BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU TẦM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU TẦM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT, PHẦN IV : THƠ HÌNH - La Thụy sưu tầm và biên tập

Sau khi giới thiệu dạng thơ bình thanh, dạng thơ đọc nhiều cách, dạng thơ Việt đệm ngoại ngữ và dạng thơ nói lái đến quý bạn đọc. Hôm nay, chúng tôi mời quý bạn đọc thưởng thức thêm một dạng thơ Việt Nam đặc biệt thứ tư nữa, đó là dạng thơ hình

        
                              La Thụy


     NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT
                      PHẦN IV : THƠ HÌNH
    
1/ THƠ HÌNH THOI  
  
                               MƯA RÀO

                                     Mưa
                                 Lưa thưa
                               Vài ba giọt…
                             Ai khóc tả tơi ,
                         Giọt lệ tình đau xót?...
                    Nhưng mây mù tịt, gió đưa
                   Cây lá rụng xào xạc giữa trưa.
            Mưa đổ xuống ào ạt, mưa, mưa, mưa !
         Thời gian trôi tan tác theo tiếng mưa cười!
       Không gian dập vùi tan nát theo thác mưa trôi          
   Đàn em thơ nhào ra đường, giỡn hớt chạy dầm mưa 
Cỏ hoa mừng nên vận hội, ngả nghiêng tắm gội say sưa
                 Nhưng ta không vui, không mừng. 
                     Lòng không ca, không hát!
          Ta đưa tay ra trời, xin giòng mưa thấm mát.
          Tưới vết thương, lòng héo hắt tự năm xưa!
          Nhưng, ô kìa! Mưa rụng, chóng tàn chưa!
                  Trời xanh xanh, mây bay tan tác.
                        Ai còn ươm hạt mưa đào,
                         Lóng lánh trong tim hoa
                               Ai ươm mơ sầu
                               Ôi mong manh,
                                   Trong tim
                                        Ta !
   
                               (NGUYỄN VỸ)  


Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT, PHẦN III : THƠ NÓI LÁI - La Thụy sưu tầm và biên tập

Sau khi giới thiệu dạng thơ bình thanh, dạng thơ đọc nhiều cách và dạng thơ Việt đệm ngoại ngữ đến quý bạn đọc. Hôm nay, chúng tôi mời quý bạn đọc thưởng thức thêm một dạng thơ Việt Nam đặc biệt nữa, đó là dạng thơ nói lái     

         
                              La Thụy

     NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT - PHẦN III :
                                       THƠ NÓI LÁI

Những nhà thơ chuyên viết dạng thơ nói lái là nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Bùi Giáng, nhà thơ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, nhà thơ Võ Quê.

Đọc thơ HỒ XUÂN HƯƠNG, chúng ta thấy bà nói lái thật dí dỏm:

     Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
     Trái gió cho nên phải lộn lèo. 
                          (Kiếp Tu Hành)

     Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
     Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo.
     Chày kình, tiểu để suông không đấm,
     Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo. 
                           (Chùa Quán Sứ)

     Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
     Rủ chị em ra tát nước khe. 
                             (Tát nước)

     Thú vui quên cả niềm lo cũ
     Kìa cái diều ai nó lộn lèo. 
                        (Quán Khách)  


Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT PHẦN II : THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH, THƠ VIỆT ĐỆM NGOẠI NGỮ - La Thụy sưu tầm


                    
                           La Thụy


 NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT PHẦN II : 
 THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH, THƠ VIỆT ĐỆM NGOẠI NGỮ

 Ngoài DẠNG THƠ BÌNH THANH đã đăng :

  a/ http://www.art2all.net/tho/lathuy/dangthobinhthanh.htm
  b/ http://phudoanlagi.blogspot.com/2011/09/dang-tho-binh-thanh_21.html

Sau đây, mời các bạn đọc một số dạng thơ đặc biệt khác.


   I - THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH 

      1. Đọc theo 2 cách: 
 
       ĐỀ TRANH MỸ NỮ
        (Thuận nghịch độc) 

       Đọc xuôi:  
         
       Hương tiên gác vắng nhặt ca oanh            
       Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh                      
       Sương đỉnh trướng gieo từng dục mộng,                            
       Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.                      
       Vàng thưa thớt cúc tan hơi dạm,                            
       Lục phất phơ sen đọ rạng thanh                          
       Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm                              
       Phòng tiêu lạnh lẽo khoá xuân xanh.
                                             
       Đọc ngược (theo âm Hán Việt):
                             
      Thanh xuân toả liễu lãnh tiêu phòng                          
      Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.                          
      Thanh rạng độ liên phi phất lục,                            
      Đạm hi tan cúc thát sơ hoàng.                                
      Tình si dị tố liêm biên nguyệt,                            
      Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.                              
      Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mỗi bận,                            
      Oanh ca nhật vĩnh các tiên hương                
                                     PHẠM THÁI

      2. Đọc theo 6 cách:

      CỬA SỔ ĐÊM KHUYA

      Hoa cười nguyệt rọi cửa lồng gương
      Lạ cảnh thêm buồn nợ vấn vương
      Tha thiết liễu in hồ gợn bóng
      Hững hờ mai thoáng gió đưa hương
      Xa người nhớ cảnh tình lai láng
      Vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng
      Qua lại yến ngàn dâu ủ lá                    
      Hòa đàn sẵn có dế bên tường                        
                        HÀN MẶC TỬ

     Cách đọc 1:   Đọc xuôi
     Cách đọc 2 :  Đọc ngược
     Cách đọc 3 :  Bỏ 2 chữ đầu  ở mỗi câu đọc xuôi
     Cách đọc 4:   Bỏ 2 chữ sau ở mỗi câu đọc xuôi
     Cách đọc 5 :  Bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu đọc ngược
     Cách đọc 6 :  Bỏ 2 chữ sau ở mỗi câu đọc ngược  

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

ẢNH MÀU MIỀN BẮC VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 1914 - 1920


Đối với những người quan tâm về Việt Nam, Viện Bảo Tàng Albert Kahn vùng ngoại ô Hauts-de-Seine sát cạnh Paris là một địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là nơi lưu trữ một bộ sưu tập hiếm hoi ảnh màu về Việt Nam chụp ngay từ đầu thế kỷ 20, thời ngành nhiếp ảnh vẫn còn sơ khai. Giá trị của bộ sưu tập này rất lớn vì nó giúp cho các thế hệ hiện nay thấy rõ được bằng hình ảnh, với màu sắc rõ ràng, một phần diện mạo của Việt Nam cách nay một thế kỷ. (Trích RFI)


Bộ sưu tập: Archives de la Planète
© Musée Albert Kahn - Département des Hauts-de-Seine



Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

CÂU ĐỐI TẾT XƯA VÀ NAY - La Thụy sưu tầm và biên tập


              
                                     La Thụy


           CÂU ĐỐI TẾT XƯA VÀ NAY
                        La Thụy sưu tầm và biên tập

    Tiêu đề của bài viết là CÂU ĐỐI TẾT nhưng hình minh họa đầu tiên không phải là câu đối và cũng không đề cập gì đến Tết. Hơn nữa, hình thức trình bày lại bất cân phương như dạng thơ lục bát. Vâng, đó chính là hai câu: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” trích trong bài thi kệ “Cáo Tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư. Tuy không phải là câu đối nhưng chữ thư pháp quá đẹp. Hơn nữa ý thiền tràn ngập, hương xuân thơm ngát nên tôi đưa lên trên các câu đối khác.

           
             Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
             Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
                          (Mãn Giác thiền sư)


                       

                     Nguyễn Tôn Nhan 
                       (1948 - 2011)

      

   

  

  

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                            Lộc tiến vinh hoa gia đường thịnh
                            Phúc sinh phú quý tử tôn vinh

Ở câu đối này, chữ PHÚ () trong vế đối thứ hai (phía trái), người viết thư pháp viết nhầm thành chữ PHÚC ()
Không những chỉ riêng câu đối này, một số câu đối khác cũng không được chuẩn lắm.
Ví dụ câu đối: “Xuân tha hương sầu thương về QUÊ mẹ / Tết xa nhà buồn bã nhớ QUÊ cha”, bị lặp từ QUÊ và cùng thanh bằng trong mỗi vế. Nếu chỉnh lại ĐẤT MẸ thì đối chuẩn hơn.
Hoặc câu: “Niên hữu tứ thời xuân VI thủ / Nhân sinh bách hạnh hiếu VI tiên”. Câu đối gốc vốn là "xuân TẠI thủ"
Nhìn chung, ngoài những câu đối của các nhà nho, nhà thơ nổi tiếng, vẫn còn một số câu đối còn chưa chỉnh về từ loại, về ý, về thanh, … tôi sưu tầm và tải lên để thư giản trong những ngày cuối năm. Chúc quý bạn có nhiều niềm vui nhé!

                                                           La Thụy sưu tầm và biên tập

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

DẠNG THƠ BÌNH THANH - La Thụy sưu tầm và biên tập


      


        DẠNG THƠ BÌNH THANH                          

        Thi ca Việt Nam vừa phong phú súc tích về nội dung, cú pháp, ngôn từ; vừa đa dạng về thể loại (thất ngôn, bát ngôn, tứ tuyệt, bát cú, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do…) Hầu như thơ các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, thơ các nước Tây phương đều gieo vần ở cuối câu (VẦN CHÂN – CƯỚC VẬN), thơ Việt Nam còn gieo thêm vần ở giữa câu (VẦN LƯNG – YÊU VẬN) như trong thể THƠ LỤC BÁT, THƠ SONG THẤT LỤC BÁT (có khi còn gieo nhiều vần trong một câu). Ngoài ra, nhiều nhà thơ Việt Nam còn sáng tạo thêm nhiều dạng thức mới như : thơ đọc nhiều cách, thơ hình, thơ Việt chèn ngoại ngữ, thơ bình thanh... Hôm nay, tôi xin giới thiệu DẠNG THƠ BÌNH THANH đến các bạn yêu thơ