BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn LA THỤY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LA THỤY. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập





          VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).

Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI - La Thụy sưu tầm và biên tập

Theo thiển ý của tôi, tại sao chúng ta không dùng hoàn toàn từ ngữ Thuần Việt trong những trường hợp ghi trên thiệp cưới để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chẳng hạn như:
Con trai út (út trai), con gái út (út gái), con trai đầu, con gái đầu, ....




    VÀI DÒNG LAN MAN VỀ TỪ GHI TRÊN THIỆP CƯỚI
                                                         La Thụy sưu tầm và biên tập

Vào mùa đám cưới, tôi thường nhận được thiệp mời. Xin nêu vài trường hợp về cách ghi trên thiệp. Khi chú rể là con trai út thì thiệp mời ghi là ÚT NAM, khi cô dâu là con gái út thì thiệp mời ghi là ÚT NỮ. Nếu chú rể là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái), thì thường được cha mẹ ghi trong thiệp là QUÝ NAM. Tương tự như thế, khi cô dâu là con gái duy nhất (không có anh chị em) thì thiệp mời ghi là QUÝ NỮCách ghi như vậy trên thiệp mời là không chính xác. 

- Dùng từ ÚT NAM, ÚT NỮ thì người viết thiệp vô tình tạo ra một từ kép sai về ngữ pháp, không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt. ÚT là từ đơn thuần Việt, NAM (hoặc NỮ) là từ đơn Hán Việt (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép).

- Dùng từ QUÝ NAM với ý nghĩa là con trai một trong gia đình (con trai duy nhất hoặc chỉ có chị em gái) hay QUÝ NỮ với ý nghĩa là con gái một (không có anh chị em) thì lại thiếu chính xác vì chưa hiểu rõ gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ.

Xét từ QUÝ trong tiếng Hán Việt ta thấy:

QUÝ:

1. nhỏ, út (em), non (chưa thành thục).
2. tháng cuối một quý
3. mùa

Về:
* QUÝ có nghĩa là nhỏ, út (em), non (chưa thành thục). Ta có những từ Hán Việt sau:

- Con gái út: quý nữ 季女
- Con trai út: quý nam 季男, vãn nam 晚男, ấu nam , ấu tử .
- Dâu út: quý tức 季媳
- Nhỏ, em bé gọi là quý đệ 季弟

Ghi chú:

- Nếu gia đình chỉ có một TRAI hoặc một GÁI, thì chúng đều là trưởng gia đình thế hệ sau, nên cách ghi thiệp cưới đều là TRƯỞNG NAM, TRƯỞNG NỮ (nói vui: còn phòng hờ “bậc trưởng thượng” có thể hạ sinh quý tử tiếp)

Để phân biệt QUÍ là “út” và QUÝ là “quý giá” thì có người trong giới Hán Nôm góp ý: khi ghi thiệp QUÍ NAM, QUÍ NỮ có nghĩa là “con út” với chữ  I làm âm cuối để phân biệt QUÝ NAM, QUÝ NỮ có nghĩa là “người con quý” với chữ Y làm âm cuối

Về:

* QUÝ có nghĩa là cuối, tháng cuối mùa gọi là quý. Ta có những từ Hán Việt sau:

- Tháng ba âm lịch (cuối xuân) gọi là quý xuân 季春
- Tháng sáu âm lịch (cuối hạ) gọi là quý hạ 季夏
- Tháng chín âm lịch (cuối thu) gọi là quý thu 季秋
- Tháng chạp âm lịch (cuối đông) gọi là quý đông 季冬
- Ðời cuối cùng cũng gọi là quý thế 季世.

Về:
* QUÝ có nghĩa là mùa, ba tháng là một quý, nên bốn mùa cũng gọi là tứ quý 四季.

Người ta thường dùng từ MẠNH để đối lập với từ QUÝ

Xét từ MẠNH trong tiếng Hán Việt ta thấy:

MẠNH:

Lớn, con trai trưởng dòng đích gọi là bá , con trai trưởng dòng thứ gọi là mạnh .
Mới, trước, tháng đầu mỗi mùa (còn gọi là mạnh nguyệt 孟月)

- “mạnh xuân” 孟春 tháng giêng âm lịch (đầu mùa xuân)
- “mạnh hạ” 孟夏 tháng tư âm lịch (đầu mùa hè),
- “mạnh thu”  孟秋 tháng bảy âm lịch (đầu mùa thu).
- “mạnh đông” 孟冬  tháng mười âm lịch (đầu mùa đông)

QUÝ và MẠNH còn nhiều nghĩa khác nữa. Tôi chỉ nêu vài ý nghĩa có liên quan đến nội dung bài.

Vài dòng lan man, trao đổi cùng bạn bè cho vui vào mùa cưới cuối năm. Nếu được quý bạn góp ý trao đổi thì càng vui…

                                                                                             La Thụy

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH,…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN - La Thụy sưu tầm và biên tập



                                      Vườn cau ở làng Nam Phổ (Huế)


“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH, NAM PHỔ…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN 

                                                              La Thụy sưu tầm và biên tập

Hầu như những ai từng sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Quảng Trị, Thừa Thiên đều thuộc lòng “Điệu Hò Ru Em” hay “Khúc Hát Ru Em” đặc trưng vùng Trị Thiên, một bài ru thân thương quen thuộc thường được bà, mẹ hoặc chị đưa trẻ vào giấc ngủ khi nằm nôi. Bản thân tôi từng được say muồi giấc ngủ trẻ thơ, những khi bà nội tôi đong đưa những tao nôi cất giọng hò ru ngọt ngào, êm ái… như ngày xưa bà đã từng ru ba tôi, các cô chú tôi và chị em tôi. Đặc biệt hơn, bà lại hát ru những đứa con tôi – chắt nội của bà tròn giấc ngủ ngon. Giọng hò ru của bà lắng đọng và thấm đượm vào sâu thẳm tâm hồn chúng tôi.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

VỀ MỘT BÀI THƠ NGƯỜI TA “CỐ TÌNH” GÁN CHO NHÀ THƠ DU TỬ LÊ – La Thụy


     
                                 Nhà thơ Du Tử Lê


VỀ MỘT BÀI THƠ NGƯỜI TA “CỐ TÌNH” GÁN CHO NHÀ THƠ DU TỬ LÊ 
                                                                                          La Thụy

Nhằm thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào “khúc ruột nghìn dặm” về đầu tư, kinh doanh ở trong nước, một trong những việc đầu tiên, Nhà nước CHXHCNVN mời một số chính trị gia, thiền sư và văn nghệ sĩ miền Nam nổi tiếng ở hải ngoại về thăm lại cố quốc. Lần lượt từng người như cựu PTT VNCH Nguyễn Cao Kỳ, thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Khánh Ly… về Việt Nam diễn thuyết hoặc tham gia một vài hoạt động văn nghệ gây xôn xao một thời.
Nhà thơ Du Tử Lê cũng được chính quyền Việt Nam cho phép ông về nước ra mắt tập thơ “Giỏ Hoa Thời Mới Lớn” (tranh minh họa do Lê Thiết Cương vẽ), cũng như gặp gỡ giao lưu cùng các văn nhân, thi sĩ trong nước vào năm 2014. Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói.


        
        

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

NHỮNG LỚP HỌC BAN C TRƯỜNG QUỐC HỌC CỦA TÔI (1973-1975) / Đoàn Minh Phú


           
                    Tác giả bài viết Đoàn Minh Phú


NHỮNG LỚP HỌC BAN C TRƯỜNG QUỐC HỌC CỦA TÔI
                                      (1973-1975)

Không như những bạn đồng môn trường Trung Học Quốc Học Huế cùng trang lứa, họ bắt đầu được học ngôi trường danh tiếng này qua kỳ thi tuyển vào các lớp đệ thất niên khóa 1968 – 1975, tôi vào học các lớp đệ nhị cấp ban C qua việc chuyển trường.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG - La Thụy


      

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG
                                                                                            La Thụy

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A. France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”
                                           (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

TÌNH BẠN, TÌNH THƠ TRONG CƠN SAY - Đoàn Minh Lợi


                
                           Tác giả bài viết Đoàn Minh Lợi


   TÌNH BẠN – TÌNH THƠ TRONG CƠN SAY
                                                                Đoàn Minh Lợi

                    (Viết tặng anh Lương Minh Vũ)

Tôi gặp Lương Minh Vũ trong đám giỗ đứa cháu ruột. Gặp anh tôi buột miệng phẩm bình bài thơ “Đêm say cùng La Thụy” của anh. Nào ngờ anh thích lời bình của tôi. Anh đề nghị tôi viết thành bài bình thơ. Anh còn dặn phải viết như đã nói trong bữa nhậu đám giỗ. Có nghĩa là giữ nguyên lời khen và lời chê.

ĐÊM SAY CÙNG LA THỤY

Rót mông lung xuống bôi đầy
Đường lô nhô bóng, phố gầy guộc đêm.
Trăng bơi đáy chén trăng mềm
Thơ ai gẫy vận bên thềm khuya rơi.

Rót hỗn mang xuống mộng đời.
Lăn qua cho hết cuộc chơi khóc cười.
Rót quạnh hiu xuống cõi người
Sông xưa cuốn hết xanh tươi dấu nguồn.

Rót niềm vui xuống nỗi buồn
Dù mai cuối sóng đầu truông cũng về.
Rót ta chảy xuống tràn trề.
Trăng say, còn bạn cận kề dìu nhau.

                  Lagi tháng 6 năm 1996
                       Lương Minh Vũ

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

“VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU


       


           “VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH” 
           CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Tháng bảy âm lịch - mùa Vu Lan báo hiếu, cũng là mùa xá tội vong nhân. Và theo tục lệ tiết tháng 7, người sống sắm lễ vật để cúng tế, đọc văn khấn kêu gọi các vong hồn “Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa…” đến dự lễ cúng thí thực và đọc văn khấn chiêu hồn để các cô hồn đến hưởng lễ vật cúng tế, rồi tới các chùa để nghe tụng kinh niệm Phật Bài, cầu nguyện cho các cô hồn được giải thoát trong dịp lễ Vu lan để có thể giải thoát đi đầu thai, hay thoát khỏi kiếp luân hồi. Bài văn khấn lễ cúng thí thực được sư thầy, thầy cúng đọc là bài “Văn tế thập loại chúng sanh” của đại thi hào Nguyễn Du.
Bài “Văn tế thập loại chúng sanh” của đại thi hào Nguyễn Du là một áng thơ hay. Nó còn có những cái tên khác như “Chiêu hồn thập loại chúng sanh”, “Văn chiêu hồn”, “Chiêu hồn ca”, “Kinh chiêu hồn”…
Văn tế khác điếu văn. Điếu văn - là bài văn đọc khi đến viếng người vừa chết, chưa mai táng, để an ủi người thân của người vừa chết, gởi lời thương xót cùng kỷ niệm với người chết.
Văn tế có thể là văn vần, văn xuôi, hay một bài văn biền ngẫu (có nhiều câu đối nhau thành từng cặp) là bài văn tụng khi cúng tế người đã chết nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người quá cố

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

LẼ VÔ THƯỜNG TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU… - La Thụy


  
                 “Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
              Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi”


  LẼ VÔ THƯỜNG
  TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU…

Tình cờ lướt web, đọc bài Đạo Chích (chương 29, Trang Tử Nam Hoa Kinh), tôi cứ tủm tỉm cười. Trang Tử khá “độc” khi đem “vạn thế sư biểu” Khổng Tử của Nho giáo ra đùa cợt. Hình ảnh uy nghi, khẳng khái “uy vũ bất năng khuất” đâu chẳng thấy mà chỉ còn là hình ảnh lão già tầm thường run như cầy sấy trước hành động hung cuồng bạo ngược của Đạo Chích – kẻ bị cho là “đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên”. Đạo Chích vừa mới cất vài lời “cường ngôn” phản bác màKhổng Tử vái hai vái rồi vội vàng chạy ra cửa, lên xe ba lần mới nắm được dây cương vì hoảng hốt, mắt không thấy rõ, mặt tái như tro tàn, ngồi dựa vào cái đòn ở trước xe, đầu cuối xuống, thở không ra hơi”. Trang Tử khéo giễu quá đi thôi! Đạo giáo cùng Nho giáo Tàu cũng “chỏi” nhau ra trò đó chứ!

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT - Nguyên Lạc


       
                                Nhà thơ Nguyên Lạc  


       VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT
                                                                        Nguyên Lạc

Trong Facebook ca nhóm Diartlogue - văn đàm có đăng bài viết “Lc Bát: Ca Ta Hay Ca Tàu”, tác gi Đỗ Qu Dân cùng lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trng ca vấn đề nguồn gốc này, tôi xin ghi ra đây nguyên văn bài viết ca ông Đỗ Qu Dân cùng lời phn biện ca tôi.
Sau đây là nguyên văn bài viết ca ông Đỗ:

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

NHẠC SĨ PHẠM DUY ĐÃ PHỔ NHẠC THƠ CỦA LINH PHƯƠNG HAY THƠ CỦA CHUẨN NGHỊ ?- La Thụy




NHẠC SĨ PHẠM DUY ĐÃ PHỔ NHẠC THƠ CỦA LINH PHƯƠNG HAY THƠ CỦA CHUẨN NGHỊ ?

*
Bài thơ
ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến trận Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả

Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt

Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang sông
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh – ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em – anh sẽ cố quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.

                    LINH PHƯƠNG

*
Bài thơ
KỶ VẬT

Em hỏi
Xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa,
Anh trở về không bằng huy- chương chiến-thắng.
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng,
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng -ca.
Anh trở về nằm giữa vòng hoa,
Những vòng hoa tang chan-hòa nước mắt.
Anh gởi về cho em vài kỷ-vật,
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù.
Nó đã từng che nắng che mưa,
Đã từng hứng cho anh giọt nước.
Chiều dừng quân nơi địa-đầu lạnh buốt,
Nấu vội-vàng trong đó nắm cơm khô.
Anh gởi cho em một tấm poncho,
Đã rách nát theo hình-hài năm tháng.
Lều dã-chiến trên đồi hoang cháy nắng,
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa.
Làm chiếc võng nằm nhìn đời lính đong-đưa,
Và….khi anh chết cũng poncho tẫn-liệm.
Nay anh gửi cho em làm kỷ-niệm,
Nhận không em chút tình lính này đây ?
Tình lính đơn-sơ vì chinh-chiến kéo dài,
Nhưng tình lính chỉ lạt phai
Khi hình-hài và con tim biến-thể.

Chuẩn úy NGUYỄN ĐỨC NGHỊ
(Chuẩn-Nghị 1969)

*
Bản nhạc
KỶ VẬT CHO EM

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ – Đồng Xoài – Bình Giả
Anh trở về, anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa
Anh trở về trên chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã…em ơi…

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về đây kỷ vật viên đạn đồng đen
Em sang sông cho làm kỷ niệm
Anh trở về, anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anh trở về dang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt không quen
Cố quên đi một lần trăng trối …em ơi…
Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

                             Nhạc sĩ Phạm Duy

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH - Nguyên Lạc


       
                             Tác giả Nguyên Lạc


PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH
                                        Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Tôi đã hứa với một người sẽ bỏ qua, không tiếp tục chuyện vô bổ này nữa, nhưng tôi bắt buộc đành phải thất hứa lần cuối vì ông Châu Thạch vẫn tiếp tục tấn công, nhầm hạ uy tín tôi bằng cách dán (paste) những bài viết chủ quan đầy sân si, đầy tính chia rẽ,  đầy tính hơn thua, không xây dựng vào trang Facebook tôi . Những bài viết  rất ít tính lý luận văn hc, ch "vch lá tìm sâu" để cố tình tấn công cá nhân người khác. Dưới bài là những đường links dẫn đến những bài ca ông Châu Thạch.