BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

ÁO LỤA SÓC TRĂNG - Thơ Nguyên Lạc


    


ÁO LỤA SÓC TRĂNG

1.
Ai về đất Sóc quê tôi *
Nhớ thăm Hoàng Diệu một thời đã xa
Một thời yểu điệu thướt tha
Trắng dài áo lụa đón đưa con đường

Nhớ thăm cây điệp sân trường
Hoa vàng rơi nhẹ lời thương tóc người
Nhớ thăm ... nhiều lắm người ơi
Trong tôi trọn cả đất trời Sóc Trăng

2.
Phương này giờ tuyết trổ bông
Muôn trùng trắng phủ. Nỗi lòng quê tôi
Nhớ thương ... thôi cũng chỉ rồi
Đêm ba mươi lạnh ngoài trời tuyết bay

Có người lữ khách mồ côi
Đón xuân xứ lạ thấy đời hư không
Sóc Trăng thời đó còn không?
Dáng ai ngày đó ... còng lưng nắng đời?

Sóc Trăng vẫn mãi trong tôi
Trắng dài áo lụa trọn đời … Thiên thu!

                                         Nguyên Lạc
.........

* Sóc Trăng, trước 1975 là tỉnh Ba Xuyên có trường công lập Hoàng Diệu là nơi tôi học. Quê tôi Đại Ngãi, huyện Long Phú, Sóc Trăng - Hậu Giang

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

CHÈ TRONG NỖI NHỚ - Nguyên Lạc và Lê Văn Quới


           
                       Đồng tác giả Nguyên Lạc


       CHÈ TRONG NỖI NHỚ
                                                              Nguyên Lạc và Lê Văn Quới

Mỗi tên chè - một nỗi thương
Mỗi tên chè - gợi mùi hương nhớ đời

Cần Thơ thành phố thân yêu của tôi, thành phố của một thời, một thời mộng mơ. Thành phố của những con đường, những ngõ ngách thân quen, những quán cà - phê với những bài ca muôn thuở. Đặc biệt là những quán chè bên lề đường của thời áo trắng môi hồng phượng đỏ. Những chén chè ngọt lịm môi người, ngào ngạt hương yêu.
 Ai mà ở bến Ninh Kiều không nghe tiếng rao chè tha thiết, ngọt ngào, ngân nga kéo dài trầm bổng nửa khuya: "Ai ăn chè bột khoai, đậu xanh, nước dừa, đường cát hô.ô.ô...hôn? ", lời rao gợi nhớ đến bài ca vọng cổ "Gánh chè khuya" của soạn giả Viễn Châu, qua giọng ca ngọt ngào, trầm ấm của "Đệ nhứt danh ca" Út Trà Ôn và "sầu nữ" Út Bạch Lan. Chỉ đoạn ca mở đầu, người nghe cảm thấy tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến:
"Nghe tiếng rao/ Trong đêm dài u buồn/ Đêm từng đêm thầm vang bên phố vắng/ Nghe tiếng rao/ Như một lời kêu than cho số kiếp phụ phàng…"
Về chè của Cần Thơ, tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết rất lý thú của thầy Lê Văn Quới, đồng nghiệp và cũng là đàn anh cùng dạy ở Cần Thơ trước 1975.
Trước khi vào bài viết của thầy Quới, tôi xin bàn sơ về hai chữ CHÈ và TRÀ:

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

ĐÊM BA MƯƠI - Thơ Nguyên Lạc


      
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


ĐÊM BA MƯƠI

1.
Xin mời giai nhân
Bồ đào đêm xuân
Rượu tình hãy uống
Say điếng đôi mình

Đêm ngoài ba mươi
Trời đất lặng thinh
Chờ nghe tiếng ngất?
Hấp hối đôi tình?

2.
Xin mời tôi ơi!
Ly đắng mồ côi
Bồ đào đêm ấy
Nồng nàn chờ xuân
Giờ rồi đâu thấy?
Đêm ngoài tuyết băng!
Đón xuân xứ lạ
Trắng tuyết muôn trùng
Lạnh hồn cô lữ
Mối tình không chung

3.
Đêm ngoài ba mươi
Tuyết trắng rơi rơi
Một người lữ khách
Say khướt rượu đời

Bồ đào đêm ấy?
Đâu rồi ngực xuân?

Đón xuân xứ lạ
Đêm trắng muôn trùng
Mồ côi nến lệ
Khóc tình hư không

4.
"Em đến đêm ba mươi" [*]
Nụ quỳnh mãn khai môi
Dung nham tràn máu nóng
Địa chấn tiêu một đời

Nhan sắc đêm ba mươi
Trói tim này thiên thu!

              Nguyên Lạc

..............

- Rượu Bồ đào là rượu Champagne

[*] Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi.
...
Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
(Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn)

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

HÃY VỀ ĐI, XUÂN VỀ - Thơ Nguyên Lạc


      
                     Nhà thơ Nguyên Lạc  


HÃY VỀ ĐI

1.
Đầu xuân hoa rộ màu tươi thắm
Em hãy về đi hái lộc đầu
Biệt xứ lưng tròng xa thăm thẳm
Để lại nơi đây một nỗi sầu

Để lại riêng tôi hoài huyễn mộng
Chong đêm mơ chỉ bóng nguyêt rầu
Xuân đến phương người hoa có thắm?
Có nhớ không em ước hẹn nào?

2.
Đầu xuân hoa nở màu tươi thắm
Sao mãi hồn tôi rêu phủ màu
Em hãy về đi xuân rồi đó
Mang theo chút nắng ấm tình nhau

Đầu xuân chim líu lo ngoài ngõ
Hoan ca mừng đón nắng xuân hồng
Ta mãi vẫn chờ ... chờ em đó
Từ lúc phân ly lệ lưng tròng

Hãy về em nhé. về em nhé?
Mang theo nắng ấm sưởi ta đông

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

VÀI LỜI VỀ BÀI “VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến

Khuya 21 tháng 12.2019, bạn tôi điện bảo tôi vào facebook Nguyen Lac mà đọc “phản biện” của ông Nguyên Lạc về bài “Vài lời về mấy bài viết gần đây của ông Nguyên Lạc”. Tôi cười: - Quan tâm làm gì bạn ơi. Mà ông ấy chặn nick của tôi từ vụ “Thuyền Neo Bến Lạ” thì đọc sao được? Bạn tôi cười: - Thấy gõ “mời”cả Đặng Xuân Xuyến tranh luận cơ đấy. Tôi tủm tỉm cười: trò gì vậy? Rồi thử vào nick Nguyên Lạc thì thấy hiện lên:

                   
                        Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


“VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ

Dẫn nhập:

Chủ ý bài viết này là để giải thích rõ vụ án “đạo thơ” của thi sĩ NP Phan - tên FB: Phan Phú - đưa ra. Hình như ông cũng là thầy giáo, nên chắc đã từng dạy “đạo đức”, dạy “ngôn lời chân thật” cho các học sinh. Phần phản hồi đến ông Đặng Xuân Xuyến (ĐXX) chỉ là phụ, nên chỉ ghi sơ lược vì bài viết của ông không có tính văn học, chỉ là “bài chửi mắng”, mạ lị cá nhân không đáng quan tâm.” (Nguyên Lạc)

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

BÀI THƠ TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ - Nguyên Lạc


             
                        Tác giả bài viết Nguyên Lạc


            BÀI THƠ TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ
                                                                            Nguyên Lạc    

VÀI HÀNG TIỂU SỬ

1. HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SĨ

 a.
- Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào. Thầy quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 
- Thầy thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Thầy được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật. [Viết theo Wikipedia]


         
                                      Thiền sư Tuệ Sĩ

b.
TUỆ SỸ, MỘT THIÊN TÀI CỦA VIỆT NAM :
Thầy xuất gia từ thuở còn thơ và sống ở Lào, làm chú tiểu Sa Di sớm chiều kinh kệ, công phu bái sám, đó là bổn phận của người làm điệu, trong nếp sống nhà chùa. Bằng bản chất thông minh, thiên tư từ thuở nhỏ, cho nên sau khi xuất gia, Thầy đã miệt mài học hỏi kinh điển, siêng năng nghiên cứu nghĩa lý đạo mầu.  Quí sư Lào sau một thời gian dạy dỗ, thấy được trí tánh thông minh của Thầy, chư sư Lào tự thắy không đủ khả năng dạy nữa, để không làm mai một thiên tư trác việt, trí tuệ tuyệt vời, các vị Bổn sư Lào đã gởi Thầy về Việt Nam, cho quí Hòa thượng tiếp tục hướng dẫn, dạy dỗ.

Thầy được đưa về Huế, cùng tu học với quí chư Tăng và thành đạt sở học một cách nhanh chóng. Do vậy, sau một thời gian tham học với chư Tổ Đức về phần kinh luật và chữ Nho, Thầy đã thông suốt và tự mình phát huy sở học mà không cần thầy dạy. Từ đó, Thầy tiếp tục vân du tham học ở chư bậc kỳ tài, hữu danh đương thời, lần hồi Thầy đã vào Sài Gòn để tiếp tay xây dựng và giáo dục đàn em, học trò của mình. Là vị giáo sư gương mẫu, nồng cốt của Đại học Vạn Hạnh, mà cứ mỗi lần gặp nhau thăm hỏi, những người đồng nghiệp đều gọi Thầy là "chú Sỹ" vì Thầy còn quá trẻ.

Thầy phụ trách dạy tại Đại học Vạn Hạnh chương trình Triết học Tây phương, văn học Đông Phương, luận đề Phật giáo : triết học Tánh Không, Trung Quán luận, A Tỳ Đạt Ma, đại cương Thiền Quán... Mặc dầu ở vào lứa tuổi đôi mươi, nhưng Thầy đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền văn hóa, giáo dục của nước nhà và Thầy đã xuất sắc hơn trong lãnh vực ngôn ngữ : sinh ngữ và cổ ngữ. Thầy tự học, rèn luyện lấy chính mình vì vậy mọi người ai cũng kính mến, thán phục và có nhiều bạn vong niên dưới mái trường Đại học Vạn Hạnh.
                                                          [Viết theo Thích Nguyên Siêu]

2. THI SĨ BÙI GIÁNG

Thi sĩ Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.mất ngày 7 tháng 10 năm 1998 tại Sài Gòn. Ông  là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Ông là nhà trí thức lớn, là giáo sư đại học, là học giả, dịch giả, là triết gia, là thi sỹ, là phù thuỷ ngôn ngữ, là kẻ lãng du thiên tài không màng thế sự...

         
                              Thi sĩ Bùi Giáng


BÀI THƠ TỨ TUYỆT XƯA

Các bạn thơ chắc ai cũng biết bài tứ tuyệt rất nổi tiếng của Trương Kế (nhà thơ Trung Quốc, thời Đường Túc Tông). Đây là bài thơ.

PHONG KIỀU DẠ BẠC

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hà San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
                                           Trương Kế

NỬA ĐÊM ĐẬU BẾN PHONG KIỀU

Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
                              Nguyễn Hàm Ninh dịch

(Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hàm Ninh, thường bị nhầm là bản dịch của Tản Đà - Wikipedia)


BÀI THƠ TỨ TUYỆT NAY

Theo tôi, bài tứ tuyệt VÔ ĐỀ sau đây cũng hay không kém.
Lạ lùng thay, bài tứ tuyệt này được hai người nổi tiếng làm:  Đó là thầy Tuệ Sỹ và thi sĩ Bùi Giáng. Thầy Tuệ Sỹ làm hai câu đầu, Bùi Giáng tiếp theo hai câu cuối.
Đây là bài tứ tuyệt của hai người:


VÔ ĐỀ

 Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
 Hiện tiền vi liễu lạc hoa phi.  
                                     (Thầy Tuệ Sỹ)

 Phiêu bồng tâm sự, tân toan lệ, 
 Trí hải đa tàm, trúc loạn ty.          
        (Thi sĩ Bùi Giáng tiếp thơ)

Dịch thơ:

Tôi tạm dịch thoát như sau:

Đêm sâu bóng nghiệp theo làn gió
Rõ ràng làm lạc liễu hoa bay
Tâm sự nhẹ dâng cùng lệ khổ
Biển học thẹn lòng trúc tơ  xoay (*)
                              (Nguyên Lạc)

***
Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Nước người có thì nước Việt chúng ta cũng có. Hãy trân trọng cái hay cái đẹp của tiền nhân, của đất nước.

                                                                                 Nguyên Lạc     
.................

Chú thích:

(*) -  Rừng trúc như tơ rối: không thâu đắc được.
                                                  (Trần Việt Long)

- Trí hải:  biển hiểu biết (biển học), nhưng cũng là Trí Hải, tên của một ni sư. Thi sĩ Bùi Giáng  muốn đùa giỡn với thầy Tuệ Sỹ

 [Có tham khảo các bản dịch: Hoàng Quốc Bảo, Trần Việt Long - trang art2all]

@ Phần phụ lục

1. Tuệ Sỹ

Sẵn đây, Nguyên Lạc xin giới thiệu thêm bài thơ KHÔNG ĐỀ của thầy Tuệ Sỹ làm sau này. Bài thơ này khác với bài thơ tứ tuyệt Vô Đề ở trên, gồm 3 khổ như sau:

KHÔNG ĐỀ

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn 
                                               Tuệ Sỹ

2. Bùi Giáng

Nguyên Lạc cũng xin giới thiệu thêm bài dịch thơ G. Apollinaire của trung niên thi sĩ Bùi Giáng. Bài thơ dịch nổi tiếng này đã được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc: "Mùa Thu Chết". Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie Quang.

LỜI VĨNH BIỆT

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
                                         Bùi Giáng dịch

(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigòn, Việt Nam.1969)

Nguyên tác:

L’ADIEU

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
                                     Apollinaire

ĐÂU CẦN CHỜ ĐẾN ĐÊM GIÁNG SINH PHẢI KHÔNG EM? - Thơ Nguyên Lạc


    
   


ĐÂU CẦN CHỜ ĐẾN ĐÊM GIÁNG SINH
PHẢI KHÔNG EM?

1.
Đêm Giáng Sinh Chúa hiện xuống trần
mang niềm tin mới cho nhân thế: Công bằng. Bác ái
Có ích kỷ không em?
Khi anh không thích em bác ái
Em phải yêu thương riêng chỉ anh thôi!

Đêm đâu cần vọng về những tiếng chuông ngân
Khí em đến. ngàn tiếng chuông tình vang hồn anh ngây ngất
Đêm ngọt ngào như chiêm bao
như cổ tích
Đêm khát khao
Đêm huyễn mơ
em. bãi cát nhung êm đợi chờ
anh. nghìn sóng biển phủ tràn
những nụ hôn thân trầm hương ngát

Đêm. chỉ riêng anh và em
Vòng tay đan nồng ấm
vũ điệu Rumba mê đắm
hai thân người cháy bỏng quyện tan nhau

Đêm mang tin vui.
lời tình ca anh hát
ngợi ca thần tình yêu Cupid. em. bắn mũi tên vàng ngay tim. anh ngất
Nên suốt đời anh mãi vọng một phương

2.
Đâu cần chờ đến đêm Giáng Sinh đâu em!
để chuông ngân vang niềm tin mới
Bất cứ đêm quắt quay mong đợi
Em đến là đêm Giáng Sinh!

Hiện hữu em cứu rỗi đời anh!
Có tội lỗi lắm không?
khi nghĩ em là Chúa
mang tin mừng riêng chỉ anh

Cảm ơn em. suối tóc êm nhung
mật ngot môi cong
Và cảm ơn thân trầm
ngực rằm dâng hiến

3.
Đâu cần chờ đến đêm Giáng Sinh đâu em!
Ngàn nến hồng lấp lánh rạng tâm khi em đến
đêm nồng nàn đêm khát khao đêm mê đắm
Đâu cần chờ đến đêm Giáng Sinh phải không em?

                                                           Nguyên Lạc

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ - Nguyên Lạc


            
                          Nhà thơ Nguyên Lạc


           VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ
                                                                 Nguyên Lạc

 Dẫn nhập:
Chủ ý bài viết này là để giải thích rõ vụ án "đạo thơ" của thi sĩ NP Phan - tên FB: Phan Phú - đưa ra. Hình như ông cũng là thầy giáo, nên chắc đã từng dạy "đạo đức", dạy "ngôn lời chân thật" cho các học sinh. Phần phản hồi đến ông Đặng Xuân Xuyến (ĐXX) chỉ là phụ, nên chỉ ghi sơ lược vì bài viết của ông không có tính văn học, chỉ là "bài chửi mắng", mạ lị cá nhân không đáng quan tâm.

CẢC NHÂN VẬT LIÊN HỆ

1. Vài hàng với Đặng Xuân Xuyến

Trong các bài VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ [1] của tôi - đã đăng trên các trang trong và ngoài nước - Tôi phân tích ý nghĩa và cách dùng của một số cụm chữ/ từ , không biểt sao vô cớ các ông Đặng Xuân Xuyến, Đỗ Anh Tuyến  và một số người trong nhóm ông - nhóm này tự cho là ĐẠI BÀNG - tấn công "con sâu con kiến" Nguyên Lạc tôi (Đó là những lời trong Email họ phát tán để mạ lị tôi, xin xem ghi chú cuối bài)[2]. Tại sao vậy? Trong các bài trên tôi chỉ phê phán chung chung, đâu có nêu tên ai đâu? Hãy đọc kỹ lại, sao lại "nhột"?
Các bài viết tôi đúng theo yêu cầu văn học. Giả dụ tôi có phân tích để phê phán các ông thì các ông cũng có quyền phản bác lại, bằng các bài viết với ngôn từ văn chương cho phép. Sao không phản bác mà lại phát tán các emails, các bài không có chút gì tính văn chương, "bỏ bóng đá người", dùng "ngôn ngữ TRÍ THỨC không cho phép" để tấn công cá nhân.  Đây là những "ngôn từ thơm tho" - tôi trích từ "bài chửi mắng" của ông - đã được dùng để mạ lị tôi : "thằng lưu manh láu cá vặt vãnh", "ngô nghê", "thiểu năng trí tuệ" (ông mượn chữ Nguyễn Xuân Dương), “ếch ngồi đáy giếng”, trẻ con và NGU (chữ dùng trong Email mà nhóm này đã phát tán cùng khắp). Ôi ngôn ngữ văn chương!

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

LẠI MỘT MÙA ĐÔNG - Thơ Nguyên Lạc


    
                  Nhà thơ Nguyên Lạc


LẠI MỘT MÙA ĐÔNG

1.
Chớm đông lạnh mặt trời không dậy sớm
Bạc sầu sương vương mắt cây trơ
Có chiếc lá tiếc cành nức nở
Nuối tiếc chi? Rồi cũng đổi mùa

Trời tàn thu đông phong đến vội
Lạnh lùng chi? Trời chẳng nắng hồng
Bao năm rồi buốt giá mùa đông
Nhớ thương lắm quê hương tôi nắng ấm

Tôi nhớ lắm dòng Hậu Giang yên ắng
Ôm vào lòng thành phố Cần Thơ
Thành phố của tôi. thành phố mộng mơ
Từng ngõ ngách thân quen. từng ngôi trường hoa phượng vĩ

Thành phố của tôi. lứa bạn bè tri kỷ
Những quán đêm. góc phố hẹn hò
Những quán chè ngọt lịm môi mơ
Tựa bước lang thang bến đêm Ninh Kiều rạng rỡ

Thành phố của tôi: Cần Thơ một thuở
Thuở yêu người. thuở xuân mộng lên ngôi
Thành phố của tôi một thuở ... đã rồi
Mù xa thăm thẳm. lận đận đời viễn xứ!

2.
Sáng mùa đông biết cách chi ấm hở?
Mặt trời đâu? Những tia ấm rực hồng?
Thắp giùm tôi chút nắng được không?
Cho tôi rọi hồn ... Tìm lại Cần Thơ ngày cũ

Thành phố của tôi. mối tình xưa cũ
Cố nhân ơi! Tôi vắng mất người rồi
Cố lý ơi! Chỉ hoài niệm mà thôi
Cô lữ. Lưu vong ...
Một mùa đông lại đến!

                                              Nguyên Lạc

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

CHIỀU TRÊN BIỂN VẮNG - Thơ Nguyên Lạc


   


CHIỀU TRÊN BIỂN VẮNG

Ngóng về cố lý xa xăm
Thấy tôi và bóng nghìn năm nỗi sầu
Quê hương giờ biết nơi đâu?
Quê hương là một nỗi đau đoạn trường!

Mười năm lòng vẫn vấn vương
Mười năm canh cánh một phương: Phương đoài! *
Đoài phương người biết có ai?
Tha phương cô lữ nỗi hoài thiên thu

Đoài kia cố lý xa mù
Chiều trên biển vắng hải âu khóc người
Trời hồng ngụp lặn trùng khơi
Bỏ tôi ngần sóng biển lời nhân gian

Ngóng về cố lý xa xăm
Mồ côi biển lạnh trọn hồn cố nhân

                                 Nguyên Lạc

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


                      
                           Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
                                                                       Đặng Xuân Xuyến


Chuyện ầm ĩ đầu năm 2019 ông Nguyên Lạc vô cớ gây sự với tôi tưởng đã chìm sâu và mãi mãi tôi sẽ không phải nhìn thấy cái tên Nguyên Lạc (Nguyễn Lạc) như gặp phải đại dịch thì chiều 15 tháng 11.2019, lợi dụng bài "Trao Đổi Với Nhà Thơ Nguyễn Vượng Về Ngôn Ngữ Trong Thi Ca" của nhà Phê bình Văn học Nguyễn Xuân Dương đăng trên blog Bâng Khuâng, ông Nguyên Lạc lại tiếp tục lèo lá gây sự với tôi, mà theo chữ của Nhà thơ Phạm Ngọc Thái thì đó là những trò nhố nhăng của "thằng lưu manh láu cá vặt vãnh".

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

LẠI BÀN VỀ "BÓNG TÀ HUY BAY" - Nguyên Lạc


               
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


LẠI BÀN VỀ "BÓNG TÀ HUY BAY"

Tôi xin ghi lại những gì đã viết ở bài trước* có liên hệ đến hai chữ "Tà Huy"

I. Tà huy

Tà huy: The setting sun, sun set, sun đown - Tiếng Anh

1. Kết hợp Tà huy có thể hiểu trên cơ sở ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó:
Tà huy do ghép 2 chữ: Tà và Huy
-Tà : lệch, vẹo, nghiêng, xiên, chéo, dốc
- Huy :Ánh sáng (mặt trời), nắng, ánh nắng
Nghĩa của cả kết hợp Tà huy giống như Tà dương
- Ánh mặt trời chiều ngả về tây -Từ điển trích dẫn
- Ánh nắng nghiêng của buổi chiều.- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9) - Nguyên Lạc


              
                               Nhà thơ Nguyên Lạc


    VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9)
                                                                                         Nguyên Lạc

Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” (1) đã đăng trên các trang trong và ngoài nước [*]  hôm nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc in ấn sai chữ cùng sự sáng tạo chữ mới. Xin thưa trước, đây chỉ là ý nghĩ chủ quan.