BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quẻ Dịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quẻ Dịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

QUẺ DỊCH, CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN - Nguyên Lạc


              
                            Tác giả Nguyên Lạc

              QUẺ DỊCH, CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN
                                            (Bài 1) 
                                                                 Nguyên Lạc

Cẩn báo:  Cụ Nguyễn Hiến Lê có nói: "Muốn học điều gì thì hãy viết về điều đó". Theo tinh thần đó, chúng tôi đang học về Kinh Dịch, nên xin viết ra đây những gì mình đã học được từ người xưa, từ các bậc tiền bối... Xin hiểu cho, đây chỉ là những ghi chép vụn vặt trong quá trình học hỏi, nên chắc nó sẽ có rất nhiều thiếu sót, mong các bậc cao minh bỏ quá cho! Nếu các bạn tìm thấy có ít nhiều điều hữu ích thì tốt, còn nếu không, coi như "Mua vui cũng được một vài trống canh"
     Ở đời muôn sự của chung
     Hơn nhau ở chỗ biết dùng hay không! 

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt) - Nguyên Lạc


          

              QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt)
                                             (Bài 4)
                                                                        Nguyên Lạc  

C. GIẢI ĐOÁN QUẺ

"Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ vì là Âm Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì sự lành, dữ sẽ rõ. Vì vậy nói rằng: Tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai, thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của thiên hạ, để định cái chí của thiên hạ, để làm nên các việc của thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục Hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn vương Chu công mới đèo thêm lời, cho nên nói rằng: “Thánh nhân đặt quái xem Tượng, đèo Lời vào để tỏ lành dữ”. Khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của trời đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi, thì quẻ nào riêng có Tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giống giống, cho nên thánh nhân mới theo tượng đó mà đặt ra tên. Văn vương
coi hình tượng của quái thể mà làm Thoán từ. Chu công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào từ, cái Tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt." (Ngô Tất Tố)