BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SƯU KHẢO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

CHỮ QUỐC NGỮ CHẾ NÉT BÚT LÔNG - Linh Đàn


      
                Tác giả Linh Đàn

Sau 16 năm nghiên cứu loại chữ QUỐC NGỮ CHẾ NÉT BÚT LÔNG nầy, chúng tôi đã tập hợp được thành quả về nét chữ, sự thành công là trước đây như Giáo sư Trần Cảnh Hảo, Linh Mục GS Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại Huế, và Thầy Phan Văn Dật đã khuyến khích, nên chúng tôi mạnh dạn thực hiện hoài bảo của người xưa, nhưng mãi đến năm 2002 Anh Lê Đình Lộng Chương, và một số hội viên của hội thơ Lan Đình Bà Rịa khuyên anh có năng lực thì cứ việc lên khuôn, gần đây nhất là cháu Lưu Hồng Sơn cũng có ý tương tự, do đó chúng tôi xin công bố mẫu tự chữ Quốc ngữ cổ điển hóa nầy để kính mời Quý Vị góp ý kiến cho bộ chữ nầy hoàn hảo hơn

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

ĐỘNG ĐÌNH HỒ, CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT - Trần Thị Vĩnh Tường

Nguồn: 
http://caobaquat.com.vn/?cao-ba-quat=ban-can-biet&id=769&dong-dinh-ho-coi-nguon-cua-toc-viet.html

     Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương (Bản đồ Bai Yueh (Bách Việt)

ĐỘNG ĐÌNH HỒ - CỘI NGUỒN CỦA TỘC VIỆT

Hồ Động Đình ở đâu?

Ở miền Nam sông Dương Tử, hồ Động Đình họp thành bởi nhiều hồ lớn. Mỗi năm vào mùa lũ nước sông Dương Tử chảy vào hồ, làm tăng diện tích hồ từ 2.800 km² đến 20.000 km². Quân Sơn, một đảo nằm giữa hồ có 72 đỉnh núi, rộng 1 km nổi tiếng với các loại trà thơm, hoa lá quý hiếm tươi tốt quanh năm. Cảnh đẹp thần tiên, nhiều truyện tích rất u linh chích quái, liêu trai chí dị. Từ hàng ngàn năm, nhắc đến Tiêu Tương Hồ Nam, là nhắc đến tiên cảnh Động Đình Hồ, đến “Bát cảnh Tiêu Tương” của vùng Giang Nam [Việt].

Động Đình Hồ Ngoại Sử

Từ miền Hoa Bắc [Hán] sa mạc, người thuộc chủng Hoa Hạ [Hán tộc] ào ào lưng ngựa triền miên chinh phục hết miền đất này đến miền đất khác. Người Hoa Bắc [Hán] nổi tiếng với nhiều lý thuyết gia, nhưng văn chương rất khô khan. Trái lại, miền Nam sông Dương Tử [Việt], nhất là miệt Động Đình sông nước mây khói mơ màng, nổi tiếng nhất với hai con sông Tiêu và Tương chảy vào lòng hồ, đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, hội hoạ, âm nhạc…

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

RỪNG DẦU TÂN LÝ, CÂY ME TÂY TUỔI ĐẦU BÌNH TUY - Phan Chính


        

                         RỪNG DẦU TÂN LÝ

        Nay còn sót lại một cụm rừng nguyên sinh khoảng trên ba hecta loại cây dầu lông ở gần khu Mã Thánh, thuộc làng Tân Lý (Tân Bình- La Gi). Những cây cổ thụ loại dầu lông có đến tuổi trên trăm năm, chứng nhân sự biến thiên của một vùng đất đang chuyển dần đến ngưỡng cửa đô thị hóa. Dầu lông còn gọi là dầu rái, dầu bao, chò lông…có cây cao đến 40 mét, tán rộng và đường kính khoảng 80cm. Còn có loại cây dầu cát, lá nhỏ hơn dầu lông, mặt lá mịn trơn, thích hợp trên vùng đất cát. Người dân địa phương Tân Hải, Tân Thiện trước đây sống nghề khai thác dầu bằng cách khoét ở phần gốc của thân cây làm miệng lấy nhựa dầu để bán cho ngư dân đóng thuyền, phủ lên vật dụng tre mây. Cách quản lý ngày xưa bằng sự tự giác của người dân trong vùng, miệng dầu của ai nấy lấy, dù trong rừng vắng mà không trộm cắp của nhau. Có khi phải dùng vỏ cây tràm đốt lên để kích thích nhựa chảy ra nhiều hơn. Dầu lông là nguồn nguyên liệu đặc biệt và không thể thiếu của một thời chưa tiếp xúc với những điều kiện khoa học hiện đại.

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

TÂM LÝ NGÀY TẾT - Phạm Quỳnh


         

                        TÂM LÝ NGÀY TẾT
                                        Phạm Quỳnh

Lời dẫn của Phạm Tôn: 
Bài này Phạm Quỳnh viết bằng tiếng Pháp nhan đề Psychologie du Tet, đăng trên phần Pháp văn của Tạp chí Nam Phong số 149-1924, sau này có in trong Tiểu luận 1922-1932 (Essais 1922-1932) và đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch rất đạt ra tiếng ta, xuất bản năm 2007. Nhưng ở đây, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bản dịch của Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn, con gái Phạm Quỳnh, và là tác giả luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong để tạo thêm một nét hứng thú trong ngày Tết này.

Những dịp để cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởng, để cùng nhau rung động…thật là hiếm có. Thường phải có những sự xẩy ra khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tính mạng cả một đoàn thể, để ai nấy đều phải để hết tâm trí vào.
Dân Việt Nam ta có cái may mắn, cái đặc ân là có một dịp vui chung cho tất cả, dịp ấy cứ đều đặn mỗi năm một lần vào ngày đầu xuân năm mới. Về dịp này tất cả đàn con đất Việt, từ người giàu cho đến kẻ nghèo, từ người tiên tiến cho đến kẻ thủ cựu đều một lòng một dạ, cùng nhau hớn hở đón chúa xuân, trong mấy ngày lễ long trọng, trang nghiêm mà cũng rộn ràng náo nhiệt biết bao! Ngày ấy là ngày TẾT.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

LA GI ĐẤT CỦA NGƯỜI TỨ XỨ - Phan Chính


            

            LA GI ĐẤT CỦA NGƯỜI TỨ XỨ

         Lần theo bước chân của Tư nghiệp Nguyễn Thông khi nhận chức Doanh điền sứ Bình Thuận (1877) đã lặn lội tận cùng núi cao hiểm trở từ phía tây Bình Thuận qua hướng bắc Biên Hòa, hết lòng với công việc của nhà quy hoạch. Những địa danh có từ trước đó sống lại trên trang sớ dâng vua "Nghĩ thỉnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ" (sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du). Khi đề xuất mở tuyến đường nối biển với vùng cao, Nguyễn Thông có nói đến các địa danh như La Di thuộc Hàm Tân và ước lượng quãng đường dài tính bằng đêm xe trâu đi. Rồi ở vùng lân cận đã có Bác Dã (Đồng Kho), Lạc Hải (Biển Lạc) thuộc Tánh Linh và Cao Cương (La Ngư), Thiển Môn (Cửa Cạn) thuộc Hàm Thuận Nam, Hàm Tân có Canh Man (Sông Phan ?)…Tất nhiên có những cơ sở từ sử liệu Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802- 1845) mà Nguyễn Thông tiếp tục trong quá trình khảo sát thực địa. 

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

LA GI, LAI LỊCH MỘT VÙNG ĐẤT - Phan Chính


              


     LA GI, LAI LỊCH MỘT VÙNG ĐẤT

       La Gi ngày xưa là phần đất nằm dọc bờ sông Dinh có dịch trạm Thuận Phước ở làng Phước Lộc, nằm trong hệ thống dịch trạm dưới triều Nguyễn trung hưng. Địa giới La Gi thời ấy bao trùm phần đất của các phường xã Phước Hội, Phước Lộc, Tân Thiện, Tân Phước, Tân An, Tân Bình, BìnhTân bây giờ… Khi thành lập huyện Hàm Tân (1916) do trụ sở huyện đặt tại làng Hàm Tân (trước đó thuộc tổng Đức Thắng, thổ huyện Tuy Lý- sau sáp nhập và đổi sang phủ Hàm Thuận thống hạt, tỉnh Bình Thuận) nên trở thành tên huyện. Cũng từ đó, lỵ sở huyện Hàm Tân nằm trên địa bàn làng Hàm Tân, tổng Phước Thắng, huyện Hàm Tân (từ năm 1910 đơn vị hành chánh Phủ và Huyện ngang nhau). Huyện Hàm Tân được thành lập gồm 2 tổng Phong Điền và Phước Thắng không còn trực thuộc phủ Hàm Thuận. Tổng Phong Điền có địa giới từ phía tả ngạn sông Dinh kéo dài lên các làng Tam Tân, Hiệp Nghĩa, Phong Điền và Thạnh Mỹ,Văn Kê. Tổng Phước Thắng từ hữu ngạn sông Dinh, gồm các làng Hàm Tân, Phước Lộc (địa bàn La Gi) đến Cù My, Thắng Hải giáp với Xuyên Mộc.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

LA GI THỜI THẢO MUỘI - Phan Chính


      

             LA GI THỜI THẢO MUỘI

             Vào khoảng năm 1930, trong một câu đối của tri huyện Hàm Tân Lương Trọng Hối phác hoạ mảnh đất La Gi “diện hải bối lâm”, không những về địa thế mà còn nói đến tiềm năng thiên nhiên ở đây như một dải lụa vắt dài từ biển lên ngàn. Tiếng là trung tâm huyện hạt Hàm Tân nhưng thời ấy chỉ lơ thơ làng chài Phước Lộc, Tân Long, xứ đạo Tân Lý và các xóm dân cư với chòm nóc nhà lợp lá buông rải rác cặp theo đồng ruộng Cây Trâm, Gò Tôn, Xóm Rẫy, Hồ Tôm… Rồi La Gi suốt mười năm là vùng kháng chiến thời chống Pháp, là những cánh đồng mùa vụ chập chờn, bãi biển vắng lặng vì chỉ cày gặt, chài lưới núp dưới bóng đêm bởi ngày phải tránh máy bay oanh kích. Cái nghèo khó tội nghiệp nhất còn mãi nỗi ám ảnh cả một thời trước bữa ăn với những lát mì sần sụi mang vài hạt cơm, nồi khoai lang luộc hay bằng bột củ nần… để sống xanh xao từng ngày như bầy khỉ, dọc hoang dã vô tư đu nhảy hái lượm trên cây.

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

ĐẬP ĐÁ DỰNG Ở THỊ XÃ LAGI, TỈNH BÌNH THUẬN VỚI VƯỜN HOA ANH ĐÀO - Phan Chính

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Phan Chính, trích trong tập sưu khảo “Lagi Đất Xưa – Diện Hải Bối Lâm” (nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2017)



ĐẬP ĐÁ DỰNG Ở THỊ XÃ LAGI, TỈNH BÌNH THUẬN VỚI VƯỜN HOA ANH ĐÀO

Thị xã La Gi có thế mạnh về phát triển du lịch. Hiện có 4 cơ sở Dinh Thầy Thím, di  tích lịch sử Dốc Ông Bằng, Hòn Bà và Đình-vạn Phước Lộc, đã được Bộ Văn hoá Thông tin- Du lịch và UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích lịch sử văn hoá, thắng tích và một số dinh vạn, đình chùa sẽ hình thành một tuyến du lịch tâm linh. Với La Gi, lễ hội dinh Thầy Thím đã tạo tiền đề cho phát triển du lịch từ hơn 30 năm qua. Về lâu dài, ngành du lịch phải xây dựng đồng bộ, đa dạng trong xu hướng phục vụ. Du khách đến La Gi không những để tắm biển, nghỉ dưỡng mà còn có nhu cầu tiếp cận với du lịch tâm linh, ẩm thực và các công trình, thắng tích tiêu biểu.

Có thể coi Đập Đá Dựng khá đặc trưng của một công trình xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, vắt mình qua dòng sông Dinh và nằm ngay trung tâm thị xã. Dưới chân đập là một bảo tàng đá, muôn hình muôn vẻ, tạo ra những bóng sương hư ảo từ thác nước biến đổi từng mùa.

Dưới thời VNCH khi vừa thành lập tỉnh Bình Tuy, đập Đá Dựng được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 1957, nay đã 60 năm. Địa hình hội tụ của đá với dáng đứng sừng sững lạ lùng như tên gọi. Đập dài 80m, chân dày 30m và cao 8m trên mặt nhằm tưới tiêu cho khoảng 500 ha ruộng, là nguồn nước sinh hoạt vừa định hình một điểm du lịch, tham quan hấp dẫn. Chỉ bằng những phương tiện thô sơ, sức người mà cảnh quan được cải tạo từ những gộp đá tự nhiên, cây rừng ven hai bờ đập đều có dàn bông giấy đỏ. Theo tư liệu 1957, trị giá công trình lúc đó trên 2 triệu đồng nhưng chỉ tốn ngân sách 100.000đ, còn lại là nguồn huy động từ cơ quan Viện trợ, tôn giáo, tổ chức xã hội. Thời gian xây dựng phần đập chỉ mất 4 tháng, trước khi mùa mưa đến. Mấy năm sau do lũ gây xói lở phía tả ngạn đầu đập nên xây dựng thêm khoảng 20 mét với nhiều ngăn xả nước, vách ngăn bằng những thanh vuông gỗ loại tốt, có thể rút lên, ghép lại theo rãnh vách ngăn đúc bê tông, tuỳ theo mực nước nguồn chảy xuống. Cũng từ cơn lũ đó mà tạo nên phần đá nổi tựa như một cù lao giữa hai dòng thác nước.

                                   Hoa anh đào ở thị xã La Gi

Phía hữu ngạn sông Dinh có một vườn hoa rợp bóng trên diện tích rộng khoảng 4 ha với những bồn hoa trang trí đan xen phượng đỏ và cây cảnh. Đặc biệt loài hoa đào này khác với loài mai anh đào ở Đà Lạt hay hoa anh đào Nhật Bản có thân cây nhiều nhánh và chỉ thích hợp ở xứ lạnh. Nhưng ở đây, thân cây suôn, xốp và lá mềm mại, những đoá hoa đóng chuỗi dài trên thân cây có màu hồng phấn và mùi hương ngào ngạt. Hoa nở mùa nào cũng có và rộ lên khi tiết trời vào xuân. Người dân địa phương gọi đó là hoa anh đào vì giống hệt hoa anh đào Nhật Bản.


       

Bậc thang từ mặt đập xuống bãi đá lô nhô có đắp tượng kỳ lân, cầu vọng nguyệt và tượng rồng “long ngư vượt vũ môn” dài chục mét, theo truyền thuyết ở thượng nguồn sông Trường Giang (TQ) có một thác nước, cá tập trung nhiều nếu con nào vượt lên thác sẽ hoá thân thành rồng (vũ môn). Trước đây có một nhà thuỷ tạ (toạ) mô phổng kiểu dáng chùa một cột ở Hà Nội đứng trong lòng hồ với hai tầng mái đúc ngói âm dương, hành lang trang trí hoa văn. Chỉ là chỗ nghỉ chân ngắm cảnh nhưng vẫn quen gọi đó là chùa nối với đập bằng một chiếc cầu phao. Nhà thuỷ tạ này bị lũ quét nhận chìm sau đó vài năm, nhưng với hình ảnh cũ ai cũng nhận ra Đập Đá Dựng ngày xưa. Với công trình kiên cố nằm giữa cảnh quan sông nước tĩnh lặng, vườn hoa anh đào rực rỡ đã trở thành khu pic-nic, cắm trại trong những ngày nghỉ cuối tuần và khách xa đến đều phải một lần ghi dấu vài bức ảnh bên chân thác nước trắng xoá và màu hoa đào kỳ diệu khó tìm thấy ở nơi nào.

                                                                                       Phan Chính

*

Mời xem thêm video clip “Buổi chiều dạo quanh Đập Đá Dựng” do bạn Lagitoday gửi trong phần ghi cảm nhận

            

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI - Phan Chính

La Thụy chân thành cám ơn ông Phan Chính, nguyên chủ tịch Chi Hội VHNT thị xã La Gi tặng tập sưu khảo LA GI ĐẤT XƯA DIỆN HẢI BỐI LÂM. Mạn phép được trích đăng bài viết thứ hai trong tập sưu khảo này.

            


            ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI

            Địa danh La Gi xuất phát từ phần đất gồm các làng nằm ở cửa sông La Di (còn gọi là sông Dinh). Qua sách xưa, trong châu bản “Doanh điền biểu văn” của Nguyễn Thông năm 1877 và Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán Nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã từng đề cập đến địa danh La Di gắn liền với vị trí địa lý tự nhiên ngày nay. Như vậy địa danh La Di từ khá lâu đã có trước làng Hàm Tân và sau đó là huyện Hàm Tân được thành lập vào năm 1916.Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc bản đồ tỉnh Bình Thuận trong “Annuaire général de L’Indochine 1910” và các văn bản hành chánh của Tòa công sứ Bình Thuận đều viết “Ladi” thành “Lagi” tồn tại đến bây giờ.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

SÔNG TIÊU TƯƠNG - Nguyễn Khôi

Nhà văn Nguyễn Khôi - Hội Viên Hội Nhà Văn Hà Nội - quê gốc làng Cổ Pháp, sau đổi là Đình Bảng, đất phát tích Vương triều Lý; từ năm 2002 đã dành thời gian và tâm huyết viết Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" 4 tập, dày 970 trang.
Tập 1+ 2+ 3 đã xuất bản, vừa được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 (cùng đợt với tập" Thơ Trần Dần"). Tập 4 đã viết xong (Chuyện làng Đình Bảng từ 1945 đến nay) sẽ xuất bản trong dịp tới.
Xin giới thiệu một bài viết của ông trong Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" nói trên, về một con sông có thực ở Việt Nam vẫn đang còn tồn tại ( đang bị lấp bồi dần chỉ còn thành con ngòi nhỏ) nên không có tên trên bản đồ VN, dù là con sông đã đi vào huyền thoại với chuyện tình Trương Chi - Mỵ Nương : SÔNG TIÊU TƯƠNG

        

     SÔNG TIÊU TƯƠNG

     Đó là dòng sông cổ tích, dòng sông huyền thoại của:   
                  
Ngày xưa có anh Trương Chi                     
Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay                     
Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây                     
Con quan Thừa Tướng ngày ngày cấm cung                     
Trương Chi chở đò ngoài sông                     
Cất lên tiếng hát động lòng Mỵ Nương...

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

CÁC DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT

Ngoài DẠNG THƠ BÌNH THANH đã đăng :

 a/ http://www.art2all.net/tho/lathuy/dangthobinhthanh.htm
 b/ https://phudoanlagi.blogspot.com/2011/09/dang-tho-binh-thanh_21.html

Sau đây, mời các bạn đọc một số dạng thơ đặc biệt khác. Gồm 3 phần và 4 dạng thơ khác:

        
                               La Thụy


          CÁC DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT

PHẦN II: 
THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH, THƠ VIỆT ĐỆM NGOẠI NGỮ

I - THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH

1. Đọc theo 2 cách:

 Đọc xuôi là bài thơ thuần Việt

      ĐỀ TRANH MỸ NỮ
      (Thuận nghịch độc)
   
       Hương tiên gác vắng nhặt ca oanh             
       Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh                       
       Sương đỉnh trướng gieo từng dục mộng,                              
       Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.                       
       Vàng thưa thớt cúc tan hơi dạm,                             
       Lục phất phơ sen đọ rạng thanh                           
       Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm                               
       Phòng tiêu lạnh lẽo khoá xuân xanh
                     
 Đọc ngược là bài thơ Hán Việt  

      Thanh xuân toả liễu lãnh tiêu phòng                           
      Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.                           
      Thanh rạng độ liên phi phất lục,                             
      Đạm hi tan cúc thát sơ hoàng.                                 
      Tình si dị tố liêm biên nguyệt,                             
      Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.                               
      Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mỗi bận,                             
      Oanh ca nhật vĩnh các tiên hương                  
                                     PHẠM THÁI