BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên Lạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

TÌNH BUỒN CA DAO LỤC BÁT - Thơ Nguyên Lạc


         
           Tác giả Nguyên Lạc

1.
NHỚ NGƯỜI XA XỨ

"Sao tua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha"
Sao vua chín cái nằm xa" *
Thương em giờ đã mù xa muôn trùng!

Em giờ còn nhớ tình chung?
Ta giờ đêm vắng trọn lòng nhớ mong!
Nhớ mong chỉ biết buồn thương
Trai quê nghèo khó mà thương nỗi gì?

Đài Loan, Hàn Quốc có khi
Chút gì gởi mẹ, chút gì gởi cha
Gió đưa cây cải la đà **
Thôi anh ở lại có mà chải bươn!

Ăn bông bí luộc, dưa hường ***
Thảm thương chi lắm? Quê hương đó người!

Giận người rồi lại hận đời
Hận ai gây cảnh đổi dời bể dâu!

Sông sâu tím một dòng sầu
Đêm ra đứng lặng cửa sau, trông vời

Sao Khuê mất dấu bên trời
Chỉ con vạc khổ, cùng lời thảm thê!
Thương câu: "từ thuở mẹ về..."
Mất em từ thuở màu cờ oan khiên

Khổ đau cùng lắm muộn phiền
Thôi em xa ấy, buồn riêng lòng này!

Nhớ người nhắn áng mây bay
Thôi quên đi nhé, lời ai hẹn thề!
Nhớ chi đời sẽ buồn thê!
Quên đi lời ấy, đừng về nhe em!

...............
[*] Sao tua chín cái (ối a) nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về là về với cha
Sao vua sáu cái nằm xa
Thương em từ thuở người ra (ối a) người vào
(Bài Ca Sao - Phạm Duy)
Sao tua = Sao Khuê
[**] Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay (ca dao)
[***] Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh (ca dao)

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

CHONG ĐÈN ĐỌC VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - Thơ Nguyên Lạc


       
                       Tác giả Nguyên Lạc


CHONG ĐÈN ĐỌC VĂN TẾ
THẬP LOẠI CHÚNG SINH

Đêm quánh đặc tiếng thời gian tích tắc
Chong đèn khuya đọc lại truyện tử sinh
                                   (Nguyên Lạc)

"Còn chi ai quí ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu" *

Chong đèn đọc truyện Nguyễn Du
Câu văn trêu khổ thiên thu lệ người
Lệ xưa. tháng bảy sụt sùi
Người nay mùa đến. có vui được nào?

Nhớ xuân ngày ấy. đắng trào
Quê hương thời cũ. biển dâu kiếp đời!

Tiền nhân thảm thiết khóc người
Ta nay đêm muộn mượn lời văn xưa
Chiêu hồn tháng bảy. mưa thưa
Thở dài tiếng gió lạnh thừa đêm nay!

Khêu đèn cho nỗi sầu dài
Đọc trang thơ cổ. khóc ai mùa về
Chúng sinh thập loại buồn thê!
Thời gian tích tắc. tái tê tiếng lòng!

Lưng tròng
số kiếp trầm luân
Khép trang thơ khổ
nến hồng lụn tim!
.............
                                    Nguyên Lạc

[*] Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                            Tác giả Nguyên Lạc

        LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI
                                                Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Sau khi đăng bài  "Bàn Về Hai Chữ Dạy Đời" Nguyên Lạc tôi nhận được rất nhiều phản hồi đóng góp của các bạn. Tôi xin ghi ra nguyên văn vài phản hồi tiêu biểu, gợi ý cho tôi viết tiếp bài này để giải thích rõ sự nguy hại từ cách dạy đời "khôn ranh",  "khôn lỏi ", "láu cá vặt" của các ngài phía trước tên mình thường cố tình ghi thêm những chữ khác. Tôi nhớ thầy tôi, Nguyễn Hiến Lê,người nổi tiếng về các sách "Học Làm Người"  phía trước tên cụ không có ghi gì c
-- Tùng Nguyễn:
"Me-xừ TS Lê Thẩm Dương này nổi tiếng ở ngoài Bắc chuyên dạy, thuyết trình về các vấn đề kinh tế cho sinh viên và các nhà quản lý ở các công ty. Cũng có cái hay nhất định, nhưng ông ta nổi tiếng ở phong cách dạy những thủ đoạn láu cá vặt trong thương trường. Kiểu GS này trước 1975 ở Saigon thì chắc chắn bị sinh viên tẩy chay,không ai thèm dự!"
-- Huỳnh Xuân Tùng:
"Lão Tiến Sĩ đa cấp này chuyên thuyết dụ tri thức trẻ VN theo lối khôn vặt, lừa mị người khác chứ không dạy họ yêu thương, bao dung và đồng cảm nhau. Vì nếu trí thức mà đoàn kết với nhau thì chế độ này có mà... loạn!"

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI - Nguyên Lạc


       
                     Tác giả Nguyên Lạc   
            
LỜI DẠY ĐỜI

Tình c vào trang nhà của ông TS Lê Thẩm Dương [1], đọc được lời dạy đời của ông cho các người trẻ, các sinh viên như thế này (Nguyên Lạc tôi ghi nguyên văn)

"Sư tử thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt
Sư tử con nói:" Cha dám sống chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tranh né một chó điên, mất mặt quá!"
Sư tử cha hỏi:" Con thấy đánh thắng một chó điên vinh quang lắm sao?"
Sư tử con lắc đầu
-- "Lại để cho chó điên cắn cho thì có xui xẻo không?"
Sự tử con gật đầu.
-- " Như vậy chúng ta trêu trọc chó điên làm gì?"
BÀI HỌC: Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rồi rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn...(sic) TS. Lê Thẩm Dương
 Thấy có quá nhiều người trẻ, sinh viên hít hà khen thưởng và ca tụng)
Tôi xin tặng ông Lê Thẩm Dương thêm chuyện này cho " đủ bộ tam sên" (ngôn ngữ đời thường  trước 75)

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

NHỮNG BÀI THƠ VỀ RƯỢU - Nguyên Lạc





CHIỀU NGHIÊNG CHÉN

Rượu nay tôi lại mời tôi
Chiều hôm nắng quái
đổ dài bóng say!

Chén nghiêng
rượu đổ chiều này
Khóc người tri kỷ 
trời bày cuộc đau!

Lệ rơi
cùng rượu trộn màu
thấm lòng đất lạnh
Sầu sao vẫn còn?!

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK - Nguyên Lạc


  
                   Tác giả Nguyên Lạc


BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK

Dẫn nhập:

“Nghề chơi cũng lắm công phu" (Truyện Kiều - câu 1201) nhất là VĂN CHƯƠNG, nghề chơi thanh cao nhất. Các cụ xưa nói vậy.

        Chơi cho lịch mới là chơi
        Chơi cho đài các, cho người biết tay!
                                 (Nguyễn Công Trứ)

- Bây giờ sao? Còn thanh lịch, còn đài các không?
Tôi e rằng nghề chơi thanh cao này không còn được như vậy nữa. Người ta đã lợi dụng nó để "mưu đồ" cho lợi ích riêng tư, cho cái DỤC không lấy gì tốt đẹp của riêng mình. Bằng chứng rõ ràng nhất về điều này là việc xử dụng chữ LIKE trong Facebook. Chữ LIKE này vẫn tiếp tục bị "hiếp dâm"  (từ của triết gia Phạm Công Thiện)

Trước khi vào phần chánh, xin tặng các bạn bài thơ "hết ý" của cụ Nguyễn Khuyến:

       Đầu đường ngang có một chỗ lội
 Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
 Đàn bà đến đó vén quần lên
Chỗ tời đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trông mỉm miệng cười
"Cái gì trông trắng giống con cúi?"
Vội vàng khép nép đứng liền  thưa:
"Trót dại hở hang xin xá tội!"
Ông rằng: "mầy cũng chẳng tội gì!... "
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Muốn tốt mày về bảo làng mày:
"Ra đây  ông cho giống ông Cuội"
Cho nên làng ấy sinh  ra người
Sinh ra rặt những thằng nói dối! ".

 (Vũ phu đôi - Nguyễn Khuyến) [1]

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

CHỮ DỤC TRONG XỬ THẾ - Nguyên Lạc


      
                            Tác giả Nguyên Lạc 

CHỮ DỤC TRONG XỬ THẾ

VỀ CHỮ DỤC

Dục là từ gốc Hán có ý nghĩa là muốn: sự ham muốn, mong muốn, lòng ham muốn được thỏa mãn.
1. Theo Phật giáo, dục được chia làm 2 loại: Thiện dục và ác dục.
- Thiện dục : thường được xem như lòng ham muốn đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Suy nghĩ và hành động có tính vị tha.
- Ác dục : thường được xem như lòng ham muốn chỉ đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.[1]
DỤC là đầu mối của SÂN SI, gây ra khổ đau nên đức PHẬT khuyên nên DIỆT DỤC. Theo tôi, nhiều người nghĩ chưa chính xác lời khuyên nầy: - Diệt là diệt "ác dục", còn diệt "thiện dục" thì làm sao tinh tấn được. Như lòng ước muốn giác ngộ để cứu giúp con người mà diệt thì ôi thôi!
Đó là vài nghĩa của dục trong Phật giáo.
2. Trong đời thường  giống vậy, cũng có 2 loại: Thiện dục và ác dục (tà dục)
- Ác dục: tư dục chỉ nghĩ tới quyền lợi của riêng mình, của riêng gia đình, phe nhóm mình; mặc cho người đời, mặc cho đất nước quê hương tan nát, thê lương. Loại dục này làm cuộc sống con người khổ đau thêm, ngăn cản sự tiến bộ của nhân loại
- Thiện dục: lòng mong muốn cho mình và người, cho xã hội, quê hương, nhân loại tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, tiến bộ hơn. Nếu diệt lòng dục này sẽ ngăn cản bước tiến của nhân loại
Diệt cái ác dục, tà dục trong cuộc sống là điều đáng trân trọng  và sẽ làm cho xã hội, con người đẹp đẻ thêm, hạnh phú thêm

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

NHỮNG MỐI TÌNH LÃNG MẠN - Nguyên Lạc


       
                   Tác giả Nguyên Lạc


       NHỮNG MỐI TÌNH LÃNG MẠN
                                             Nguyên Lạc

       Sụt sùi tình lệ giãi bày
       Khốc văn một bức tuyền đài gởi em!
       (Viết giùm Phạm Thái gởi Quỳnh Như - Nguyên Lạc)

VỀ CHỮ ROMANCE

Romance (danh từ)
- Câu chuyện tình lãng mạn; mối tình lãng mạn.
- Sự mơ mộng, tính lãng mạn.
Romantic
(Tính từ): - Lãng mạn, xa thực tế,
-Viển vông, hão huyền,
(Danh từ): Người lãng mạn
Romantic love tiếng Pháp là Romance d’amour
@_Về âm nhạc
Về âm nhạc, Romance thường được hiểu là “Tình ca” , là loại nhạc viết cho guitar, xuất phát từ Tây Ban Nha . Thuật ngữ Romance thoạt đầu mang ý nghĩa “Bài hát thế tục” để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại "thơ ca trữ tình" Đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, phổ biến trong giới quý tộc.

*
Người Việt chúng ta hình như mang tính vọng ngoại, cái gì của người khác, nhất là của Trung Quốc, của Tây Phuơng đều hít hà khen ngợi, chê cái của riêng mình.  Khi liên hệ đến tình lãng mạn (Romance, romantic love) ai cũng thường cho là chuyện "ông Tây bà Đầm" Romeo & Juliet hoặc "Phượng Cầu Hoáng" - Tương Như & Trác Quân, Thôi Hộ... của Tàu là nhất. Họ đâu biết chúng chỉ là hư cầu, hoặc có "ý đồ", chưa lãng mạn "tới bến" làm người đầy lệ cảm thương như những chuyện của Việt Nam : Trương Chi & Mị Nương , Phạm Thái & Trương Quỳnh Như...
Ta thử lần lượt xét từng chuyện tinh lãng mạn

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

TRẦM TƯ 2 - Thơ Nguyên Lạc


       
                      Nhà thơ Nguyên Lạc

CHỮ TÌNH

Rạng hồng rồi lại tà huy
Vô thường đời đó
tội gì chẳng yêu?

Buồn thôi
ta đã buồn nhiều
Vườn xuân đang rộ
rất nhiều sắc hoa

Này người xin hãy cùng ta
Vui cùng nhạc khúc chim ca bên trời !

Lưới tình muôn kiếp ai ơi
Tơ mành trói buộc
bứt rời được chăng?

Nguyên Lạc

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

LY BIỆT, ĐÊM, CHIỀU TÀN BÊN LY RƯỢU - Thơ Nguyên Lạc


         
                        Nhà thơ Nguyên Lạc

LY BIỆT

Còn đây. một chút muộn màng
Em đem dâng hết. kẻo. tang thương về
Đốt tình. cháy trọn đam mê
Rồi quên đi nhé. lời thề bền lâu!

Chắc gì có kiếp đời sau?
Thì thôi. ta hãy. cho nhau kiếp này!

Con chim tiếng hót ai bi
Người rồi ly biệt. chút gì. hiền lương?

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

CHÙM THƠ NGUYÊN LẠC

 
        
                         Tác giả Nguyên Lạc

LY BIỆT

Còn đây. một chút muộn màng
Em đem dâng hết. kẻo. tang thương về
Đốt tình. cháy trọn đam mê
Rồi quên đi nhé. lời thề bền lâu!

Chắc gì có kiếp đời sau?
Thì thôi. ta hãy. cho nhau kiếp này!

Con chim tiếng hót ai bi
Người rồi ly biệt. chút gì. hiền lương?!

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

HAI CÂU CA DAO VỀ MẸ - Nguyên Lạc


        
                       Tác giả Nguyên Lạc

            HAI CÂU CA DAO VỀ MẸ                         
                                        Nguyên Lạc

Ngày dành cho Mẹ - Mother's Day - tình cờ tôi gặp hai câu ca dao trên web

    Mẹ già như chuối chín cây
   Gió lay mẹ rụng, con rày mồ côi

Thật ra thì hai câu này được rút gọn từ bài ca dao dân gian về mẹ sau đây:

   Mẹ già như chuối ba hương
   Như xôi nếp mật, như đường mía lau
   Đường mía lau càng lâu càng ngát
   Cơm nếp mật ngào ngạt hương say
   Ba hương lây lất tháng ngày
   Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
   Mẹ già như áng mây trôi
   Như sương trên cỏ, như lời hát ru
   Lời hát ru vi vu trong gió
  Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
   Mây trôi lãng đãng trên ngàn
   Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
                                (Ca dao dân gian)

Theo tôi, chỉ hai câu ca dao rút gọn tuyệt vời trên đã đủ làm người xao xuyến nhói lòng, nhiều thêm khó nhớ. Chỉ cần đọc hai câu giản dị này bao nhiêu cảm xúc về mẹ cũng đã dâng trào
Với niềm trân trọng tình mẹ, tôi xin  phép viết lại theo dòng cảm xúc tôi

   Mẹ già như chuối chín cây
   Gió ơi đừng động khiến tôi điếng hồn!
                                          (Nguyên Lạc)

Sẵn dịp tôi xin được BÌNH hai câu ca dao tuyệt vời trên và giải thích vài hàng về câu thơ cảm xúc của tôi

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

NHÂN VẬT QUAN VŨ VÀ Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG - Nguyên Lạc


        
             Tác giả Nguyên Lạc


      NHÂN VẬT QUAN VŨ 
      VÀ Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG
                                                            Nguyên Lạc

XÂY DỰNG TƯỢNG QUAN VŨ NHÌN RA BIỂN ĐÔNG
Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng đang xem xét một dự án xây dựng khu du lịch tâm linh tại khu vực thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong đó hạng mục quan trọng nhất là bức tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Vũ / Quan Công) với chiều cao dự kiến 36m.
Dự án có quy mô dự kiến gần 18ha tọa lạc tại đường Đê, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, với tổng mức đầu tư 30 tỉ đồng, trong đó vốn của chủ đầu tư khoảng 6 tỉ đồng, còn lại là vốn góp từ các thành viên công ty, vốn đối ứng của đối tác.Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đầu tư .
Thời gian xây dựng dự kiến từ 2-3 năm. Trong đó, công trình quan trọng nhất để tạo điểm nhấn, thu hút của khu du lịch là tượng Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép. Tượng Quan Công trấn thủ ở biển Vĩnh Châu, nhìn ra biển Đông [1]
Có rất nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề xây dựng tượng này, thuận cũng như chống, tôi xin được ghi ra đây cùng vài ý nghĩ của riêng mình