bài ấy Trần Đăng Khoa “chê khéo” Bùi Cao Thế là không biết làm thơ.

Rồi anh đột ngột đổi chuyện:
- Trang Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy giới thiệu 3 bài thơ: Quê Nghèo, Dấu Hỏi và Hồn Quê của chú in trong tập sách "Thơ Và Bạn Thơ 8", ghi là tác giả gửi đăng, không ghi người chọn như các tác giả khác. Chú gửi bài để đăng trong tập sách đó à?

Tôi trả lời:
- Em gửi bài đăng trên trang đó cho vui chứ không gửi để in "Thơ Và Bạn Thơ". Chắc chú Bảy chọn mấy bài đó đưa vào.

Anh trầm giọng:
- Các tác giả khác thì ghi người chọn nhưng với chú lại ghi tác giả gửi đăng, có phải chủ ý để người đọc hiểu sai về chú...

Tôi cười lớn:
- Anh cứ quan trọng hóa vấn đề. Chú Bảy không có ý đó đâu.

Anh lẩm bẩm: - Chú thật thà quá. Rồi cụp máy

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO - Kha Tiệm Ly


         

           NĂM HỢI NÓI CHUYỆN HEO

1. Oan ôi con heo!
Không biết lý do gì mà trong mười hai con giáp, con heo (chi Hợi) được xếp đứng sau cùng; nói theo xếp hạng trong lớp học thì gọi là “đội sổ”! Dù “đội sổ” theo thứ tự, nhưng nếu bàn vể khía cạnh bị người đời rủa xả thì trong mười một con giáp nằm trên nó, thì chưa chắc ai đã hơn ai!
Đồ ở dơ như heo; ngu như heo; ham ăn như heo, thứ mặt heo, tồi tệ hơn nữa là cái mặt như cái l… heo!  … và bao lời rủa xả khác cứ nhằm con heo mà phóng tới tấp. Có phải con heo toàn là khuyết điểm, toàn là xấu xa hay không thì xin khoan tin vội nếu quý vị chưa đọc bài nầy!
Con người có “ưu điểm” là không ưa khen ai hơn mình, và “sở trường” là hay bươi móc những khuyết điểm của ngươi dở hơn mình để đem ra làm đề tài nói cạnh nói khóe  mua vui, hoặc nếu thấy người hơn mình  thì cố tìm khuyết điểm của những người ấy, dù nhỏ như hột tiêu – mà dìm xuống, để nâng mình lên!
Con heo gần gũi với con người từ thời đồ đá nên không tránh khỏi “kiếp nạn” nầy!
Nhớ rằng trong các loài động vật thì không có con vật nào ở dơ, ăn dơ cả: loài lông vũ, lông mao chúng đều dành nhiều thời gian trong ngày để chăm sóc bộ lông của mình. Con trâu, con heo thích dầm mình trong vũng sình không phải vì chúng “ở dơ”, mà vì chúng giải nhiệt cơ thể, đồng thời để diệt nhiều loại kí sinh trùng bám trên da chúng. Sau khi “nằm vũng”, con trâu thích được chủ tắm; con heo sau một ngày bị chủ nhốt trong một không gian chật hẹp: ăn môt chỗ, ngủ một chỗ, đại tiện một chỗ, thì làm sao mình mẩy không dơ? Nếu là con người gặp trường hợp như vậy, hỏi có được sạch hay không?

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

NĂM HỢI BÀN VỀ HEO / LỢN (2) - Nguyên Lạc


      


         NĂM HỢI BÀN VỀ HEO / LN (2)
                                                       Nguyên Lạc   
       
                           (Tiếp theo phần I)
PHẦN II
HEO: TRONG ĐỜI SỐNG, VĂN CHƯƠNG

PHÂN BIỆT HEO VÀ LỢN
- Sự khác biệt:
Con lợn ăn ngô.
Con heo ăn bắp.
Con lợn đóng phim thiếu nhi: hiệp sĩ lợn.
Con heo đóng phim người lớn: phim con heo.
Miền bắc nói đàn ông háo sắc là lợn nọc.
Miền nam nói đàn bà lang chạ là heo nái.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

NĂM HỢI BÀN VỀ HEO / LỢN (1) - Nguyên Lạc


       

          NĂM HỢI BÀN VỀ HEO / LỢN (1)
                                                      Nguyên Lạc 

PHẦN I 

HEO: BIỂU TƯỢNG, CA DAO TỤC NGỮ

VÀI ĐIỀU VỀ CHỮ HEO / LỢN
Tên gọi: Lợn, heo, trư, hợi, ỉn, thỉ...
Danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae)
Việt Nam phân biệt các loại heo -lợn như: Lợn lòi (lợn rừng), lợn sề (lợn đẻ nhiều lần), lợn nái (lợn nuôi để đẻ), lợn sữa (lợn con còn bú sữa mẹ), lợn bột (lợn mới lớn nhưng còn non), lợn tháu (lợn nói nhiều), lợn cấn (lợn đực nuôi làm giống), heo lang (heo đen có xen đốm trắng), heo voi (heo nhà loại lớn con), heo bông (heo đốm đen trắng lẫn lộn), heo nưa (heo vàng mỡ).v.v..

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

TÀN MỘT CUỘC CHƠI... - Đoàn Dự

Nguồn:
http://thoibao.com/tan-mot-cuoc-choi/

                                   Cụ Vương Hồng Sển thời trung niên và khi về già.


       TÀN MỘT CUỘC CHƠI... 
                                     Đoàn Dự 
                                         
        Rốt cuộc, mọi người đều thấy đời mình chỉ là  một cuộc chơi 
                                                                        (Nhạc sĩ Phạm Duy)

 THƯA QUÝ BẠN, cổ nhân có câu: “Nhân tình như chỉ, trương trương bạch. Thế sự như kỳ, cục cục tân” – (Nhân tình như giấy, mỗi trang đều trắng. Chuyện đời như cờ, mỗi ván đều mới). Trước đây tôi đã trình bầy hầu quý bạn đời sống như một cuộc chơi của vị học giả kiêm nhà “cổ ngoạn” – người chơi đồ cổ – nổi tiếng Vương Hồng Sển. Nay, tôi xin trình bầy tiếp chuyện sau khi “cuộc chơi” của cụ đã tàn thì con cháu cụ ra sao. Sự thực, ngay người con trai duy nhất của cụ – anh Vương Hồng Bảo – đời sống của anh cũng giống như một cuộc chơi vậy thôi và anh đã chết trong tù. Trước khi mời quý bạn coi chuyện con cháu cụ Vương hiện nay, tôi xin thuật lại các chuyện về cụ để quý bạn hiểu rõ.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

LẠY MỚ THÁNH: TOÀN CHÉM GIÓ CHO RA VẺ TRĂN TRỞ VỚI GIÁO DỤC - Chu Mộng Long

Nguồn:
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/2544921645522063

   
                          Tiến sĩ Chu Mộng Long


LẠY MỚ THÁNH: 
TOÀN CHÉM GIÓ CHO RA VẺ TRĂN TRỞ VỚI GIÁO DỤC
                                                                             Chu Mộng Long

Giáo dục đang khủng hoảng, hiển nhiên rồi.
Khủng hoảng do triết lý giáo dục ư? Triết lý "con ngoan trò giỏi", "tiên học lễ hậu học văn" cổ xưa, hay "thực học, thực nghiệp" gì đó ông Nguyễn Minh Thuyết vừa đề xuất thì cũng chỉ là cái vỏ ngôn từ. Mỗi triết lý đó, nếu thực hiện đúng trong nghĩa mới, hiện đại thì cũng chẳng có gì là sai để dẫn đến khủng hoảng. Lẽ nào nghĩa của từ "ngoan" chỉ có phục tùng hay nô lệ, và "giỏi" chỉ mang nghĩa chạy theo thành tích của những điểm số? Lẽ nào chữ “lễ” chỉ còn mang nghĩa là trật tự, phép tắc phong kiến khi thứ trật tự, phép tắc đó đã bị chôn vùi trong quá khứ? Một đứa trẻ cãi lại bố mẹ hay cãi thầy, nhưng nó vẫn là ngoan khi nó không làm điều xấu. Chạy theo thành tích bằng năng lực thật sự thì là sự cạnh tranh tích cực chứ không phải là bệnh.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

“LẤY ANH HAY CHỮ” - Hoàng Hải Thủy

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2019/01/11/doc-lai-lay-anh-hay-chu-cua-cthd-hoang-hai-thuy-nguoi-vua-tienthuyalice-da-di-truoc-roi/

        
                    Nhà văn Hoàng Hải Thủy


          ĐỌC “LẤY ANH HAY CHỮ” 
          CỦA CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG HOÀNG HẢI THUỶ 

Chẳng tham ruộng cả, ao liền.
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.

 Đôi bên bác mẹ thì  già.
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông.

Tôi – CTHĐ – nghe hai tiếng “hay chữ” năm tôi mười tuổi. Người được gọi là “người hay chữ” những năm 1940 ở tỉnh lỵ Hà Đông là ông Phan Điện, thân phụ của hai ông Phan Anh, Phan Mỹ. Nhà ông Phan Điện và nhà tôi gần nhau. Những năm xưa ấy tôi thường thấy ông. Ông người thấp, mập, đầu trọc, ông chuyên mặc bộ áo cánh, quần nâu, đi đôi guốc gỗ, tay xách cây ba-toong. Không một lần tôi thấy ông mặc áo dài ta, đội khăn, Ông hay dọa trẻ con. Ông lấy việc bắt nạt trẻ con làm vui. Trẻ con, tuổi tôi, 10, 12 tuổi, gập ông trên phố, nếu đang đứng nghe ông hô: “Oong...” là phải ngồi xuống, ông hô: “Đơ...” mới được đứng lên.
Có lần tôi đang đánh bi với bạn tôi trên vỉa hè, nghe tiếng hô: “Ooong...” vang lên, ngoảnh nhìn tôi thấy ông Điện đứng ngay sau lưng, tay ông cầm cây ba-toong giơ lên, tôi líu ríu đứng dậy. Tôi sợ nhưng tên bạn tôi không sợ. Nó tỉnh queo nhìn ông, nó cưới hi hi rồi bỏ đi, ông chẳng làm gì được nó.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

KẺ VĨ CUỒNG - Chu Vương Miện


           

          KẺ VĨ CUỒNG
           Chu Vương Miện

Nhân đọc bài "Bệnh Vĩ Cuồng " Megalomania" của nhà biên khảo Nguyên Lạc, tôi cũng bốc hứng viết một bài nối điêu phụ họa cho nó vui (để có đầu và có đuôi) và xin khen ngợi một phát kiểu mèo khen mèo dài đuôi là văn  phong và bút lực của nhà biên khảo Nguyên Lạc có sức lôi cuốn và hấp dẫn mãnh liệt lạ thường y như câu ca dao :

hát cho chó cắn mèo kêu
hát cho ông lão trong lều chui ra ?

hoặc :

em là một cánh chim bé nhỏ
ưa hát ca làm sống dậy một mùa xuân
                              (thơ Xuân Diệu)

CHUYỆN ĐỜI: TẢN MẠN ĐÔI DÒNG… - Tạp bút của Phan thị Quỳ


               
                            Tác giả Phan thị Quỳ


           CHUYỆN ĐỜI: TẢN MẠN ĐÔI DÒNG…
                                                                  Phan thị Quỳ

Hôm qua có người bạn hỏi thăm tôi có khỏe không, tôi nói rất ngại mùa đông. Bạn ấy bảo mùa đông lạnh lẽo qua đi thì mới có ngày xuân nồng ấm. Ừ thì cũng đành vậy, tôi đã tự nhủ lòng: Cuộc đời vốn là phải hy vọng và chờ đợi mà! Bao lâu nay vẫn vậy. Bạn ấy bảo đó là quy luật. Tôi không thích từ nầy cho lắm. Quy luật thường không mang lại niềm vui, nếu không muốn nói là nghiệt ngã phiền muộn.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

CÓ PHẢI LÀ TÌNH YÊU? - Quang Tuyết


   
                     Tác giả Quang Tuyết


       CÓ PHẢI LÀ TÌNH YÊU?

Đây chỉ là câu hỏi riêng của tôi. Một câu hỏi khó. Người trong cuộc không thể xác định, người ngoài cuộc ngu ngơ chẳng thể nào lý giải. Cứ như trời nhiều mây mà le lói nắng. Trạng thái tâm lý thật mù mờ nên tuy lòng thắc mắc, nhưng chẳng trông mong gì nghe ai đó trả lời...

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO? - Hoàng Đằng


        
                        Tác giả Hoàng Đằng


        HIỂU ĐÚNG NGHĨA
        CÂU HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO?

Chiều 19/11/2018 vừa rồi, trời đẹp, một học trò cũ đem xe đến nhà mời tôi – một thầy giáo già “mất dạy” từ 1975 – đi thăm một thầy giáo cũ của em đang bệnh hoạn, già yếu ở một làng quê xa trong dịp ở Việt Nam Ngày Nhà Giáo Việt Nam đang được cả xã hội quan tâm rộn ràng.
Đi xong về, tôi nói với em học trò – gọi là em nhưng đã xấp xỉ 70 tuổi:
- Tối nay, thầy sẽ viết vài dòng về chuyến đi này, đưa lên facebook cho những người thân quen biết.
- Đừng, dạ thưa thầy, đừng! Em học trò cản ngay.
Tôi thắc mắc:
- Tại sao?
Em trả lời:
- Như Trịnh Công Sơn đã viết đó, thầy nờ! “Để gió cuốn đi!”
Tôi hiểu “gió cuốn đi” khác với em học trò của tôi, thành thử, tôi đã đưa lên facebook mấy dòng, đại khái, như thế này:
Trịnh Công Sơn viết trong một bài hát: "Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng! - Hỏi làm gì, em biết không? - Để gió cuốn đi!" Bài hát được hát nhiều trong dịp tổng kết chiến dịch từ thiện của các nhóm, các tổ chức...

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ? - Đỗ Hùng

Nguồn: http://thonnu.blogtiengviet.net/2011/01/15/hi_sau_hoa_a_aoct_naorng_la_ai

          
                        Tác giả Đỗ Hùng


THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ?
                                           Đỗ Hùng

Trong tập nhạc Kỷ Vật Của Chúng Ta của nhạc sĩ Phạm Duy (hình như) do Nhà xuất bản Gìn Vàng Giữ Ngọc phát hành vào khoảng đầu thập niên 1970, có một ca khúc tựa đề là Đi Vào Quê Hương, phổ thơ Hoa Đất Nắng.
Ca khúc này đã được các chị Diễm Chi, chị Khánh Ly trình bày và được phát trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn.
Trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã xếp loại những ca khúc ra đời trong giai đoạn này (khoảng giữa thập niên 60) là Tâm Phẫn Ca. Bài hát khá hay, vả lại khi các chị Diễm Chi, Khánh Ly đã chọn bài để trình bày thì thường thường là bài... phải hay mới được (!) Chúng ta có thể nghe lại ở đây…
Tôi xin phép chép lại lời của bài hát đó để quý vị tham khảo:

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

GIỠN CHƠI CÙNG CHỮ NGHĨA - Nguyên Lạc


          
                             Nhà thơ Nguyên Lạc

           BÀN VỀ NÓI LÁI

         Laughter is the sun that drives winter from the human face. 
                                                                                 (Victor Hugo)

Dẫn nhập
Miền nam lúc trước, các cô gái quê thường ngồi chàng hãng, chê hê  (giạng háng) để các c, trái trước mặt, bên vệ đường bán buôn. Một ông chỉ vào các củ, hơi lệch hướng chút để hỏi mua. Nào mời các bạn.

CỦ CHI?
   1.
     Củ chi. cô bán củ chi?
     -- Củ sao không chỉ, ông nì chcu?
   2.
     Củ chi. cô bán củ chi?
     Mà da xấu xí. xù xì vậy cô?
     -- Củ môn. thưa bác đó mà !
     -- Chành vun ba gó,  à ra môn lù (*)
     - Bác này đâu phải thầy tu?
     Con cua thì phải có mu có càng!
     Nếu mà bác clàng àng (lèng èng)
     Thi tôi gọi nhé, cây "còng" đợi kia!
                                     (Nguyên Lạc)

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

LỄ HALLOWEN NHỚ THÁNG CÔ HỒN - Tạp bút Nhã My


     
                        Nhà thơ Nhã My


LỄ HALLOWEN NHỚ THÁNG CÔ HỒN - TẠP BÚT NHÃ MY

Hồi đó, bà tôi thường nói một năm có ba rằm lớn : rằm tháng giêng, tháng bảy, tháng mười. Riêng r ằm tháng bảy thì quan trọng hơn vì là mùa ''Vu Lan báo hiếu'' và là mùa ''Xá tội vong nhân''. Trong ký ức non nót của đứa bé lên năm, tôi thật sự không nghe hiểu gì về những điều bà giảng giải, nào là sự tích Mục Kiền Liên - Thanh Đề hay chuyện ma qủy được thả về dương thế nên phải cúng kiếng... mà chỉ biết là ngày đó tôi được bà dắt đi cúng chùa, được đi chơi và ăn chè, xôi, bánh trái.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA - GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

      CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, 
      CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA

Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử trên Tin Nhanh 24h, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

THƠ PHẠM HỮU QUANG (1952 - 2000) - Trần Hoàng Vy


Nguồn:


          
           Nhà thơ Trần Hoàng Vy


         THƠ PHẠM HỮU QUANG (1952 - 2000)

Ở vào cái tuổi 49 Phạm Hữu Quang đã "giang hồ" vào cõi hư vô đến nay đã 18 năm. Còn nhớ năm 1990 ở phía Nam ra tham dự Trại viết Thiếu nhi lần thứ I do Hội NVVN tổ chức gồm có mấy người : Phạm Hữu Quang (An Giang) Nguyễn Thái Nguyên (Cà Mau) Trần Thị Hoàng Anh (Đồng Tháp) và tôi. Tôi ở chung phòng với Phạm Hữu Quang. Phạm Hữu Quang người to mập khuôn mặt hợp với võ hơn văn vậy mà những bài thơ Quang viết cho thiếu nhi rất hồn nhiên ngộ nghĩnh và đáng yêu. Bên cạnh những bài thơ cho người lớn cũng rất ấn tượng nhiều bạn bè nhớ là bài "Giang hồ". Tới đâu cũng nghe anh em đọc: "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà". THV xin trân trọng giới thiệu lại bài thơ "Giang hồ" của anh.

                                                                                  Trần Hoàng Vy


 Nhà thơ Phạm Hữu Quang sinh năm 1952 tại Thốt Nốt Cần Thơ và mất năm 2000 tại An Giang. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều rất có hồn.
"ta về ừ nhỉ ta về thôi
ô hay bến thuyền kèo cột gãy
qua mùa hoạn lộ chẳng còn vui"
(Trích Khúc ru, 1986)


  
GIANG HỒ

Tàu đi qua phố tàu qua phố
Phố lạ mà quen ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi trèo thang với giặt đồ

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình

Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một góc si

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa lưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ thôi trời đất cứ liêu xiêu

Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì chải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường

Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giầy trời sẵn gió
Ngựa về ta đứng bụi mù tung

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà

PHẠM HỮU QUANG