BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI - Nguyễn Khôi


 

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI
                     
Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là "trong sông".
 Năm 1904 Toàn Quyền Đông Dương (Pháp)  lập tỉnh Hà Đông (tên cũ nôm na là tỉnh Cầu Đơ, Phúc Yên là tỉnh Cà Lồ,  Xứ Mường / Hòa Bình tên cũ là tỉnh Bờ (sông Đà là sông Bờ). Tỉnh Cầu Đơ ở phía tây Hà Nội, nhưng khi đặt "tên chữ" (do các Nhà Nho hiến kế) là mượn từ Trung Quốc xuất xứ từ câu trong sách Mạnh Tử / thế kỷ 3 Tr.cn "Hà Nội hung tắc dĩ kỳ dân ư Hà Đông"  nghĩa là "nếu Hà Nội bị tai họa thì đưa dân về Hà Đông” / lánh nạn, và đưa thóc từ Hà Đông về (tiếp tế) cho Hà Nội với ý
hai nơi ở gần nhau hỗ trợ cho nhau...
Ở bên Tàu thì phía bắc sông Hoàng Hà  gọi là đất Hà Nội, phía nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng Hà tới địa đầu tỉnh Sơn Tây (Tàu) ngày nay chảy theo hướng Bắc- Nam, trở thành ranh giới tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông nên gọi là đất Hà Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây.
 * SỰ TÍCH "SƯ TỬ HÀ ĐÔNG" : Nhà thơ Tô Đông Pha (Tô Thức) một danh sĩ đời Tống nhân một buổi đến chơi nhà bạn là Thầy đồ Trần Quý Thường (Trần Tạo), một Phật tử rất hiền nhưng có vợ là Liễu thị rất ghen tuông... Nhà thơ đùa bạn bằng một bài Tứ tuyệt :

Thủy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ  tâm mang nhiên

Tạm dịch :

Ai hiền bằng Thầy đồ Long khâu
Đọc KInh thuyết pháp suốt đêm thâu
Bỗng nghe Sư Tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu ?

Tô Đông Pha mượn câu thơ của Đỗ Phủ "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" (cô gái Hà Đông người họ Liễu) gắn vào chuyện ghen tuông của vợ bạn cũng họ Liễu.

                                                                       Hà Nội 30-7-2018
                                                                       NGUYỄN KHÔI

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH (1940 – 2018) - Hoàng Đằng


          
                   Tác giả Hoàng Đằng


GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH                                                (1940 – 2018)
                                                                                    Hoàng Đằng

Nhà thơ Phạm Văn Bình - người quê tôi – đã qua đời ngày 22/7/2018. Đông Hà – quê tôi – có nhiều người làm thơ. Mà không riêng gì quê tôi, trên cả nước Việt Nam, nơi nào cũng vậy; Việt Nam là “cường quốc thơ” mà!
Tôi không có may mắn và điều kiện đọc nhiều, nên không biết trong số người làm thơ ở quê tôi những ai có tác phẩm hay; chỉ biết  anh Phạm Văn Bình từng nổi tiếng về thơ trong thập kỷ 1960 và thập kỷ 1970, đặc biệt, anh có 2 bài thơ được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc: Đó là bài “Chuyện Tình Buồn” và “Mười Hai Tháng Anh Đi”; và có lẽ với hai bài thơ này, anh sẽ lưu danh thiên cổ.
Sau này, sự nghiệp của anh đã có tác phẩm của anh làm chứng; còn cuộc đời của anh chắc sẽ ít người biết rõ. Vì vậy, là người đồng hương với anh, tôi muốn góp phần dựng lại tiểu sử của anh qua tìm hiểu những mảnh đời, chặng đời của anh mà người Đông Hà và một số thân nhân của anh biết kẻo rồi thời gian có thể xoá mất.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK - Nguyên Lạc


  
                   Tác giả Nguyên Lạc


BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK

Dẫn nhập:

“Nghề chơi cũng lắm công phu" (Truyện Kiều - câu 1201) nhất là VĂN CHƯƠNG, nghề chơi thanh cao nhất. Các cụ xưa nói vậy.

        Chơi cho lịch mới là chơi
        Chơi cho đài các, cho người biết tay!
                                 (Nguyễn Công Trứ)

- Bây giờ sao? Còn thanh lịch, còn đài các không?
Tôi e rằng nghề chơi thanh cao này không còn được như vậy nữa. Người ta đã lợi dụng nó để "mưu đồ" cho lợi ích riêng tư, cho cái DỤC không lấy gì tốt đẹp của riêng mình. Bằng chứng rõ ràng nhất về điều này là việc xử dụng chữ LIKE trong Facebook. Chữ LIKE này vẫn tiếp tục bị "hiếp dâm"  (từ của triết gia Phạm Công Thiện)

Trước khi vào phần chánh, xin tặng các bạn bài thơ "hết ý" của cụ Nguyễn Khuyến:

       Đầu đường ngang có một chỗ lội
 Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
 Đàn bà đến đó vén quần lên
Chỗ tời đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trông mỉm miệng cười
"Cái gì trông trắng giống con cúi?"
Vội vàng khép nép đứng liền  thưa:
"Trót dại hở hang xin xá tội!"
Ông rằng: "mầy cũng chẳng tội gì!... "
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Muốn tốt mày về bảo làng mày:
"Ra đây  ông cho giống ông Cuội"
Cho nên làng ấy sinh  ra người
Sinh ra rặt những thằng nói dối! ".

 (Vũ phu đôi - Nguyễn Khuyến) [1]

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

TẢN MẠN CHUYỆN THƠ RÁC VÀ THƠ... KHÔNG RÁC - Lê Nguyễn



 TẢN MẠN CHUYỆN THƠ RÁC VÀ THƠ... KHÔNG RÁC
                                                                              Lê Nguyễn

Cách đây nhiều năm, cứ sáng chủ nhật, tôi và anh bạn lại cà phê với nhau, nói đủ thứ chuyện trên đời, nhưng tuyệt đối không nói về thơ. Vì cả hai biết có sự bất đồng khá lớn trong quan điểm về thơ, nên người này tôn trọng sự khác biệt của người kia. Mấy ngày qua, không ngờ vì quá tự tin, anh đã phải trả giá cho những lời nói quá đỗi hớ hênh của mình. Hôm nay, tôi không định nhắc thêm những gì đã diễn ra trong những ngày ấy. Chỉ bày tỏ sự áy náy vì có hai người bạn trẻ ân cần đề nghị tôi cho một định nghĩa ngắn gọn: thơ hay là gì? Mình né hoài mà các bạn cứ truy đuổi riết, cứ như mình là nhà phê bình văn học cỡ Đặng Tiến (Tien Dang) không bằng.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

CHỮ QUỐC NGỮ VÀ HỘI CHỨNG NHẢY CỪU - Thiếu Khanh

Những con cừu chỉ hành động theo con đầu đàn. Thấy con đầu đàn nhảy lên ở chỗ nào thì khi đi đến chỗ đó chúng cũng nhảy lên mà không cần biết tại sao. Nhiều người Việt viết sai tiếng Việt với cùng “hội chứng” như thế.
Trừ những người vì hoàn cảnh xã hội nhất định, không được học hành nhiều, ít chữ nghĩa, nên vô tình họ viết sai chính tả tiếng Việt, bài viết này, đề cập thói quen của những người có học hành, thậm chí những trí thức khoa bảng đã hồn nhiên và cố ý viết sai tiếng Việt – như những con cừu nhảy lên ở chỗ con đầu đàn đã nhảy trước đó.

           clip_image002
              (Hình do con gái Nina chụp từ trong xe)

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

ĐẠP XE LÁ - Ugno.Vn


          
                                   Tác giả Ugno Vn

            ĐẠP XE LÁ

Xe lá là nông cụ người nông dân vùng Trị - Thiên sử dụng trong việc đưa nước vào ruộng. Đạp xe lá từ lâu đời đã trở thành một nếp quen của nghề nông và việc đồng áng nơi đây.
Gọi là xe lá vì  nước được kéo lên bằng những lá gầu mỏng, gắn kết mắt xích vào nhau, vận hành bằng động lực từ bàn chân đạp của người.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

TRƯƠNG CHI - Nguyễn Khôi


         
             Nhà thơ Nguyễn Khôi

                              TRƯƠNG CHI 
                           (Tặng BNN & LXQ)
         
Lời dẫn :
Hồi còn nhỏ (trước 1945)  Nguyễn Khôi tôi theo mẹ đi chợ Dầu (Phù Lưu, Từ Sơn , Bắc Ninh) đã mê mẩn chen vào xem nghe "Hát Xẩm" của một bà lão cùng với ông chồng mù lòa kéo "hồ" (nhị) đệm theo rất  chi là mùi mẫn, rơi lệ... đó là lối hát "Xẩm chợ" kể chuyện sự tích Trương Chi ...Ông ngoại tôi bảo : Trương Chi- Mỵ Nương là chuyện cổ tích có thật gắn với sông Tiêu Tương ở quê mình (miền quê Quan Họ- Kinh Bắc xưa), xưa là vì tên cô gái là Mỵ Nương- cái tên con gái có từ thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang ta , Lầu Tây chính là đồi Hồng Vân (đồi Lim) nơi trai gái các Làng ra giêng thường đến hẹn lại lên về đây thi hát Quan Họ (hội Lim) để tưởng nhớ mối tình Trương Chi- Mỵ Nương và để "kết bạn tình" (trai gái Quan Họ chỉ được yêu nhau chứ (kiêng) không được lấy nhau (có lẽ là vì : kết hôn là mồ chôn luyến ái, tình chỉ đẹp khi còn dang dở ?)...
  Vừa qua bạn La Thụy (La Gi- Bình Thuận) có gửi cho Nguyễn Khôi nguyên tác lời hát xẩm Trương Chi, so với lời hát của NSND Hà Thị Cầu thì còn thấy khá nguyên vẹn, có khác chăng là mấy chữ luyến láy (đệm thêm đưa lời) mà thôi, NK xin chép lại để mọi người cùng thưởng thức áng thơ cổ quý giá này :
    "Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con Nhện mấy lần vương tơ."...
                  *

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

NHỮNG LỜI THƯỢC DƯỢC... - Trần Mai Ngân


    

     NHỮNG LỜI THƯỢC DƯỢC...

Mùa Xuân đất trời đầy hương hoa !
Dạo làng hoa Sa Đéc, cả mươi cây số hoa là hoa, sắc hương ngộp sắc hương...
Tôi ngơ ngác, hờ hững ! Có lẽ vì nhiều quá, đầy quá... Và thường sau nhiều, đầy luôn lại là một sự trống tênh lạ lùng !
Chụp ảnh - cười, cười - chụp ảnh... Và rồi ra về khi trên bầu trời một vài chùm Sao đã xuất hiện lung linh.

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

LẠI TRAO ĐỔI VỚI CHÂU THẠCH - Phạm Đức Nhì

       
                     Tác giả Phạm Đức Nhì

LẠI TRAO ĐỔI VỚI CHÂU THẠCH

Mọi chuyện tưởng đã qua. Nhưng dưới bài viết Ba Điều Về “Cái Tâm Đặt Ở Đâu?” của anh Đặng Xuân Xuyến (trên FB ĐXX) anh Châu Thạch có một bình luận khá dài trong đó có hai ý chính liên quan đến tôi. Phần còn lại anh giải thích lý do tại sao anh chọn phương cách Bình Thơ “Chỉ Khen - Không Chê”. Tôi lại phải xin lần lượt trả lời trực tiếp hai ý của anh.

Khía Cạnh Kỹ Thuật Của Vấn Đề

Anh Châu Thạch có nhận xét về bài viết Ghi Chép Từ Cuộc Tranh Luận Đầu Xuân của anh Đặng Xuân Xuyến như sau:
Tôi nghĩ một cuộc tranh luận văn học hay một giai thoại văn học được ghi lại đầy đủ là một việc làm chính đáng và cần có để truyền thông đến với mọi người và lưu lại làm tài liệu chớ sao lại cho là xấu nhỉ. Tôi nghĩ nếu ĐXX không làm việc đó thì cũng có một người khác làm và phải hoan hô họ. Tôi cũng đã từng tổng kết một cuộc tranh luận với đề tài " Về hay không về".
Tôi đồng ý với anh Châu Thạch việc tổng kết một cuộc tranh luận văn học là rất hữu ích - và trong một số trường hợp - cần thiết. Nhưng bài Tổng Kết của anh Đặng Xuân Xuyến có những nét đặc thù như sau:

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

BA ĐIỀU VỀ: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU? - Đăng Xuân Xuyến


         

   
       BA ĐIỀU VỀ: CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?

Sáng nay, vào email tôi nhận được bài viết CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU?  (Trả lời bài Chữ Tôi, Chữ Ta Và Cái Tâm Lành của Đặng Xuân Xuyến) của nhà thơ Phạm Đức Nhì. Tôi định không trả lời vì thấy không nên lãng phí thời gian vào những việc như thế này nhưng còn các cô, chú, anh, chị... trong email anh Phạm Đức Nhì cùng gửi, và nhất là với bạn đọc của các trang đã đưa bài của anh Phạm Đức Nhì lên trang nên tôi thưa 3 điều cùng quý vị và bạn đọc:

1.
11 giờ ngày 12/09/2017, nhận được email của nhà thơ Nguyễn Khôi, với nội dung “S.O.S. Tố cáo v.v. Xuyên tạc "Chân dung Nhà văn...”, đọc thư nhưng tôi không có ý định hồi đáp. Đến lúc 20 giờ 50 ngày 12/09/2017, nhận tiếp email từ nhà thơ Phạm Đức Nhì, viết:

“Kính các bác, 
Tôi viết phê bình văn học đâu dám "ăn không nói có" hoặc vu khống. Cái Attachment bác Nguyễn Khôi gởi cho rất nhiều người (trong đó có tôi). Tôi kém về Computer nên gởi lại cái Attachment đó cho các vị NK, Đặng Xuân Xuyến, Phú Đoàn, Lê Vy. Mong các vị đọc và nói mấy lời công đạo.
Phạm Đức Nhì”

Thể theo lời anh Phạm Đức Nhì là “nói mấy lời công đạo”, tôi ngồi gõ: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH, vì trong email ngày 03/05/2017đó, nhà thơ Nguyễn Khôi gửi tới 116 email, có cả tôi và anh Phạm Đức Nhì, bài viết CHÂN DUNG NHÀ THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI, ghi rõ tác giả là Đỗ Hoàng. Hơn nữa, trước khi gửi bài cho người anh Nhì “tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ”, có thể trao đổi lại với nhà thơ Nguyễn Khôi nhưng anh Phạm Đức Nhì không làm.

2.
Về sự thật của bài “phản biện” “Cái Tâm Đặt Ở Đâu?” của nhà thơ Phạm Đức Nhì:
Mời quý vị và bạn đọc đọc lại bài: CHỮ TÔI, CHỮ TA VÀ CÁI TÂM LÀNH(http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/09/chu-toi-chu-ta-va-cai-tam-lanh-tac-gia.html) để biết rõ chân tướng sự việc.

3.
Trong bài CÁI TÂM ĐẶT Ở ĐÂU (*) đề ngày 22/09/2017, nhà thơ Phạm Đức Nhì khẳng định:

“Về Nhà Thơ Nguyễn Khôi
Tôi lầm lẫn (không phải vu cáo hay “gắp lửa bỏ tay người”), đã cải chính và đã xin lỗi nhà thơ Nguyễn Khôi. Cũng xin nói thêm, bài viết Thơ Sẽ Đi Về Đâu? của tôi còn trong tình trạng chờ đợi góp ý của một số người tôi tin vào kiến thức và khả năng thẩm định văn chương của họ. Bài viết cũng chưa hề được đăng tải trên bất cứ trang mạng nào, kể cả Facebook.”

Mời quý vị xem bài Thơ Sẽ Đi Về Đâu? đã đăng ngày 12/09/2017 trên 2 trang, hiện diện đến tận ngày hôm nay 23/09/2017 nhưng cũng không có một lời cải chính:

http://chuvuongmien.blogspot.com/2017/09/tho-se-i-ve-au-pham-uc-nhi-nguyen-uc.html#more
http://thachda.blogspot.com/2017/09/tho-se-i-ve-au-pham-uc-nhi.html

&.&

Thưa quý vị và bạn đọc!
Đến đây, chân tướng sự việc đã rõ nên tôi không làm phiền thêm quý vị và bạn đọc nữa.
Kính chúc quý vị và bạn đọc luôn vui, khỏe, may mắn và thành công!

                                                          Hà Nội, 23 tháng 09 năm 2017
                                                               ĐẶNG XUÂN XUYẾN
…………………………….

MỜI XEM THÊM:

a/
https://phudoanlagi.blogspot.com/2017/09/cai-tam-at-o-au-pham-uc-nhi.html
b/
http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/09/3-ieu-ve-cai-tam-at-o-au-tac-gia-ang.html

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

NGƯỜI BẠN LẠ ĐỜI - Kha Tiệm Ly


         
                   Nhà văn Kha Tiệm Ly


NGƯỜI BẠN LẠ ĐỜI

Tôi với nó bản tính khác nhau một trời một vực, như đen với trắng. Thế mà định mệnh lại xui khiến tôi phải là bạn thân với nó suốt hơn mười năm trời, kể từ những năm đầu tiểu học, cho đến ngày ghi danh vào đại học. Bản tính khác nhau, chơi nhau là khó. Đàng nầy tôi và nó lại là đôi bạn thân suốt một thời gian dài, nghĩ cũng lạ.
Tôi thì chăm chỉ, cần mẫn; nó thì lưòi biếng, cẩu thả. Tôi thì keo kiệt, nhút nhát; nó thì rộng rãi, gan dạ. Tôi thì ưa câu mâu những chuyện nhỏ nhặt, còn nó thì không để ý những điều tiểu tiết. Nói chung, hai đứa không có cái gì hạp nhau, mà lại rất thân nhau, “biết” nhau, rõ thật lạ đời!
Tôi chưa thấy nó học bài ở nhà bao giờ. Khi thầy kêu trả bài, thì nó… mới bắt đầu học! Nhìn vẻ mặt khẩn trương của nó lúc nầy thật tội nghiệp. Nếu nó xui xẻo mà bị thầy kêu lên lần đầu tiên, thì “ăn trứng vịt” là cái chắc; nhưng nếu thầy kêu nó sau vài ba bạn thì nó đọc cũng khá xuôi tai! Dù thế nào, vẻ mặt thầy cũng tạm hài lòng với đứa học trò “siêng năng” nầy, bởi những con muỗi mà nó đập và kẹp vào tập mỗi tối, đã đủ chứng minh rằng nó đã có học bài!

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

THƠ TÌNH BÊN SÔNG: NỖI ĐAU XÉ LÒNG - La Thụy

    Hồ Quang - bạn TRUNG HỌC BÌNH TUY - đã thành người thiên cổ. Sinh thời, vào lúc cuối đời, Quang sống lang thang, cơ cực. Anh gửi tâm trạng u uất vào sáng tác thơ văn và gửi đăng trên tạp chí Văn Nghệ Bình Thuận, báo Bình Thuận với bút danh Hoài Quang. Nhân mùa Phục Sinh, La Thụy đăng lại bài mình viết về tập THƠ TÌNH BÊN SÔNG của Hoài Quang, như thắp lên nén nhang lòng tưởng niệm người bạn giang hồ hiện giờ chắc đang lãng du vào vùng trời miên viễn


              


         THƠ TÌNH BÊN SÔNG –  NỖI ĐAU XÉ LÒNG 

                    “Quân tại Tương giang đầu 

                     Thiếp tại Tương giang vĩ
                     Tương tư bất tương kiến
                     Đồng ẩm Tương giang thủy”    
                                                         
     Những câu thơ cổ chợt hiện về trong tôi – như tiếng thở dài não nuột của đôi lứa yêu nhau da diết, mà đành cách trở đôi dòng, người đầu sông kẻ cuối bãi, ngậm ngùi trông nhau luyến nhớ - khi đọc THƠ TÌNH BÊN SÔNG của Hoài Quang .
     Người xưa, dù vời vợi ngàn trùng cách biệt vẫn  được diễm phúc “đôi bêncùng đẫm lệ, hướng mặt gởi tấm lòng son sắt về nhau. Người nay, bi thiết hơn, con sông Dinh, đôi bờ hẹp nhỏ, cách nhau chỉ một chuyến đò ngang, chỉ bằng nửa tầm tay với,  thế mà "riêng ai" lại quặn lòng, đau đáu dõi trông. Ôi ! "Cái gần gụi tấc gang ấy là cái gần gụi muôn đời không hội điểm của hai con đường sắt" (Mai Thảo). Biết làm sao, khi :

                Ta đi em ở lỡ làng
                Mới hay khuya đã sang ngang cùng đò  


Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

MỘT TRƯƠNG - Tạp bút của Chu Vương Miện


                     

                   
                MỘT TRƯƠNG   
                                               "Trích trong Vĩ Văn"

Trong nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay, khi không xuất hiện một bài biên khảo ký tên là Phan Khắc Khoan, nội dung là tiên sinh phát hiện ra rằng hai câu Kiều của Nguyễn Du :
Cung thương lầu bậc ngũ âm (câu 29)
Nghề riêng ăn đứt Hồ Cầm một chương (câu 30)
Theo ý của tiên sinh Phan Khắc Khoan san định Văn Học thỉ câu thứ ba mươi phải là "Một Trương", vì bên Trung Quốc có một vị nhạc sư tên là Trương (con thứ nhất) nên thiên hạ mến mộ tài năng thường gọi là Một Trương, người này chuyên trị Hồ Cầm, thuộc vào loại danh sư số một .
"kỳ sau đăng tiếp"
Rồi không thấy bài của tiên sinh đăng tiếp nữa, để xem Mr Một Trương là nhân vật như thế nào ? Sống vào thời nào ? mà chỉ thấy bài của học giả An Chi… đánh phủ đầu, sau đó thì tiên sinh Phan Khắc Khoan đương sống "chuyển qua từ trần", thành ra công trình phát hiện san định Văn Học đến đây là un point final. Cũng tưởng nhắc qua chút đỉnh về thi sĩ Phan Khắc Khoan, tiên sinh sinh vào khoảng juin 1916 ở làng Yên Lãng, Yên Thành (Nghệ An). Mồ côi mẹ từ thủa bé, năm 15 tuổi thì cha bị mù. Học trường Huyện, Trường Vinh có bằng Thành Chung, đã đăng thơ ở Phong Hóa (ký Chàng Trương), Thế Giới, Tri Tân thơ ký Hồng Chương, ngoài ra con vài vở kịch thơ nổi tiếng như Phạm Thái và Trần Can… (phần tiểu sử trích đoạn trong Thi Nhân Việt nam của Hoài Thanh và Hoài Chân) 

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

TÔI ĐỌC THƠ LA THUỴ - Cảm nhận của Trần Mai Ngân


           

            TÔI ĐỌC THƠ LA THỤY

... Tôi cũng được nhà giáo, nhà thơ La Thuỵ tặng quyển THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG.
Tập thơ không dài, không ngắn. Tròn bốn mươi lăm bài. Theo tôi, mỗi bài là một tiếng ngân vọng khác nhau - vì thế, đã tạo nên một âm thanh du dương, trầm bổng trong lòng người đọc rất tuyệt vời...
Với tôi, tôi yêu thích nhất là bài THẢ của La Thuỵ. Tôi đọc bài THẢ khi buồn, khi vui và cả khi hồn mình thanh thản hay đang tuyệt vọng...

         Chừ đây mình thả hương nồng
         Phiêu phong hoài vọng rêu rong cõi người 

Không biết có phải tác giả muốn nói hãy THẢ vào cuộc sống này những "hương nồng" cho nhau dẫu chỉ còn là "hoài vọng" trong cuộc đời ta...
"Hương nồng" này không phải chỉ dành cho tình yêu mà là cả tình người trong tất cả chúng ta!
Đọc hai câu này tôi cảm nhận được thiện tâm của nhà thơ - thật chan hoà, nhân ái. Mà tại sao lại không cho nhau để...

        Mai kia thả nốt tuổi trời
        Thời gian cuốn hút phận đời mong manh

... Đời người tưởng dài nhưng đôi khi như thoáng qua và mong manh lắm ! La Thuỵ nói đúng .
Hãy bỏ hết đi những đôi mắt trần gian , những tia nhìn ganh ghét , thù hằn - để ta nhẹ nhàng và sống trong yêu thương chân thành nhất . Vì đời vốn vô thường , vốn hợp tan...

        Sắc không ừ thả bồng bềnh
        Mộng lòng dù đã ươm xanh... thả dần

Cuối cùng là gì...
Là sắc không, không sắc... trong đạo thuyết của nhà Phật - trong Bát Nhã tâm kinh...
Ta không quá vui, quá đau buồn khi được mất. Hãy hiểu, hãy thấu "phận đời mong manh" lắm !
Và có yêu thuơng đến đâu, oán hận đến đâu cũng có một lúc ta phải buông và thả đi... Thiết tha cũng vậy , cách xa cũng vậy .
Tôi xin được bắt chước nhà thơ La Thuỵ...

       "Mộng lòng dù đã ươm xanh ... thả dần"

Đây là cảm nhận của riêng tôi về bài thơ THẢ. Tôi viết lên như một lời cảm ơn gửi đến La Thuỵ quý mến.
Nếu có sai sót hoặc không đúng ý nhà thơ mong không chấp nhé !
Chúc La Thuỵ luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống .
Thân mến !


          

                                    THẢ
                              (Tặng TMN)
                  Chừ đây mình thả hương nồng
            Phiêu phong hoài vọng rêu rong cõi người
                  Mai kia thả nốt tuổi trời
            Thời gian cuốn hút phận đời mong manh.
                 Sắc không ừ thả bồng bềnh
            Mộng lòng dù đã ươm xanh... thả dần.

                                                        La Thuỵ

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

CHIẾC GIÀY PHA LÊ CHÂN TRÁI - Lê Duy Đoàn


             
              Tác giả Lê Duy Đoàn


CHIẾC GIÀY PHA LÊ CHÂN TRÁI
                                      Lê Duy Đoàn

         Bên kia sông, nỗi nhớ nhung,
         Ngày xưa hoa mộng tưởng chừng mới qua,
         Em đi trong "cõi người ta",
         Khi mô về lại quê nhà hỡi Em ?

Trần gởi tặng Vân mấy câu lục bát khi tìm ra địa chỉ email của nàng. Bài lục bát mở đầu ba chữ “bên kia sông” là tên một bài hát của Nguyễn Đức Quang nàng hay hát nho nhỏ Trẩn nghe. Nàng hát bài này thay đổi lời một chút “ hát cho vừa mình anh nghe thôi” để kết thúc bài với ánh mắt tình tứ. Đó là âm vang và hình ảnh thân thiết của hai người trong một thời lửa đạn. Bên kia sông là nhớ nhung.
Vân trả lời ngay:
“Làm răng anh tìm ra em hay rứa? Bao nhiêu năm rồi anh hí? Nhớ ngày xưa quá anh ơi, đúng là những ngày tươi đẹp ít ỏi trong suốt cuộc đời của em. Mấy mươi năm rồi, trải qua bao nhiêu dâu bể sóng gió cuộc đời, những ngày xưa ấy dù chỉ còn là kỷ niệm nhưng đó là thời gian em trân quý nhất. Cõi người ta anh nói đó đúng là “của người ta” chứ không phải của mình. Em lưu lạc quê người và lạc lõng ngay chính trong căn nhà của mình anh à. Lòng em khi mô cũng như còn rớt lại trên mảnh đất quê nhà, nơi chúng ta có những ngày đẹp đẽ bên nhau.Chưa về hưu nên em ít về. Về một lần nhiêu khê phức tạp lắm anh ơi. Khi nào về em chắc chắn em sẽ đến thăm gia đình anh. Anh mấy con mấy cháu rồi  
 

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

NGÀY TẾT VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở QUÊ TÔI - Hoàng Đằng


                            Tác giả Hoàng Đằng


       NGÀY TẾT VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở QUÊ TÔI
                                                                        Hoàng Đằng

       Trong ngôn từ, Tết thường đi theo với sự nghỉ ngơi, sự vui chơi, sự hưởng thụ – nghỉ Tết, chơi Tết, hưởng Tết. Tuy nhiên, phần lớn người ta nghỉ Tết là chỉ ngưng công việc mưu sinh; nói phần lớn mà không nói tất cả vì một số người vẫn tận dụng dịp Tết để kiếm thu nhập: tham gia gian hàng ở hội chợ, chủ sòng bài, xem bói … 
       Thực tế trong ngày Tết, những người lớn tuổi phải làm những công việc tổn hao sức lực, đôi khi với nhịp độ còn cao hơn ngày bình thường.
      Mỗi người cứ tự ngẫm trường hợp bản thân của mình. Riêng tôi,  một người cao tuổi ở vùng quê, thì nhiều việc lắm, mệt mỏi lắm. Mời bạn đọc nghe tôi kể nhé!
Tôi chỉ giới hạn thời gian trong ngày MỒNG MỘT THÁNG GIÊNG.
        Từ tối hôm trước (30 tháng Chạp) cho đến giờ giao thừa, người cao tuổi quê tôi không ngủ, loay hoay chuẩn bị lễ cúng: têm cau trầu, xếp vàng bạc, giấy áo … bên cái TV bật sẵn để theo dõi tin tức đón Tết từng giờ ở các địa phương trong nước và trên thế giới, chờ nghe lời chúc đầu năm của vị nguyên thủ quốc gia; lời chúc Tết này quan trọng lắm vì đó là thông điệp phác họa những hướng đi của quốc gia trong thời gian tới. Chúng ta hãy ngẫm lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lời chúc đọc giao thừa Tết Mậu Thân, có mấy câu “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua; thắng lợi tin vui khắp mọi nhà …” là qua ngày mồng một nổ ra cuộc tổng công kích vào các đô thị miền Nam.
          Con dâu nấu xong lễ cúng giao thừa, ra mâm ra dĩa: xôi, chè, cháo thánh - ở nhiều nhà, thêm con gà trống tơ để nguyên con luộc chín, lấy giò, cúng xong, xem quẻ đầu năm. Lễ cúng bưng đặt ở 2 nơi: bàn thờ gia tiên trong nhà và bàn thờ đặt bên ngoài, giữa trời, nên dân gian dùng từ “Cúng Giữa Trời”, “cúng giữa trời” dâng lên các vị thần linh điều hành mọi việc trong năm mới, các âm hồn cô hồn vãng lai, hay quanh quẩn trong vườn ngoài ngõ. Kể một chuyện “hơi tệ” nhưng có thật: Trước đây, kinh tế khó khăn, việc ăn uống thiếu thốn, cúng xong lễ này, con cháu đang ngủ say, các cụ cao tuổi lợi dụng cơ hội xử nguyên cả con gà cho “đã thèm thịt”. Bây giờ thì khác rồi, các cụ bưng vô đặt giữa bàn ăn, tìm lồng bàn đậy lại, sáng mai ai xử thì xử, rồi nằm xuống nghỉ lưng cho đỡ mỏi.
        Sáng mồng một Tết, các cụ dậy hơi trưa hơn thường ngày vì do thiếu ngủ, rửa ráy mặt mày, bận quốc phục vào, ngắm lui ngắm lại, xem đã tề chỉnh chưa, bật căng dù che lên nếu trời có mưa xuân lất phất hay nắng gắt, nếu không mưa thì xếp dù cầm ở tay; từ các đường xóm, các cụ ra đình làng, đốt hương, lễ bái thần linh của làng, rồi đi thăm các cơ quan công quyền đóng trên lãnh thổ địa phương: Ủy Ban Xã, Trạm Xá, Trường Học. Ở những nơi này, vị đứng đầu cơ quan thường có mặt đón tiếp; có nơi, các cụ còn nhận được tiền lì xì – người ta gọi là tiền mừng thọ - đựng trong phong bì đỏ do các trưởng cơ quan trao tặng. Các cụ hãnh diện lắm, mừng lắm, vì có thêm tiền để chơi cờ sau này; chốc nữa, về đến nhà, các cụ khoe ngay với các cụ bà.
          Nhận phong bì xong, cụ nào thuộc họ nào thì về từ đường họ của mình, đốt hương, lễ bái Tổ Tiên.  Các cụ cũng làm như vậy  ở các nhà thờ chi, phái; nếu chưa có nhà thờ chi, phái thì đến các nhà đang thờ gia phổ chi, phái.
          Tới lúc này, nếu còn khỏe, các cụ đi thăm nhà con cháu nội ngoại; sự xuất hiện của các cụ ở nhà con cháu nào thì con cháu ấy rất tự hào; các cụ là biểu tượng của “Ông Thọ” – một trong 3 biểu tượng cho 3 điều ước của mọi nhà: Phúc, Lộc, Thọ. Nếu đã mệt, các cụ về nhà, ngồi tiếp các cụ bạn đồng trang lứa, người thân thích, con cháu tới thăm, chúc Tết. Những con cháu “ăn nên làm ra” đều không quên chuẩn bị sẵn phong bì lì xì cho các cụ. Nhờ thế, cái túi của một số cụ tối đến là căng đầy. Các cụ đưa tay xoa túi, rồi mỉm cười ra vẻ hạnh phúc lắm.
         Đến xế chiều, các cụ trở lại tập trung ở nhà thờ họ để cúng đưa Tổ Tiên. Tổ Tiên đã được rước về trong lễ cúng sáng 30 tháng Chạp. Lễ đón Tổ Tiên thường có cỗ bàn để dân họ liên hoan tất niên; còn lễ đưa, xưa kia có bánh trái, bây giờ chỉ hương, đèn, cau trầu và rượu. Việc sắm sửa các lễ cúng ở nhà thờ họ, ngày trước có định mức rõ ràng, lấy từ hoa lợi của ruộng hương hỏa do Tổ Tiên khai phá, tậu mua để lại, bây giờ, ruộng hương hỏa không còn vì đã đưa vào hợp tác xã, thành thử, dân họ, đến dịp, đóng góp; được nhiều thì lễ cúng sắm nhiều; được ít thì lễ cúng sắm ít. Theo đà tiến hóa của xã hội và theo cách nghĩ của các lớp trẻ sau này, việc cúng tế Tổ Tiên chắc chắn càng ngày càng giảm dù người ta đang có chủ trương duy trì “bản sắc văn hóa” truyền thống. Mỗi thời đại mỗi thay đổi; đó là cái đà lịch sử, ai mà cản được!
          Ngày đầu tiên của Tết trôi qua như thế. Ngoài việc đi thăm và tiếp đón khách, các cụ phải 3 lần - sáng, trưa và tối - cúng mứt, trà, bánh, trái trên bàn thờ gia tiên. Người ta quan niệm: Sau lễ cúng “lên nêu” ngày 30 tháng chạp năm trước, gia chủ đã mời gia tiên về cùng ăn Tết, thế nên đến bữa phải dọn mời các Ngài. Trước đây, phụ nữ trong mỗi gia đình phải nấu cơm, đồ ăn để dâng cúng từng bữa, nay, phần đông các gia đình đã cho qua việc nấu cúng. Kể ra đó cũng là một điểm đáng ghi nhận trong công cuộc giải phóng phụ nữ.
          Những điều viết trên đây là dựa vào phong tục tập quán ở quê tôi. Có thể mỗi nơi mỗi khác. Bài viết chỉ để chia xẻ và trao đổi.
                                                          Hoàng Đằng
                                 11/02/2015 (23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ)

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

THƯ THĂM THẦY HỒ XUÂN DIỆN NHÂN NGÀY 20/11/2014 - Hoàng Đằng


                        
             
              Tác giả Hoàng Đằng

 Đông Hà, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Thầy Hồ Xuân Diện thân kính,

Ở Việt Nam, đã phảng phất không khí ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM – 20/11. Có người gọi đó là Ngày Tết của thầy cô giáo, vì học trò đang nô nức mua hoa, mua quà tặng thầy cô. Nhìn cảnh ấy, tự nhiên em bùi ngùi xúc động, nhớ đến Thầy nhiều hơn.

Thầy đến dạy em – thuộc khóa đầu tiên của trường bán công Đông Hà – từ 1957. Năm học 1957 – 1958 ấy, em đã lên đệ lục (lớp 7 bây giờ). Cũng gọi là trường, nhưng bán công Đông Hà, về cơ sở vật chất, chỉ có một dãy gia binh dành cho vợ con lính đi theo chồng bỏ lại. Vách xây qua loa, không tô trát, mái lợp tôn đã ố rỉ, nền đất. Trước đó, dãy nhà này chia ra bao nhiêu “căn hộ” không biết, khi dùng làm nơi học, được phân thành hai phòng học: một dành cho lớp đệ thất (lớp 6) và một dành cho lớp đệ lục (lớp 7), không có chỗ nào nữa làm nơi nghỉ ngơi cho các thầy ngồi chờ trước khi dạy. Thế mà vì chúng em, Thầy đã đáp lời mời đến với trường. Năm học đó, trường có 3 giáo sư: thầy Nguyễn Viết Trác, thầy Trần Tu và Thầy. Cụ Nguyễn Khắc Thảo – người có công lớn trong việc vận động mở trường – vừa dạy Hán Văn, vừa làm giám thị, vừa quản lý văn phòng.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

GIỌNG HUẾ: GẦN CẢM, XA THƯƠNG - Lê Duy Đoàn


         
             Tác giả Lê Duy Đoàn


                 GIỌNG HUẾ - GẦN CẢM, XA THƯƠNG  
                                                               Lê Duy Đoàn

I. Những chuyện bên lề:

1. Cô gái Huế hỏi: Bài " Giọng Quảng - Gần thương xa nhớ" của anh, em đã đọc nhiều lần ,nhưng lần nầy đọc lại vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện ! Giọng Quảng thì gần thương xa nhớ, còn giọng Huế thì ra răng anh hè? Anh lậm tình cô gái Quảng rứa chơ có lậm tình với O gái Huế mô không? Có phải như người ta thường nói "Huế đi để mà nhớ , chứ không phải ở để mà ..." !
Chàng trai Huế trả lời: “Giọng Huế thì gần cảm, xa thương” em à. Ở gần nghe giọng Huế thầy thấm, có thấm mới cảm thương …nàng. Trai gái Huế thì " xa càng nhớ, ở càng thương" giống như anh với em ri nì!
Cô gái Huế nói: “ Anh nói rứa cho vừa lòng em thôi, chứ giọng Bắc sắc sảo, trau chuốt, chuẩn mực giọng nói như rót mật vào tai, giọng Nam ngọt như mía lùi như tai được rót mật răng anh không nói cảm nói thương mà cảm và thương chi “giọng Huế trọ trẹ của miềng” hở anh?
Chàng trai hơi lúng túng một chút trước câu hỏi ngược bất ngờ của cô gái, rồi cũng tìm được câu trả lời: “ Người dân ở xứ nào cũng yêu mến giọng quê của mình. Dù là người Bắc, người Nam hay người miền Trung cứ nghe giọng nói quê mình là thấy động lòng. Người Quảng động lòng giọng Quảng, người Huế động lòng giọng Huế.. Giọng quê qua miệng nói, qua tai nghe rồi đi qua tim. Giọng quê theo máu đi đến toàn thân,len lỏi qua từng tế bào rồi đi đến trú ngụ trong tâm hồn của mỗi con người.
Giọng quê miền nào cũng được người dân miền đó xem là vốn quý. Vốn quý đó được truyền thừa, bảo lưu và có tính chất bảo thủ. Như thế, giọng nói riêng của từng vùng miền không bị đồng hóa, mai một, hòa lẫn, hòa tan vào một giọng nói miền khác.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

TÔI VIẾT VỀ... THƠ TÔI - Đoàn Anh Kiệt


           
                 Tác giả Đoàn Anh Kiệt
      (Con trai út của blogger Phú Đoàn)


TÔI VIẾT VỀ... THƠ TÔI 

Dẫn: Hồi nhỏ, ba tôi làm thơ và đọc thơ khá nhiều. Và lần nào mẹ tôi cũng... chê thơ ông dở. Lúc đó không biết nên không dám bàn. Có lần ba tôi đọc thơ, bảo là thơ của nhà thơ nào đó nổi tiếng lắm (không nhớ chính xác tên), mẹ khen hay, song thật ra bài đó là ba tôi viết. Thì sau này tôi nghĩ thơ hay vì... tác giả cũng một phần từ đó mà ra.

Tới giờ, chẳng tự hào gì khi nói tôi quen cũng đã vài cô bạn gái, vì bạn bè tôi đa phần đều "mồ yên mả đẹp" trong nấm mồ hôn nhân hết. Mà lạ, cô nào trước khi quen tôi đều hay khen (có khi vì lịch sự không chừng) là anh viết hay, rồi khi dính chút "cổ phần" trong đời nhau thì cô nào cũng chê thơ/văn anh... dở quá.

Chuyện cũ không nhắc làm gì, cô bạn hiện nay, dân chuyên Văn ngày trước, mỗi khi ngồi chơi, tôi hỏi [thiệt thà] em thấy anh viết thơ trên FB vầy được hông, cô ta cười đáp (nguyên văn) "thơ anh hay, có điều em đọc mệt quá", hỏi sao mệt, cô nói "thì... gật đầu chào người quen hoài nên mệt". Hic, của đáng tội, tôi thì [gần như] không bao giờ chôm thơ ai, hễ đăng đều ghi tác giả, không nhớ thì ghi st, dẫu rằng hay chơi chiêu nhập nhằng chữ st dù thơ mình viết.

Thì đọc nhiều ắt sẽ ảnh hưởng, không dính tứ thơ/ý thơ, cũng dính chút phong cách tác giả mình thích. Suy cho cùng, tôi... trí nhớ tốt, chứ tôi có phải anh chàng Trương Vô Kỵ, học Thái Cực quyền xong quên liền để mà vận dụng theo ý mình đâu. Hôm cafe' với nhau, vui miệng tôi nói thế, nhân tiện trích luôn bài thơ mình khá thích:

                  CHIA

                  Chia tay
                  em chọn nỗi sầu
                  Bán đi mua lại
                  mộng đầu chưa nguôi
                  Bỗng đâu
                  một sớm hoa rơi
                  Kiệu dâu em
                  bước bên người thảnh thơi
                  ….
                  Chia anh
                  nỗi nhớ ngày xưa
                  Bán không đặng
                  đành đổ thừa…
                  hên xui

Nghe xong cô ta bảo thơ gì nghe phát chán, từ "hên xui" bình dân vậy mà đưa vô, phân tích một hồi tôi thấy luôn bài này sao... mất giá quá! Cũng ráng nói thì mà là, song lý lẽ... của trái tim luôn chiến thắng. Đành thôi vậy! Tưởng thua rồi thì thôi, nào ngờ cô ta được nước nói thêm cái bài Không đề của anh nó tệ cực kỳ, trích đăng nguyên văn:

                  Tình thoảng qua như gió
                  Lá vui đùa xôn xao
                  Ngày phơi sầu đã ráo
                  Sao nắng còn hanh hao

                  Mùa qua tình như nắng
                  Vàng góc đời nhỏ nhoi
                  Chim xanh nào đang hót
                  Đâu ngờ ngày lẻ loi

                  Có người chân bước lỡ
                  Lạc lối tình không hay
                  Tưởng rằng mình hạnh phúc
                  Ô hay bụi… mắt cay

                  Đời trôi sao quá vội
                  Tình cứ mãi mông lung
                  Lá rơi chưa ngập lối
                  Đâu rồi tay nắm tay

                  Bao năm mình nông nổi
                  Đổ thừa đời không may
                  Chợt một ngày sám hối
                 Tình đã thành mây bay...

Đặc biệt là câu cuối, nguyên văn "người lớn còn chơi... đổ thừa". Rồi mấy bài xưa xưa nữa "phơi tình ngày nắng ráo, con tim đổ mưa rào, em ngày xưa... lỡ dại, yêu anh đời hư hao", thơ thì toàn ý người khác, lời thì cũ, tứ thì mòn. Bực quá, đành ráng... mặt dày viết bài để "em nó" khai sáng tri thức bình luận thơ ca.

Thơ chủ yếu là gì? Là tạo niềm cộng hưởng với người đọc. Cùng một bài, người này cảm khác, người kia cảm khác. Đối với anh A, bài này hay nhưng với anh B thì vẫn bài đó là dở. Nhưng nếu vậy thì cần chi đến nghệ thuật phê bình? Thơ, với tôi, là cách sắp chữ, để nói lên cái mà mình không nói được! Thì đó, có thất tình đâu, có chia tay đâu, song thơ chia tay, thơ thất tình thích thì viết một ngày vài... trăm bài còn dư sức, đặc biệt là thời 26, 27 tuổi. Thẩm thơ, đâu phải chỉ "tâm tri" còn phải có "trí tri" nữa chứ. Con chữ vốn vô hồn, ai cũng học đủ bảng chữ cái, nhưng viết một bài văn cho đúng chính tả chưa chắc đã là việc dễ làm với khá nhiều người, nói chi đến viết để cộng hưởng cảm xúc được?

Hồi 26; 27 tuổi tôi gần như muốn là viết. Thơ cũng được, văn cũng xong. Phóng bút thành văn dễ ợt chứ khó gì, ráp vần ráp chữ là xong. Nhưng mà nói thật, đọc lại nhiều khi... xấu hổ lắm.

Còn phê bình, phê bình cái gì đây ngoài câu chữ hiển hiện đó? Phân tích nhịp điệu, phân tích từ ngữ để mà thấy cái dụng công của tác giả, và với bài nào "tuyệt đỉnh" thường là một câu "hồn nhiên,  thiên thành". Đạt đến mức hồn nhiên như trời có sẵn đó thì TẤT CẢ đều phải dụng công, dụng công trong từ ngữ cực nhiều. Lao tâm khổ tứ để tìm cho được một chữ ráp vô, sửa tới sửa lui, đọc đi đọc lại, rốt cục chỉ muốn đạt tới mức tự nhiên như không cần dụng công.

Tôi viết cũng không ít bài bình thơ, đa phần là thơ xưa, thơ Tàu, và tôi tự nhận cái đó là bình giấm, như một nhà phê bình người Pháp tự nhận "rượu để chua quá thì thành giấm, viết không được thì... đi bình luận vậy". Nhưng thật ra, người viết bài bình luận thì có lẽ cực hơn người viết, người viết vì một cảm xúc gì đó phóng bút là xong, còn người bình đọc xong, chờ lắng cảm xúc, tìm dẫn chứng, tìm câu văn, tìm minh họa để mà bình cho người đọc thưởng lãm. Nên tuy "ai đem phân chất một mùi hương, hay bản cầm ca tôi chỉ thương" nhưng bình thơ bình văn vẫn cần lắm. Còn đọc chê dở chê hay thì nào có khó gì? Như ngày trước tôi chê Truyện Kiều, tôi cũng phải ráng viết cho được một bài [dù] ngắn để mà chê cho... có hồn (?)

Chỉ là... bụt chùa nhà không thiêng! Hic

                                                                         Đoàn Anh Kiệt
                                                                           29/10/2014

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

ĐỖ HỮU, LƠ LỬNG MỘT DÒNG THƠ - Nguyễn Khôi


     

        ĐỖ HỮU - LƠ LỬNG MỘT DÒNG THƠ
                                 
  Thơ Việt Nam, từ sau năm1945 thường hiện hữu trên hai chiến tuyến : "Quốc gia- VNCH- chống Cộng" / "Kháng chiến - Cộng sản XHCN" cả hai đều được hệ thống thông tin báo chí (phe nào, phe nấy) quảng bá hết cỡ...
  Tuy nhiên, còn có một dòng thơ lơ lửng, không phe phái nhưng thấm đẫm hồn Dân tộc với một nghệ thuật "rất Thơ" (không  in ấn xuất bản) cứ âm thầm truyền lan trong lòng người dân Việt ở mọi phía ...Ví dụ : như Trung niên Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998), Thi sĩ Đỗ Hữu (1938-2009) ...
  Với Bùi Giáng, thì đến hôm nay (2014)đã được cả 2 phía coi là một trong các nhà thơ lớn của Dân tộc ? còn Đỗ Hữu thì còn rất ít người biết đến, nhất là với giới thơ văn ở Hà Nội.