BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

NHẠC SĨ PHẠM DUY ĐÃ PHỔ NHẠC THƠ CỦA LINH PHƯƠNG HAY THƠ CỦA CHUẨN NGHỊ ?- La Thụy




NHẠC SĨ PHẠM DUY ĐÃ PHỔ NHẠC THƠ CỦA LINH PHƯƠNG HAY THƠ CỦA CHUẨN NGHỊ ?

*
Bài thơ
ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến trận Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả

Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt

Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang sông
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh – ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em – anh sẽ cố quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.

                    LINH PHƯƠNG

*
Bài thơ
KỶ VẬT

Em hỏi
Xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa,
Anh trở về không bằng huy- chương chiến-thắng.
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng,
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng -ca.
Anh trở về nằm giữa vòng hoa,
Những vòng hoa tang chan-hòa nước mắt.
Anh gởi về cho em vài kỷ-vật,
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù.
Nó đã từng che nắng che mưa,
Đã từng hứng cho anh giọt nước.
Chiều dừng quân nơi địa-đầu lạnh buốt,
Nấu vội-vàng trong đó nắm cơm khô.
Anh gởi cho em một tấm poncho,
Đã rách nát theo hình-hài năm tháng.
Lều dã-chiến trên đồi hoang cháy nắng,
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa.
Làm chiếc võng nằm nhìn đời lính đong-đưa,
Và….khi anh chết cũng poncho tẫn-liệm.
Nay anh gửi cho em làm kỷ-niệm,
Nhận không em chút tình lính này đây ?
Tình lính đơn-sơ vì chinh-chiến kéo dài,
Nhưng tình lính chỉ lạt phai
Khi hình-hài và con tim biến-thể.

Chuẩn úy NGUYỄN ĐỨC NGHỊ
(Chuẩn-Nghị 1969)

*
Bản nhạc
KỶ VẬT CHO EM

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả
Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã…em ơi…

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt không quen
Cố quên đi một lần trăng trối …em ơi…
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

                             Nhạc sĩ Phạm Duy

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

HOA MAI TRONG THƠ CỔ VN - Trần Ngọc Tính

Nguồn:
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2008/02/hoa-mai-trong-th-vit-nam-c-in.html

          Mai vang ngay tet

           HOA MAI TRONG THƠ CỔ VN
                                                 Trần Ngọc Tính

Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Minh Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập “Mộng mai đình”. Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi “vang bóng một thời” ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông,…

mai1

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

NHÂN NĂM KỶ HỢI NÓI CHUYỆN VỀ HEO - Hoàng Đằng


     

        NHÂN NĂM KỶ HỢI NÓI CHUYỆN VỀ HEO 
                                                                              Hoàng Đằng

Năm tới (2019) là năm Kỷ Hợi theo Âm Lịch. Biểu tượng của năm Hợi là con heo. Nhiều người nói rằng ai sinh năm Hợi thì có số sướng; chắc ý họ muốn nói là khỏi làm gì hết, chỉ nằm mà được nuôi ăn như con heo.
Con heo ăn nhiều và muốn ăn nhiều bữa trong ngày. Do đó, người ta có phong tục dùng con heo bằng đất nung để bỏ tiền tiết kiệm, thể hiện mong muốn sự tiết kiệm liên tục, nhiều lần nhất trong ngày có thể được.
Tôi không tin người tuổi con heo thì sướng.
Con heo được nuôi ăn càng đầy đủ thì càng chóng lớn; mà lớn thì heo sẽ chóng bị giết lấy thịt; nghĩ thế thì những người tuổi Hợi nên có phần lo!!!.
Nhưng hãy xem lại … Trước khi nuôi trong chuồng để thành một gia súc, heo vốn là thú hoang trong rừng. Để tồn tại, heo phải chống chọi, cạnh tranh sinh tồn với các loài thú hoang khác, phải ngày đêm săn lùng, đào bới tìm thức ăn.
Thành thử, người tuổi Heo cũng như người tuổi Trâu, tuổi Cọp … phải “tay làm" thì hàm mới có nhai. Người nào đó tuổi Hợi mà giàu có, chức phận hơn người, cứ tin theo Phật Giáo, ấy là nhờ kiếp trước khéo tu.
Và coi chừng! Người có tiền tài nhiều, danh vọng cao chưa chắc đã hạnh phúc; "càng cao danh vọng càng dày gian nan"!!!

SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ Ý NGHĨA GIỮA CÁC TỪ CAN QUA, MÂU THUẪN - Đỗ Chiêu Đức


        Äá»— Chiêu Đức
                       Tác giả Đỗ Chiêu Đức


       Thành Ngữ Điển Tích :

       SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ Ý NGHĨA
       GIỮA CÁC TỪ CAN QUA, MÂU THUẪN  
                               
Có nhiều thành ngữ được thành lập bởi những chữ có ngữ nghĩa giống nhau, nhưng lại cho ra những từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong số đó có 2 cặp từ kép CAN QUA và MÂU THUẪN. Sau đây, ta sẽ lần lượt truy nguyên để tìm hiểu tận gốc ý nghĩa của 2 cặp từ này.

*CAN QUA 干戈 :
   CAN  : là Có Quan Hệ, như Can Dự 干預(與, Can Hệ 干係, Can Thiệp 干涉, Can Liên 干聯, ta nói là Liên Can... CAN vừa là Bộ vừa là Chữ theo lối Tượng Hình như sau:  


           
  Giáp Cốt Văn       Đại Triện             Tiểu Triện              Lệ Thư

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

ÁO YẾM – DI SẢN TRANG PHỤC VIỆT NAM / Thu Huong

Nguồn:
http://gocnhosantruong.com/goc-nho-nhiep-anh/2920-ao-yem-di-san-trang-phuc-cua-viet-nam

         

       ÁO YẾM – DI SẢN TRANG PHỤC VIỆT NAM
                                                                       Thu Huong

Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.
Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

HOÀI NIỆM ÁI TỬ… - Nhất Lâm

Nguồn: Tạp chí Sông Hương số 232 - 06 - 2008

Trước năm 1945, mỗi lần đi qua Ái Tử, tôi không khỏi lo sợ… Một sự lo sợ mơ hồ. Còn vì sao mà sợ thì cũng chẳng biết.

   
                                Dinh Trấn Ái Tử


        HOÀI NIỆM ÁI TỬ…

Mùa hè mảnh đất Quảng Trị gió Nam Lào thổi ù ù làm cát bụi dọc đường thiên lý bay mịt mờ như ai ném cát lên không trung. Còn về mùa mưa, nhất là mưa mấy tháng đông kéo dài thì buồn lắm. Ngày ấy rừng còn dày lắm, rừng lan ra đến đường sắt và ban chiều hay đêm tối là thú rừng ra tận quốc lộ 1A.
Khi tôi lên 8 lên 10 thì Ái Tử trở thành sân bay của người Pháp. Nói cho đúng nghĩa thì Ái Tử chỉ là bãi bay cho loại máy bay bà già, đa cô ta với tốc độ dưới 300 cây số giờ, có việc gì quan trọng mới hạ cánh xuống Ái Tử.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI - Phan Chính

Trong 3 ngày (22 – 24/10), tại Dinh Thầy Thím, xã Tân Tiến, thị xã La Gi sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá du lịch Dinh Thầy Thím năm 2018. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức Thầy Thím và là hoạt động gắn với kỷ niệm 23 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/2018). Đây là một trong 5 lễ hội lớn của địa phương và được tỉnh Bình Thuận chọn là lễ hội phục vụ phát triển du lịch.
Xin mời quý bạn đọc bài viết CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI của tác giả Phan Chính

       

           CHUYỆN XƯA MÙA LỄ HỘI
                                             Phan Chính

           Dường như ở vùng đất biển La Gi vào những ngày lễ hội văn hóa Dinh Thầy Thím (La Gi, Bình Thuận) có sự chuyển động rõ nét hơn khi khắp ngõ đường rực rỡ sắc màu cờ phướn và những lượt xe ô tô từ các nơi qua lại rộn ràng. Có vẻ như khác thường với một không gian đất trời lởn vởn những áng mây bay trầm mặc sắc thu xanh. Tôi nhận ra nay là những ngày giữa tháng chín ta ở La Gi vẫn còn bất chợt những cơn mưa cuối mùa của thời tiết miền đông Nam bộ. Trong tôi vẫn không thể nào quên cảnh rừng hoang sơ ngày nào dù đang đi trên con đường nhựa phẳng phiu, hàng quán, bến xe nhộn nhịp bóng người ở ngảnh Tam Tân chẳng khác gì một góc phố thị thành.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ - Trần Hưng

Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?

       
                                                   (Ảnh: Trí Thức VN)

          MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” 
          CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
                                                                         Trần Hưng

Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ Hán () cũng có lý giải của riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” () (tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” () (tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại Hoa Hạ.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ? - Phan Chính

Nguồn:
http://www.baobinhthuan.com.vn/van-hoa/hon-ba-danh-thang-bi-bo-quen-105818.html#.WrRKn7gWFuc.facebook

BT- Khái quát về thiên nhiên của thị xã La Gi (Bình Thuận) thì Hòn Bà trở thành một biểu trưng khá ấn tượng, khó nhầm lẫn với bất cứ vùng đất biển nào. Đó là một hòn đảo nhỏ quanh năm bao phủ màu xanh cây lá và giống như một con rùa khổng lồ, ngẩng cao đầu lên sóng bạc bơi về phương Nam. Cũng có người ví von, Hòn Bà như một nốt nhạc trên những làn sóng lung linh hay một dấu chấm than của một huyền thoại sử thi Thiên Y Ana- Bà Chúa Ngọc…

                HÒN BÀ, DANH THẮNG BỊ BỎ QUÊN ?

             
                                               Hòn Bà – La Gi

Năm 2012, tỉnh Bình Thuận quyết định xếp hạng Hòn Bà là Di tích danh thắng nhưng lại tiếp tục lãng quên dù cách xa bờ chừng 2 cây số. Hòn Bà không chỉ đẹp với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, mà còn gắn với một sự tích có gốc gác văn hóa Chăm từ phiến đá nguyên sơ mang hình ảnh Po Inư Nưga bà mẹ xứ sở, nhưng trong quá trình phát triển, hội nhập của cộng đồng người Việt thì trở thành Thiên Y Ana thánh mẫu. Cũng từ ấy người dân địa phương truyền tụng nhau về câu chuyện tình rất đẹp với hồi kết là cảnh ly tan với các địa danh Núi Ông (Tánh Linh), suối Nước Nóng (Bình Châu) và Hòn Bà, đậm chất nhân văn và tâm hồn Việt. Đó cũng là giá trị văn hóa độc đáo của di tích Hòn Bà.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

CHỮ DỤC TRONG XỬ THẾ - Nguyên Lạc


      
                            Tác giả Nguyên Lạc 

CHỮ DỤC TRONG XỬ THẾ

VỀ CHỮ DỤC

Dục là từ gốc Hán có ý nghĩa là muốn: sự ham muốn, mong muốn, lòng ham muốn được thỏa mãn.
1. Theo Phật giáo, dục được chia làm 2 loại: Thiện dục và ác dục.
- Thiện dục : thường được xem như lòng ham muốn đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Suy nghĩ và hành động có tính vị tha.
- Ác dục : thường được xem như lòng ham muốn chỉ đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.[1]
DỤC là đầu mối của SÂN SI, gây ra khổ đau nên đức PHẬT khuyên nên DIỆT DỤC. Theo tôi, nhiều người nghĩ chưa chính xác lời khuyên nầy: - Diệt là diệt "ác dục", còn diệt "thiện dục" thì làm sao tinh tấn được. Như lòng ước muốn giác ngộ để cứu giúp con người mà diệt thì ôi thôi!
Đó là vài nghĩa của dục trong Phật giáo.
2. Trong đời thường  giống vậy, cũng có 2 loại: Thiện dục và ác dục (tà dục)
- Ác dục: tư dục chỉ nghĩ tới quyền lợi của riêng mình, của riêng gia đình, phe nhóm mình; mặc cho người đời, mặc cho đất nước quê hương tan nát, thê lương. Loại dục này làm cuộc sống con người khổ đau thêm, ngăn cản sự tiến bộ của nhân loại
- Thiện dục: lòng mong muốn cho mình và người, cho xã hội, quê hương, nhân loại tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, tiến bộ hơn. Nếu diệt lòng dục này sẽ ngăn cản bước tiến của nhân loại
Diệt cái ác dục, tà dục trong cuộc sống là điều đáng trân trọng  và sẽ làm cho xã hội, con người đẹp đẻ thêm, hạnh phú thêm

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

NHÂN VẬT TÀO THÁO - Thái Quốc Mưu


             
                        Tác giả Thái Quốc Mưu


                NHÂN VẬT TÀO THÁO
                                       Thái Quốc Mưu

Tào Tháo, tự Mạnh Đức, tên tục A Man, tự Cát Lợi. Sanh 155 sau tây lịch, tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé là người rất thông minh, ít để ý đến việc nhỏ, tính tình phóng khoáng, thích giao du,… rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, là người biết quyền biến, nhiều mưu lược. Ông mất ngày 15 tháng 3 năm 220, tại Lạc Dương, Hà Nam, thọ 66 tuổi.
Trong Bách Khoa Toàn Thư viết: “Tào Tháo vốn xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm…” Người viết về Tào Tháo trong bộ Bách Khoa Toàn Thư, không tra cứu kỹ, viết câu trên đây hoàn toàn sai sự thật!
Thực tế, theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Tào Tháo vốn dòng dõi Tào Tham, Tướng quốc của nhà Hán. Tào Tham sinh Tào Đằng.  Tào Đằng, một Thái giám có thế lực trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời Hoàng Đế: Hán An Đế, Hán Thuận Đế, Hán Xung Đế, Hán Chất Đế và Hán Hoàn Đế. Do công lao trải 5 đời, ông được phong chức Trung Thường Thị Đại Trường Thu Phí Đình Hầu.
Tào Tung tên thật Hạ Hầu Tung, sau khi làm con nuôi của Tào Đằng bèn đổi sang họ Tào. Tào Tháo còn có 1 người em trai, bị thất lạc từ nhỏ.

Năm 178, Hán Linh Đế nghe lời Đổng Thái Hậu cho áp dụng chính sách mua bán quan chức. Chức Tam công bán 10 triệu, tước hầu bán 5 triệu. Tào Tung (tức Hạ Hầu Trung) thân phụ Tào Tháo đã bỏ tiền ra mua chức Thái Úy trong dịp nầy.
Nhờ “chính sách” mua quan bán chức, bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn trọc phú, có cơ hội vào chốn quan lại. Sau khi mua được chức quan, chúng tha hồ bốc lột, cướp đoạt tài sản của dân lành hầu mau lấy lại vốn. Và, trong số ấy có nhiều tên ngu dốt, thất học. Cho nên, đôi khi cần giải đáp cho dân, chúng buông ra những câu trả lời chỉ làm trò cười cho trăm họ.
Thể chế chính trị thời Hán Linh Đế là một thể chế chính trị tồi tệ nhất trong mọi thời đại trên thế giới.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

LAN MAN BỜ NGẢNH TAM TÂN - Phan Chính


         

          LAN MAN BỜ NGẢNH TAM TÂN

          Đó là một đoạn bờ biển có cảnh quan đẹp. Cách xa bờ khoảng 50m nổi lên một cụm đá lô nhô như  đang khỏa mình với những làn sóng êm ả không ngớt dội vào. Ngảnh Tam Tân thuộc xã Tân Tiến cách trung tâm thị xã La Gi (Bình Thuận) khoảng 12 km. Đây cũng là địa danh nổi tiếng gắn liền với khu di tích Dinh Thầy Thím huyền thoại và nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

ĐỌC VÀ VIẾT LA DI HAY LA GI - Phan Chính


            


            ĐỌC VÀ VIẾT LA DI HAY LA GI

            Địa danh La Di, Hàm Tân đã có từ trước khi triều đình nhà Nguyễn đổi dinh Bình Thuận thành tỉnh gồm 2 phủ Hàm Thuận, Ninh Thuận và 4 huyện. Lúc ấy Hàm Tân chỉ là một làng thuộc tổng Đức Thắng, huyện Tuy Định rồi Tuy Lý (đổi từ huyện Tuy Định 1854), thuộc phủ Hàm Thuận. Sau đó, năm Thành Thái thứ 13 (1901) trích 2 tổng Cam Thang, Ngân Chử và một phần đất Tuy Lý để lập huyện Tánh Linh. Tại một dụ số của Duy Tân và được toàn quyền Pháp chuẩn y ngày 3.5.1916 thành lập Trung kỳ tách ra một tỉnh là Lâm Viên và lập thêm một số huyện mới, trong đó có Hàm Tân trên phần đất còn lại của Tuy Lý. Điều này cũng phù hợp qua ký ức của những người cùng thời và trên các văn tự hiếm hoi.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH CON NGƯỜI LA GI, BÌNH THUẬN - Phan Chính

   
           

           ĐẶC TRƯNG TÍNH CÁCH CON NGƯỜI LA GI

           Ở một đô thị nhỏ như La Gi, quanh quẩn chỉ mấy con đường không khó để gặp mặt nhau tình cờ rồi trở thành thân thiết. Con Sông Dinh từ tiền kiếp là một phần đời sống thiên nhiên của thị xã này, nay khép nép giữa đôi bờ vườn cây xanh, những chòm dừa luống tuổi rồi trườn mình ra đến biển. Đâu đó, bóng chiều phai nắng làm mơ màng màu nước sông trôi để thức tiếng chim bìm bịp gọi cơn nước lên. Như một yếu tố quyết định của người xưa khi tụ hội quần cư, mở đất lập nghiệp là dựa vào một dòng sông để trên bến dưới thuyền và trải đất đón phù sa bồi đắp. Nghề biển cũng thuận, làm nông cũng trù phú. 

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

VÌ SAO NGUYỄN DU LẠI VIẾT “ĐÊM ĐÊM HÀN THỰC, NGÀY NGÀY NGUYÊN TIÊU - Lại Quảng Nam


         
                     Tác giả Lại Quảng Nam


VÌ SAO NGUYỄN DU LẠI VIẾT “ĐÊM ĐÊM HÀN THỰC, NGÀY NGÀY NGUYÊN TIÊU

 Tiểu dẫn
Tính đến nay Đoạn trường tân thanh (Kiều) đã xuất hiện trên dưới 200 năm. Người khảo sát Truyện Kiều của Nguyễn Du lần đầu tiên một cách tường tận và có hệ thống là ông Vân Hạc Lê văn Hòe (1953) (1) với quyển Truyện Kiều Chú-Giải rất nổi tiếng trong văn giới và trong giới giáo dục. Ông dừng rất lâu lại tại câu Kiều thứ 942 này, với ưu tư là tại sao Nguyễn Du lại viết "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu", mà lại không viết "ngày ngày Hàn thực, đêm đêm Nguyên tiêu", bởi tất cả lễ lạc đông người dành cho quần chúng do triều đình Tàu sắp đặt đều xảy ra, ban ngày cho Hàn Thực, ban đêm cho ngày Nguyên Tiêu. Sự ưu tư này kéo dài mãi đến hơn nửa thế kỷ nay, đúng hơn là 60 năm nay mà không ai lý giải một cách rốt ráo để rồi "?" ….

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

LA GI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT / XỨ ĐẠO TÂN LÝ ĐÃ 130 NĂM - Phan Chính


      
         
          LA GI, DẤU TÍCH THỜI MỞ ĐẤT

          Nét độc đáo của di tích Vạn Phước Lộc (thị xã La Gi) vừa là dinh vạn thiết chế tín ngưỡng dân gian thường thấy ở vùng biển nhưng lại cũng có đình thờ Tiền hiền- Hậu tổ theo tập tục thờ Thành hoàng bổn cảnh của người dân vùng nông thôn. Cho nên từ mối quan hệ thờ phụng đó, quyết định về xếp hạng di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào năm 2012, công nhận di tích với tên gọi là “Đình và Vạn Phước Lộc”. Trong khuôn viên di tích có điện thờ thần Nam Hải. Trước khám thờ có tẩm thờ hàng trăm bộ ngọc cốt cá Ông được lưu giữ từ nhiều đời, trong đó có bộ xương lớn cá Ông (còn gọi là Ông Đại) có cách đây trên 200 năm.

NÀO AI MẠC MẶT - Phạm Xuân Hy


         

          
                               NÀO AI MẠC MẶT

Xa nhà hơn hai tháng, rong chơi ở Cali, sáng nào tôi cũng dậy thật sớm  làm tây ba lô, lang thang, thất thểu đi bộ một mình trên khắp những con đường bàn cờ của Little Sàigon. Rồi chờ xe búyt ở ngã tư  phố Bolsa, đổi xe đi ra biển, ngắm nắng sớm ban mai, nghe chim hải âu gọi nhau  ì ào rỡn sóng, lả lướt nô đùa... Đến trưa, thì lại bắt xe búyt trở vào thành phố, làm người rừng ngơ ngác xem cảnh sinh họat buôn bán của cộng đồng người Việt mình. Đói bụng, thì làm khúc bánh mì tay cầm, với một lon côca, hay ghé vào quán cơm chỉ. Năm đồng một bữa. Rẻ . Mà thật ngon. Còn sang một tí, thì vào Nguyễn Huệ đánh một tô phở gà, rồi ra hiên ngoài gặp lại một vài người bạn tiền kiếp, nhắc chuyện vân cẩu năm xưa. Lúc nào mệt, thì kiếm một ghế trống trong những trung tâm thương mại lộng lẫy và sạch sẽ, ngả lưng mà thả hồn Trang Chu đuổi bướm.
Đã hơn bốn chục năm rồi, nay tuyết đã bạc mái tóc kim sinh, mới lại được hưởng cái thú lang thang giang hồ vặt này.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

HÒN BÀ, DẤU CHẤM THAN HUYỀN THOẠI! - Phan Chính


     
                             Hòn Bà, thị xã La Gi


      HÒN BÀ, DẤU CHẤM THAN HUYỀN THOẠI!

      Từ bờ biển La Gi (Bình Thuận) nhìn thấy đảo nhỏ Hòn Bà tựa như một con rùa khổng lồ đang chồm lên sóng hướng về phương nam. Đầu rùa là một tảng đá lớn nằm lẻ loi cạnh chân đảo. Rùa là một trong bốn hình tượng hoàn chỉnh của thuyết phong thủy (rồng, phượng, rùa, hổ) và “kim quy trấn khẩu” ngay của biển La Gi có thể luận ra cái thế hội tụ của sự che chở và an lành.

       

NHÂN VẬT QUAN VŨ VÀ Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG - Nguyên Lạc


        
             Tác giả Nguyên Lạc


      NHÂN VẬT QUAN VŨ 
      VÀ Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG
                                                            Nguyên Lạc

XÂY DỰNG TƯỢNG QUAN VŨ NHÌN RA BIỂN ĐÔNG
Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng đang xem xét một dự án xây dựng khu du lịch tâm linh tại khu vực thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong đó hạng mục quan trọng nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ / Quan Công) với chiều cao dự kiến 36m.
Dự án có quy mô dự kiến gần 18ha tọa lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đầu tư .
Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép. Tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông [1]
Có rất nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề xây dựng tượng này, thuận cũng như chống, tôi xin được ghi ra đây cùng vài ý nghĩ của riêng mình

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

DẤU XƯA TRÊN NGẢNH TAM TÂN - Phan Chính


         

          DẤU XƯA TRÊN NGẢNH TAM TÂN

          Đoạn bờ biển hình cánh cung dài khoảng 3 km nối từ ngảnh Tam Tân với Đồi Dương Tân Lý (xã Tân Bình, thị xã La Gi, Bình Thuận) có một địa hình rất đẹp, cặp theo là đồi cát và rừng dương xanh mượt mà, còn lưu giữ nét hoang sơ. Tại đây cũng gần 100 năm, đã trở thành nơi in dấu một sự kiện mang ý nghĩa đẹp về lòng yêu nước và tình người  trên  vùng đất heo hút lúc bấy giờ. Từ tập “Thi tù tùng thoại” của Huỳnh Thúc Kháng và những bài viết của nhà văn Nguiễn Ngu Í (1921-1979) đã khắc họa lại câu chuyện những người tù Côn Lôn vượt ngục và tắp vào bờ biển này năm 1917. Hồi ấy, nhà tù Côn Đảo (xưa gọi là Côn Lôn) chuyện vượt ngục đã khó nhưng vượt biển để vào đất liền là điều may rủi, hiếm ai sống sót. Trên chiếc bè tre kết bằng những sợi dây rừng, sáu người tù thả trôi theo sóng gió, chấp nhận dạt vào đâu rồi mới tính tiếp, miễn sao thoát khỏi ngục tù. Trong nhóm tù có Nguyễn Cửu Cai, Nguyễn Kim Đài, Nguyễn Đình Kiên là tù “quốc sự phạm” còn lại 3 người là tù thường phạm dân Lục tỉnh. Nguyễn Đình Kiên còn gọi là Tú Kiên hoạt động trong phong trào Đông Du bị thực dân Pháp bắt cầm tù đày ra Côn Đảo. Sau này Tú Kiên là bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam kỳ, có những hoạt động tích cực ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Bình Thuận.