BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

VÕ VĂN DŨNG, CHIẾN TƯỚNG HÀNG ĐẦU CỦA VUA QUANG TRUNG

Võ Văn Dũng là danh tướng của nhà Tây Sơn, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông sinh tại thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn vào năm Canh Ngọ 1750 trong một gia đình khá giả.

Ông được Quang Trung cử đi sứ nhà Thanh, đồng thời là một trong những tướng lãnh trung thành cuối cùng chiến đấu để bảo vệ sự tồn tại của vương triều Tây Sơn.




TÀI NĂNG XUẤT CHÚNG

Võ Văn Dũng thuở nhỏ có tên là Độ, là người thông minh, có chí khí từ sớm. Sống trong một gia đình khá giả, ông có điều kiện học hành, lại đi đây đi đó, tầm nhìn được mở nên hiểu biết rất rõ về thời cuộc. Đặc biệt ông rất giỏi võ nghệ, một phần là kế thừa truyền thống thượng võ của quê hương, một phần chính là sự rèn luyện, nỗ lực của bản thân, bao gồm đủ các môn cung, đao, kiếm…

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ - Minh Châu

Được xem là gương mặt nữ kỳ lạ nhất thế kỷ 10 và cũng là gương mặt nữ tầm cỡ nhất, đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, thế nhưng, sử xưa ghi chép về Dương hậu hay hay Dương Vân Nga (gọi theo dân gian) lại rất nhạt nhòa.

Không chỉ là hoàng hậu của hai vị hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, Dương hậu còn có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê

           Vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Ảnh Lê Hoàng. Nguồn: thanhnien.vn


HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ
                                                                                         Minh Châu

Người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng

Theo sách Việt Nam thế kỷ X: Những mảnh vỡ lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương (NXB Đại học Sư phạm, năm 2019), các sử thần Nho gia chép sử theo lối gia tộc phụ hệ nên chỉ cho biết bà hoàng họ Dương, không đề cập đến xuất thân và nói rõ tên bà (lịch sử thế kỷ 10 còn có một bà Dương hậu nữa đó là vợ của Ngô Quyền, con gái của Dương Đình Nghệ, em gái Dương Tam Kha, mẹ đẻ của Ngô Xương Văn). Cũng theo lối ghi chép ấy, sử sách xưa kiến tạo bà như một hình ảnh bị cuốn theo và phụ họa cho hình bóng của đàn ông. Dẫu vậy, Dương Vân Nga vẫn là người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng và được ghi vào chính sử, hoặc chí ít các sử quan lần đầu tiên cho phái nữ được lên tiếng.

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

CÔNG CHÚA AN TƯ NHÀ TRẦN THAY AI HY SINH THÂN MÌNH LẤY THOÁT HOAN? - Lê Thái Dũng

Ít ai hay, trước công chúa An Tư đã có ít nhất 2 công chúa nằm trong danh sách lựa chọn cho sứ mệnh nguy hiểm “đem thân vào hang cọp” làm vật tiến cống cho Thái tử Thoát Hoan của Nguyên Mông.


                                     Họa hình công chúa An Tư và Thoát Hoan. 
                                  (Hình minh họa – Nguồn: Đại Việt cổ phong).


CÔNG CHÚA AN TƯ NHÀ TRẦN THAY AI HY SINH THÂN MÌNH LẤY THOÁT HOAN?
                                                                                    Lê Thái Dũng

Mặc dù chỉ xuất hiện rất mờ nhạt, thoáng qua trong lịch sử nhưng người đời sau lại tốn khá nhiều giấy mực để bình phẩm, ca ngợi về công chúa An Tư – người đã chấp nhận làm vật tiến cống cho chủ tướng quân Nguyên Mông là Thái tử Thoát Hoan.

KHANG HI, HOÀNG ĐẾ HÁO SẮC BẬC NHẤT LỊCH SỬ TRUNG HOA - Trang Ly

Khang Hi là một vị hoàng đế rất háo sắc, thậm chí là vị hoàng đế háo sắc nhất trong số các hoàng đế của vương triều này, hơn hẳn người cháu nổi tiếng phong lưu Càn Long.

             
                               Chân dung Khang Hi Đế. Ảnh Wikipedia


Hoàng đế tại vị lâu nhất lịch sử Trung Hoa

Thanh Thánh Tổ (sinh 4/5/1654 – mất 20/12/1722), còn gọi là Khang Hi Đế, là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế Thanh thứ 2 trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.
Khang Hi là vị vua tại vị lâu nhất lịch sử Trung Hoa (61 năm). Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua.
Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

"BÃI CHIẾN SỚ " THỜI VUA TRẦN DUỆ TÔNG - Dương Tuấn

"Bãi chiến sớ" là sớ của Đại tướng Đỗ Lễ và Ngự sử Đại phu Trương Đỗ can vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) đừng gây cuộc binh đao.
Vua không nghe nên họ đều từ quan còn vua thì bại trận.



"BÃI CHIẾN SỚ" THỜI VUA TRẦN DUỆ TÔNG

Cỗ xe đang xuống dốc

Sau những kỳ tích của ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đưa nước Đại Việt làm nên một thời hưng thịnh đến nửa sau thế kỷ XIV, nhà Trần bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong. Gian thần lộng hành trong triều chính, ngoài đời loạn lạc liên miên, trăm họ lầm than. Những bậc chính nhân quân tử muốn giúp đời trị nước an dân, cứu nguy cho xã tắc nhưng không kìm lại được cỗ xe đang xuống dốc bởi các ông vua không chịu nghe tôi hiền, những người dám nói lên tiếng nói thẳng thắn.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

VŨ KHÍ CỔ QUÂN SỰ VIỆT NAM KHÔNG CHỈ CÓ ĐAO VÀ KIẾM


    


VŨ KHÍ CỔ QUÂN SỰ VIỆT NAM KHÔNG CHỈ CÓ ĐAO VÀ KIẾM 

Trong bộ phim TÂY SƠN HÀO KIỆT, những trận đánh chỉ có đao và kiếm, thấp thoáng vài khẩu súng thần công. Thực tế trong lịch sử, uy lực của triều đại Tây Sơn không chỉ có tướng tài và binh lược mà còn những vũ khí quân sự khiến quân địch khiếp sợ. Trong quyển Binh Thư Yếu Lược có nhắc đến các phép đánh địch bằng lửa, tên độc và nhiều vũ khí độc đáo khác trong Hổ Trướng Khu Cơ – Tập Thiên. Đặc biệt tôi chú ý đến Phép đặt tên ngầm dưới nước. Dùng cần tre cứng 100 cái hay 50 cái, mỗi cần dùng một ống tre dài 1 thước 5 tấc, trên có lỗ thông, dưới để mắt, dưới mắt để gióng thừa, đục một lỗ chênh chếch cắm đầu cần vào. Xong rồi, do lỗ thông ở đầu mỗi ống đều nạp tên thuốc độc cho đầy ống.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

KÝ ỨC VỤN VỀ CHUYỆN HỌC Ở MIỀN NAM THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA - Lê Nguyễn


                     Trường Sư phạm Sài Gòn, tiền thân là Trường Quốc gia Sư phạm.


        KÝ ỨC VỤN VỀ CHUYỆN HỌC
        Ở MIỀN NAM THỜI ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA
                                                                              Lê Nguyễn

Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 30-4-1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển kinh hoàng…, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai.
Trong tay không còn bao nhiêu tư liệu chính thức về một thời kỳ giáo dục đã trải qua năm, sáu mươi năm, chỉ còn một mớ ký ức sót lại trong đầu, hy vọng rằng những bạn đọc là chứng nhân của thời kỳ này sẵn lòng bổ khuyết, đính chính cho những sai sót của một bộ nhớ đã trải qua nhiều thử thách của thời gian và thời cuộc. Bởi vậy mà mấy bài viết này có tên là “Ký ức vụn”, không mang ý nghĩa một biên khảo, mà chỉ nhằm giúp người đọc có chút ý niệm tổng quát về một nền học đã mai một từ hơn nửa thế kỷ đã qua.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ - Trần Hưng

Nguồn:
https://trithucvn.net/van-hoa/chu-viet-cua-dan-toc-viet-co-ham-nghia-gi.html

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người “Trung Hoa” vẫn tự hào rằng dân tộc mình là tinh hoa trung tâm của thế giới… Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì?

       
                                                   (Ảnh: Trí Thức VN)

          MỘT LÝ GIẢI VỀ HÀM NGHĨA CHỮ “VIỆT” 
          CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ
                                                                         Trần Hưng

Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ Hán () cũng có lý giải của riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” () (tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” () (tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại Hoa Hạ.